Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
163,15 KB
Nội dung
Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh LỜI MỞ ĐẦU Qua 3 năm học tại trường Đại Học Thủy Lợi, chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Em đã học được rất nhiều kiến thức, hiểu rõ hơn về ngành nghề mình đã lựa chọn. Sau đợt thực tập ngành vừa qua, em đã hiểu và biết cách ứng dụng lý thuyết đã được học vào kinh doanh thực tế, có cái nhìn hoàn thiện hơn về hoạt động quản trị kinh doanh, xác định rõ hơn định hướng kinh doanh sau này của mình. Trong bài báo cáo thực tập ngành này, em xin trình bày về công ty cổ phần Vina Acecook Việt Nam - một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam. Bài báo cáo sẽ làm rõ về tiền thân, lịch sử kinh doanh của Acecook Việt Nam, phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá những yếu tố môi trường vĩ mô và môi trường ngành đến hoạt động kinh doanh, các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thế Hòa, thầy Triệu Đình Phương đã giúp chúng em có một kỳ thực tập ngành đầy bổ ích, giúp em hiểu hơn về thực tế quản trị kinh doanh, đồng thời giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2 Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2 Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh PHẦN 1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ACECOOK VIỆT NAM 1.1.Quá trình hình thành và phát triển công ty Vina Acecook Việt Nam 1.1.1.Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp Logo Công ty Vina Acecook Việt Nam - Tên công ty: Công ty cổ phần Vina Acecook Việt Nam. - Địa chỉ: Lô II-3 - Đường Số 11 - KCN Tân Bình - Phường Tây Thạnh - Quận Tân Phú - Thành phố Hồ Chí Minh. - Tổng giám đốc: Ông Kariwara junichi. - Điện thoại: 08.381.54080 - Vốn điều lệ: 4.000.000 USD - Quy mô hiện tại của công ty: Công ty cổ phần Vina Acecook Việt Nam là một trong những doanh nghiệp lớn của ngành mì ăn liền Việt Nam. Tại thị trường nội địa, công ty có quy mô gồm 10 nhà máy sản xuất từ Bắc vào Nam, 6000 nhân viên, với hơn 700 đại lý phân phối, chiếm 51,5% thị phần trong nước. Với thị trường xuất khẩu, sản phẩm của Acecook Việt Nam hiện đã có mặt đến hơn 40 nước trên thế giới, trong đó có các nước thị phần xuất khẩu mạnh như Mỹ, Úc, Nga, Đức, Singapore, Cambodia, Lào, Canada 1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển Năm 1993 - Thành lập công ty liên doanh Vifon – Acecook. - Thành phần liên doanh: + Công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam ( VIFON ) : 40%. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2 Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh + Acecook Nhật Bản, hiệp hội hợp tác hỗ trợ kinh tế Nhật Bản JAIDO: 60% -Vốn đầu tư: 4 triệu USD. Năm 1995 - 07/07/1995: Bắt đầu đưa vào sản xuất. - Sản phẩm đầu tiên: Mì và Phở cao cấp được sản xuất để phục vụ thị trường phía Nam. Năm 1996 - Thành lập chi nhánh bán hàng tại Cần Thơ: 162/3 Trần Quang Diệu – Phường An Thới – TP Cần Thơ. Chịu trách nhiệm bán hàng cho tất cả các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. - Bắt đầu thâm nhập vào thị trường xuất khẩu: Thị trường Mỹ, doanh số xuất khẩu 0,15 triệu USD. Năm 1997 -Thành lập chi nhánh bán hàng tại Hà Nội, phục vụ toàn bộ thị trường phía Bắc. Năm 1998 - Ra đời sản phẩm mì Hoành Thánh đã gây được sự chú ý của thị trường, là một sản phẩm cao cấp đầu tiên và bước đột phá mới trong ngành mì ăn liền Việt Nam. - Tăng thêm 2 dây chuyền sản xuất mới. Năm 2000 - Ra đời sản phẩm mì Hảo Hảo - một bước đột phá mới, một thương hiệu tiềm ấn tượng tạo một bươc nhảy vọt của công ty trên thị trường. Năm 2001 - Thành lập chi nhánh Hưng Yên có chức năng sản xuất và kinh doanh. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2 Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh - Đầu tư thêm 04 dây chuyền mới, nâng tổng số dây chuyền lên 07 dây. Năm 2003 - Acecook Việt Nam, đã đồng loạt mở rộng thị trường xuất khẩu sang: Úc, Nga, Đông Âu, Trung Quốc, Đông Nam Á, Châu Phi và đã nâng được kim ngạch xuất khẩu lên 3 triệu USD. - Thành lập thêm một chi nhánh mới tại Bình Dương, nâng tổng dây chuyền công ty lên 12 dây chuyền. - Sản phẩm của công ty tăng và chiếm 60% thị phần mì ăn liền cả nước. - Nộp ngân sách nhà nước cao gấp 12 lần so với năm 1995. - Ra đời sản phẩm mới: Đệ Nhất Mì Gia. Năm 2004 - Ngày 15/01/2004: Khởi công xây dựng nhà máy tại Đà Nẵng, đi vào hoạt động chính thức từ tháng 10/2004. - Kể từ ngày 03/12/2004 Công ty liên doanh Vifon - Acecook đã chính thức đổi tên thành công ty TNHH Acecook Việt Nam ( 100% vốn Nhật Bản ). - Tháng 06/2004: Tăng cường thêm 1 nhà máy tại Bắc Ninh với hai dây chuyền sản xuất. - Ngày 12/04/2004 công ty Acecook Việt Nam vinh dự được đón nhận huân chương lao động hạng 3 do Chủ Tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng. Năm 2006 - Khởi công xây dựng nhà máy Vĩnh Long 06/02/2006: nhà máy thứ 6 của công ty. - Đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2006. - Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2 Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh - Giải thưởng Rồng Vàng dành cho những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động hiệu quả tại thị trường Việt Nam. Năm 2007 - Đạt doanh số cao nhất trong 14 năm hoạt động: đạt trên 80 triệu đồng. - Mức lương của nhân viên tăng lên 25%. - Lần đầu tiên tổ chức thi tay nghề, sắp xếp bậc lương cho nhân viên. - Xây dựng nhà cho công nhân nhà máy tại Bình Dương. - Xây dựng nhà máy phở với dây chuyền công nghệ hiện đại cho ra đời các sản phẩm từ gạo như: phở Xưa và Nay - Phong trào sáng kiến tiết kiệm phát huy hiệu quả mang về cho công ty số tiền tiết kiệm trên 10 tỷ đồng. - Đạt được các danh hiệu danh nhân Sài Gòn tiêu biểu. Hàng Việt Nam chất lượng cao. - Được vinh dự là thành viên hiệp hội mì ăn liền thế giới từ tháng 10/2007. - Công ty Acecook Việt Nam có tên trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Năm 2008: - Công ty TNHH Acecook Việt Nam chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam. - Trở thành thành viên chính thức của hiệp hội MAL thế giới. Năm 2010 - Ngày 07/07/2010: Nhận Huân chương lao động hạng Nhất. Năm 2012 Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2 Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh - Khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đại hàng đầu Đông Nam Á. - Đạt chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế IFS. Năm 2013 - Tháng 3/ 2013: Vina Acecook triển khai chương trình sinh viên tham quan nhà máy sản xuất mì ăn liền. Năm 2014 - 01/04/2014: Sau 5 tháng mở chương trình tham quan nhà máy sản xuất mì ăn liền, công ty đã đón tiếp hơn 1000 sinh viên đến tham quan, giao lưu. - Ngày 15/05/2014: Ra mắt thị trường sản phẩm mì ăn liền mới – mì Chíp Chíp. 1.2.Chức năng nhiệm vụ của Công ty Acecook Việt Nam 1.2.1 Các chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp - Chức năng của Acecook Việt Nam là sản xuất và kinh doanh sản phẩm thực phẩm mì ăn liền an toàn, chất lượng cao đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. - Nhiệm vụ của Acecook Việt Nam là: “Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam, có đủ năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa”. Đóng góp vào việc nâng cao đời sống ẩm thực của không chỉ riêng xã hội Việt Nam mà còn cả thế giới thông qua việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm chất lượng cao. Thông qua việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu thời đại nhằm mang lại sự hài lòng cho người tiêu dùng, mang lại cuộc sống ổn định và sự phát triển của nhân viên và trở thành một doanh nghiệp có vị trí và sự ủng hộ trên toàn thế giới. 1.2.2. Các sản phẩm hiện tại Qua 21 năm không ngừng sáng tạo và phát triển, Acecook Việt Nam đã cung cấp ra thị trường trong nước hơn 50 sản phẩm với gần 200 hương vị khác nhau trong ngành hàng mì, bún, phở, miến, thịt hầm, cháo, dầu ăn, nước mắm. Trong ngành hàng mì, Acecook Việt Nam cung cấp nhiều loại mì nổi tiếng như: mì tôm Hảo Hảo, mì Chíp Chíp, mì Hít Hà, mì Yummi, mì Lẩu Thái, mì Mikochi, mì Udon,mì Táo Quân, mì Mibig, mì Modern, mì Enjoy, mì Bốn Phương, mì Sao Sáng, phở Gà Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2 Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh Trong ngành hàng bún phở có các sản phẩm như bún Giò Heo Hằng Nga, phở bò Đệ Nhất, phở gà Đệ Nhất, phở Nghêu Đệ Nhất, phở bò Xưa và Nay, miến Phú Hương. Ngoài ra Acecook Việt Nam còn có các sản phẩm như cháo Hương Ngọc, dầu ăn Đệ Nhất, nước mắm Đệ Nhất. 1.3.Quá trình tạo ra sản phẩm của Acecook Việt Nam Quá trình tạo ra sản phẩm mì ăn liền của Acecook Việt Nam gồm các công đoạn như sau: 1. Bột mì trộn với nước trộn 2. Cho hỗn hợp trên qua hệ thống cối trộn bột tự động. 3. Cho hỗn hợp đã trộn qua hệ thống lô cán thô đến mịn. 4. Cho bột đã mịn qua hệ thống cắt tạo sợi. 5. Qua buồng hấp chín, hệ thống cắt định lượng và thẩm thấu hương liệu. 6. Cho vào dầu chiên, chiên giòn, bổ sung vitamin E và C. 7. Cho sản phẩm qua buồng thổi nguội. 8. Phân loại sản phẩm. 9. Cho các gói gia vị rồi đóng gói. 10. Kiểm tra chất lượng sản phẩm 11. Đóng gói, nhập kho. 1.4.Cơ cấu tổ chức của công ty Acecook Việt Nam 1.4.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức 1.4.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban - Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội cổ đông có quyền quyết định mọi vấn đề Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC P. PTSP P. XUẤ T P. CƠ ĐIỆN P. KẾ TOÁ N P. KỸ THUẬT P. HÀNH CHÍN H P. KẾ HOẠCH P. MA R CÁC CHI NHÁNH CÁC NHÀ MÁY P.KINH DOANH P. SẢN XUẤ T Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh quan trọng của công ty, trong đó có xem xét và phê duyệt các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh, các phương án sản xuất kinh doanh, đầu tư và chiến lược phát triển của công ty, sửa đổi và bổ sung điều lệ, bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của công ty. - Hội đồng quản trị: Có chức năng quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, giám sát giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý, quyết định các kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh, xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các chiến lược Đại hội đồng cổ đông đưa ra. - Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra nhằm quản lý, kiểm tra và giám sát Hội đồng quản trị và ban giám đốc, kiểm tra việc thực hiện toàn bộ quy chế và kiểm soát hoạt động tài chính của công ty. - Ban giám đốc: Thực hiện các Nghị quyết, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. Soạn thảo các quy chế hoạt động, quy chế quản lý tài chính. - Phòng hành chính: có nhiệm vụ quản lý chung về mặt nhân sự của công ty. - Phòng kỹ thuật: quản lý và giám sát kỹ thuật cho toàn bộ hệ thống sản xuất và thông tin liên lạc của công ty. - Phòng kế toán: lập kế hoạch thu chi, quản lý thu chi trong công ty. Kiểm soát các chi phí hoạt động của công ty, quản lý vốn, tài sản, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn công ty, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao. - Phòng cơ điện: giám sát, kiểm tra và sửa chữa toàn bộ hệ thống máy móc trong công ty. - Phòng xuất nhập khẩu: quản lý điều hành thực hiện các hoạt động đối ngoại, phân tích, mở rộng thị trường và giới thiệu sản phẩm, khai thác trong và ngoài nước. Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. - Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm: thực hiện việc nghiên cứu, phát triển công nghệ, đưa ra các sản phẩm mì mới phục vụ nhu cầu của khách hàng. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2 Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh - Phòng kế hoạch: có chức năng xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty theo yêu cầu của ban giám đốc. Tổng hợp để tham mưu cho Giám đốc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển, chương trình, dự án. - Phòng Marketing: nghiên cứu và tiếp thị thông tin, xây dựng kế hoạch quảng cáo sản phẩm, khảo sát hành vi và thái độ của khách hàng đối với sản phẩm của công ty. - Phòng sản xuất: hoạch định kế hoạch sản xuất, khai thác và vận hành hiệu quả dây chuyền sản xuất của công ty, điều hành các nhà máy sản xuất đúng theo yêu cầu và đạt chất lượng. - Phòng kinh doanh: lập kế hoạch và quản lý thực hiện kế hoạch kinh doanh cho các chi nhánh, thiết lập, giao dịch với hệ thống nhà phân phối. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2 [...]... Thêm vào đó, công nghệ truyền thông của Việt Nam cũng đang phát triển rất mạnh mẽ, giúp cho doanh nghiệp quảng bá về sản phẩm của công ty một cách dễ dàng tới người tiêu dùng bằng nhiều cách khác nhau như: quảng cáo trên Internet, báo điện tử, truyền Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2 Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh hình, show quảng cáo, Acecok Việt Nam đã thực hiện chiến... cung cấp của Acecook Việt Nam: - Công ty TNHH bao bì nhựa Thái Dương: Chuyên cung cấp các loại bao bì nhực cho thực phẩm như cốc nhựa, ly nhựa, dao nhựa, muỗng nhựa, nĩa nhựa dùng trong ngành mì ăn liền - Công ty cổ phần bao bì Tân Thần Đồng II: Là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất bao bì carton - Công ty bột mì Bình An: là một trong số những nhà cung cấp bột mì hàng đầu tạ Việt Nam, sản phẩm... tranh của doanh nghiệp 3.1 Về hiệu quả Acecook Việt Nam được đánh giá là doanh nghiệp tiêu biểu nhất cho ngành mì ăn liền tại Việt Nam Doanh thu hàng năm trung bình Acecook đạt hơn 4000 tỉ đồng, chiếm 51,5% thị phần ngành mì ăn liền Việt Nam Acecook Việt Nam áp dụng cách bố trí cơ sở sản xuất theo sản phẩm, máy móc được bố trí để thực hiện mỗi công đoạn sản xuất Công nghệ chế tạo linh hoạt, đưa vào hệ... tiềm năng trong ngành hàng thực phẩm ăn nhanh Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thế Hòa đã tạo điều kiện cho em được đi thực tế, được có cách nhìn thực tế hơn về ngành Quản trị kinh doanh, biết vận dụng những lý thuyết đã học vào thực tế, định hướng rõ ràng và thực tế hơn về sự nghiệp sau này và giúp em hoàn thành bài báo cáo nghiên cứu về Công ty cổ phần Vina Acecook Việt Nam Bài làm của... hệ người Việt Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2 Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh Kết luận Trong nhiều năm vừa qua, Vina Acecook Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành mì ăn liền Với điều kiện môi trường vĩ mô thuận lợi, các điều kiện môi trường ngành tiềm năng và định hướng “Biểu tượng của chất lượng”, Acecook Việt Nam sẽ... của Acecook Việt Nam là Masan Consumer Khác với Acecook Việt Nam tập trung vào phân khúc trung bình, Masan Consumer tập trung vào phân khúc cao cấp và đang lấn dần vào phân khúc phổ thông như Omachi, Kokomi Hiện Masan Consumer đứng vị trí thứ 2 trong thị trường, chiếm 16,5% thị phần năm 2014.Trong thông cáo báo chí kết quả kinh doanh quý I năm 2014 mới công bố, tập đoàn Masan cho biết doanh số ngành. .. tốt cho việc kinh doanh của công ty Acecook Việt Nam - Lãi suất: Lãi suất cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Acecook Việt Nam Trong những năm qua, tỷ lệ lãi suất khá ổn định Tuy ngành hàng mì ăn liền có quy mô vốn đầu tư lớn nhưng vẫn là một ngành có mức tiêu thụ rất lớn, tỷ lệ lãi suất ổn định sẽ thu hút các nhà đầu tư vào ngành này, làm cho cung hàng... trường Thực hiện quản lý hàng hóa hiệu quả và Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2 Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh chính xác đi kèm với phân tích kinh doanh hợp lý sẽ là điều kiện để Acecook Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh tại thị trường Châu Á - Thái Bình Dương Về hệ thống quản lý kho, Acecook có hệ thống quản lý lưu vận “L-series Warehousing” của NNT DATA Việt Nam. .. sống công ty, là đích mà công ty hướng tới, do đó khách hàng có ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại và phát triển của công ty Khách hàng quyết định công ty sản xuất loại sản phẩm có mùi vị thế nào, hương vị ra sao Sở thích, khẩu vị ăn của khách hàng là nhân tố quyết định đến sản xuất sản phẩm của công ty Khách hàng được phân thành 2 nhóm: + Khách hàng lẻ: Cũng giống như các doanh nghiệp khác, Acecook Việt. .. BigC đang bán mì tôm chua cay nhãn hiệu “Wow”, với giá chỉ 2.200 đồng/gói Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2 Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh Tuy đã có vị thế vững chắc tại thị trường Việt Nam, nhưng Acecook Việt Nam vẫn cần phải có biện pháp không để các đối thủ cạnh tranh chiếm mất thị phần 2.2.4 Các sản phẩm thay thế Với việc kinh doanh nhiều loại sản phẩm như mì ăn . phát triển công ty Vina Acecook Việt Nam 1.1.1.Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp Logo Công ty Vina Acecook Việt Nam - Tên công ty: Công ty cổ phần Vina Acecook Việt Nam. - Địa. 10/2007. - Công ty Acecook Việt Nam có tên trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Năm 2008: - Công ty TNHH Acecook Việt Nam chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Acecook Việt Nam. -. Trong bài báo cáo thực tập ngành này, em xin trình bày về công ty cổ phần Vina Acecook Việt Nam - một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam. Bài báo cáo sẽ làm