Các chương trình đầu tư khai thác các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được chú trọng như: nâng cấp, tu bổ các công trình thiết yếu; bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật của
Trang 1MỤC LỤC
Mục lục………1
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn………2
Lời mở đầu……… 3
Lời cảm ơn……… 4
Chương I: Khái quát về tuyến thực tập ……… 5
1.1 Giới thiệu tuyến thực tập……… 5
1.2 Các yếu tố tác động đến sự phát triển du lịch của các địa phương, các vùng, các khu vực mà tuyến đi quan………6
1.3 Nhật ký tour……… 32
Chương II: Các dịch vụ cơ bản trên tuyến……… 42
Chương III: Những thu hoạch về mặt nghiệp vụ……… 57
1 Những thu hoạch về mặt nghiệp vụ ……… 57
2 Những nhận xét và ý kiến đề xuất……….61
Kết luận ……… 62
Tài liệu tham khảo……… 63
Phụ lục hình ảnh……… 64
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
*****
Là một người con của quê hương Việt Nam chắc hẳn bạn đã từng một lần nào đó nghe qua: Việt Nam chúng ta vô cùng xinh đẹp, trải dài mọi miền đất nước luôn có những địa danh nổi tiếng, vô cùng xinh đẹp, đậm đà bản sắc riêng của mỗi vùng miền Đất nước Việt Nam tươi đẹp là thế,đặcbiệt là thế, con người Việt Nam hiền hòa là thế,nhưng “ Trăm nghe không bằng một thấy”, liệu rằng có bao nhiêu người đã khám phá,
đã thăm được tất cả những cảnh đẹp đó của Việt Nam ta Là sinh viên của ngành du lịch tôi rất tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước mình Tour xuyên Việt là một chương trình tham quan học tập đầy bổ ích,vì qua chuyến đi đó nhờ chuyến đi đó mà em đã biết them rất nhiều điều về đất nước và con người Việt Nam, những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, tài nguyên thiên nhiên và cả những nền văn hóa phong tục tập quán của các dân tộc anh em cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, tự hào rằng trải dài trên đất nước này, đã có dấu chân mình đi qua
Chuyến đi là sự trải nghiệm bổ ích, học hỏi đầy thú vị, đã khơi dậy trong em niềm đam mê về công việc Hướng dẫn viên sau này Em đã được trang bị thêm nhiều kiến thức và kỹ năng về quản trị, khả năng thiết kế, điều hành tour, cũng như nghiệp vụ lữ hành của em sau này.
Thêm vào đó, từ việc học tập thực tế cũng giúp em nhận định được phần nào thực trạng chung của ngành du lịch Việt Nam,mang không ít tiềm năng để phát triển ngành du lịch nhưng cũng có không ít khó khăn trước mắt Song với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo như thế chắc chắn du lịch Việt Nam trong tương lai sẽ phát triển ngày càng vững vàng hơn, thu hút đông đảo lượng khách du lịch cả trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu.
Trang 3LỜI CẢM ƠN ***
Hiện là sinh viên năm cuối của lớp Đại Học Du Lịch 6, Hướng dẫn
1, Trường Đại Học Văn Hoá TP Hồ Chí Minh Đây là ngôi trường mà em đang theo đuổi bởi sự đam mê và hy vọng sẽ thực hiện được ước mơ sau này trở thành một hướng dẫn viên giỏi phục vụ cho ngành du lịch nước nhà.Và trong tháng 11 năm 2014 trường đã tổ chức cho lớp chúng em chuyến tour thực hành thực tế - Tuyến xuyên việt: “Chương trình tham quan học tập hành trình Xuyên Việt” Đây là một tour rất quan trọng trong 4 năm học tại trường Là cơ hội giúp em được thực hành nghiệp vụ hướng dẫn và nghiệp vụ lữ hành.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy Lê Hồ Quốc Khánh, thầy Nguyễn Nguyên Phong đã cùng chúng em tham gia chuyến tour và cùng các anh hướng dẫn viên của công ty Saigontuorist cùng công ty Saigontourist đã tổ xây dựng nên một chuyến tour tương đối thành công tốt đẹp Em xin trân trọng cảm ơn các thầy và các anh hướng dẫn đã trực tiếp hướng dẫn lớp chúng em trong chuyến đi thực tế này Qua
chuyến đi này em đã học hỏi được rất nhiều điều mới lạ và bổ ích , các thầy đã chỉ dạy rất tận tình về công tác hướng dẫn của một người HDV Ngoài ra, trong suốt chặng đường đi, em còn được tiếp thu những kiến thức về kinh nghiệm thực tế quý báu từ các anh hướng dẫn viên trong đoàn Đây sẽ là kho tàng kiến thức vô giá trong hành trang khi em ra trường và bắt đầu làm việc.
Em cũng xin đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Lê Hồ Quốc Khánh đã trực tiếp hướng dẫn chúng em thật tận tình để hoàn thành bài báo cáo này, nó cũng rất quan trọng để đúc kết lại chuyến tour vừa rồi
mà chúng em đã nhận được.Trong quá trình làm bài báo cáo, chắc chắn không tránh khỏi những thông tin thiếu sót, mong thầy sẽ thông cảm và cho em những lời nhận xét cụ thể, để em rút kinh nghiệm cho mình và cho các bài báo cáo sau.
Trang 4CHƯƠNG I: KHÁT QUÁT VỀ TUYẾN THỰC TẬP
1.1 Giới thiệu tuyến thực tập:
Theo chương trình học tập tại Trường Đại Học Văn Hoá TP HCM, thì đây là tuyến thực hành thực tế quan trọng nhất của tất cả các bạn sinh viên Khoa
Du Lịch năm cuối trước khi ra trường Đây là Tuyến xuyên việt mang tên: “ Hành Trình Xuyên Việt 2014” Bắt đầu từ ngày 24/11/2014 đến ngày
10/12/2014 Cả đoàn gồm: Lớp ĐHDL6 bao gồm lớp HD1, HD2 và TKĐHT (118sv) Hai giảng viên là Thầy Lê Hồ Quốc Khánh và Thầy Nguyễn Nguyên Phong Cùng với 4HDV và 6 bác tài
Trong tuyến hành trình dài 17 ngày 16 đêm chúng ta sẽ đi qua 33 tỉnh, thành phố thứ tự như sau: TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hoà, Nha Trang, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam,
Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai, Hà Nội.Tổng số Km mà chúng ta đi qua là khoảng 5000km
Phương tiện vận chuyển chính suốt tuyến là: Ôtô Ngoài ra, còn một số phương tiện khác như: Đi tàu ngắm cảnh vịnh Hạ Long, Đi thuyền trên sông Hương , đi xe điện lên động Phong Nha, xe trung chuyển tại Hà Nội, Sapa
Chúng ta đã lưu trú tại 13 khách sạn: Sài Gòn – Phú Yên, Sài Gòn – Quy Nhơn, Công Đoàn, Tigon, Tân Bình, Amata, Hoàng Hải, Blue Sky , Trung Tâm Hội Nghị Phú Thọ , Mường Thanh , Ngọc Mai ,Queen, Nhật Thành Ngủ ghép chung, 2, 3 đến 4 người/phòng
Các điểm du lịch mà đoàn sẽ tham quan bao gồm: Làng Gốm Bàu Trúc ,Nhà thờMằng Lăng, Gành đá dĩa, Bảo Tàng Quang Trung, KDL Ghềnh Ráng, thăm mộ thi sĩ Hàn Mạc Tử, Thánh địa Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An , Non Nước Ngũ Hành Sơn, Chùa Linh Ứng, Chùa Thiên Mụ, Lăng Khải Định, Lăng Tự Đức, Chùa Từ Hiếu, Đại Nội Huế,cầu Hiền Lương, song Bến Hải, Thành Cổ Quảng Trị,
Thánh địa La Vang, , Động Phong Nha, viếng mộ Bác Võ Nguyên Giáp, KDT Ngã 3 Đồng Lộc, Quê Bác( quê nội, quê ngoại), KDL Tràng An, đền vua Đinh -Vua Lê tại Hoa Lư, chùa Bái Đính, đền Trần, chùa Phổ Minh, Vịnh Hạ Long, Trúc Lâm Yên Tử, Đền Hùng ,đền Thượng – đền Mẫu, cửa khẩu Hà Khẩu, ThácBạc, Núi Hàm Rồng, Bản Cát Cát , Cổng Trời , Lăng Bác, Chùa Một Cột, Phủ
Trang 5Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, Hồ Tây, chùa Trấn Quốc, đền Quán Thánh, làng gốm Bát Tràng.
Ngoài tham quan, biết thêm nhiều điểm du lịch nổi tiếng, mới lạ thì chúng
ta còn có cơ hội thưởng thức nhiều đặc sản, các món ăn, thức uống hấp dẫn, đặc trưng cho từng vùng khác nhau như: Cao Lầu, mỳ quảng ( Hội An), Chè Hẻm, Chè Cung Đình, Mè Xửng, Minh Mạng Thang ( Huế), kẹo Cu Đơ ( Hà Tĩnh), Phở ( Hà Nội), Mứt táo mèo, mơ tuyết ( Sapa)…Trên suốt chặn đường đi chúng
ta còn có cơ hội ghé cơ sở sản xuất đặc sản cố đô Huế, cơ sở sản xuất rượu nho
ở Phan Rang, cơ sở sản xuất nước mắm Phan Thiết Thêm vào đó, chúng ta còn được tham quan mua sắm các vật dụng, quà lưu niệm rất phong phú và đa dạng
Qua từng vùng văn hoá khác nhau, chúng ta sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều đặc trưng văn hoá riêng của từng vùng Đây là cơ hội giúp chúng ta tìm hiểu về tính cách con người, phong tục, tập quán, lối sống, cách ứng xử, biết thêm cách sử dụng ngôn ngữ địa phương của người dân từng vùng.Và đặc biệt nhất của chuyến đi này là những người con miền nam được ra Thủ Đô Hà Nội tận hưởng cái lạnh của miền Bắc Đồng thời viếng thăm nơi sinh ra và lớn lên, cùng với nơi yên nghĩ cuối của người cha muôn đời của con dân Việt Nam.1.2Các yếu tố tác động đến sự phát triển du lịch của các địa phương, các vùng các khu vực mà tuyến đi qua:
1.2.1 KHÁNH HÒA
1.2.1.1 Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật:
Giao thông: Đường bộ: Quốc lộ 1A chạy dọc ven biển từ đèo
Cả đến ghềnh Đá Bạc nối liền với các tỉnh phía Bắc và phía Nam; quốc lộ 26 nối Ninh Hòa với Đăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc tỉnh Khánh Hòa, dài khoảng 149,2 km, qua thành phố Nha Trang và hầu hết các huyện trong tỉnh Đường hàng không: Khánh Hòa có Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh nằm ở phía Bắc bán đảo Cam Ranh, cách thành phố Nha Trang khoảng 30 km Đường thủy: Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 6cảng biển: Ba Ngòi, Cam Ranh, Nha Trang, Hòn Khói, Đá Tây, Trường Sa
Hệ thống điện- nước: Khánh Hòa sử dụng nguồn điện của mạng quốc gia 220
KV, có nguồn điện diezen dự trữ, đáp ứng đủ mọi nhu cầu về điện cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt Toàn tỉnh đã phủ điện 100% đến các xã Thành phố Nha Trang có Nhà máy nước công suất 70.000m3/ngày – đêm, các thị xã, thị
Trang 6trấn đều có nhà máy nước đảm bảo cấp nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh
Hệ thống thông tin liên lạc: Khánh Hòa sử dụng hệ thống tổng đài điện tử
kỹ thuật hiện đại, các huyện đều có tổng đài số, 100% xã được phủ sóng điện thoại cố định, di động và mạng Internet Toàn tỉnh có 103/105 xã có điểm phục
vụ bưu chính - viễn thông, chiếm tỷ lệ 98%
Hệ thống các cơ sở dịch vụ lưu trú: năm 2014 khoảng 12.400 phòng với hơn 8.700 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng trong đó có 2.200 phòng đạt tiêu chuẩn 4 - 5sao
1.2.1.2 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lí: Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta,
Sông ngòi: Sông ngòi ở Khánh Hòa nhìn chung ngắn và dốc, cả tỉnh có khoảng 40 con sông dài từ 10 km trở lên, tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày
1.2.1.3 Các yếu tố về điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội:
Hành chính: Khánh Hòa gồm có 2 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 6huyện; các huyện, thị xã, thành phố lại được chia thành 35 phường 6 thị trấn và
nghiệp - xây dựng là 42%, còn nông - lâm - thủy sản chiếm 13%
Trang 7Nguồn nhân lực: năm 2010 toàn ngành du lịch Khánh Hoà có khoảng 33.400 lao động (trong đó hơn 13.500 lao động trực tiếp)
1.2.1.4 Các yếu tố về tài nguyên phát triển du lịch:
Khánh Hòa là một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam Nhờ
có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ cùng nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh và nhiều di tích lịch sử văn hóa vàdanh lam thắng cảnh nổi tiếng Khánh Hòa có 494 di sản lễ hội lớn, nhỏ của người Kinh, bao gồm 237 lễ hội đình làng, 121 lễ hội miếu, lăng và 136 lễ hội chùa Là một tỉnh ven biển có nhiều làng chài nên phong cách ẩm thực ở Khánh Hòa chịu ảnh hưởng sâu sắc từ biển, với nguyên liệu chủ yếu được chế biến từ hải sản
1.2.1.4 Thực trạng họat động du lịch:
Trong năm, đã có nhiều khách sạn đẳng cấp 4 sao, 5 sao hoàn thành và đi vào hoạt động Nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch cao cấp đã được mở ra và ngày càng hoàn thiện để thu hút khách Tỉnh đã đón vị khách thứ 2 triệu thông qua Sân bay quốc tế Cam Ranh Tất cả những điều đó đã giúp cho ngành Du lịch tránh được sự tăng trưởng “nóng”, vững vàng vượt qua thử thách Năm 2014, khách Nga dẫn đầu về số lượng khách quốc tế đến Nha Trang - Khánh Hòa với hơn 270.000 lượt khách, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 25% tổnglượt khách quốc tế Tiếp đến là các thị trường khách Trung Quốc, Úc, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Nhật Bản, Canada năm 2015, Sở sẽ chú trọng thực hiện chương trình kích cầu du lịch với chủ đề “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam - Mỗi chuyến đi thêm yêu Tổ quốc” Trong đó, sẽ vận động, kêu gọi các doanh nghiệp du lịch có những hành động thiết thực để ưu tiên, ưu đãi cho khách du lịch nội địa
1.2.2 PHÚ YÊN
Với diện tích: 5.060,6 km² và dân số: 861.993 nghìn người (năm 2009),có
tỉnh lỵ là thành phố Tuy Hòa Đơn vị hành chính: Thị xã : Sông Cầu cùng các
huyện: Đồng Xuân, Tuy An, Sơn Hòa, Phú Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa, Sông Hinh Với dân tộc sinh sống chủ yếu là: Việt (Kinh), Chăm, Ê Đê, Ba Na
1.2.2.1 Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
Hệ thống đường sá giao thông: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 25, Quốc lộ 1D, Quốc lộ 29, Tỉnh lộ 641 Phú yên có đường sắt Bắc-Nam đi qua ga chính là ga
Trang 8Tuy Hòa Phú Yên có sân bay Tuy Hòa (tên gọi cũ là sân bay Đông Tác) với 2 đường bay chính: Tuy Hòa-Hà Nội và Tuy Hòa-Thành phố Hồ Chí Minh Thànhphố Tuy Hòa ở cách Hà Nội 1.177km và Tp Hồ Chí Minh 561km, nằm bên cửa sông Đà Rằng có cầu Đà Rằng 21 nhịp, dài nhất miền Trung.
Hệ thống cung ứng điện nước: Hệ thống điện có nhà máy Thủy điện SôngHinh với công suất 72 MW và hệ thống đường dây 500 KVA Bắc - Nam đi qua tỉnh đảm bảo cung cấp nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất, sinh hoạt Hệ thống cấp nước có nhà máy cấp thoát nước Phú Yên với công suất 28.500 m3/ngđ, phục vụ cho khu vực Tp.Tuy Hòa, các vùng lân cận và khu công nghiệp Hòa Hiệp
Hệ thống thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông: Phú Yên có mạng lưới viễn thông khá tốt Bưu điện trung tâm Tỉnh, huyện, xã được trang bị: Vi
ba, cáp quang đảm bảo liên lạc thông suốt Hệ thống Internet qua đường
truyền ADSL cũng là một kênh liên lạc quan trọng hiện nay đối với sự phát triểncủa toàn tỉnh Tổng số bưu cục, đại lý, kiốt trên toàn Tỉnh là 133 đơn vị, tổng số máy điện thoại 14.716 máy; dịch vụ bưu chính cũng phát triển mạnh
Dịch vụ lưu trú: 1 khách sạn 5 sao ( Cendeluxe), 3 khách sạn 4 sao (Kaya,Sài Gòn – Phú Yên, Long beach), và nhiều khách sạn khác như khách sạn Hương Sen, khách sạn Công Đoàn,…
Dịch vụ ăn uống: có rất nhiều nhà hàng phục vụ ăn uống nổi tiếng như nhà hàng Bến Thủy, nhà hàng Kim Hương, nhà hàng Nam Khánh, nhà hàng Bãi Tiên, nhà hàng Thiên Hương, nhà hàng Phú Anh, nhà hàng Quê tôi, Thuận ThaoGolden beach resort,…
Các dịch vụ bổ sung: quán bar (BB Club, ), massage, spa ( Vietstar resort
& spa,Queenie spa, ), dịch vụ thể thao trên biển, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, Café Bar Sóng Ngầm, Café Huy Tùng, Café Tùng, Không Tên Café , Karaoke – Kaya Hotel, vinacinema, …
1.2.2.2 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lý: Phú Yên là một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ Phía bắc giáp Bình Định, phía nam giáp Khánh Hòa, phía tây giáp các tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai, phía đông giáp biển Đông
Trang 9Thời tiết: Chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên khí hậu Phú Yên nóng, ẩm, mưa nhiều Nhiệt độ trung bình hàng năm 26,5ºC, cao nhất 39ºC và thấp nhất 15,5ºC.
Địa hình: Phú Yên có đồi núi, đồng bằng ven biển và hơn trăm kilômét bờbiển đã tạo cho Phú Yên những cảnh quan thiên nhiên đẹp Nơi có núi dốc chạy dài ra sát biển chia cắt dải đồng bằng và tạo ra những đầm, vịnh nước lợ ven biển như vịnh Cù Mông, vịnh Xuân Đài, đầm Ô Loan, Vũng Rô Phú Yên có 3 sông chính chảy qua tỉnh: sông Ba (Đà Rằng), sông Kỳ Lô và sông Bàn Thạch
Địa hình Phú Yên có thể chia thành 2 khu vực lớn:
Vùng núi và bán sơn địa (phía tây là sườn đông của dãy Trường Sơn Nam): gồmcác vùng huyện Sơn Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân và phần phía tây các huyện Sông Cầu, Tuy An, Tây Hòa, Đông Hòa Đây là vùng núi non trùng điệp, song không cao lắm, có đỉnh Vọng Phu cao nhất (2.064m)
Vùng đồng bằng: gồm các vùng thành phố Tuy Hòa, các huyện Tuy An, Sông Cầu, Tây Hòa, Đông Hòa với những cánh đồng lúa lớn của tỉnh
1.2.2.3 Các yếu tố về điều kiện Kinh tế- Văn hóa- Xã hội:
Hành chính: Phú Yên bao gồm 1 thành phố tỉnh lỵ, 1 thị xã và 7 huyện, có
112 đơn vị cấp xã gồm 16 phường, 8 thị trấn và 88 xã
Dân số: Dân số Phú Yên là 861.993 người (điều tra dân số 1/4/2009)Kinh tế: Năm 2010, giá trị công nghiệp- xây dựng chiếm 34,4% trong cơ cấu GDP, tăng 0,2% so năm 2009, nông- lâm- thuỷ sản chiếm 29,2%, giảm 0,4% so năm 2009, dịch vụ chiếm 36,4%, tăng 0,2% so năm 2009
Nguồn nhân lực: năm 2014, số lao động là 3.600 (nguồn phuyentourism.gov.vn)
Các yếu tố về thị trường: Thị trường du lịch Phú Yên không sôi nổi bằngcác trung tâm thành phố lớn nhưng cũng gây được một tiếng vang lớn trong dulịch Việt Nam Trong năm 2014, với 125 cơ sở kinh doanh du lịch, tỉnh Phú Yên
đã đón khoảng 750.000 lượt du khách, đạt doanh thu khoảng 670 tỷ đồng Năm
2015, toàn tỉnh phấn đấu có khoảng 140 cơ sở lưu trú du lịch với 3.000-3.500buồng; khoảng 6.100 lao động trong lĩnh vực du lịch; thu nhập từ du lịch đạtkhoảng 1.684 tỷ đồng Năm 2014, có 360.000 khách du lịch Nga đến Việt Nam
Trang 101.2.2.4 Các yếu tố về tài nguyên phát triển du lịch:
Phú Yên có hệ thống cảnh quan thiên nhiên khá đa dạng với núi, cao nguyên, đồng bằng châu thổ, sông, hồ, đầm, vịnh, hải đảo Một số danh thắng tiêu biểu là Gành Đá Dĩa, Đầm Ô Loan, núi Đá Bia, vịnh Xuân Đài, bãi Môn- mũi Điện, di tích lịch sử cấp quốc gia như vũng Rô, núi Nhạn- sông Đà Dân Phú Yên còn có thể loại hát chòi, đó là một thể loại hát dân gian từng rất phổ biến ở Phú Yên Ngoài các lễ hội chung của cả nước, còn có nhiều lễ hội riêng biệt, đặc trưng của vùng, được nhà nước công nhận như là di sản văn hóa phi vậtthể của Việt Nam: Lễ hội bài chòi, Lễ hội đầm Ô Loan, Lễ đâm trâu, Lễ bỏ mả
Các chương trình đầu tư khai thác các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể được chú trọng như: nâng cấp, tu bổ các công trình thiết yếu; bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật của nghệ thuật bài chòi, cây di sản Việt Nam; hỗ trợ các địa phương xây dựng điểm du lịch văn hóa cộng đồng gắn với hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân gian như làng văn hóa Xí Thoại (huyện Đồng Xuân),
Lê Diêm (huyện Sông Hinh), Hòa Ngãi (huyện Sơn Hòa); tổ chức chương trình biểu diễn nghệ thuật “Chào Phú Yên - điểm đến hấp dẫn và thân thiện” tại Tháp Nhạn; hỗ trợ các làng nghề, các sản phẩm lưu niệm du lịch; tôn tạo các di tích lịch sử cũng như nâng cao chất lượng các lễ hội văn hóa truyền thống đặc trưng như, Hội thơ Nguyên tiêu, đua thuyền đầm Ô Loan, đua ngựa gò Thì Thùng, lễ hội sông nước Tam Giang… Cùng với đó, tỉnh đã đẩy mạnh công tác quảng bá xúc tiến, tổ chức các đoàn famtrip đi các nơi cũng như đón các đoàn famtrip đếnPhú Yên; định hình nhiều tour tuyến du lịch Việc công nhận 7 điểm du lịch và xây dựng 2 tuyến du lịch địa phương: Tuy Hòa - Thành An Thổ - Gành Đá Đĩa -Tháp Nhạn và tuyến Tuy Hòa - Bãi Môn - Mũi Điện - Khu di tích Tàu không số Vũng Rô - Tháp Nhạn, góp phần tăng lượng khách du lịch đến với Phú Yên
Trang 11Riêng năm 2014, tổng lượng khách ước đạt 750.000 lượt, tăng 150.000 lượt so với năm 2013, doanh thu du lịch thuần túy đạt 670 tỉ đồng Thu nhập du lịch: Năm 2012, doanh thu thuần túy từ du lịch là 500 tỉ đồng; năm 2013: 540 tỉ đồng;năm 2014 con số trên là 670 tỉ đồng (nguồn phuyentourism.gov.vn)
Hệ thống cung ứng điện nước: 100% xã có điện lưới (trừ xã đảo Nhơn Châu) và có trên 99% số hộ dùng điện Nhà máy nước Quy Nhơn được đầu tư nâng cấp có tổng công suất 45.000 m3/ngày đêm
Hệ thống thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông: Đến nay đã cókhoảng 90% tổng số xã có điểm bưu điện; tỷ lệ thuê bao điện thoại đạt 55 - 60thuê bao/100 dân; mật độ thuê bao Internet đạt 6 - 8 thuê bao/100 dân
Các yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thuật
Dịch vụ lưu trú: Đến nay, trên địa bàn tỉnh có trên 122 cơ sở kinh doanh lưu trú, trong đó có 77 cơ sở được xếp hạng, gồm: 5 KS đạt tiêu chuẩn 4 sao; 1
KS 3 sao; 12 KS 2 sao; 59 KS 1 sao, với tổng số 3.040 phòng như:khách sạn Mường Thanh Quy Nhơn 4 sao, Roya hotel & Healthcare Resort Quy Nhơn 4 sao,khách sạn Sài Gòn – Quy Nhơn 4 sao, khách sạn Hai Âu 2 sao, khách sạn Hải Yến 2 sao, khách sạn Anh Thư, khách sạn Hưng Thịnh, khách sạn Cali BìnhĐịnh, …
Các dịch vụ bổ sung: Café Hoàng Vũ, Café King, Café Barbara’s, Café
Cỏ Xanh, Café Nhạc Trịnh, Avani Quy Nhơn Resort & Spa, Spa Khánh Thi,
Trang 12Royal Club, Hoàng Yến Bar, CGV Kim Cúc Plaza, CGV MegaSta Quy Nhơn,
…
1.2.3.2 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Là một tỉnh duyên hải miền Trung, phía bắc giáp Quảng Ngãi, phía tây giáp Gia Lai, phía nam giáp Phú Yên, phía đông giáp biển Đông Diện tích tự nhiên: 6.025 , diện tích vùng lãnh hải là 36.000
Khí hậu, thời tiết: Nhiệt độ trung bình cả năm là 26ºC - 28ºC Lượng mưa trung bình năm là 1.700 – 1.800mm Mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12, tập trung 70 - 80% lượng mưa cả năm
Địa hình: Địa hình Bình Định đa dạng có vùng núi, vùng giáp núi, vùng đồng bằng và vùng bãi bồi ven biển Bờ biển Bình Định dài hơn 100km với nhiều đảo lớn, nhỏ ngoài khơi
1.2.3.3 Các yếu tố về điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội:
Hành chính: Toàn tỉnh có 159 xã, phường và thị trấn Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Quy Nhơn
Dân số: Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, dân số Bình Định có 1.485.943 người
Kinh tế: Năm 2014, kinh tế thế giới phục hồi chậm; kinh tế trong nước nóichung và tỉnh Bình Định nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, các chỉ số kinh tế vĩ mô được cải thiện đáng kể
Nguồn nhân lực: Tính đến ngày 31/12/2009, toàn ngành du lịch của tỉnh
có 2.232 lao động trực tiếp, khoảng 5.500 lao động gián tiếp
Các yếu tố về thị trường: Tuy không nhộn nhịp bằng các trung tâm du lịchlớn nhưng Bình Định đang dần xúc tiến du lịch mở rộng thị trường thu hútkhách du lịch quốc tế và nội địa Để thu hút du khách trong dịp Tết, năm nay cácđơn vị lữ hành Bình Định cải thiện các dịch vụ, nâng cấp cơ sở vật chất, tổ chứcnhiều tour du lịch trong nước, quốc tế, tour khuyến mãi, giảm giá…
1.2.3.4 Các yếu tố về tài nguyên phát triển du lịch:
Bình Định có đường bờ biển dài 134 km, được thiên nhiên ban tặng nhiềudanh thắng và bãi tắm đẹp Ngoài ra, Bình Định còn có vô số thắng cảnh biển
Trang 13khác như: Ghềnh Ráng –Tiên Sa, Bán đảo Phương Mai, Đảo Yến, Eo Gió, Núi
Bà, Cửa Đề Gi, Đầm Trà Ổ, Tam Quan Bình Định có cả một kho tàng văn hóa
vô giá, cả về văn hóa vật thể lẫn văn hóa phi vật thể Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý Di tích - Lịch sử và Danh thắng tỉnh, hiện nay trên địa bàn tỉnh có
231 di tích được đưa vào danh mục Trong số đó, có 33 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 50 di tích xếp hạng cấp tỉnh Các di tích thời Tây Sơn như: Bảo tàngQuang Trung, Điện thờ Tây Sơn, Thành Hoàng Đế, Bến Trường Trầu, từ Đường
Võ Văn Dũng, Đền thờ Bùi Thị Xuân, Phủ thành Quy Nhơn, căn cứ địa nghĩa quân Tây Sơn Võ cổ truyền Bình Định từ lâu đã trở thành một di sản văn hoá, một nét đẹp tinh thần riêng có của vùng đất này
Tham gia chương trình kích cầu DL, thực hiện khuyến mãi, giảm giá sản phẩm, dịch vụ, các DN DL trên địa bàn tỉnh đã tăng cường sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ để thu hút du khách…Từ nỗ lực chung như nói trên đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ về điểm đến mới Quy Nhơn-Bình Định, lượng du khách đến Bình Định tăng khá cao, ước công suất sử dụng
phòng khách sạn (KS) đạt bình quân gần 70%, cao nhất từ trước đến nay Hoạt động kinh doanh lữ hành trong năm qua có sự chuyển biến mạnh mẽ Hiện trên địa bàn tỉnh có 13 DN lữ hành, trong đó 4 DN có kinh doanh lữ hành quốc tế Trong năm 2013, một số DN lữ hành thực hiện tốt chương trình kích cầu DL Bình Định, như Trung tâm lữ hành Hải Âu, Chi nhánh Vietravel Quy Nhơn… Trong số các DN lữ hành làm tour nội tỉnh, nổi bật lên là Công ty DL Miền Trung, Golden Life Travel… Các DN đã xây dựng, tổ chức nhiều tour DL mới,
Trang 14khai thác các sản phẩm DL sinh thái, biển đảo, tâm linh… có hiệu quả, thu hút
du khách đến Bình Định nhiều hơn Theo thống kê của Sở VH-TT&DL, năm
2013, ngành DL Bình Định ước đón khoảng 1,696 triệu lượt khách, tăng 16% sovới năm 2012; trong đó khách DL quốc tế ước đạt 138.859 lượt, tăng 15% Tổngdoanh thu (DT) DL đạt khoảng 603 tỉ đồng, tăng 24% so với năm 2012 (trong
đó DT lưu trú gần 181 tỉ đồng, chiếm 30%, DT ăn uống trên 241 tỉ đồng, chiếm 40%, DT bán hàng và các dịch vụ khác gần 139 tỉ đồng, chiếm 23%; DT lữ hành
và vận chuyển trên 42 tỉ đồng, chiếm 7%)
1.2.4 QUẢNG NAM
Với diện tích: 10.438,3km² và dân số: 1.472,7 nghìn người (năm 2006)
Có tỉnh lỵ: Thành phố Tam Kỳ Các huyện, thị: Thành phố: Hội An; Huyện: ĐạiLộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Nam Giang, Thăng Bình, Quế Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước, Phước Sơn, Núi Thành, BắcTrà My, Nam Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Phú Ninh, Nông Sơn Dân tộc sinh sống chủ yếu là: Việt (Kinh), Cơ Tu,
Xơ Đăng, M’Nông, Co
1.2.4.1 Các yếu tố về cơ sở hạ tầng:
Hệ thống đường sá giao thông: Quảng Nam nằm trên tuyến đường quốc lộ 1A, quốc lộ 14 (nối từ Đà Nẵng đến Kon Tum) Thành phố Tam Kỳ cách Hà Nội 864km Ngoài ra tỉnh còn có 1 hệ thống đường bộ gồm các tỉnh lộ như 604, 607,
609, 610, 611, 614, 615, 616, 617, 618, 620 và nhiều hương lộ, xã lộ Đường sắt: Trục đường sắt Bắc Nam đi qua tỉnh Quảng Nam; Ngoài nhà ga chính
ở Tam Kỳ, còn có ga Nông Sơn, ga Phú Cang, ga Núi Thành, ga Trà Kiệu Đường hàng không: ngày 02 tháng 3 năm 2005, sân bay Chu Lai đón chuyến bay thương mại đầu tiên từ thành phố Hồ Chí Minh Năm 2010, Vietnam
Airlines có tuyến bay Chu Lai - Hà Nội Đường sông: Quảng Nam có 941 km sông ngòi tự nhiên, toàn bộ đường sông đang khai thác vận tải thuỷ của tỉnh Quảng Nam dài 207 km, gồm 11 tuyến
Hệ thống cung ứng điện nước: Điện lượng bình quân hơn 6,2 tỷ Wh/năm Tính đến cuối tháng 09/2014, đã có 7/10 dự án thủy điện thuộc bậc tháng hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn đã phát điện, với tổng công suất 895MW, và 3 công trình đang xây dựng, 32 dự án thủy điện vừa và nhỏ còn lại có 9 công trình đã phát điện, tổng công suất thiết kế 133,7MW; 04 công trình đang xây dựng, tổng công suất gần 142MW
Hệ thống thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông: Hiện nay, hệ thống
cơ sở hạ tầng bưu chính viễn thông tỉnh Quảng Nam được đầu tư và phát triển
Trang 15rộng khắp, hệ thống cáp quang được kéo đến 96% trung tâm các xã; mạng lướitrạm thu phát sóng được phát triển mạnh mẽ, toàn tỉnh đã có 1.293 trạm BTSphủ sóng trên hầu hết các khu vực trên địa bàn tỉnh, mạng 2G, 3G cũng đã đượcphủ sóng đến trung tâm các huyện, xã, các khu công nghiệp, trên 500 trạm viễnthông, hơn 1000 điểm cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông, internet Nhìnchung, mạng lưới cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam cơ bản
đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin của người dân trên địa bàn tỉnh từthành thị đến nông thôn, miền núi
Dịch vụ lưu trú: Toàn tỉnh có hơn 110 cơ sở du lịch đi vào hoạt động với hơn 3.900 phòng, trong đó có 1.500 phòng đạt tiêu chuẩn từ 3 sao đến 5 sao Từ năm 2006 đến 2010, có 33 khách sạn được xây dựng mới và đưa vào hoạt động với gần 1.100 phòng Các khách sạn như khách sạn Công Đoàn Hội An, khách sạn An Hội, Hoi An Chic Hotel, khách sạn Phương Nam, khách sạn Phương Nam, khách sạn Trâm Anh, khách sạn Hùng Vương, khách sạn Hương Sưa, khách sạn Lê Dung, Palm Garden Resort,…
Các dịch vụ bổ sung: Rạp chiếu phim Hòa Bình, Hội An Cinema, Diamond Bar, LAZ.M Bar Café, Hải Café, Café Bếp Trưởng, Triết Café, May Concept Café, U Café Hội An, Karaoke Huỳnh Anh, Karaaoke Thanh Tuyền,….1.2.4.2 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Nằm ở giữa miền Trung Việt Nam, phía bắc Quảng Nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế và thành phố Đà Nẵng, phía tây giáp nước Lào, phía nam giáp Quảng Ngãi, phía đông giáp biển Đông, ngoài khơi có đảo Cù Lao Chàm với ngư trường rộng lớn , cách thủ đô Hà Nội 860 km về phía Bắc,
cách Thành phố Hồ Chí Minh 865 km về phía Nam Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.043.836,96 ha, trong đó đất chưa qua sử dụng là 2.932,98 ha
Khí hậu, thời tiết: Quảng Nam có 2 loại khí hậu khá rõ rệt: khí hậu của vùng nhiệt đới ven biển và khí hậu ôn đới vùng cao Khí hậu nóng và khô từ tháng 2 đến tháng 4, nhiều mưa từ tháng 9 đến tháng 12 Nhiệt độ trung bình năm là 25ºC Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000mm
Địa hình: Quảng Nam có nhiều đồi và núi (chiếm 72% diện tích) với nhiều ngọn núi cao: núi Lum Heo cao 2.045m, núi Tion cao 2.032m, núi Gole - Lang cao 1.855m (huyện Phước Sơn) Vùng đất thấp ven biển là đồng bằng châuthổ, chiếm gần 25% diện tích đất của tỉnh tập trung ở phía đông, trải dài hai bên quốc lộ Các con sông lớn đều chảy từ dãy Trường Sơn ra biển Đông: sông Vu
Trang 16Gia, sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ Hai dòng sông Thu Bồn và Tam Kỳ vừa tô điểm cho Quảng Nam vừa là đường giao thông rất tiện lợi
1.2.4.3 Các yếu tố về điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội:
Hành chính: Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thànhphố và 16 huyện, với 244 xã/phường/thị trấn (năm 2010, huyện Tây Giang đã thành lập thêm 03 xã mới) Tính đến hết năm 2010, dân số Quảng Nam là
1.435.629 người, với mật độ dân số trung bình là 139 người/km2
Kinh tế: GDP tỉnh Quảng Nam tăng từ 12.918,9 tỉ đồng năm 2006 lên 23.644,5 năm 2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 16,3%
Nguồn nhân lực: Quảng Nam có lực lượng lao động dồi dào, với trên 887.000 người, trong đó lao động ngành dịch vụ là 21,95%
Các yếu tố về thị trường: Thị trường du lịch của tỉnh Quảng Nam nói chung và Hội An nói riêng đã được thúc đẩy mạnh và sôi nổi từ trước tết dương lịch năm 2015 Do có vị trí thuận lợi kèm theo những ưu đãi của thiên nhiên thị trường du lịch Hôi An hết sức nhộn nhịp
1.2.4.4 Các yếu tố về tài nguyên phát triển du lịch:
Các di tích lịch sử: Đô thị cổ Hội An - Thánh địa Mỹ Sơn, Duy Xuyên: được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới Phật viện Đồng Dương, Thăng Bình - Trà Kiệu, Duy Xuyên; Tháp Chiên Đàn - Tam Kỳ; Tháp Bằng
An - Điện Bàn; Tháp Khương Mỹ - Núi Thành
Các địa điểm thắng cảnh và du lịch: Cù lao Chàm, Hồ Phú Ninh, Biển Cửa Đại,
1.2.4.5 Thực trạng họat động du lịch:
Các loại hình du lịch: du lịch sinh thái – home stay, du lịch văn hóa, dulịch nghỉ dưỡng
Các sản phẩm du lịch: Đặc biệt, với lợi thế của mình, tỉnh Quảng Nam sẽ
ưu tiên phát triển du lịch biển đảo, du lịch làng nghề, du lịch sinh thái, du lịchvăn hóa, lịch sử gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ để kéo dài thời gian lưu trúcủa du khách Các sản phẩm du lịch được đa dạng hóa: du lịch khám phá phố cổ,làng rau Trà Quế,… Quảng Nam có các tuyến du lich chính như: Khám phá Phố
Trang 17Cổ Hội An, tuyến du lịch sinh thái Cù Lao Chàm, tuyến hành trình di sản miềnTrung với điểm đến là thánh địa Mỹ Sơn, Tam Kỳ - Phú Ninh; Tam Thanh- Tam
Kỳ - Tiên Phước - Trà My - Tháp Chàm - địa đạo Kỳ Anh, khai thác nguồnkhách công vụ, khách nghỉ cuối tuần, khách hội nghị, đón các luồng khách đến
từ Hội An, Núi Thành qua sông Trường Giang và các tour du lịch đường bộkhác.Quảng Nam chú trọng đầu tư phát triển Hội An thành trung tâm du lịch củatỉnh
Đến năm 2010, toàn tỉnh Quảng Nam có 195 dự án đầu tư du lịch với tổng
số vốn đăng ký trên 91.000 tỉ đồng Trong đó, 174 dự án trong nước, 21 dự án đầu tư nước ngoài, đã có 110 dự án đi vào hoạt động Đa số các dự án có quy
mô lớn đều tập trung đầu tư vào các khu vực ven biển thuộc huyện Điện Bàn và thành phố Hội An Các bãi biển: Cửa Đại, Hà My, Bình Minh, Tam Thanh, BiểnRạng đang được chú trọng đầu tư Bên cạnh đó, đã hoàn thành 9 tuyến đường quan trọng để phục vụ phát triển du lịch và dân sinh với tổng nguồn vốn giải ngân gần 300 tỉ đồng
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của tỉnh có khả năng đón hàng triệu lượt khách nội địa và quốc tế Lượng khách du lịch bình quân tăng trên 12%, riêng năm 2010 thu hút 1.764.350 lượt khách, trong đó khách quốc tế 1.062.982 lượt Thu nhập xã hội từ du lịch năm 2010 khoảng 2.100 tỉ đồng, gấp hơn 2,3 lần so với năm 2005
Bảng 1: Tổng lượng khách du lịch đến tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006 - 2010
ĐVT: lượt khách
1 Khách trong nước 631.471 517.094 620.383 820.730 701.368
2 Khách quốc tế 653.264 1.102.193 1.143.833 960.830 1.062.982Tổng 1.284.735 1.619.287 1.764.216 1.763.560 1.764.350
Nguồn: Cục Thống kê Quảng Nam Niên giám thống kê 2010 Nxb Thốngkê,
1.2.5 ĐÀ NẴNG
Trang 18Với diện tích: 1.257,3 km2 và dân số: 887.100 người Có các quận, huyện: Quận: Hải Châu,Thanh Khê,Sơn Trà,Ngũ Hành Sơn, Liên Chiểu, Cẩm Lệ; 2 huyện: Hòa Vang và Hoàng Sa Dân tộc sinh sống chủ yếu là : Kinh, Hoa,
Cơ Tu, Tày,…
1.2.5.1 Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
Hệ thống đường sá giao thông: Tp Đà Nẵng được thành lập năm 1888, từ
xa xưa đã là hải cảng quan trọng của Việt Nam, nay là một trung tâm kinh tế, một thành phố lớn nhất miền Trung Tổng số km đường trên địa bàn thành phố (không kể các hẻm, kiệt và đường đất) là 382,583 km Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiều dài khoảng 30 km, ga Đà Nẵng là một trong những ga lớn.Với 02 cảng hiện có là cảng Tiên Sa và cảng Sông Hàn Sân bay hàng không quốc tế Đà Nẵng có diện tích là 150 ha Đà Nẵng không những là trung điểm nối với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên
mà còn là điểm nối với các nước bạn Lào, Thái lan,…trên con đường xuyên Á
Hệ thống cung ứng điện nước: Hiện tại thành phố Đà Nẵng được cấp điện qua trạm biến áp 220/110KV gồm 2 máy biến áp 220/110KV - 125 MVA Hiện nay Công ty Cấp nước Đà Nẵng quản lý 3 cơ sở sản xuất, với tổng công suất thiết kế là 155.000m3/ngày đêm, hiện đang được khai thác ở mức 130.000 đến 140.000m3/ngày đêm
Hệ thống thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông: Đến năm 2010, tỷ lệ thuê bao Internet là 110.000 thuê bao các loại, đạt mật độ 13 thuê bao/100 dân; 100% xã có Internet
Dịch vụ lưu trú: Hiện nay Đà Nẵng có khoảng 400 cơ sở lưu trú, có 10 khách sạn, khu nghỉ dưỡng 5 sao, 9 khách sạn 4 sao và 50 khách sạn 3 sao Năm
2014, Đà Nẵng có thêm 44 khách sạn với gần 2 ngàn phòng đi vào hoạt động
Số cơ sở dịch vụ du lịch đạt chuẩn là 36 cơ sở, với 22 cơ sở ăn uống và 14 cơ sở mua sắm đạt chuẩn Với các khách sạn như: khách sạn Gold Coast Đà Nẵng, khách sạn Mộc Lan, khách sạn Giany Đà Nẵng, khách sạn Gold Beach Đà Nẵng, khách sạn Bà Nà De Bay, khách sạn Novotel Đà Nẵng Premier Hàn River, khách sạn Bà Nà Morin Đà Nẵng, khách sạn Caraven Đà Nẵng, khách sạn The Marble Moutain, khách sạn Sunna, khách sạn Hiền Hòa, khách sạn Grand Mercure, khách sạn Lion Sea Đà Nẵng,…
Trang 19Các dịch vụ bổ sung: Karaoke 555, Karaoke New Life, Karaoke Chuông Gió, Valentino Café Bar, Café Bar Amazon, Event Pub, Lotte Cinema Đà Nẵng,CGV Vĩnh Trung Plaza, Salem Spa, Pamas Spa, Zen Spa Eco Village,….
1.2.5.2 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Đà Nẵng là một thành phố biển nằm ở miền Trung Việt Nam, có vị trí gần như là trung tâm khoảng cách giữa thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, cách thủ đô Hà Nội 764 km về phía bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía nam, có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2.Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung độ đất nước, trên trục đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không Phía bắc giáp Thừa Thiên – Huế, phía tây giáp Quảng Nam, phía đông là biển Đông
Khí hậu, thời tiết: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9°C, Lượngmưa trung là 2.504,57 mm/năm
Địa hình: Địa hình khá đa dạng: phía bắc là đèo Hải Vân hung vĩ, vùng núi cao thuộc huyện Hòa Vang (phía tây bắc của tỉnh) với núi Mang 1.708m, núi
Bà Nà 1.487m Phía đông là bán đảo Sơn Trà nguyên sơ và hàng loạt các bãi biển đẹp Phía nam có núi Ngũ Hành Sơn Ngoài khơi có quần đảo Hoang Sa với ngư trường rộng lớn Hệ thống sông ngòi ngắn và dốc, bắt nguồn từ phía Tây, Tây bắc
1.2.5.3 Các yếu tố về điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội:
Hành chính: Đà Nẵng hiện có sáu quận, hai huyện bao gồm 45 phường và
11 xã Với số dân theo điều tra ngày 31/12/2010 dân số tòan Thành phố Đà Nẵng là 942.132
Kinh tế: GDP của thành phố Đà Nẵng năm 2010 đạt 10.400 tỉ đồng Năm
2012, đạt 14.230 tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2011 GDP bình quân đầu người năm 2011 ước đạt 2283 USD, gấp 2,2 lần so với năm 2005 và bằng 1,6 lần mức bình quân chung của Việt Nam
Nguồn nhân lực: Lực lượng lao động của thành phố năm 2005 là 386.487 người đến năm 2010 đã tăng lên 462.980 người, chiếm 49,14% dân số
Các yếu tố về thị trường: Thị trường du lịch Đà Nẵng phát triển khá sôi nổi do ưu thế về thiện nhiên cũng như sự phát triển mạnh mẽ Tổng thu từ hoạt động du lịch đạt trên 765 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2014
Trang 201.2.5.4 Các yếu tố về tài nguyên phát triển du lịch:
Trên địa bàn thành phố hiện nay có khá nhiều điểm vui chơi, văn hóa giải trí Trên cơ sỏ một nhà hát cũ đã xuống cấp, Nhà hát Trưng Vương được xây mới và khánh thành năm 2006 với sức chứa hơn 1.200 chỗ ngồi Đà Nẵng có bốn bảo tàng bao gồm Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng, Bảo tàng
Đà Nẵng, Bảo tàng Khu V và Bảo tàng Hồ Chí Minh (chi nhánh Quân khu V) Các lễ hội truyền thống của Đà Nẵng đã có từ rất xưa và được lưu truyền từ đời này sang đời khác Lễ hội của ngư dân Đà Nẵng được gọi là lễ hội Cá Ông
"Ông" là tiếng gọi tôn kính của ngư dân dành riêng cho cá voi, Lễ hội lớn nhất ở
Đà Nẵng là lễ hội Quán Thế Âm diễn ra tại Chùa Quán Thế Âm, nằm trong quầnthể danh thắng Ngũ Hành Sơn Ngòai ra Đà Nẵng còn có khá nhiều bãi biển đẹp như: bãi biển Mỹ Khê, bãi biển Tiên Sa, Nam Ô, Non Nước Có khu du lịch Bà
Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Đà Nẵng, năm 2014, số khách du lịch đến với TP.Đà Nẵng là 3,8 triệu lượt, vượt 21,9% so với năm
2013 Trong đó, số khách quốc tế hơn 955.000 lượt, khách nội địa hơn 2,8 triệu lượt Từ số lượng khách du lịch đến Đà Nẵng, tổng thu du lịch của TP này đạt 9.740 tỉ đồng, và doanh thu hơn 110% so với kế hoạch đặt ra trước đó của ngành
du lịch TP Hiện nhiều chương trình và dịch vụ mới đang được các công ty du lịch Đà Nẵng tung ra trong chương trình “Kích cầu du lịch 2014” như Bà Nà Hills với sản phẩm Vườn hoa Le Jardin và Tàu hỏa leo núi; Phố chuyên doanh mua sắm đạt chuẩn du lịch đường Lê Duẩn (dự kiến khai trương vào Tết Dương lịch 2015); Night Club độc đáo tại khu nghỉ dưỡng 5 sao Intercontinental
Danang Sun Peninsula; Sky bar cao nhất Việt Nam tại tầng 36 khách sạn
Novotel Premier DaNang Han River; Trung tâm hội nghị quốc tế Eden Plaza sức chứa 1.000 chỗ… cùng nhiều dịch vụ hấp dẫn khác Hiện Đà Nẵng đã mở
Trang 21nhiều đường bay quốc tế đến các quốc gia như Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Siem Reap…
1.2.6 HUẾ Với diện tích: 5.065.3 km2 và dân số (2009): 1.087.600 người,có tỉnh lỵ là: Thành phố Huế Các huyên, thị: Thi xã: Hương Thủy; huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, Nam Đông Dân tộc sinh sống chủ yếu: Kinh, Tà Ôi, Cơ Tu, Bru Vân Kiều, Hoa,
1.2.6.1 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Hệ thống đường sá giao thông: Giao thông: Bờ biển của tỉnh dài 120km,
có cảng Thuận An và cảng Chân Mây độ sâu từ 18 – 20 Sân bay Phú Bài nằm cạnh quốc lộ 1A và đương sắt xuyên Việt chạy qua tỉnh Giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy dều rất thuận lợi đối với tỉnh
Hệ thống cung ứng điện nước: Với đường dây 110 kV, 220 kV và 500 kV thông qua lưới điện quốc gia Thừa Thiên - Huế đã bán điện trực tiếp đến hộ dân nông thôn tại hơn 139 xã, phường, thị trấn chiếm 91,45% số xã có điện, hơn 102.558
hộ dân nông thôn mua điện trực tiếp từ ngành điện chiếm 80,18% số hộ dân nông thôn sử dụng điện cùng một giá như người dân đô thị theo quy định của Chính phủ Cùng với hệ thống nhà máy thủy điện đang được xây dựng bảo đảm cung cấp ổn định chất lượng tốt, đáp ứng mọi nhu cầu về điện cho các nhà đầu
tư Hiện có 6 nhà máy nước với tổng công suất đạt 162.000m3 /ngày đêm, đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch và đời sống của nhân dân
Hệ thống thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông: Mạng lưới bưu chính
ở Thừa Thiên Huế đã phát triển rộng khắp với 60 bưu cục, 17 đại lý bưu điện,
12 kiốt, 111 điểm bưu điện văn hóa xã, nâng bán kính phục vụ trên toàn tỉnh là2,84 km/điểm
Dịch vụ lưu trú: Tính đến 31/12/2013, trên địa bàn tỉnh có 526 cơ sở lưu trú, tổng số phòng đạt 9.925 phòng, 16.880 giường, trong đó có 205 khách sạn, 7.343 phòng; khách sạn từ 1-5 sao hiện có 122 cơ sở, 5.198 phòng, trong đó khách sạn từ 3 – 5 sao có 25 cơ sở với 2.918 phòng Ví dụ như: Banyan Tree Lăng Cô Resort, Angsana Lăng Cô Resort, khách sạn Imperial Huế, khách sạn Ana Mandara Huế, khách sạn Century Riverside Huế, khách sạn Midtown Huế, khách sạn Eldora Huế, khách sạn Moonlight Huế, khách sạn Mường Thanh Huế,khách sạn Park View, khách sạn Canary Huế, khách sạn Thanh Lịch, khách sạn Ngọc Hương,…
Trang 22Các dịch vụ bổ sung: Thảo Vy Spa, Moon Spa, Spa Ly Ly, Pilgrimage Village Resort & Spa, Victory Bar, Bar Phương Nam, Asta Bar Club, Oasis Bar,Rạp chiếu phim Đông Ba, Lotte Cinema Huế,…
1.2.6.2 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Thừa Thiên – Huế là một tỉnh ở miền Trung Việt Nam, phía bắc giáp Quảng Trị, phía nam giáp thành phố Đà Nẵng, tây nam giáp Quảng Nam, phía tây dựa vào dãy Trường Sơn hùng vĩ và cũng là biên giới Việt – Lào, phía đông trông ra biển Cách Hà Nội 675 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.060 km Chiều dài bờ biển: 128 km Diện tích tự nhiên: 5.065,3 km2
Khí hậu, thời tiết: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thời tiết diễn ra theo chu kỳ 4 mùa Nhiệt độ trung bình 25°C Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.800– 2.000mm Độ ẩm tương đối: 85%
Địa hình: Địa hình tỉnh Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ Địa hình núi chiếm khoảng ¼ diện tích, nằm ở biên giới Việt – Lào và kéo dài đến
Đà Nẵng Địa hình trung du chiếm khoảng ½ diện tích, độ cao phần lớn dưới 500m, có đạc điểm là đỉnh rộng, sườn thoải, phần lớn là đồi bát úp, với chiều rộng vài tram mét Đồng bằng Thừa Thiên Huế điển hình cho kiểu đồng bằng mài mòn, tích tụ và đồng bằng ẫn với cồn cát, đàm phá với diện tích đầm phá: 22.000ha, lớn nhất Đông Nam Á Hệ thống sông ngòi gồm các sông chính như sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Nong, sông Truồi…
1.2.6.3 Các yếu tố về điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội:
Hành chính: Thành phố Huế (đô thị loại I, nguyên là cố đô của Việt Nam)
và 8 huyện: Hương Thủy, Phú Vang, Hương Trà, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới, Quảng Điền và Phong Điền TP Huế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Với số dân 1.090.879 người, mật độ dân số 215,48 người/km2 (theo số liệu Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế năm 2010)
Kinh tế: Cơ cấu kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2012 cũng có sự thay đổi đáng kể Tỷ trọng nông nghiệp giảm 11%, tỷ trọng công nghiệp tăng 5,9% và tỷ trọng dịch vụ tăng 5,1% Tuy nhiên cơ cấu ngành của tỉnh chưa hiện đại
Nguồn nhân lực: Tính đến nay có 126.412 tổng số lao động Trong đó, số lao động trực tiếp là 36.118 người và số lao động gián tiếp là 90.294 người
Trang 23Các yếu tố về thị trường: Do có lợi thế về tài nguyên tự nhiên lẫn tài nguyên nhân văn thúc đẩy thị trường du lịch Huế phát triển và có dấu ấn lớn về thị trường khách quốc tế.
1.2.6.4 Các yếu tố về tài nguyên phát triển du lịch:
Cảnh quan thiên nhiên sông núi, rừng, biển rất kỳ thú và hấp dẫn với những địa danh nổi tiếng như sông Hương, núi Ngự, đèo Hải Vân, núi Bạch Mã,cửa Thuận An, bãi biển Lăng Cô, đầm phá Tam Giang Cố đô Huế là một trongnhững trung tâm văn hóa lớn của Việt Nam, hiện đang lưu trữ một kho tàng vật chất đồ sộ, có quần thể di tích cố đô đã được UNESCO xếp hạng di sản văn hoá nhân loại với những công trình về kiến trúc cung đình và danh lam thắng cảnh nổi tiến Với gần 1.000 di tích bao gồm di tích lịch sử cách mạng, di tích tôn giáo, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
1.2.6.5 Thực trạng họat động du lịch:
Các loại hình du lịch: du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch biển, dulịch sinh thái
Các sản phẩm du lịch: Huế với những ưu đãi về thiên nhiên cũng như có
thế mạnh về nét đặc sắc cung đình tạo được những sản phẩm du lịch đặc trưngđặc thù riêng như các dịch vụ: ca Huế trên sông Hương, cơm vua, nghĩ dưỡng,trãi nghiệm cuộc sống vua chúa… Huế có những tuyến du lịch chính sau: tour
du lịch hành trình di sản, du lịch lễ hội Huế, Tour du lịch suối khoáng ThanhTân 1 ngày, Huế - Phong Nha - Hội An - Mỹ Sơn - Đà Nẵng, Tour du lịch chùaHuế, Tour du lịch văn hóa nghệ thuật về đêm Huế Dịu Dàng, Tour Du Lịch Huế
- Lavang – Phong Nha – Huế Ngoài ra còn có rất nhiều tuyến du lịch của Huế
đã và đang hấp dẫn khách quốc tế và nội địa
Trong năm, tỉnh Thừa Thiên Huế ước đón 2,9 triệu lượt khách du lịch, (1 triệu lượt khách quốc tế); trong đó khách lưu trú đón được 1,85 triệu lượt (kháchquốc tế là 790 ngàn lượt) Doanh thu du lịch ước đạt 2.800 tỷ đồng, tăng 14,7%
so với năm 2013 Trong dịp Festival Huế 2014, Thừa Thiên Huế đã đón gần 220.000 lượt khách (tăng 25% so với Festival Huế 2012) trong đó có hơn
100.000 khách quốc tế đến từ 115 quốc gia và vùng lãnh thổ Trong năm 2014, Thừa Thiên Huế đã tăng cường các hoạt động xúc tiến quảng bá thông qua nhiềuhình thức phong phú, sinh động Ngay từ đầu năm, đã được triển khai lồng ghép vào các hoạt động văn hóa, thể thao, các lễ hội truyền thống trên địa bàn như
Trang 24Vật làng Sình, Vật làng Thủ Lễ, Đền Huyền Trân, Điện Huệ Nam, lễ Phật Đản
… Đặc biệt là xúc tiến quảng bá du lịch tại các địa phương trong nước và trên thế giới như: tham dự hội chợ quốc tế JATA Travel Showcase tại Tokyo Nhật Bản; hội chợ WTM 2014 London Vương quốc Anh;Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, phối hợp tổ chức tốt nhiều hoạt động hưởng ứng Festival, mở rộng không gian lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia, tiêu biểu như: “Hương xưa làng cổ Phước Tích”, “Phong Hải biển nhớ”, “Chợ quê ngày hội”, Lễ hội Sóng nước Tam Giang, Festival Thuận An biển gọi và Lăng Cô Huyền thoại biển… Thông qua chuỗi sự kiện Festival Huế
2014 và các lễ hội đã phát triển loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, củng cố loại hình du lịch MICE Đặc biệt các tour du lịch cộng đồng như: tour làng gốm truyền thống ở Phước Tích; tour du lịch cộng đồng ở Cầu Ngói Thanh Toàn; du lịch tiểu vùng sông Mê Công tại A Lưới; tour du lịch làng nghề ở Quảng Điền và phát triển mới nhiều tour du lịch vùng đầm phá… đã làm đa dạng hóa loại hình du lịch Hoạt động của Khu nghỉ dưỡng phức hợp Laguna Lăng Cô đã góp phần phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển và loại hình
du lịch thể thao mạo hiểm trên biển
1.2.7 QUẢNG BÌNH
Với diện tích: 8.065,3 km2 và dân số(2009): 846.900 người có tỉnh,lỵ là:Thành phố Đồng Hới Các huyện: Tuyên Hóa, Minh Hóa, Quảng Trạch, BốTrạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy Dân tộc sinh sống chủ yếu là: Kinh, Bru VânKiều,Chứt, Tày,
1.2.7.1 Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
Hệ thống đường sá giao thông: Thành phố Đồng Hới cách Hà Nội 491km đường bộ và 522km đường sắt Giao thông tương đối thuận tiện Giao thông đường bộ có quốc lộ 1A dài 122 km, đường Hồ Chí Minh nhánh Đông dài
200 km và nhánh Tây dài 197 km, Quốc lộ 12A, Quốc lộ 12C, Quốc lộ
9B, Quốc lộ 15A Giao thông đường sắt có tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua tỉnh tổng cộng 174,5 km (dài nhất nước) với 19 ga trong đó có ga Đồng Hới là một trong 8 ga chính của cả nước và ga Đồng Lê có tàu Thống Nhất dừng đổ đón trả khách Giao thông đường hàng không có sân bay Đồng Hới được đưa vào hoạt động vào tháng 5/2008 với tuyến bay nối sân bay quốc tế Nội Bài Hà Nội với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 25Hệ thống cung ứng điện nước: Năm 2013, Công ty Điện lực Quảng Bình
đã đạt 100,01% chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh điện năng Kết quả sản lượng điện tiết kiệm được trên 9,142 triệu kWh, đạt 118,7% kế hoạch giao Giá bán điện bình quân ước thực hiện 1.430,62 đồng/kWh, tăng 26,9 đ/kWh so với
kế hoạch giao Trên địa bàn tỉnh có 5 sông lớn là sông Gianh, sông Ròn, sông Nhật Lệ (là hợp lưu của sông Kiến Giang và sông Long Đại), sông Lý
Hòa và sông Dinh với tổng lưu lượng 4 tỷ m³/năm Cung cấp lượng nước lớn cho sinh hoạt và tưới tiêu Tỷ lệ dân cư thành thị được sử dụng nước sạch đạt 95% Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch và hợp vệ sinh đạt 75% - 80%
Hệ thống thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông: Bưu chính viễnthông phát triển khá, được trang bị hiện đại đảm bảo thông tin thông suốt có159/159 xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình, tỷ lệ đô thị hóa đạt 19-20%
Dịch vụ lưu trú: Theo Sở VH-TT-DL, hiện tỉnh có 245 cơ sở lưu trú nhưng trong đó chỉ có 1 khu là Sun Spa Resort đạt tiêu chuẩn 5 sao, 3 khách sạn 4 sao,
3 cái 3 sao, 19 cái 2 sao và 19 cái 1 sao Với các khách sạn như: khách sạn Mường Thanh – Quảng Bình, khách sạn Sài Gòn – Quảng Bình, khách sạn Tân Bình, khách sạn Sunrise, khách sạn Đường Sắt Quảng Bình, khách sạn Ban Mai,khách sạn Luxe, khách sạn Sài Gòn – Phong Nha,…
Các dịch vụ bổ sung: Rạp chiếu phim 15/7, Bar Hoàng Đế, Sun Spa, NearPool Bar, Café Mộc, Bar Café Wondẻ No 1, Café Venus, Café Viet Nam
Airline,
1.2.7.2 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Quảng Bình là tỉnh thuộc miền Trung, phía bắc giáp Hà Tĩnh,phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp Lào, phia nam giáp Quảng Trị có diệntích tự nhiên trên đất liền là 8.037,6 km2
Khí hậu, thời tiết: Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm haimùa: mùa khô và mùa mưa Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25ºC- 26ºC
Địa hình: Địa hình tương đối phức tạp,núi rừng sát biển tạo thành độ dốc cao dần từ đông sang tây Đồng bằng nhỏ hẹp, chủ yếu tập trung theo hai bờ sông chính Quảng Bình có nhiều sông ngòi Bờ biển dài 116km với hai cảng lớn: cảng Giang và cảng Nhật Lệ Trên địa bàn tỉnh có 5 sông lớn là sông
Gianh, sông Ròn, sông Nhật Lệ, sông Lý Hòa và sông Dinh với tổng lưu lượng 4
tỷ m³/năm
Trang 261.2.7.3 Các yếu tố về điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội:
Hành chính: Ngoài trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Đồng Hới, Quảng Bình có 7 huyện và thị xã với tổng cộng có 159 xã, phường và thị trấn
Dân số: Dân số Quảng Bình năm 2013 có 854.918 người Dân cư phân
bố không đều, 86,83% sống ở vùng nông thôn và 14,4% sống ở thành thị
Kinh tế: Năm 2012, Quảng Bình đóng góp vào ngân sách nhà nước 1.840
tỷ đồng, so với 810 tỷ đồng năm 2008, GDP đầu người năm 2012 đạt
1000 USD Thu ngân sách toàn tỉnh năm 2011 đạt 1792 tỷ đồng
Nguồn nhân lực: Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào với 421.328 người, chiếm khoảng 49,28% dân số
Các yếu tố về thị trường:Từ đầu năm đến nay, lượng khách du lịch đến Quảng Bình đã tăng 144% so với cùng kỳ năm ngoái với hơn 1,8 triệu lượt; trong đó riêng lượng khách viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có hơn 67.300 đoàn với 750.000 lượt người Nhờ sự kiện quan trọng và cảnh quan thiênnhiên, Quảng Bình đã và đang quảng bá xúc tiến thúc đẩy thị trường du lịch mộtcách mạnh mẽ
1.2.7.4 Các yếu tố về tài nguyên phát triển du lịch:
Nằm ở cửa ngõ đường vô xứ Huế, gối đầu lên đỉnh đèo Ngang thơ mộng, dải đất Quảng Bình trải ra như một bức tranh hoành tráng về non xanh nước biếc Phong cảnh ở đây thật kỳ vĩ, sơn thuỷ hữu tình Bờ biển Quảng Bình có những bãi cát vàng óng ánh dưới rừng dương xanh với nhiều bãi tắm đẹp, nước biển lung linh màu ngọc bích và chưa bị ô nhiễm Tỉnh có các danh thắng nổi tiếng như động Phong Nha, động Tiên Sơn, rừng nguyên sinh trong khu bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng, bãi biển Nhật Lệ, Đá Nhảy, Suối nước nóng Bang v.v trong đó động Phong Nha là một trong những hang động lớn và đẹp nhất ở Việt Nam Phong Nha – Kẻ Bàng là di sản thế giới thứ 5 của Việt Nam Ngoài ra Quảng Bình ngày nay còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử, văn hóa của nhiều thời đại khác nhau
1.2.7.5 Thực trạng họat động du lịch:
Các loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch khám phá
Các sản phẩm du lịch: Quảng Bình được biết đến như là điểm đến thiênnhiên với các danh thắng hấp dẫn Các sản phẩm du lịch chủ yếu như leo núi,
Trang 27khám phá mạo hiểm và sinh thái nghỉ dưỡng Quảng Bình có các tuyến du lịchchính như: khám phá động Thiên Đường – mộ Đại tướng, khám phá Phong Nha– Kẽ Bàng, Sài Gòn - Đà Nẵng - Huế - Quảng Bình , Hà Nội-Hà Tĩnh-QuảngBình -Hà Nội, Hà Nội-Quảng Bình-Huế - Hà Nội,… Hầu hết các tuyến du lịchcủa Quảng Bình đều gắng với thiên nhiên
Theo thống kê sơ bộ từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 7 tháng đầu năm
2014, tổng lượt khách du lịch đến Quảng Bình ước đạt hơn 2,188 triệu lượt, tănghơn 148% so với cùng kỳ năm 2013 Trong đó, số lượt khách nội địa chiếm hơn 2,154 triệu lượt, tăng hơn 152% so với cùng kỳ Đây được xem là một bước tiến đầy ngoạn mục của ngành Du lịch Quảng Bình, hứa hẹn nhiều đột phá mới sẽ xuất hiện trong những năm tiếp theo Tuy nhiên, lượt khách nội địa do cơ sở lưu trú phục vụ (tức lượng khách có thể tạo ra nhiều nguồn thu về dịch vụ, ăn uống, vận chuyển ) lại gần như “dẫm chân tại chỗ” 7 tháng đầu năm 2014, toàn tỉnh duy trì khoảng hơn 555 nghìn lượt khách nội địa được phục vụ tại cơ sở lưu trú, chỉ tăng 1,31% so với cùng kỳ, đối lập với đó, tỷ lệ tăng này ở khách quốc tế là hơn 15% Ngày khách do cơ sở lưu trú phục vụ khách nội địa cũng chỉ ước tăng 5,83%, trong khi con số này dành cho khách quốc tế là tăng 15,63%
Trong đó, cao điểm nhất là vào đợt nghỉ hè trong khoảng tháng 4, 5 và 6 Không chỉ các công ty lữ hành mà ngay cả hầu hết cơ sở lưu trú trên địa bàn đều
có những hoạt động kích cầu, thu hút du khách nội địa trong giai đoạn này Hơn 95% lượng khách đến với Khách sạn Phú Quý (TP.Đồng Hới) là khách nội địa,
do đó, ngay từ đầu mùa vụ, khách sạn đã chủ động có nhiều ưu đãi dành cho khách hàng nội địa, như: giá cả “mềm” hơn, bao gồm cả ăn sáng, các hoạt động
về đêm (tổ chức nhạc hội, vui chơi giải trí ) Nhờ vậy, trong mùa cao điểm, công suất sử dụng buồng của khách sạn luôn ở mức trên 90% Công ty du lịch quốc tế Quảng Bình (Quang Binh Travel) và Công ty TNHH Du lịch Phú Gia (Phú Gia Tourist) cũng thường xuyên giảm giá từ 20%-25% để kích thích lượng khách nội địa về với Quảng Bình
1.2.8 NGHỆ AN
Với diện tích: 16.498,5km2 và dân số (2009): 2.913.100 người, có tỉnh lỵ là: Thành phố Vinh Các huyện, thị: Thị xã Cửa Lò, Thái Hòa; các huyện: Diễn Châu, Huỳnh Lưu, Yên Thành,Đô Lương, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Nam
Đàn,Thanh Chương, Tân Kỳ, Anh Sơn, Con Cuông, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp,Quỳ
Trang 28Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn Dân tộc sinh sống chủ yếu là:
Kinh,Thái, Thổ, Khơ Mú, H’Mông…
1.2.8.1 Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
Hệ thống đường sá giao thông: Đường bộ có quốc lộ 1A, quốc lộ 7, quốc
lộ 46, quốc lộ 48 Có đường sắt Bắc – Nam xuyên suốt chiều dài của tỉnh Ga Vinh là một trong những ga hành khách và hàng hóa lớn của cả nước Có cảng biển Cửa Lò (cách thành phố Vinh 15 km), Có sân bay Vinh (cách ga Vinh 5 km), đã được nâng cấp và mở rộng Bờ biển dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tải biển, phát triển cảng biển: cảng biển Cửa Lò
Hệ thống cung ứng điện nước: là công ty cấp nước Nghệ An cung cấp nước cho toàn tỉnh Các phụ tải tỉnh Nghệ An được cấp điện từ hệ thống điện miền Bắc thông qua tuyến đường dây 220KV từ Thủy điện Hòa Bình tới trạm 500KV Hà Tĩnh (dây dẫn AC300 dài 271km) và 2 trạm biến áp 220/110KV: Hưng Đông và Nghi Sơn
Hệ thống thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông: Cơ sở vật chất và mạng lưới bưu chính viễn thông hiện đại, với đầy đủ các loại hình dịch vụ có thểđáp ứng nhanh chóng nhu cầu trao đổi thông tin, liên lạc trong nước và quốc
tế Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin – truyền thông của tỉnh được xếp hạng thứ 9/63 tỉnh, thành Trên địa bàn tỉnh, hiện có mặt hầu hết các mạng điện thoại
cố định và di động, phủ sóng hết các huyện, thành, thị trong tỉnh
Dịch vụ lưu trú: : hiện trên địa bàn toàn tỉnh có 497 khách sạn, nhà nghỉ với 12 ngàn phòng, trên 22,5 ngàn giường Trong đó, có 1 khách sạn 5 sao, 5 khách sạn 4 sao, 11 khách sạn 3 sao, gần 50 khách sạn 1-2 sao Với các khách sạn như: khách sạn Mường Thanh – Sông Lam, khách sạn Hữu Nghị - Nghệ An,khách sạn Sài Gòn – Kim Liên, khách sạn Giao Tế, khách sạn Duy Tân, khách sạn Phương Đông, khách sạn Thượng Hải, khách sạn Mường Thanh – Thanh Niên, khách sạn Lam Hồng, khách sạn Asean,…
Các dịch vụ bổ sung: Bluemoon Home Spa, Minh Xuân Spa, Spa Kim Ngân, Bar Avatar Club, Bida Café Bảo Ngọc, Thanh Café, Café Tĩnh Quán,…
1.2.8.2 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Nghệ An nằm ở vùng Bắc Trung bộ nước Việt Nam PhíaBắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía tây giáp nước bạnLào, Đông giáp với biển Đông
Trang 29Khí hậu, thời tiết: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tácđộng trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) vàgió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
Địa hình: Địa hình Nghệ An gồm có núi, đồi, thung lũng Độ dốc thoải dần từ đông bắc xuống tây nam Hệ thống sông ngòi của tỉnh dày đặc, có bờ biển dài 82 km Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh Hệ thống sông ngòi dày đặc; Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km,mật độ trung bình là 0,7 km/km2 Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xieng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km
Hệ thống sông ngòi dày đặc; Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828
km Sông lớn nhất là sông Cả,có chiều dài là 532 km
1.2.8.3 Các yếu tố về điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội:
Hành chính: Nghệ An bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 3 thị xã và 17 huyện Nghệ An có 480 đơn vị hành chính cấp xã gồm 463 xã phường và 17 thị trấn Với dân số: Theo điều tra dân số ngày 1/4/2009 là 2.912.041 người
Kinh tế: Hiện nay ngành công nghiệp của Nghệ An tập trung phát triển ở
3 khu vực là Vinh - Cửa Lò gắn với Khu kinh tế Đông Nam, Khu vực Hoàng Mai và khu vực Phủ Quỳ Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Nghệ An xếp ở vị trí thứ 49/63 tỉnh
thành
Nguồn nhân lực: Nguồn lao động dồi dào, trên 1,5 triệu người
Các yếu tố về thị trường: Trong mục tiêu phát triển những năm tới thịtrường mà tỉnh muốn hương đến như sau: thị trường Quốc tế gồm thị trườngASEAN, thị trường Đông Á - Thái Bình Dương, thị trường Tây Âu, Thị trườngnội địa theo thứ tự ưu tiên là: khách du lịch tham quan thắng cảnh, các di tíchvăn hoá, lịch sử, khách du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, khách du lịch Lễ hội -Tâm linh, khách du lịch thương mại, du lịch công vụ, khách du lịch sinh thái,khách du lịch đi tour trên tuyến du lịch Bắc Nam, khách du lịch cuối tuần
1.2.8.4 Các yếu tố về tài nguyên phát triển du lịch:
Nghệ An là xứ sở của những lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông nước như
lễ hội Cầu Ngư, Rước hến, Đua thuyền Về du lịch biển, Nghệ An có 82 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp hấp dẫn khách du lịch quốc tế như bãi biển Cửa Lò,
Trang 30Cửa Hội; Nghi Thiết, Bãi Lữ Đồng thời Nghệ An rất có lợi thế phát triển du lịchvăn hóa Hiện nay Nghệ An có trên 1 ngàn di tích lịch sử văn hóa, trong đó có gần 200 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng như :Khu di tích lịch sử Kim Liên, cách trung tâm thành phố Vinh 12 km, Làng Sen, quê nội của Hồ Chí Minh
1.2.8.5 Thực trạng họat động du lịch:
Các loại hình du lịch: du lịch văn hóa, du lịch sinh thái
Các sản phẩm du lịch: Các sản phẩm du lịch của tỉnh thiên về du lịch văn
hóa với các sản phẩm về thăm quê bác, nghỉ dưỡng các bãi biển Có các tuyến
và tour du lịch chính như sau: Tp Vinh- Rừng Nguyên sinh Pù Mát(Con Cuông)– Tp Vinh (Vinh- Rừng Nguyên sinh Pù Mát(Con Cuông) – Vinh), Vinh -Quỳnh Lưu - Yên Thành - Diễn Châu - Vinh (Vinh - Quỳnh Lưu - Yên Thành -Diễn Châu - Vinh), Tp Vinh-Quế Phong-Khu du lịch sinh thái Quỳ Châu-TpVinh (Tp Vinh-Quế Phong-Khu du lịch sinh thái Quỳ Châu-Tp Vinh), Về thămQuê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh (Tp Vinh( Cửa Lò)-Khu Di tích LSVH KimLiên-Nam Đàn-Tp Vinh( Cửa Lò)),
Tổng 12 tháng năm 2014, Nghệ An ước đón 5.562.372 lượt khách, trong
đó khách lưu trú ước đạt 3.549.992 lượt bằng 1079% so với cùng kỳ năm 2013, khách quốc tế ước đạt 64.450 lượt bằng 106% so với cùng kỳ năm 2013 Doanh thu du lịch ước đạt 2.381.956 triệu đồng bằng 113% so với cùng kỳ năm 2013, doanh thu quốc tế ước đạt 11.989 ngàn USD bằng 99% so với năm 2013
Riêng thị xã Cửa Lò: Lượng khách du lịch đạt 2 triệu 250 ngàn lượt khách(tăng 6,1% so với năm 2013), trong đó khách lưu trú đạt 1 triệu 345 ngàn lượt khách, khách quốc tế đạt 5.500 lượt Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ, du lịchđạt 1.730 tỷ đồng (tăng 18,4% so với 2013), thu thuế, phí từ các hoạt động dịch
vụ đạt 32,5 tỷ đồng Có 265 cơ sở lưu trú với 7.496 phòng nghỉ và 15.028
giường, có khả năng phục vụ 18 ngàn lượt khách lưu trú/ngày đêm; 25 cơ sở lưutrú đạt tiêu chuẩn 1 - 4 sao đáp ứng hoạt động và tổ chức được các sự kiện mangtầm quốc tế Tổng lao động trong lĩnh vực du lịch là 7.300 người Triển khai thẩm định và công nhận thêm được 19 mô hình nhà hàng kinh doanh văn minh nâng cao thương hiệu du lịch Để có được kết quả đó, Thị xã xác định cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Trong năm 2014 đã liên kết được 65 đơn vị lữ hành giới thiệu và đón 310 đoàn khách về du lịch tại Thị xã, thiết lập 16 tua, tuyến để khai thác, được du khách đánh giá cao và thu hút nhiều khách du lịch như Cửa
Trang 31Lò - Đảo Ngư ; Cửa Lò - Vinh - Khu di tích Kim Liên; Cửa Lò - Vinh - Cửa khẩu Cầu Treo - Lạc Xao (Lào); Cửa Lò - Vinh - Phuket và Udon Thani (Thái Lan) Chỉ đạo quyết liệt chủ trương "5 không"; Ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch kể cả trực tiếp
và gián tiếp với mục tiêu xây dựng Thị xã du lịch biển xanh, sạch, đẹp, từng bước phát triển hiện đại, bền vững Hoàn thiện thủ tục hồ sơ trình Bộ VHTT và
DL, Bộ Xây dựng và Thủ tướng phê duyệt xây dựng Cửa Lò trở thành đô thị du lịch biển
1.2.9 NINH BÌNH
Với diện tích: 1.392,4km2 và dân số (2009): 898.500 người, có tỉnh lỵ là: Thành phố Ninh Bình Các huyện, thị: Thị xã Tam Điệp; các huyện: Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Yên Khánh, Kim Sơn Dân tộc sinh sống chủ yếu là: Kinh,Thái, Tày, Mường,…
1.2.9.1 Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật:
Hệ thống đường sá giao thông: Giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy đều thuận lợi Thành phố Ninh Bình nằm trên đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, cách Hà Nội hơn 90km Tỉnh có quốc lộ 10 đi Nam Định, Thanh Hóa, quốc
lộ 12B đi Hòa Bình Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua tỉnh Ninh Bình có chiều dài 19km Đường thủy: Tỉnh Ninh Bình có hệ thống giao thông thủy rất thụân lợi do có nhiều con sông lớn như: sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Càn, sông Vạc, sông Vân
Hệ thống cung ứng điện nước: Nhà máy điện NB công suất 1100MW cộng với hệ thống lưới điện quốc gia khá hòan chỉnh Tòan tỉnh đã xây dựng nhàmáy nước có công suất đảm bảo nhu cầu cung ứng nước sạch cho sinh họat và sản xuất
Hệ thống thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông: Cơ sở hạ tầng bưuchính viễn thông được tăng cường đáng kể Đến năm 2011 toàn tỉnh đã có 91%
số hộ dân có máy thu hình, 218.675 máy thuê bao điện thoại cố định (hữu tuyến
và vô tuyến) và máy thuê bao di động trả sau, Số thuê bao Internet được kết nốiADSL là 21.908, trong đó có 19.685 thuê bao của hộ dân
Dịch vụ lưu trú: Đến nay, toàn tỉnh có 284 cơ sở lưu trú, trong đó có 38 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 3 sao, ba khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao với 4.384 phòng nghỉ, trong đó có 851 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn 3-5 sao Với các khách
Trang 32sạn như: khách sạn Hoàng Hải, khách sạn Queen, khách sạn Mai Hoa, khách sạn Thùy Anh, khách sạn Kim Đô, khách sạn Thanh Thủy, khách sạn Xuân Hoa,khách sạn Quang Dũng, khách sạn Anna Tham, khách sạn Tuấn Ngọc, khách sạn Ngọc Minh, khách sạn Hoàng Sơn Peace, khách sạn Royal Hotel, khách sạn Bái Đính,…
Các dịch vụ bổ sung: Café OTC, Café Trung Nguyên, Café Galaxy, New Life Club, Emeralda Ninh Bình Resort & Spa, Spa Phương Linh,…
1.2.9.2 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Ninh Bình là tỉnh ở phía nam của vùng đồng bằng Bắc bộ, nơi tiếp giáp và ngăn cách miền Bắc với miền Trung bởi dãy núi Tam Điệp hùng
vĩ Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Hòa Bình và Hà Nam, phía nam giáp tỉnh Thanh Hoá và biển Đông, phía đông giáp tỉnh Nam Định, phía tây giáp Thanh Hóa Ninh Bình nằm ở vị trí ranh giới 3 khu vực địa lý: Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ Cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía Nam
Khí hậu, thời tiết: Khí hậu của tỉnh thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằngsông Hồng Thời tiết trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt; mùa khô và mùa mưa
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.800 mm; Nhiệt độ trung bình 23,5 °C
Địa hình: Địa hình phân bố khá phức tạp Vùng đồi núi, vùng nửa đồi núi phân bố rải rác theo các vùng đồng bằng xen kẽ, Ninh Bình có 18km bờ biển
Hệ thống sông ngòi bao gồm sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Bôi, sông Ân, sông Vạc, sông Lạng, sông Vân Sàng, với tổng chiều dài 496km
1.2.9.3 Các yếu tố về điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội:
Hành chính: Ninh Bình có 2 thành phố và 6 huyện (147 đơn vị hành chínhcấp xã gồm 125 xã, 15 phường và 7 thị trấn) Với dân số: 898.459 người (điều tra dân số 01/04/2009)
Kinh tế: Năm 2013, lĩnh vực sản xuất công nghiệp, giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 15,5 nghìn tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2012 và đạt 95,7%
kế hoạch cả năm Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng bị mưa lớn của các cơn bão số 5, số 6 và dịch bệnh trong vụ mùa Giá trị sản xuất toàn ngành đạt 2.199 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), giảm 0,63% so với năm 2012 Mặc dù gặp nhiều khó khăn, song thu ngân sách năm
2013 đạt 2.855 tỷ đồng, đạt 100,2% kế hoạch HĐND tỉnh giao, tăng 11,7% so với thực hiện năm 2012
Trang 33Nhân lực: Năm 2000 luợng lao động trong ngành du lịch là 5500 lao động, năm 2011 là 7.951 lao động, tăng 44,56% trong đó lao động có trình độ ĐH-CĐ là 345 lao động, trung cấp là 583 lao động.
Các yếu tố về thị trường: Do việc xúc tiến du lịch quảng bá nâng cao thitrường du lịch trong nước và quốc tế nên Ninh Bình có những thành công đáng
kể Trong tương lai thị trường khách quốc tế được chú trọng và đẩy mạnh
Văn hóa: nằm ở vùng giao thoa giữa các khu vực: Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, là nơi chịu ảnh hưởng giữa nền văn hóa Hòa Bình
và văn hóa Đông Sơn Với đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa tương đối đa dạng mang đặc trưng khác biệt so với các tỉnh đồng bằng sông Hồng
1.2.9.4 Các yếu tố về tài nguyên phát triển du lịch:
Ninh Bình có tiềm năng du lịch rất lớn, là nơi có tới 3 danh hiệu
UNESCO với quần thể di sản thế giới Tràng An, ca trù và khu dự trữ sinh quyểnthế giới Bãi ngang - Cồn Nổi Nơi đây sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: Cố đô Hoa Lư, chùa Bái Đính, quần thể danh thắng Tràng An, khu du lịch Tam cốc- Bích động, vuờn quốc gia Cúc Phương, nhà thờ Phát Diệm
1.2.9.5 Thực trạng họat động du lịch:
Các loại hình du lịch: sinh thái - nghỉ dưỡng, văn hóa - lịch sử - tâm linh,
du lịch mạo hiểm, thể thao
Các sản phẩm du lịch: sản phẩm chủ yếu của tỉnh là và sinh thái và tâm linh với các sản phẩm như chèo thuyền khám phá Tràng An, hành hương chùa Bái Đính Các tour và tuyến du lịch chính của tỉnh như: Bái Đính – Tràng An – Vườn QG Cúc Phương, Hoa Lư – Tam Cốc – Bích Động – Cúc Phương, Tràng
An – Bái Đính, Hoa Lư – Tam Cốc – Bích Động, Tràng An – Cúc Phương – Kênh Gà,
Năm 2013, tỉnh đã đón 4,39 triệu lượt khách (tăng 99% so với năm 2009),trong đó có 521 nghìn lượt khách quốc tế, doanh thu năm 2013 đạt 897,4 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 37,63% so với năm 2009 Năm 2014, doanh thu từ
du lịch ước đạt 942 tỷ đồng, tăng 5,1% so với năm 2013 và tổng lượng khách lưu trú tăng 21,5% Từ năm 2009 đến năm 2014, tỉnh thu hút 33 dự án đầu tư vào cơ sở vật chất du lịch với số vốn đăng ký gần 13 nghìn tỷ đồng Toàn tỉnh
Trang 34hiện có hơn 3.600 đò chèo tay phục vụ khách, 11 thuyền máy sức chở 12 đến 20 khách, Sở đã tích cực tập huấn, đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn cho hơn 2.000 người lái đò Bên cạnh đó, Trường đại học Hoa Lư phối hợp Trường cao đẳng Du lịch Hà Nội tuyển sinh ba khóa trung cấp du lịch chuyên ngành: hướng dẫn viên du lịch, buồng, bàn, ba và lễ tân, với 526 sinh viên theo học Hiện nay,
có 307 sinh viên đã tốt nghiệp và phần lớn được nhận vào làm việc tại các đơn
vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh
1.2.10 QUẢNG NINH
Với diện tích: 6.009km2 và dân số (2009): 1.144.400 người, có tỉnh lỵ là:Thành phố Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí; huyện: Bình Liêu, Hải Hà,Đầm Hà, Tiên yên, Ba Chẽ, Văn Đồn, Hoành Bồn, Đông Triều, Cô Tô, YênHưng Dân tộc sinh sống chủ yếu là: Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu,…
1.2.10.1 Các yếu tố về cơ sở hạ tầng,cơ sở vật chất kỹ thuật
Hệ thống đường sá giao thông: Hệ thống giao thông Tỉnh Quảng Ninh phong phú bao gồm đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường biển và cáccảng hàng không Hệ thống đường bộ có 5 tuyến Quốc lộ với 381 km, đường tỉnh có 12 tuyến với 301 km, 764 km đường huyện và 2.233 km đường xã Đối với hệ thống đường thuỷ nội địa toàn tỉnh có 96 bến thuỷ nội địa, 5 cảng biển Ngoài ra tỉnh còn có 65 km đường sắtquốc gia thuộc tuyến Kép-Hạ Long, và hệ thống đường sắt chuyên dùng ngành than Trong tương lai tại huyện đảo Vân Đồn sẽ xây dựng cảng hàng không Quảng Ninh(sân bay Vân Đồn) đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương và thăm quan du lịch cho người dân và khách du lịch tới đây
Hệ thống cung ứng điện nước: Toàn tỉnh còn có 69 công trình hồ, đập các loại Hệ thống hồ, đập chính tập trung tại các vùng nông nghiệp như huyện Đông Triều, Yên Hưng và các huyện miền Đông Hệ thống này gồm 7 công trình với tổng trữ lượng 222 triệu m3, có khả năng cung cấp nước tưới cho 28.500 ha Về điện tính đến ngày 30/6/2010 Quảng Ninh đang vận hành 03 nhà máy điện với tổng công suất 1.010MW trong đó bao gồm: Nhiệt điện Uông Bí (110MW+ 300MW), Nhiệt điện Quảng Ninh I1 (300MW), Nhiệt điện Cẩm Phả
I (300MW) Ngoài ra còn có hệ thống lưới điện truyền tải 220kV, 500KV
Trang 35Hệ thống thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông: Hệ thống bưu chính viễn thông đã đạt tiêu chuẩn quốc tế, đủ điều kiện đáp ứng được các nhu cầu và hình thức thông tin.Mạng viễn thông được trang bị các thiết bị kỹ thuật số với công nghệ tiên tiến, hiện đại, đa dịch vụ.
Dịch vụ lưu trú: : Quảng Ninh có tổng số 638 khách sạn, nhà nghỉ trong đó có
02 khách sạn 5 sao, 5 khách sạn 4 sao, 10 khách sạn 3 sao, 35 khách sạn 1-2 sao
và 632 khách sạn mini, nhà nghỉ Ngoài hệ thống khách sạn, Quảng Ninh còn có
350 tàu du lịch (13.000 ghế), trong đó có 49 tàu nghỉ đêm (422 giường) và 318
cơ sở kinh doanh dịch vụ và 02 khu vui chơi giải trí có thưởng dành cho người nước ngoài Với những khách sạn như khách sạn Mường Thanh – Quảng Ninh, khách sạn Hạ Long, khách sạn Sunrise Hạ Long, khách sạn Green Cô Tô, Minh Châu Beach & Resort, khách sạn Ann, khách sạn Novotel Hạ Long, khách sạn Roya Lotus Hạ Long, khách sạn Hạ long Plaza, khách sạn Heritage, khách sạn Grand Hạ Long, khách sạn Asean Hải Ngọc Hạ Long, khách sạn Bạch Đằng –
Hạ Long,…
Các dịch vụ bổ sung: Amazon Bar, Bar O2, Hạ Long By Night Café, Bamboo Bar, Cloud Nine - Beer Club, Gió Biển Bar & Café, Bạch Đằng Spa, Cẩm Phả Spa, CGV Marine Plaza, Rạp chiếu phim Lotte Hạ Long,…
1.2.10.2 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý: Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh thuộc miền Đông Bắc của Việt Nam, phía bắc giáp Trung Quốc với 170km đường biên giới, phía nam giáp Hải Phòng, phía tây giáp Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương, phía đông là vịnh Bắc
Bộ với bờ biển dài chừng 250km
Khí hậu, thời tiết: Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng
ẩm là bao trùm nhất Nhiệt độ trung bình cả năm 25oC
Địa hình: Quảng Ninh có núi, có rừng, có biển, nhiều hải sản quý hiếm Hơn 80% đất đai là đồi núi Hơn hai nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều
là các quả núi Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10 km nhưng phần nhiều đều nhỏ Diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2
1.2.10.3 Các yếu tố về điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội:
Trang 36Hành chính: Quảng Ninh có 4 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện trực thuộc, Trong đó, có 186 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 61 phường, 10 thị trấn và
115 xã, Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất của Việt Nam
Dân số: Tính đến năm 2012, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh đạt gần
1.177.200 người, mật độ dân số đạt 193 người/km²
Kinh tế: Quảng Ninh xếp thứ 5 cả nước về thu ngân sách nhà nước (2012)sau thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và thành phốHải Phòng Tính đến hết năm 2012 GDP đầu người đạt hơn 2700 USD/năm
Nguồn nhân lực: Tổng số lao động trong ngành du lịch là 11.000 người (gồm: 2.300 lao động trực tiếp và 8.700 lao động gián tiếp)
Các yếu tố về thị trường: Trong năm 2014 thị trường khách du lịch đến
Hạ Lọng có nhiều chuyển biến, thị trường khách nói tiếng Hoa có nhiều biến đổi
về số lượng Nguyên nhân do tình hình khó khăn và những mâu thuẫn Việt Nam– Trung Quốc cho nên thị trường khách Trung Quốc giảm
1.2.10.4 Các yếu tố về tài nguyên phát triển du lịch:
Quảng Ninh là một địa danh giàu tiềm năng du lịch, là một đỉnh của tam giác tăng trưởng du lịch miền Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có danh thắng nổi tiếng làvịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới và disản thế giới bởi giá trị địa chất địa mạo Vịnh Hạ Long là địa điêm du lịch lý tưởng của Quảng Ninh cũng như miền bắc Việt Nam Tiềm năng du lịch Quảng Ninh nổi bật với: Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, đảo Cô Tô, các di tích lịch
sử như: bãi cọc Bạch Đằng, quần thể di tích lăng các vua Trần, nùi Yên Tử,
1.2.10.5 Thực trạng họat động du lịch:
Các loại hình du lịch: du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái,
du lịch tâm linh
Các sản phẩm du lịch: Thên về các sản phẩm du lịch biển và các hoạt
động trên biển như: lặng biển, khám phá hang động vịnh biển, nghỉ dưỡng Cáctuyến và tour du lịch chủ yếu ở Quảng Ninh:Yên Tử - Cửa Ông – Côn Sơn KiếtBạc, Trà Cổ - Móng Cái, Trà Cổ - Móng Cái – Đông Hưng, Hạ Long – QuanLạn – Minh Châu, tour du lịch các hòn và hang ở vịnh Hạ Long
Năm 2000, lượng khách du lịch đến Ninh Bình mới đạt 450.000 lượt thì năm 2010 Ninh Bình đã đón được 3,3 triệu lượt khách(tăng 7,3 lần), năm 2013 Ninh Bình đón 4,4 triệu lượt khách Hiệu quả kinh tế về du lịch tăng mạnh trong
Trang 37những năm gần đây, thể hiện tổng thu từ du lịch tăng liên tục và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Năm 2001 du lịch Ninh Bình thu về28,2 tỷ đồng, đến năm 2013 doanh thu từ du lịch đạt gần 900 tỷ đồng, tăng trên
32 lần so với năm 2001 Để thực hiện mục tiêu đến năm 2015, khách du lịch đếnNinh Bình đạt 6.000.000 lượt, trong đó khách quốc tế đạt 1.000.000 lượt, doanh thu du lịch đạt 1.500 tỷ đồng Đưa các tuyến, điểm du lịch mới vào khai thác như: Tuyến Du lịch Hang Chùa- Hang Ghé- Hang Bụt; Tuyến Du lịch Linh Cốc
- Hải Nham, Tuyến Du lịch trên Sông Sào Khê (huyện Hoa Lư); Du lịch Động Thiên Hà (huyện Nho Quan), Du lịch Hang Luồn (huyện Hoa Lư)
1.2.11 PHÚ THỌ
1.2.11.1 Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật:
Giao thông: Qua địa bàn tỉnh có quốc lộ: 2, 32, 70 Đường thủy có cảng Việt Trì (sông Hồng, sông Lô) Phú Thọ còn có tuyến đường sắt dài hơn 100km nối liền Hà Nội, Hải Phòng, Yên Bái, Lào Cai và Côn Minh, Vân Nam (Trung Quốc)
Hệ thống điện- nước: Hiện nay hệ thống điện ở Phú Thọ rất ổn định và điện lưới quốc gia đã được đưa tới 100% xã trong tỉnh Thành phố, thị xã, thị trấn đã có nhà máy cung cấp nước sạch, tổng công suất trên 108.000m3/ngày đêm
Hệ thống thông tin liên lạc: Dịch vụ bưu chính viễn thông với chất lượng cao bảo đảm liên lạc thông suốt trên toàn quốc và quốc tế
Hệ thống các cơ sở dịch vụ lưu trú: Theo thống kê của ngành Du lịch tỉnh,hiện nay toàn tỉnh có 237 cơ sở lưu trú, trong đó có 207 nhà nghỉ và 30 khách sạn từ 1- 2 sao Có khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Thanh Thủy
1.2.11.2 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lí: nằm ở trung tâm tiểu vùng Tây - Đông Bắc Diện tích:
3.528,1 km²
Khí hậu: Phú Thọ nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, lượng mưa trung bình là 1600 – 1800 mm/năm Nhiệt độ trung bình các ngày trong năm là 23,4 °C
Trang 38Địa hình: chia cắt tương đối mạnh, là nơi chuyển tiếp giữa miền núi cao
và miền núi thấp, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Sông ngòi: Phú Thọ có 3 con sông lớn chảy qua: sông Hồng ,sông Lô và sông Đà
1.2.11.3 Các yếu tố về điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội:
Hành chính: Phú Thọ bao gồm 1 thành phố trực thuộc, 1 thị xã và 11 huyện, 277 xã/phường/thị trấn
Dân số: Theo điều tra dân số ngày 01/04/2009 Phú Thọ có 1.313.926 người với mật độ dân số 373 người/km²
Kinh tế: Năm 2009, thu nhập bình quân GDP/người đạt 1321USD/ngườiNguồn nhân lực: Năm 2010, số người trong độ tuổi lao động của Phú Thọkhoảng 800.000 người (chiếm 60% dân số)
Văn hóa: Sau khi uống xong một chén rượu hay một cốc bia người dân Phú Thọ nói riêng và một số tỉnh miền tây bắc nói chung (Vĩnh Phúc, Yên Bái, Lào Cai) thường bắt tay, thể hiện tình cảm và sự trân trọng với nhau
1.2.11.4 Các yếu tố về tài nguyên phát triển du lịch:
Phú Thọ là vùng đất Tổ, nơi phát tích của dân tộc Việt Nam Phú Thọ cũng là vùng đất lưu giữ nhiều di tích lịch sử, cách mạng, di sản văn hóa vật thể
và phi vật thể đặc sắc Trong đó có thể kể đến: khu di tích Đền Hùng; các khu dichỉ Phùng Nguyên, các danh lam thắng cảnh: đầm Ao Châu, Ao Giời - Suối Tiên; các lễ hội dân gian: hội Đền Hùng, hội Gia Thanh, hội đền Mẹ Âu Cơ; cáclàn điệu dân ca, xoan ghẹo, trò diễn dân gian, truyền thuyết - huyền thoại
1.2.11.5 Thực trạng họat động du lịch:
Năm 2013 đạt khoảng 6,2 triệu lượt và 6 tháng đầu năm 2014, lượng du khách đến tham quan ước thực hiện khoảng 6,2 triệu lượt Doanh thu du lịch năm 2013 đạt khoảng 1.420 tỷ đồng; doanh thu 6 tháng đầu năm 2014 ước đạt
800 tỷ đồng Miền đất trung du Phú Thọ - nơi có Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng linh thiêng với những truyền thuyết gắn với quá trình dựng nước của 18 đời Vua Hùng từ lâu đã trở thành điểm dừng chân trong hành trình
du lịch của bao thế hệ con dân đất Việt Nhận thức rõ vai trò của du lịch trong nền kinh tế của tỉnh và để phát huy tối đa tiềm năng du lịch, trong những năm vừa qua Phú Thọ đã triển khai nhiều giải pháp để thu hút các nguồn vốn đầu tư
Trang 39lễ hội truyền thống, các chính sách ưu đãi cũng được chú trọng, từ đó thu hút các
dự án đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch trên địa bàn, bước đầu đã tạo ra các khu, điểm du lịch và một số sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo, góp phần quan trọng tăng lưu lượng khách du lịch trong và ngoài nước Bởi vậy, lượng du khách đến với Phú Thọ qua mỗi năm đều tăng
1.2.12.1 Các yếu tố về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
Hệ thống đường sá giao thông: Có 4 tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh (4D, 4E.279.70) với tổng chiều dài trên 400 km Đường sắt: Tuyến đường sắt
Hà Nội - Lào Cai dài 296km Đường sông: Có 2 tuyến sông Hồng và sông Chảy chạy dọc tỉnh Đường hàng không: Chính phủ đã có chủ trương xây dựng sân bay tại Lào Cai trong giai đoạn 2010 - 2015 Lào Cai có cửa khẩu đường sắt, đường bộ sang Vân Nam (Trung Quốc) nên có vị trí quan trọng cả về kinh tế, văn hóa, chính trị, du lịch,…
Hệ thống cung ứng điện nước: Tiềm năng thuỷ điện của Lào Cai khoảng 11.000MW 75% hộ dân được sử dụng điện lưới Hiện tại đã có hệ thống cấp nước sạch tại thành phố Lào Cai và hầu hết các huyện
Hệ thống thông tin liên lạc và bưu chính viễn thông: : Mạng lưới viễn thông của tỉnh Lào Cai đã có sự phát triển vượt bậc Hiện nay trên toàn mạng có
57 tuyến cáp quang, 30 tuyến truyền dẫn Vi ba, 170 trạm BTS
Dịch vụ lưu trú: khách sạn Grand View Sapa, khách sạn Villa Sapa, kháchsạn Pumpkin Sapa, khách sạn Công Đoàn Sapa, khách sạn Auberge Đăng
Trung, khách sạn Royal View Sapa, khách sạn Holiday Sapa, khách sạn Ngôi Sao Lào Cai, khách sạn Châu Long, khách sạn Anh Đào,…
Các dịch vụ bổ sung: Táu Bar, Bamboo Bar, The Valley View Bar, Mai Anh Spa, Lào Cai Café, Bảo Ngọc Café, Phố Nhỏ Café,…
1.2.12.2 Các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Trang 40Vị trí địa lý: Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 230km đường biên giới, phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp Yên Bái và Sơn La, cách HàNội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ, diện tích tự nhiên:
6.383,88 km2
Khí hậu, thời tiết: Khí hậu chia ra làm nhiều vùng Ở các vùng thấp: khí hậu mang tính chất nhiệt đới Nhiệt đọ trung bình năm ở các vùng này từ 22 – 240C Ở các vùng cao từ 700m trở lên: khí hậu mang tính chất á nhiệt đới pha
ôn đới Nhiệt độ trung bình năm từ 18 – 280C, riêng Sa Pa có mùa đông nhiệt độxuống dưới 0 độ
Địa hình: Địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi Lào Cai có hệ thống sông suối dày đặc được phân bố khá đều trên địa bàn tỉnh với 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy
1.2.12.3 Các yếu tố về điều kiện kinh tế- văn hóa- xã hội:
Hành chính: Lào Cai bao gồm 1 thành phố trực thuộc và 8 huyện Tỉnh Lào Cai có 164 đơn vị cấp xã gồm 12 phường, 9 thị trấn và 143 xã.Tổng dân số toàn tỉnh: 593.600 người (số liệu năm 2007) Mật độ dân số bình quân: 93
người/km2
Kinh tế: Lào Cai là một trong những tỉnh liên tục đứng ở vị trí tốp đầu
về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong bảng xếp hạng những năm gần đây Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm
2011, tỉnh Lào Cai xếp ở vị trí thứ 1/63 tỉnh thành
Nguồn nhân lực: Lao động chiếm 314.520 người, chiếm khoảng 53%.Các yếu tố về thị trường: Không chỉ có những tỉnh thành vùng đồng bằng đẩy mạnh thu hút du lịch mở rộng thị trường du lịch Tỉnh vùng núi Lào Cai cũng đang đẩy mạnh mở rộng thị trường khách quốc tế
Văn hóa: Với hơn 20 nhóm dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hoá, về truyền thống lịch sử, di sản văn hoá, Theo kết quả điều tra, hiện dân tộc Thái còn lưu trữ hơn 100 bộ sách bằngchữ Pali ra đời từ thế kỉ XIII; dân tộc Tày, Dao, Giáy có hàng nghìn bản sách cổ bằng chữ Nôm Đặc biệt tại huyện Sa Pa có bãi đá cổ được chạm khắc hoa văn thể hiện các hình tượng, bản đồ, chữ ký, ký hiệu, Hơn nữa, những biến động