I. CÁC GIẢI PHÁP
1. Giải pháp về nâng cao chất lượng quy hoạch
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng, khai thác thủy sản vùng ĐBSCL đến năm 2020 và định hướng 2030 có bổ sung nội dung tái cơ cấu ngành.
- Bổ sung qui hoạch về cơ sở đóng sửa tàu cá, cơ sở sản xuất ngư cụ. - Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch, nhất là sự kết hợp giữa quy hoạch vùng với quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; tăng cường tính công khai, minh bạch đối với các loại quy hoạch.
- Tiếp tục xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về NTTS: Nghị định về cá tra, các thông tư quản lý về NTTS trong lĩnh vực nuôi, sản xuất giống, thức ăn, chế phẩm sinh học và chất xử lý cải tạo môi trường NTTS.
2. Giải pháp về khoa học công nghệ a) Lĩnh vực khai thác thủy sản: a) Lĩnh vực khai thác thủy sản:
Đẩy mạnh công tác khuyến ngư trong khai thác hải sản xa bờ.
Nghiên cứu, ứng dụng ngư cụ, phương pháp khai thác tiên tiến thân thiện với môi trường để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm.
Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản sản phẩm và giảm tổn thất sau thu hoạch.
- Rà soát, xây dựng mới các quy chuẩn/tiêu chuẩn về khai thác, bảo vệ nguồn lợi, cơ sở hạ tầng nghề cá.
b) Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản
- Công nghệ sản xuất giống: Tập trung vào một số đối tượng nuôi chủ lực như tôm nước lợ (tôm sú, tôm chân trắng), cá tra, nhuyễn thể, cá rô phi. Nghiên cứu tập trung chọn tạo để có được đàn bố mẹ có chất lượng cao, sạch bệnh, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất giống (đàn bố mẹ, sinh sản…) đảm bảo con giống có chất lượng cao, được kiểm soát tốt, đủ số lượng, kịp mùa vụ.
- Công nghệ nuôi: Nghiên cứu đa dạng mô hình nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, đảm báo chất lượng, hiệu quả, an toàn sinh học gắn với phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Nghiên cứu về môi trường nước nuôi, ao nuôi, kiểm soát tốt nguồn nước nuôi, xử lý nước thải sau nuôi, nghiên cứu về thức ăn có chất lượng và giá cả phù hợp; ứng dụng công nghệ cao trong nuôi thâm canh, siêu thâm canh tôm nước lợ, cá tra đảm bảo ATTP. Quản lý tốt ao nuôi, vùng nuôi, phát triển mô hình nuôi theo hướng VietGAP.
- Phòng trị bệnh: Tiếp tục nghiên cứu các tác nhân và cơ chế gây bệnh một số bệnh phổ biến trên thủy sản nuôi như: bệnh đốm trắng, đầu vàng, tôm
32 còi, phân trắng, bệnh gan thận mủ trên cá tra,… Nghiên cứu chiết xuất các hợp chất thiên nhiên và sản xuất chế phẩm trị bênh cho tôm nuôi, cá tra. Các giải pháp phòng trị bệnh hiệu quả trên các đối tượng nuôi chủ lực, giảm thiểu rủi ro về bệnh cho người nuôi.
- Quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh: Nghiên cứu và vận hành có hiệu quả các trạm quan trắc hiện có; nghiên cứu các giải pháp quản lý nguồn nước, dự báo môi trường để giảm các tác nhân gây bệnh và hạn chế sự lây truyền dịch bệnh tại các vùng nuôi.
- Rà soát, xây dựng mới các quy chuẩn/tiêu chuẩn về NTTS. Đảm bảo áp dụng các quy chuẩn NTTS, khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến quốc tế và trong nước như VietGAP, áp dụng các quy chế, văn bản hướng dẫn quản lý nhà nước về NTTS.
3. Giải pháp về vốn
Xây dựng chính sách huy động vốn phù hợp, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển NTTS, tạo nguồn vốn lớn để thực hiện các dự án thủy lợi phục vụ các vùng NTTS tập trung, trước mắt là cho các vùng nuôi tôm, nuôi cá tra, nhuyễn thể và cá rô phi.
Xây dựng chính sách tín dụng cho NTTS phù hợp hơn, đủ đảm bảo cho người nuôi quy mô hàng hóa có đủ vốn sản xuất, đồng thời mạnh dạn đầu tư cho các hộ nghèo tham gia NTTS quy mô vừa và nhỏ vay vốn sản xuất để tạo cơ hội cho họ tham gia hưởng lợi từ NTTS hàng hóa.
Tăng nguồn vốn vay trung hạn và dài hạn phù hợp với chu trình NTTS, đặc biệt là cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Thời gian vay vốn ít nhất là 3 năm đối với phần lớn các đầu tư cho NTTS. Số lượng vốn vay phải đủ lớn cho nhu cầu đầu tư của người dân. Thủ tục vay vốn cần được đơn giản hơn, giảm bớt phiền hà cho người vay.
Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho các khu NTTS hàng hóa tập trung, nhất là hệ thống thủy lợi, cống, trạm bơm, hệ thống kênh cấp, kênh tiêu cấp I để đảm bảo sản xuất ổn định và bền vững. Thực hiện các chương trình ưu đãi cho các chủ đầu tư nuôi trồng thủy sản ở các vùng sâu, vùng xa.
Ưu tiên đầu tư vốn cho phát triển các vùng và đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao và được thị trường ưa chuộng.
4. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
Tổ chức đào tạo và truyền nghề cho con em ngư dân, nâng cao năng lực cán bộ quản lý trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực NTTS, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao. Tăng cường các hình thức đào tạo ngắn hạn phù hợp với trình độ, tập quán của lao động nghề cá, nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
33 Cụ thể, cần mở rộng phạm vi đào tạo cán bộ có trình độ đại học trong các lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ nuôi: Ngư y, khuyến ngư và phát triển nông thôn. Trung bình 50 ha NTTS cần một cán bộ quản lý chuyên ngành thủy sản (trung cấp trở lên). Như vậy đến 2020 sẽ cần tổng số khoảng 20.000 cán bộ được đào tạo, tính theo năm thì số lượng cần đào tạo hàng năm khoảng 750 người. Nên tập trung đào tạo loại cán bộ này ở Đại Học Cần Thơ và Đại học An Giang (mỗi năm mỗi trường khoảng 350 cán bộ), số còn lại đào tạo ở các trường đại học thủy sản (nay là ĐH Nha Trang) và nông nghiệp khác.
Số lượng cán bộ có trình độ dưới đại học và đại học có thể tính theo tỷ lệ sau: đào tạo 1 đại học, 3 cao đẳng và 10 trung cấp (có nghĩa là đào tạo theo mô hình 1/3/10). Riêng đối với cán bộ trình độ trên đại học thì đào tạo theo mô hình sau: 01 thạc sĩ/50 kỹ sư; 1tiến sĩ /100 kỹ sư. Như vậy trung bình hàng năm ĐBSCL cần phải đào tạo được khoảng 15-18 thạc sĩ và 8-9 tiến sĩ chuyên ngành phục vụ phát triển NTTS.
Công nhân kỹ thuật và lực lượng sản xuất chính cần phải được đào tạo vừa cơ bản vừa thường xuyên do các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ NTTS thường diễn ra rất nhanh. Vì vậy nên đưa các trường nghiệp vụ phát triển NTTS về sát với các vùng nuôi hoặc tổ chức các lớp học tại chỗ tập trung ngắn hạn tại các địa phương có lĩnh vực NTTS phát triển mạnh. Các trường này có thể mở các lớp đào tạo mới hoặc nâng cao trình độ ngắn ngày kết hợp với khuyến ngư.
5. Giải pháp về cơ chế, chính sách
Rà soát, đánh giá hệ thống chính sách hỗ trợ và tạo động lực cho phát triển thủy sản hiện có, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các chính sách phát triển và đa dạng hóa các hình thức khuyến ngư, giúp nông ngư dân thay đổi tập quán sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.
- Chính sách về tín dụng: Có chính sách tín dụng ưu đãi cho người nuôi, các HTX, các doanh nghiệp vay đầu tư sản xuất thủy sản. Các chính sách tín dụng phải gắn liền với Chương trình Bảo hiểm Nông nghiệp, với các chính sách bảo hiểm rủi ro trong đầu tư phát triển thủy sản.
- Chính sách về đầu tư: Thực hiện chính sách đầu tư đặc biệt ưu tiên đối với các công trình cơ sở hạ tầng thủy sản trong chương trình phát triển kinh tế biển, phục vụ nuôi biển, các công trình trên các vùng hải đảo và các ngư trường trọng điểm như Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc, Trường Sa...
Đầu tư ngân sách nhà nước xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản (hạ tầng đầu mối cho các vùng nuôi trồng thủy sản công nghiệp và các khu sản xuất giống tập trung).
Đầu tư nguồn vốn cho nghiên cứu công nghệ cao, nghiên cứu cho sinh sản các giống thủy hải sản đặc biệt quí hiếm, sản xuất giống sạch bệnh, nghiên cứu dinh dưỡng, sản xuất thức ăn thủy sản, nghiên cứu bệnh thủy sản, nghiên cứu chế biến các sản phẩm từ rong biển, chế biến dược phẩm, các thực phẩm chức
34 năng có nguồn gốc từ thủy sản, kỹ thuật công nghệ cơ khí thủy sản, công nghệ bảo quản sau thu hoạch...
Trong giai đoạn từ nay đến 2020 thực hiện quy hoạch chi tiết và đầu tư các Trung tâm nghề cá lớn trên cả nước, tạo động lực, tạo cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện CNH-HĐH nghề cá.
- Chính sách sử dụng đất, vùng nước, mặt nước: Thực hiện các chính sách khuyến khích dồn điền đổi thửa, thực hiện tại những địa phương có điều kiện về quỹ đất để phát triển nuôi trồng thủy sản công nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa lớn. Khuyến khích việc chuyển đổi mặt nước ao hồ, đầm nuôi trồng thủy sản thành những vùng sản xuất công nghiệp, sản xuất hàng hóa lớn.
Khuyến khích đầu tư khai thác mặt đất, mặt nước nuôi trồng thủy sản chưa được sử dụng, còn hoang hóa đưa vào nuôi trồng thủy sản. Có chính sách đầu tư chuyển đổi diện tích đất ruộng trũng, đất trồng lúa năng suất thấp và mặt nước hồ chứa đưa vào nuôi trồng thủy sản. Nghiên cứu chính sách giao, cho thuê mặt nước biển cho các thành phần kinh tế phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển theo hướng sản xuất hàng hóa.
Phân cấp quản lý sử dụng mặt nước biển ven bờ cho chính quyền địa phương các cấp theo đúng Luật Thủy sản.
6. Tổ chức lại sản xuất
- Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ khai thác ao nuôi đến thị trường tiêu thụ, trong đó doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi. Khuyến khích phát triển hình thức ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với người nuôi, người khai thác hoặc với đại diện của nhóm hộ người nuôi, với các tổ chức kinh tế hợp tác của nông, ngư dân. Người nuôi ổn định phát triển sản xuất khi tham gia liên kết với doanh nghiệp đảm bảo thị trường tiêu thụ. Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cùng chia sẻ lợi nhuận, rủi ro với người nuôi, đồng thời cũng yên tâm phát triển sản xuất, mở rộng thị trường. Thí điểm, nhân rộng mô hình VietGAP, thí điểm nhân rộng mô hình người nuôi, người cung ứng vật tư và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cùng góp cổ phần, tạo mối liên kết hữu cơ chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Tổ chức đồng quản lý vùng biển ven bờ; xây dựng thương hiệu, nhãn sinh thái cho sản phẩm thủy sản khai thác, nuôi trồng.
- Tổ chức lại các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán theo hình thức quản lý có sự tham gia của cộng đồng, trong đó chú trọng các mô hình kinh tế hợp tác, các hội, hiệp hội ngành nghề nhằm tăng cường giúp đỡ nhau trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và chung tay bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững của cộng đồng.
- Tăng cường công tác vận động, tập hợp cộng đồng nông, ngư dân tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp như: Chi hội nghề cá, Chi hội nuôi thủy sản, Chi hội sản xuất giống … để bảo vệ quyền lợi và giúp đỡ nhau trong sản xuất,
35 tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tăng cường sự giám sát tuân thủ quy định pháp luật của cộng đồng, góp phần hỗ trợ công tác quản lý nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản ở địa phương.
- Mở rộng áp dụng việc thực hiện các quy định về truy xuất nguồn gốc đối với các cơ sở nuôi trong vùng quy hoạch, đồng thời nhanh chóng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản, cơ sở và vùng nuôi trồng thủy sản tại các địa phương, nhằm tạo các sản phẩm có thương hiệu uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.