Báo cáo thực tập về công ty cổ phần hóa dược việt nam

53 3.5K 7
Báo cáo thực tập về công ty cổ phần hóa dược việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Báo cáo thực tập về công ty cổ phần hóa dược việt nam Báo cáo thực tập về công ty cổ phần hóa dược việt nam Báo cáo thực tập về công ty cổ phần hóa dược việt nam Báo cáo thực tập về công ty cổ phần hóa dược việt nam Báo cáo thực tập về công ty cổ phần hóa dược việt nam Báo cáo thực tập về công ty cổ phần hóa dược việt nam Báo cáo thực tập về công ty cổ phần hóa dược việt nam Báo cáo thực tập về công ty cổ phần hóa dược việt nam Báo cáo thực tập về công ty cổ phần hóa dược việt nam

MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 2 Phần I. GIỚI THIỆU CHUNG 3 I. Giới thiệu về công ty 3 II. Nội quy an toàn lao động 5 Phần II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 9 II.1. Quy trình công nghệ sản xuất Terpin Hydrat 9 II.1.1. Tổng quan về Terpin Hydrat 9 II.1.2. Nguyên liệu 11 II.1.3. Nguyên tắc phản ứng 13 II.1.4. Quy trình sản xuất 14 II.1.5. Đánh giá dây chuyền sản xuất và sản phẩm 20 II.1.6. Các thiết bị sử dụng 20 II.1.7. Kết luận 20 II.2. Quy trình công nghệ sản xuất 1,2-diethyl phthalate (D.E.P) 20 II.2.1. Tổng quan về D.E.P 20 II.2.4. Quy trình sản xuất 23 II.3. Quy trình công nghệ sản xuất Sắt (II) oxalate 27 II.3.1. Tổng quan về Sắt (II) oxalate 27 A.Cấu tạo 27 II.3.5. Các thiết bị sử dụng 35 II.3.6. Kết luận 35 Phần III. CÁC THIẾT BỊ CHÍNH DÙNG TRONG SẢN XUẤT 36 III.1. Thiết bị phản ứng 36 III.1.1. Thiết bị phản ứng cho Terpin Hydrat 36 III.1.2. Thiết bị phản ứng tạo DEP, SẮT OXALAT 37 III.5.2. Thiết bị sấy điện 44 III.5.3. Nội quy sử dụng 45 III.10. Hệ thống thiết bị cô chân không 51 KẾT LUẬN 53 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, đi kèm theo nó là môi trường ngày càng bị ô nhiễm nặng nề hơn, nguy cơ mắc bệnh của con người cũng tăng lên. Do đó vai trò của thuốc càng lúc càng quan trọng với đời sống của mỗi người. Nhu cầu sử dụng thuốc tăng lên kéo theo nhu cầu về sản xuất các tá dược, dược chất, các dạng bào chế cũng trở nên cấp thiết. Ngành công nghiệp Hóa Dược nước ta đang từng bước phát triển để đáp ứng được nhu cầu đó. Để nâng cao kiến thức thực tế và chuẩn bị cho quá trình công tác sau này, chúng em đã được nhà trường và bộ môn Hóa Dược & HCBVTV giới thiệu cho đi thực tập tại Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam. Là một đơn vị có truyền thống trong lĩnh vực sản xuất tá dược và thuốc, công ty là địa điểm thực tập của các lớp Hóa Dược từ khóa 45 cho đến nay. Mục đích là cho chúng em có cơ hội được tiếp cận thực tế làm việc sản xuất, có một cái nhìn đúng đắn về triển vọng phát triển của ngành Hóa Dược còn đang non trẻ và bổ sung các kiến thức đã được học trong trường. Trong quá trình thực tập, được sự chỉ bảo tận tình của các cán bộ kĩ thuật, các chú tổ trưởng và anh chị công nhân, chúng em đã được tham quan tìm hiểu nhiều phân xưởng của công ty. Sau đây em xin trình bày báo cáo về 3 sản phẩm của công ty, bao gồm : - Phân xưởng sản xuất Tecpin hydrat - Phân xưởng sản xuất DEP - Phân xưởng sản xuất Cao Đông Dược Trong bản báo cáo này em xin được trình bày lại những gì mình đã thu thập được trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam. Phần I. GIỚI THIỆU CHUNG I. Giới thiệu về công ty I.1. Lịch sử thành lập Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam với tiền thân là Xí nghiệp thủy tinh Hóa Dược Hà Nội được thành lập ngày 23/9/1966. Sau đó được tách thành hai xí nghiệp là: xí nghiệp Thủy Tinh và xí nghiệp Hóa Dược Hà Nội. Xí nghiệp Hóa Dược Hà Nội có nhiệm vụ sản xuất các nguyên liệu ban đầu làm thuốc và sản xuất một số sản phẩm thuốc đơn giản với khoảng hơn 40 mặt hàng, do nhà nước cung ứng và bao tiêu. Là đơn vị sản xuất nguyên liệu làm thuốc duy nhất ở Đông Dương, nhưng với qui mô sản xuất nhỏ, cơ chế hoạt động bao cấp, xí nghiệp hầu như không phát triển. Đến năm 2004, bộ trưởng Bộ Y Tế đã phê duyệt phương án cổ phần hóa, và ngày 8 tháng 12 năm 2004, quyết định số 4420/QĐ- BYT được kí, Xí nghiệp chính thức có tên giao dịch mới là Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế : VIET NAM CHEMICO – PHARMACEUTICAL JOINT – STOCK COMPANY. Tên viết tắt : VCP Sau khi thành lập Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam được Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103007195. Đăng ký lần đầu ngày 29 tháng 03 năm 2005. Đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 17 tháng 07 năm 2006. I.2. Cơ sở vật chất đất đai, nhà xưởng Địa điểm : số 192 Đức Giang – Gia Lâm (Cách Hà Nội 12km) Diện tích đất : 14.141 m 2 Nhà sản xuất : 380 m 2 Điện thoại : 043.8533396/5639852 Fax : 04.8534148 I.3. Cơ cấu tổ chức • Ban giám đốc và hội đồng quản trị : • Tổng số cán bộ nhân viên : 194 người • Công nhân trực tiếp sản xuất : 91người • Các phòng ban chức năng gồm : Phòng TC – HC, Phòng KH – CT, Phòng KT – NC, Phòng KN. • Phân xưởng sản xuất : 02 phân xưởng. - Phân xưởng Hóa dược : gồm 3 tổ sản xuất và tổ cơ điện, nồi hơi. - Phân xưởng bào chế : gồm 2 tổ sản xuất (Dập viên và Đóng gói). I.4. Trình độ công nghệ • Hầu hết các máy móc thiết bị đều đã sử dụng từ nhiều thập niên trước đây nên đã xuống cấp, lạc hậu. • Phần lớn các công nghệ, dây chuyền sản xuất là do cán bộ công ty tự nghiên cứu, thiết kế, triển khai lắp đặt các thiết bị nhập khẩu không đồng bộ hoặc chế tạo trong nước. • Quy mô sản xuất nhỏ, năng suất sản xuất còn thấp. I.5. Nguồn nguyên liệu • Nguồn nguyên liệu trong nước: Chủ yếu là các loại quặng, muối khoáng, axit, kiềm, các loại muối vô cơ và các loại dược thảo đã phơi khô. • Nguồn nguyên liệu ngoại nhập :Quan trọng nhất là các loại hóa chất hữu cơ cơ bản và trung gian. Do ngành công nghiệp hóa chất trong nước chưa đáp ứng được nên nguyên liệu này chủ yếu nhập khẩu. Phần lớn là từ Trung Quốc, Pakistan. I.6. Ngành nghề kinh doanh • Sản xuất buôn bán, xuất nhập khẩu các loại nguyên liệu, phụ liệu, bao bì làm thuốc. • Kinh doanh dược phẩm, đông dược, thuốc y học cổ truyền dân tộc. • Sản xuất, buôn bán, xuất nhập khẩu hóa chất ( Trừ hóa chất nhà nước cấm). • Dịch vụ khoa học kĩ thuật và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực Dược. • Dịch vụ tổ chức hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo, quảng cáo thương mại. • Lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch. • Vận tải hang hóa, vận chuyển hành khách. • Cho thuê kho bãi, nhà xưởng, văn phòng. • Môi giới và kinh doanh bất động sản. • Sản xuất và mua bán mỹ phẩm, thực phẩm các sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm vệ sinh vật tư và trang thiết bị y tế. • Nuôi trồng và chế biến dược liệu ( trừ loại nhà nước cấm). • Sản xuất mua bán bánh kẹo, đồ uống có cồn và đồ uống không cồn, mua bán thuốc lá (không bao gồm kinh doanh quán bar). • Sản xuất và mua bán hàng điện, điện tử, điện lạnh, tin học, đồ dùng cá nhân và đồ dùng gia đình. • Sản xuất và mua bán phần mềm. • Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp. • Dịch vụ đầu tư môi giới thương mại và ủy thác xuất nhập khẩu. II. Nội quy an toàn lao động II.1. Nội quy làm việc tại xưởng sản xuất • Khi sử dụng thiết bị,dụng cụ và vật tư kỹ thuật trong xưởng sản xuất, người lao động phải nắm vững nguyên lý vận hành thiết bị. Khi có sự cố xảy ra phải báo ngay cho phụ trách đơn vị biết, phải bảo quản tốt tài sản của xưởng. • Khi làm việc tại phân xưởng sản xuất, người làm việc phải được trang bị bảo hộ lao động đúng theo quy định của công ty. Không được vào xưởng sản xuất khi chưa được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cần thiết như: Quần áo bảo hộ, mũ, găng tay, khẩu trang. Chỉ những người đã được học quy trình sản xuất và được phụ trách đơn vị phân công thì mới được phép làm việc tại xưởng sản xuất. Khi tinh chế phải tuân thủ đúng theo quy trình đã được huấn luyện, nghiêm cấm việc cắt bỏ, bớt xén quy trình sản xuất. Nếu có hiện tượng bất thường trong quá trình sản xuất thì phải kịp thời báo cho phụ trách đơn vị biết. • Các thiết bị, dụng cụ sử dụng cho quá trình sản xuất phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Sản phẩm tạo thành phải được bảo quản tốt, tránh để nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm. • Nghiêm cấm việc tự ý đưa thiết bị, dụng cụ, hóa chất và các tài sản khác ra khỏi xưởng khi chưa có sự đồng ý của phụ trách đơn vị. Tại xưởng sản xuất không được để các chất dễ nổ, độc hại quá mức quy định. Đối với các chất độc hại phải có quy định nghiêm ngặt về bảo quản và xuất nhập. Tất cả các hóa chất đều phải có nhãn rõ ràng. • Trong quá trình sản xuất phải có sổ pha chế ghi chép đầy đủ ngày tháng, các bước thực hiên, số mẻ sản xuất, số lượng nguyên liệu đã sử dụng, người thực hiện. Khi cần làm việc ngoài giờ quy định phải báo cáo và được sự đồng ý của phụ trách đơn vị. Không được tiếp khách lạ trong xưởng sản xuất. Không được ăn uống, nói chuyện tán gẫu, làm việc riêng hay rời vị trí khi đang trong dây chuyền sản xuất. • Hết ca làm việc phải vệ sinh nhà xưởng, xếp gọn gang các thiết bị và dụng cụ đã sử dụng. Phải có sổ giao ca, ghi chép đầy đủ thời gian, quá trình tiếp theo để người ca sau nắm rõ. Trước khi ra về phải kiểm tra lại nhà xưởng, khóa các van khí, vòi nước, tắt các công tắc và ngắt cầu dao điện. • Sau mỗi tháng làm việc hoặc sau mỗi lần chuyển sang pha chế mặt hàng khác phải vệ sinh nhà xưởng và thiết bị chung. • Phụ trách đơn vị phải có trách nhiệm đôn đốc mọi người thực hiện bản nội quy trên. II.2. Nội quy an toàn nhà kho II.2.1. Các quy tắc an toàn khi sắp xếp hàng • Dùng kệ để kê và định vị chắc chắn khi bảo quản thành phẩm. • Thành phẩm nên xếp riêng theo từng loại và theo thứ thự thuận tiện cho việc bảo quản, sử dụng, phải có biển báo đối với từng mặt hàng. • Bảo quản các chất gây cháy, chất dễ cháy, axit. II.2.2. Các quy tắc an toàn khi làm việc trong kho • Thủ kho được giao nhiệm vụ quản lý kho phải được sự phân công của phụ trách đơn vị, nếu là kho thuốc người thủ kho phải có trình độ về ngành dược. Thủ kho nhất thiết phải được trang bị bảo hộ lao động khi làm việc. • Chỉ được đi lại ở các lối đi dành riêng cho người đã xác định. Không đi lại trong khu vực có người làm việc bên trên hoặc có vật treo ở trên. • Không bước, dẫm qua thành phẩm. Khi có chướng ngại vật trên lối đi phải dọn ngay để thông đường. • Những người làm việc có liên quan đến kho, khi vào kho phải có sự đồng ý của thủ kho hoặc thủ trưởng đơn vị. Những người không có nhiệm vụ thì không được vào kho. • Luôn giữ kho sạch sẽ, dụng cụ, thành phẩm được xếp gọn gang. • Khi phát hiện thây có hiện tượng bất thường không an toàn cho kho hàng thì phải báo ngay cho phụ trách đơn vị kịp thời giải quyết. • Trước khi ra về phải kiểm tra lại kho hàng, khóa các van khí, vòi nước, tắt các công tắc và ngắt cầu dao điện. II.3. Nội quy an toàn khi tiếp xúc với chất độc hại • Cần phân loại, dãn nhãn và bảo quản chất độc hại ở nơi qui định. • Không ăn uống, hút thuốc là ở nơi làm việc. • Sử dụng các dụng cụ bảo hộ ( quần áo chống hóa chất, găng tay…), dụng cụ phòng hộ trong khi làm việc,vận chuyển, tiếp xúc với hóa chất độc hại. • Những người không liên quan không được vào khu vực chứa hóa chất độc. • Trước khi ra về phải kiểm tra lại hàng, khóa các van khí, vòi nước, tắt các công tắc và ngắt cầu dao điện. • Phải rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống. II.4. Quy tắc an toàn bộ phận cơ điện II.4.1. Các quy tắc an toàn với dụng cụ thủ công • Đối với dụng cụ thủ công như dùi, đục, cần sửa khi phần cán bị tòe, hoặc thay mới, khi lưỡi bị hỏng, lung lay. • Sau khi sử dụng nên bảo quản dụng cụ ở nơi qui định. • Khi bảo quản cần bịt phần lưỡi dùi, đục và xếp và hòm các dụng cụ có đầu sắc nhon. • Sử dụng kính bảo hộ khi làm việc ở nơi có vật văng bắn. II.4.2. Các quy tắc an toàn điện • Chỉ có những người có chứng chỉ chuyên môn mới được sửa chữa điện. • Khi phát hiện hỏng hóc cần báo ngay cho người có trách nhiệm. • Tay ướt không được sờ vào thiết bị điện. • Tất cả các công tắc cần có nắp đậy. • Không phun hoặc để rơi chất lỏng lên thiết bị điện, như công tắc, môtơ, hòm phân phối điện. • Kiểm tra định kì độ an toàn của dây dẫn điện. • Không treo, móc đồ vật lên dây dẫn điện, dụng cụ điện. • Không để cho dây chạy vắt qua góc sắc hoặc máy có cạnh sắc nhọn. • Không nối nhiều nhánh với dây đồng trục. II.5. Sơ cứu người bị bỏng Axit Sunfuric và Xút Trong khi đang làm việc với axit và xút, nếu xảy ra tai nạn bị bắn axit hoặc xút vào người, phải nhanh chóng xử lý như sau: • Trường hợp bị bỏng axit: - Dội rửa nhiều bằng nước. - Đắp bằng dung dịch NaHCO 3 5%. - Rửa lại bằng nước sạch nhiêu lần. - Sau khi sơ cứu ban đầu, đưa nạn nhân đi bệnh viện điều trị. • Trường hợp bị bỏng xút: - Rửa bằng nước nhiều lần. - Đắp bằng dung dịch axit boric 3%. - Sau khi sơ cứu ban đầu, đưa nạn nhân đi bệnh viện điều trị. II.6. Phương pháp cấp cứu người bị điện giật • Nguyên tắc : cấp cứu nhanh, kiên trì, tại chỗ, chính xác và liên tục. • Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện : - Tìm các biện pháp đỡ ngã cao trước khi cắt điện. - Cắt cầu dao điện. - Dùng các vật cách điện để đỡ nạn nhân. - Nắm quần áo nạn nhân kéo ra khỏi nguồn điện. • Cấp cứu : - Đưa nạn nhân ra nơi thoáng. - Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu thấp và ngửa về sau. - Nếu nạn nhân bị chết giả tiến hành hà hơi thổi ngạt kết hợp xoa bóp lồng ngực, làm liên tục cho tới khi cán bộ y tế tới. - Cử người đi gọi cho y tế cơ quan. - Gọi điện thoại cấp cứu 115. - Nghiêm cấm đưa nạn nhân đi bệnh viện khi trên đường đi không có thiết bị hà hơi thổi ngạt. II.7. Nội quy phòng cháy chữa cháy Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản và trật tự an ninh trong cơ quan, Giám đốc quy định nội quy phòng cháy và chữa cháy như sau: Điều 1. Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ và trách nhiêm của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức, kể cả những người khách đến quan hệ công tác. Điều 2. Cấm không được sử dụng lửa, củi, đun nấu, hút thuốc trong kho và nơi cấm lửa. Điều 3. Cấm không được câu, mắc, sử dụng điện tùy tiện, hết giờ làm việc phải kiểm tra và tắt đèn quạt và các thiết bị điện khác trước khi ra về. Không: • Dùng các vật liệu dẫn điện khác thay cầu chì. • Dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ cắm. • Để các chất dễ cháy gần cầu chì, bảng điện và dây dẫn điện. • Để xăng, dầu và các chất dễ cháy trong phòng làm việc. • Sử dụng bếp điện bằng dây may-so, thắp hương trong phòng làm việc. Điều 4. Sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện trong kho phải gọn gang, sạch sẽ, xếp riêng từng loại có khoảng cách ngăn cháy, xa mái, xa tường, để tiện kiểm tra và cứu chữa khi cần thiết. Điều 5. Khu vực để ô tô, xe máy phải gọn gang, có lối đi lại, khi đỗ xe phải hướng đầu xe ra ngoài. Điều 6. Không để các chướng ngại vật trên các lối đi lại, hàng lang, cầu thang. Điều 7. Phương tiện dụng cụ chữa cháy phải để nơi dễ thấy, dễ lấy, và thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng theo quy định, không ai được lấy sử dụng vào việc khác. Điều 8. Cán bộ công nhân viên thực hiên tốt quy định này sẽ được khen thưởng, người nào vi phạm sẽ tùy thuộc mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật. Phần II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT II.1. Quy trình công nghệ sản xuất Terpin Hydrat II.1.1. Tổng quan về Terpin Hydrat A. Cấu tạo • Công thức phân tử : C 10 H 20 O 2 .H 2 O • Khối lượng phân tử : 188,74 g/mol • Phần trăm các nguyên tố : 69,72% C; 11,70% H; 18,58% O • Công thức cấu tạo : • Số đăng kí : 80 – 53 – 5 • Tên khoa học : 4-Hydroxy-α,α,4-trimethylcyclohexanemethanol • Tên khác : p-menthane-1,8-diot; dipenteglycol B. Tính chất • Là tinh thể không màu dạng bột kết tinh màu trắng, không mùi, vị hơi đắng. • Terpin hydrat dễ thăng hoa nên nếu để ở nhiệt độ cao thì terpin hydrat sẽ tồn tại ở thể khí. Ngược lại khi để trong không khí ẩm thì lại dễ hút ẩm. • Nóng chảy ở khoảng nhiệt độ từ 115- 117 o C kéo theo sự mất nước. Terpin hydrat • Ít tan trong nước lạnh, ete, cloroform; không tan trong ete dầu hỏa; tan nhiều trong nước nóng và công 96,5 o . C. Tác dụng dược lí : - Long đờm với liều thấp(< 0,6g /ngày). Nếu dùng liều cao thì làm giảm tiết đờm do co mạch phế quản - Kết hợp với codein : trị ho; long đờm trong diều trị viêm phế quản mãn tính - Chữa viêm rát niêm mạc đường hô hấp D. Đặc tính Cả 2 dạng cis và trans đều đã được biết đến. dạng cis dễ dàng hình thành nhất ở dạng hidrat, cis – terpin hidrat. Tổng hợp hợp chất cấu hình cis từ tinh dầu thông, d- limonene. Tổng hợp dạng trans từ 1,8 – cineole, α-terpineol, hoặc cis – terpin hidrat. Dạng Cis Dạng Trans [...]... không Máy vảy rửa ly tâm Máy sấy điện II.3 Quy trình công nghệ sản xuất cao Đông Dược II.3.1 Tổng quan về cao Đông Dược • Đây là một dây chuyền sản xuất mới được công ty đầu tư trong khoảng 5 năm trở lại đây Với các thiết bị và kĩ thuật tiên tiến, dây chuyền đã đem lại hiệu suất cao, sản xuất với lượng lớn đem lại lợi nhuận cho công ty Hiện nay đang tập trung làm một số mặt hàng phổ biến như cao kim... Tên gọi Tên khác Công thức phân tử Số đăng kí Khối lượng phân tử Dạng tồn tại vật lý Điểm chảy Điểm sôi Tan trong % 38.4-57.6 3.7-6.8 2.5-3.8 1.5-2.7 0-0.2 2.0-4.7 0-0.4 0.2-0.4 0.3-0.5 0.5-0.8 1.4-3.3 1.4-4.2 2.1-5.6 0.7-1.8 5.3-14.9 α pinen 2 pinen C10 H16 80-56-8 136.234 Lỏng -640 C 1560 C H2 O , EtOH,ete • Loại dầu thông công ty sử dụng thường được nhập về từ Quảng Ninh và Thanh Hóa Qua quá trình... :đóng kín nắp , khóa các van, bật bơm hút chân không, hút hỗn hợp mono etyl phtalic lên bình phẩn ứng hỗn hợp được hút vào theo đường dẫn ở đáy nồi • Bước 3: tiếp tục dùng bơm hút chân không hút rượu etylic 96 o lên bình phản ứng: khoảng 750l • Bước 4, hút axit sunfuric ; 200 kg • Bước5 : khóa van đáy nồi, mở nắp nồi phản ừng, đổ Anhydrid phtalic 99,8% vào nồi phant ứng, kể cả mono etyl phtalic sẽ tương... Lớp dưới đáy là D.E.P trong suốt có lẫn nước Sử dụng ống xi-phông để hút hết phần nước phía trên cùng ra ngoài Phần Mono ethyl phatalate và acid H2SO4 được đưa lại thiết bị phản ứng để chuẩn bị cho mẻ phản ứng tiếp theo Còn phần D.E.P lẫn nước sẽ được chuyển qua giai đoạn sau Mono etyl phtalic, axit sunfuric Nước Nước Mono etyl phtalic, axit sunfuric D.E.P Sản phẩm phản ứng • Bước 4: Cô đặc Tinh chế... oxalat-bắc cầu, giới hạn bởi các phân tử nước B.Tác dụng dược lý: • Thiếu máu là tình trạng bệnh lý với triệu chứng máu bị giảm về số lượng hồng cầu hoặc về huyết cầu tố (còn gọi là hemoglobin) hoặc giảm cả hai Bình thường huyết cầu tố từ 13-18g/100ml ở nam và 12-16g/100ml ở nữ và trẻ em Thiếu máu xảy ra khi huyết cầu tố bình thường dưới 13g/100ml ở nam giới và nhỏ hơn 12g/100ml ở nữ giới Một trong những... dâu thông được sử dụng chủ yếu làm dung môi trong công nghiệp sơn; làm nguyên liệu để tổng hợp các chế phẩm long não, tecpin hiđrat, tecpineol, thuốc trừ sâu Ở Việt Nam, tinh dầu thông được chia làm hai loại: I và II • Cung cấp α-pinene cho phản ứng hidrat hóa tạo terpin hidrat Đánh giá chất lượng tinh dầu thông bằng hàm lượng α-pinene • Bảng thành phần của tinh dầu thông Hợp chất α- pinene Camphene... kiệm được công do bơm sinh ra trong quá trình vận chuyển dịch do không phải dùng đến bơm Tuy nhiên đây chỉ là công đoạn trung gian cô sơ bộ nên đóng vai trò không thật sự quan trọng bởi vậy thời gian cô cũng như các yêu cầu kĩ thuật không thực sự cần thiết trong giai đoạn này II.3.4.2.4 Cô chân không • Mục đích : Thực hiện quá trình cô bằng áp suất chân không (nhờ bơm hút chân không) loại phần lớn nước... tiến công nghệ để có thể đạt được hiệu quả cao, giảm giá thành • Trong quy trình trên, theo em giai đoạn cô chân không là quan trọng nhất Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm Ngoài ra đây cũng là giai đoạn phức tạp nhất nên cần lưu ý trong quá trình vận hành thiết bị Phần III CÁC THIẾT BỊ CHÍNH DÙNG TRONG SẢN XUẤT Trong quá trình tham quan thực tập, có rất nhiều thiết bị giống nhau về nguyên... kiện thường C Tác dụng dược lí • Diethyl phthalate là thủy phân để thành monoester , monoethyl phthalate và ethanol sau khi uống vào đường tiêu hóa hoặc trong các tế bào niêm mạc ruột Thủy phân của DEP cũng diễn ra ở thận và gan sau khi hấp thu toàn • Sau khi phân phối mô khắp cơ thể, DEP tích tụ trong gan và thận Các chất chuyển hóa được bài tiết qua nước tiểu DEP được chuyển hóa bởi esterase carboxyl... phản ứng Có tác dụng trộn lẫn hai pha lỏng trên tan vào nhau Do tinh dầu thông tan một phần trong cồn và axit sunfuric thì tan tốt trong cồn • Cồn sử dụng thường là loại cồn công nghiệp 960 II.1.3 Nguyên tắc phản ứng II.1.3.1 Phương trình phản ứng Terpin hydrat được sản xuất theo phản ứng hydrat hóa α-pinen, là thành phần chính có trong tinh dầu thông, dùng H2SO4 làm xúc tác Phương trình phản ứng được . bản báo cáo này em xin được trình bày lại những gì mình đã thu thập được trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam. Phần I. GIỚI THIỆU CHUNG I. Giới thiệu về công ty I.1 và chuẩn bị cho quá trình công tác sau này, chúng em đã được nhà trường và bộ môn Hóa Dược & HCBVTV giới thiệu cho đi thực tập tại Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam. Là một đơn vị có truyền. án cổ phần hóa, và ngày 8 tháng 12 năm 2004, quyết định số 4420/QĐ- BYT được kí, Xí nghiệp chính thức có tên giao dịch mới là Công ty cổ phần Hóa Dược Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế : VIET NAM

Ngày đăng: 23/08/2014, 16:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • Phần I. GIỚI THIỆU CHUNG

    • I. Giới thiệu về công ty

    • II. Nội quy an toàn lao động

    • Phần II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT

      • II.1. Quy trình công nghệ sản xuất Terpin Hydrat

        • II.1.1. Tổng quan về Terpin Hydrat

        • II.1.2. Nguyên liệu

        • II.1.3. Nguyên tắc phản ứng

        • II.1.4. Quy trình sản xuất

        • II.1.5. Đánh giá dây chuyền sản xuất và sản phẩm

        • II.1.6. Các thiết bị sử dụng

        • II.1.7. Kết luận

        • II.2. Quy trình công nghệ sản xuất 1,2-diethyl phthalate (D.E.P)

          • II.2.1. Tổng quan về D.E.P

          • II.2.4. Quy trình sản xuất

          • II.3. Quy trình công nghệ sản xuất Sắt (II) oxalate

            • II.3.1. Tổng quan về Sắt (II) oxalate

            • A.Cấu tạo

            • II.3.5. Các thiết bị sử dụng

            • II.3.6. Kết luận

            • Phần III. CÁC THIẾT BỊ CHÍNH DÙNG TRONG SẢN XUẤT

              • III.1. Thiết bị phản ứng

                • III.1.1. Thiết bị phản ứng cho Terpin Hydrat

                • III.1.2. Thiết bị phản ứng tạo DEP, SẮT OXALAT

                • III.5.2. Thiết bị sấy điện

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan