III.5.3. Nội quy sử dụng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập về công ty cổ phần hóa dược việt nam (Trang 45)

Phần III. CÁC THIẾT BỊ CHÍNH DÙNG TRONG SẢN XUẤT

III.5.3. Nội quy sử dụng

Trước khi sử dụng:

• Kiểm tra trong và ngoài tủ, mức dầu bôi trơn cho quạt gió, môtơ, cầu dao, tiếp địa, đèn báo pha v.v…tất cả phải tốt và an toàn.

• Đặt nhiệt độ sấy cho phù hợp với nhiệt độ cần sấy. Khi tủ làm việc:

• Bật quạt gió cho chạy 5 phút, sau đó tắt quạt hút.

• Cho khay chứa nguyên liệu vào tủ sấy (khay tầng trên trước, tầng dưới sau).

• Bật quạt gió, điều chỉnh bướm gió cho gió ra và vào phù hợp. • Bật nút điều khiển caloriphe.

• Thường xuyên theo dõi sự hoạt động của tủ.

• Không rời khỏi vị trí làm việc khi tủ đang hoạt động.

• Khi sản phẩm khô, tắt điện vào Caloriphe, tiếp tục cho quạt gió chạy 30 phút.

• Tắt quạt gió, sau đó mới lấy sản phẩm ra ( khay dưới lấy ra trước, khay trên lấy ra sau).

Chú ý:

• Phải tắt quạt gió, cầu dao điện khi đảo nguyên liệu sấy. • Không tự động mở tủ điều khiển để điều chỉnh.

• Vệ sinh tủ sạch sẽ sau mỗi mẻ sấy.

• Ghi chép thời gian làm việc và giờ máy chạy vào sổ bàn giao.

III.6. Thiết bị vẩy li tâm

III.6.1. Mô hình thiết bị

1 2 3 4 6 5 2 1 Động cơ điện

2 Giá đỡ

3 Lỗ

4 Rổ

5 Vỏ thiết bị

6 Cửa thoát chất lỏng

III.6.2. Nguyên lí hoạt động

• Tách chất lỏng khỏi vật liệu rắn nhờ lực li tâm.

• Cho sản phẩm vào rổ 4 của thết bị. Trên rổ có đục các lỗ 3 nhằm mục đích chỉ cho chất lỏng đi qua còn giữ chất rắn lại. Tùy vào kích thước của vật liệu rắn mà người ta có thể lót vải làm nhỏ kích thước lỗ.

• Rổ được gắn trên trục động cơ điên cố định với vỏ thiết bị 5 . Khi động cơ 1 quay làm rổ quay. Quá trình đó làm văng cả vật liệu rắn và chất lỏng ép vào thành rổ. Chất lỏng qua các khe nhỏ thoát khỏ rổ và tích tụ dưới đáy vỏ máy rồi ra ngoài qua đường ống 6.

• Thông thường trong trường hợp vẩy khô thì thời gian vẩy từ khoảng 5

đến 15 phút tùy theo yêu cầu độ khô và khả năng tách nước của vật liệu. • Còn khi vẩy với mục đích rửa các ion thì thời gian vẩy lâu hơn khoảng

5 ÷ 6 giờ, vẩy cho tới khi kiểm tra nồng độ đạt mức yêu cầu thì thôi. Trong qúa trình rửa đó có bổ sung thêm nước ion hoặc nước máy lọc qua bông lọc.

• Sản phẩm sau khi vẩy khô được xúc ra khay và đem đi xử lý tiếp, thường là đem đi sấy.

III.6.3. Nội quy sử dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Chỉ những người đã được huấn luyện và được phân công mới được sử dụng máy) Trước khi máy chạy: Kiểm tra trong và ngoài máy, nút bấm, khởi động từ, cầu chì, tiếp địa, đèn báo pha, v.v…tất cả phải tốt và an toàn.

Khi máy đang chạy: Cấm:

• Mở nắp máy ( đối với máy có nắp).

• Tì tay, tựa người hoặc điều chình bất cứ chi tiết nào ở máy. • Thò tay hoặc cho vật cứng vào rổ máy vẩy.

• Bỏ đi nơi khác.

• Đi guốc khi vận hành.

Phải:

• Chú ý các hiện tượng khác thường của máy.

• Báo cho người phụ trách trực tiếp biết khi có sự cố xảy ra. Chú ý:

Cấm:

• Không tự động mở cửa tủ điều khiển.

• Làm mất các dấu vết tại hiện trường khi máy xẩy ra sự cố. • Làm bắn nước vào động cơ, tủ điều khiển.

• Cho tay ướt vào đóng mở nút điều khiển điện. Phải:

• San đều nguyên liệu trước khi vẩy.

• Lau chùi sạch sẽ máy hàng ngày.

• Có sổ giao ca máy riêng ( ghi rõ giờ máy chạy, sự cố,…)

III.7. Thuyền róc

III.7.1 Mô hình thiết bị

III.7.2. Nguyên lí hoạt động

• Trên bộ khung như hình vẽ người ta trải 1 lớp vải mỏng. Lớp vải này có tác dụng chỉ cho nước đi qua và giữ chất rắn lại.

• Thường dùng để tách sơ bộ nước khỏi dạng bột nhão. Chất lỏng chảy ra

ngoài nhờ trọng lực nên khả năng tách nhìn chung là kém.

• Sau khi để róc một thời gian người cho sản phẩm lên máy vẩy li tâm để vẩy khô chất lỏng.

III.8. Thiết bị cô đặc hoạt động áp suất thường (Nồi cô hở)

III.8.1. Mô hình thiết bị

H¬i vµo

Nø¬c ngung

III.8.2. Đặc điểm

Nồi cô có cấu tạo giống một cái máng hở, có hai lớp vỏ bằng Inox, đặt trên một giá đỡ bằng thép. Bên trong nồi cô có thể có cách cánh khuấy để đảo trộn dịch trong quá trình cô. Người ta sử dụng hơi nước bão hòa để cấp nhiệt. Hơi nước bão hòa được thổi vào khoảng không gian giữa hai vỏ, cấp nhiệt cho quá trình cô đặc rồi ngưng tụ. Nước ngưng được tháo ra ngoài.

IV.8.3. Nguyên lí hoạt động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Khi hoạt động, dịch lỏng được đổ vào lòng máng. Đưa hơi nước bão hòa

(hoặc hơi quá nhiệt) vào để làm nóng dịch. Nhiệt độ dịch lỏng tăng dần, dung môi sẽ hóa hơi bốc lên. Theo thời gian, nồng độ chất tan trong dung dịch sẽ tăng dần, vượt quá nồng độ bão hòa, xảy ra hiện tượng kết tinh. Quá trình cô kết thúc khi lượng lỏng trong lòng nồi không đổi hoặc thay đổi rất ít theo thời gian.

• Ưu điểm: Cấu tạo đơn giản,dễ vận hành

• Nhược điểm: Không áp dụng với các loại dung môi độc hại. Lượng nhiệt

tổn thất ra môi trường bên ngoài lớn. Chỉ làm việc được ở áp suất thường, do đó không áp dụng được với loại chất tan không bền nhiệt (các chất này phải tiến hành cô chân không).

III.9. Thiết bị cô đặc

III.9.1. Mô hình thiết bị

2

3 4

1 Đường dẫn hơi cấp nhiệt cho thiết bị

2 Chân đỡ

3 Cửa tháo nước cái

4 Đường ra của nước ngưng

III.9.2. Đặc điểm

Có cấu tạo gần giống với thùng phản ứng tuy vậy do dùng đề cô đăc nên độ dày của vật liệu có mỏng hơn. Hiện nay phân xưởng có sử dụng thêm thiết bị cô đặc loại hình hộp chữ nhật. Về ưu điểm thì loại thiết bi này có bề mặt bay hơi lớn hơn.

III.9.3. Nguyên lí hoạt động

• Thiết bị cô đặc ở áp suất khí quyển. Nhiệt được hơi nóng cung cấp từ từ cho thiết bị để dung dich đạt nhiệt độ khoảng 80 ÷ 900 C. Khiến hơi nước thoát ra từ từ làm tăng nồng độ của muối vượt qua nồng độ qúa bão hòa. Và kết tinh ra dưới dạng tinh thể rắn.

• Tốc độ và hiệu quả của quá trình phụ thuộc vào tốc độ bay hơi của hơi nước. Điều này phụ thuộc vào không chỉ lượng nhiệt cấp vào nồi cô mà còn phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng.

- Nếu cấp nhiệt quá mạnh dung dịch sôi thì tinh thể tạo ra rất nhỏ và không đảm bảo yêu cầu.

- Ngược lại nếu cấp nhiệt chậm thì tốn thời gian và các tinh thể có xu hướng hình thành hạt to.

- Trong qúa trình cô đặc trên bề mặt thoáng luôn hình thành một lớp màng muối cản trở quá trình bay hơi của hơi nước do vậy sau khoảng 1 thời gian phải tiến hành khuấy trộn để phá vỡ lớp màng này. Không thể sử dụng máy khuây để làm việc này được vì như vậy sẽ phá vỡ tinh thể tạo các tinh thể rất nhỏ.

III.9.4. Nội quy sử dụng

Trước khi sử dụng:

• Chỉ có người được phân công mới được sử dụng nồi cô.

• Kiểm tra bên trong, bên ngoài nồi cô, van an toàn, áp kế, đường ống… tất cả phải tốt.

• Xả hết nước ngưng ở vỏ nồi cô. Khi làm việc:

• Điều chỉnh áp suất hơi vào nồi cô < áp suất cho phép của thiết bị. • Quan sát, theo dõi phát hiện các hiện tượng khác thường của nồi cô. • Không được bỏ vị trí sản xuất đi nơi khác.

Chú ý:

• Khi cho hơi vào đun phải hé mở từ từ van hơi để sấy nồi cô trong 15 phút mới cho nồi coo vào làm việc.

• Không mở hơi vào nồi cô khi trong nồi cô không có nước hoặc dung dịch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Không dùng các vật cứng va chạm và chọc vào bên trong nồi cô. • Sau khi cô phải vệ sinh nồi sạch sẽ.

• Khi có sự cố phải khóa hơi và giữ nguyên hiện trạng báo phân xưởng cơ điện giải quyết.

• Phải có sổ giao ca hàng ngày.

III.10. Hệ thống thiết bị cô chân không

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập về công ty cổ phần hóa dược việt nam (Trang 45)