Triết học dành cho học viên cao học

18 113 0
Triết học dành cho học viên cao học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 1. Đức Phật khẳng định: “ta chỉ dạy cho các ngươi một điều: khổ và diệt khổ”. Từ triết lí nhân sinh của Phật giáo anh/chị hãy làm rõ nhận định trên 2. Lý luận và thực tiễn của việc xây dựng con người Việt Nam hiện nay. 3. Phân tích quan điểm của Khổng Tử về “nhân” và “chính danh”, từ đó rút ra ý nghĩa của 2 quan niệm trên đối với vị trí công tác mà anh/chị đang đảm nhận. 4. Lý luận và thực tiễn của quá độ đi lên CNXH bỏ qua TBCN ở Việt Nam. III. Nhân sinh quan Phật giáo. Từ một vũ trụ quan căn cứ trên những thuyết nhân duyên sinh, thuyết sự vật duyên khởi đi đến nhận thức là vô thủy, vô chung, từ những thuyết vô thường, vô ngã bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về những quan niệm của Đạo Phật về vấn đề nhân sinh quan. 1. Tứ diệu đế: Tứ diệu đế hay còn gọi là tứ chân đế hay tứ thánh đế, là bài thuyết pháp đầu tiên của Phật sau khi thành đạo tại vườn Lộc giã cho năm từ khưu trước kia đi theo Phật. Tứ đế là đạo lý căn bản của Thanh Văn Thừa, đồng thời cũng là cơ sở của các thuyết khác trong giáo lý Phật.Tứ đế gồm có: Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế. a. Khổ đế: Trong tứ đế, Phật đưa ra đầu tiên vấn đề khổ, rồi giảng cho ta thấy vì sao mà khổ , phương pháp diệt khổ và con đường đi đến diệt khổ. Nói như thế có người hiểu lầm cho rằng đạo Phật chủ trương cuộc đời chỉ toàn là khổ, và đạo Phật là đạo yếm thế. Thực ra, đạo Phật nhìn cuộc đời một cách khách quan, không ru người ta vào một giấc mơ Niết Bàn hay cực lạc và cũng không làm cho người ta sợ hãi, chán nản bởi những đau khổ trong cuộc sống. Phật chỉ cho chúng ta nhận thức sự vật, cuộc đời theo chân tướng của nó và chỉ dẫn cho chúng ta đi đến giải thoát. 2 Danh từ Dukkha của tiếng Xantít ta thường dịch là khổ là chưa thật hết nghĩa nên mới dẫn đến những hiểu lầm trên. Trong phép tướng duy thức có nói đến ba loại thụ: khổ thụ, lạc thụ, xả thụ. Như vậy không phải chỉ có khổ thụ mà còn có lạc thụ. Đối với cảnh nghịch sinh ra khổ thụ nhưng đối với cảnh thuận thì sinh ra lạc thú. Các cảnh có thể làm cho người ta vui hoặc khổ hoặc không vui, không khổ. Đạo phật không phủ nhận những cảm giác vui (lạc thú ) của cuộc đời mà còn phân tích ra nhiều hình thức vui. Nhưng những cái vui ấy, cũng như những cái khổ ấy đều bao gồm trong danh từ Dukkha, vì những cái vui, cũng như những cái khổ ấy đều là vô thường hư giả. Dù người tu hành chứng được những trạng thái thiền định cao siêu thì những lạc thú siêu thoát ấy vẫn là Dukkha vì những người tu hành ấy chưa thoát khỏi tam giới vô thường, hư giả. Khổ thụ và lạc thụ đều là Dukkha cả, do đó chúng ta phải diệt là diệt cái Dukkha ấy chứ không phải là tránh khổ, tìm vui như thế gian thường hiểu, thường lầm. Theo cách phân tích khác Phật chia cái khổ ra làm 8 loại: + Sinh khổ: Đã có sinh là có khổ vì đã sinh nhất định có diệt, bị luật vô thường chi phối nên khổ. + Lão khổ: người ta mong muốn trẻ mãi nhưng cái già theo thời gian vẫn cứ đến. Cái già vào mắt thì mắt bị mờ đi, cái già vào lỗ tai thì tai bị điếc, vào da, xương tủy thì da nhăn nheo, xương tủy mệt mỏi. Cái già tiến đến đâu thì suy yếu đến ấy làm cho người ta phiền não. + Bệnh Khổ: Trong cuộc sống, thân thể thường ốm đau, nhất là khi già yếu, thân thể suy nhược, bệnh tật dễ hoành hành làm cho người ta đau khổ. + Tử khổ : Là cái khổ khi người ta chết. Chứng sinh do nghiệp báo chịu cái thân nào thì gắn bó với cái thân ấy coi như cái thân duy nhất của mình thì khi chết thì phiền não vô cùng. + Cầu bất đắc khổ: Người ta thường chạy theo những điều mình ưa thích, mong cầu hết cái này đến cái khác. Khi chưa cầu được thì phiền não, khi cầu được rồi thì phải lo giữ nó, nếu nó mất đi thì lại luyến tiếc. 3 + Ái biệt ly khổ: nỗi khổ khi phải chia ly. + Oán tăng hội khổ: những điều mình chán ghét thì nó cứ tiến đến bên mình. +Ngũ ấm xí thịnh khổ: ngũ ấm ấy là sắc ấm, thụ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm. Ngũ ấm ấy che lấp trí tuệ, phải chịu cái khổ luân hồi trong vô lượng kiếp. b. Tập đế: Tập đế còn gọi là nhân đế, là những nguyên nhân tạo thành sự khổ. Những nguyên nhân đó không phải tìm đâu xa mà ở ngay trong mỗi chúng ta. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng có thể tóm lại như sau: - Tham lam. - Giận dữ. - Si mê. - Kiêu mạn. - Nghi ngờ. - Thân kiến ( tưởng thân thể là thực có là trường tồn). - Biên kiến ( sự hiểu biết một mặt như chấp đoạn, chấp thưởng ). - Tà kiến ( sự hiểu biết không đúng ). - Kiến thử ( chấp trí hiểu biết của riêng mình là đúng). - Giới cấm tu ( tu hành không chính đạo ). Ba nguyên nhân chính ( tham, sân, si) Phật còn gọi là tam độc, là nguồn gốc của mọi sự khổ. Nguyên nhân của tam độc là do ái dục và vô minh được thể hiện trong công thức sau: Nghiệp Ái dục + Vô minh ––––> Sự khổ. 4 + Ái dục: là tham ái, yêu thích do cảm thụ đi đến suy đắm trước những cảnh yêu thích, vừa lòng, chán ghét cảnh trái ý. Vì say đắm với những cảnh nên rong ruổi theo cảnh, bám lấy cảnh hình thành nên tham vọng và ước muốn. + Vô minh: là mê lầm, không sáng suốt. Đối với những hiện tượng trụ không nhận rõ chân tướng, thực tướng của nó là sự chuyển biến không ngừng, là vô thường mà lại lầm tưởng các hiện tượng đó là thực có, là thường còn. Vô minh che lấp ta không nhận thấy được chân tâm mà luôn luôn chạy theo vọng tâm, làm ta thấy có thân, có cảnh, có ta, có người của ta và thấy quý thân ta, không quan tâm đến người sống quanh ta. + Nghiệp: là những hoạt động về thân thể, về lời nói ý nên Phật gọi là thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Kết quả của hành động ấy gọi là nghiệp báo. Không phải hoạt động nào của ta cũng gây nghiệp báo. Những việc như : đi, đứng, nhìn, ngồi, thì không gây nghiệp báo. * Nghiệp có hai loại: Nghiệp thiện và nghiệp ác. +Nghiệp thiện : là những việc có lợi cho người và đem lại quả báo tốt cho mình. + Nghiệp ác: là những việc làm hại cho ngươi và đem lại quả báo xấu cho mình. Như vậy, Phật đặt số mệnh của con người trong chính tay họ. Tự con người đã gây nên nỗi khổ cho mình. Do đó, Phật đưa ra lý thuyết thập nhị nhân duyên để thấy được nguồn gốc của sự vật trong thế gian. Thập nhị nhân duyên là sợi dây liên tục nối tiếp con người trong vòng sinh tử luân hồi đó là: - Vô minh: là cái không sáng suốt, mông muội, che lấp cái bản nhiên sáng tỏ - Hành: là suy nghĩ mà hành động, do hành động mà tạo nên kết quả, tạo ra cái nghiệp, cái nếp. Do hành động mà có Thức ấy, là hành làm quả cho Vô minh và là nhân cho Thức. - Thức: là ý thức là biết. Do thức mà có Danh sắc, ấy là Thức làm quả cho hành và làm nhân cho Danh sắc. 5 - Danh sắc: là tên và hành ta đã biết tên ta là gì thì phải có hình và tên của ta. Do Danh sắc mà có Lục nhập, ấy là Danh sắc làm quả cho Thức và làm nhân cho Lục nhập. - Lục nhập hay Lục xứ: là sáu chỗ, sáu cảm giác: Mắt, mũi, lưỡi, tai, thân và tri thức. Đã có hình hài có tên phải có Lục xứ để tiếp xúc với vạn vật. Do Lục nhập mà có xúc – tiếp xúc ấy là Lục xứ làm quả cho Danh sắc và làm nhân cho Xác. - Xúc: là tiếp xúc với ngoại cảnh qua sáu cơ quan xúc giác gây nên cmở rộng xúc, cảm giác. Do xúc mà có Thụ ấy là Xúc làm quả cho Lục xứ và làm nhân cho Thụ. - Thụ: là tiếp thu, lĩnh nạp, những tác động bên ngoài tác động vào mình. Do thụ mà có Ái ấy là Thụ làm quả cho Xúc và làm nhân cho Ái. - Ái: là yêu, khát vọng, mong muốn, thích. Do ái mà có Thủ ấy là Ái làm quả cho Thụ và làm nhân cho Thủ. - Thủ: là lấy, chiếm đoạt cho minh. Do Thủ mà có Hữu ấy vậy mà Thủ làm quả cho Ái và làm nhân cho Hữu. - Hữu: là tồn tại, hiện hữu, ham, muốn, nên có dục gây thành cái nghiệp. Do Hữu mà có sinh, do đó Hữu là quả của Thủ và làm nhân cho Sinh. - Sinh: Hiện hữu là ta sinh ra ở thế gian làm thần thánh, làm người, làm súc sinh. Do sinh mà có Tử ấy là Sinh làm quả cho Hữu và làm nhân cho Lão tử. - Lão tử: là già và chết, đã sinh ra là phải già yếu mà đã già là phải chết. Nhưng chết – sống là hai mặt đối lập nhau không tách rời nhau. Thể xác tan đi là hết nhưng linh hồn vẫn ở trong vòng Vô minh cho nên lại mang cái nghiệp vào vòng luân hồi (khổ não). Tập đế là một chân lý thể hiện tính biểu chứng sâu sắc trong mối quan hệ nhân quả và đã tìm tới các nguyên nhân rất đa dạng, phong phú. Các nguyên nhân ấy quan hệ với nhau, cái nào cũng có thể làm nhân làm duyên cho cái khác, như làn sóng trên mặt biển, lớp trước là lớp nhân là duyên cho lớp sau và cứ thế tiếp diễn. Nhưng cái hạn chế của tập đế là chưa đề cập đến nguyên nhân từ xã hội. Đặc biệt 6 là chưa nhắc tới quan hệ giai cấp, bóc lột trong xã hội. Luận điểm này thể hiện rõ từ trào hướng nội hướng nội trong nhận thức luận Phật giáo. c. Diệt đế: Diệt đế là tích quả Niết bàn do thực hành tịnh nghiệp mà đạo đế mang lại. Diệt đế là trừ diệt sự khổ để đi đến chỗ an lạc là chỗ kết nghiệp đã hết không còn luân hồi sinh tử nữa. Có tịnh nghiệp tất sinh tịnh quả. Ấy là khi diệt đế vọng niệm không còn khởi lên, tâm hồn luôn an trụ trong cảnh vắng lặng là do cảnh giới Niết Bàn. * Niết Bàn có bốn đặc điểm: Thường - Lạc - Ngã - Tịnh. + Thường là thường còn, không biến đổi. + Lạc là an lạc, giải thoát hết phiền não, thâm tâm tự tại. + Ngã là chân ngã, chân thực, thường còn. + Tịnh là thanh tịnh, trong sạch không còn ô nhiễm. Niết Bàn là sự chấm dứt mọi phiền não được thực hiện không phải ở một nơi nào khác, một cõi nào khác mà thực hiện ngay trong cõi thế gian này, nhờ sự tu hành nghiêm túc mang lại cho ta mọi trạng thái tinh thần đặc biệt: Trạng thái an lạc, siêu thoát, tịnh diệt. Phật dạy rằng: khi môn đệ làm cho lòng mình sạch hết tham lam, nóng giận và si mê thì môn đệ đã đến được bến giác, tức là cảnh giới Niết Bàn. Do đó, con người phải dày công tu dưỡng, xoá bỏ được lửa dục, lửa sân, lửa si mê để chứng được cảnh giới Niết Bàn ngay trong cõi đời hiện tại. d. Đạo đế: Đạo đế là con đường, là môn pháp hướng dẫn cho chúng sinh đạt được đến quả giải thoát, ra khỏi luân hồi sinh tử. Pháp môn tu dưỡng ra khỏi luân hồi sinh tư rất nhiều, nhưng thường được đề cao là phương pháp 37 đạo phẩm. 7 Phương pháp này gồm có: + Tứ niệm xứ: 4 đạo phẩm. + Tứ chính cần: 4 đạo phẩm. + Tứ như ý túc: 4 đạo phẩm. + Ngũ cân: 5 đạo phẩm. + Ngũ lực: 5 đạo phẩm. + Bát chính đạo: 8 đạo phẩm. + Thất giác : 7 đạo phẩm. Trong 37 đạo phẩm, bát chính đạo là quan trọng nhất. Nó là con đường giúp người ta thoát khỏi phiền não, đau khổ đi tới cảnh giới Niết Bàn tự tại, an lạc. Bát chính đạo gồm có: 1. Chính ngữ : là tu nghiệp thanh tịnh, không phát ra lời nói sai trái. 2. Chính nghiệp: hành động chân chính, mang lại lợi ích cho mọi người. 3. Chính mệnh: sống bằng nghề nghiệp chân chính. 4. Chính tịnh tiến : tiến tới trên con đường đạo, không đi vào các đường tà. 5. Chính niệm: tâm trí luôn luôn nghĩ đến đạo lý vô ngã, diệt trừ những kiến chấp mê lầm, đoạt trừ những tư tưởng, hành động bất chính. 6. Chính định : Giữ tâm vắng lặng không một vọng niệm khởi lên để trí tuệ xuất hiện, chứng quả tu đà hoàn. 7. Chính kiến : kết quả của việc sống, tư duy con người phải có ý biến lấy tiêu biểu là các vị Phật. 8. Chính tư duy: Sau khi có niệm khởi, con người sẽ tư duy, suy nghĩ một cách chân chính, làm chủ được dòng tư duy. 8 Để đi qua tám con đường trên thì không ngoài ba nguyên tắc: giới, định, tuệ hay còn gọi là tam học. Các nguyên tắc này có sự liên hệ mật thiết bổ xung cho nhau: - Giới học: là cả một thiên luân lý thực hành của Đạo Phật, mục đích để kiềm chế rồi đi đến diệt lục. Giới gồm những phương tiện để thay đổi lối suy nghĩ, lối sinh hoạt hàng ngày của con người, hướng con người sống theo đạo, thích hợp với đạo, tức là luôn hướng về thiện. Phật chỉ định ra nhiều giới đạo cho người tu hành tại gia, tu xuất gia, cho nam giới, nữ giới, cho người mới vào đạo và người tu lâu ngày. Người tu hành phải giữ giới nghiêm túc thì mới định được. Nếu không giữ được tất con người luôn bị vọng dộng, bị cảnh chuyển, không vào cảnh định được. - Định học: là đình chỉ mọi tư tưởng xấu ý nghĩa xấu nguyên nhân phát sinh những hành động xấu đi đến gây nghiệp báo xấu. Định còn là tập trung tư tưởng, suy nghĩ làm những việc lành, từ đó nảy sinh một trạng thái an lạc, tạo điều kiện cho tuệ phát ra. - Tuệ học : là trí tuệ sáng suốt của người tu hành đã diệt được dục vọng, đã diệt được tam độc là tham, sân, si, đã thấu được lý vô thường, vô ngã do đó chỉ nghĩ đến làm điều thiện, mưu lợi cho chúng sinh. Với pháp tứ diệu đế Phật muốn cho chúng sinh thấy 2 cảnh giới khác nhau là Niết Bàn và Thân Lụy: một con đường giác ngộ, an lạc và một con đường mê lầm tội lỗi. 2. Những quan điểm về nhân sinh quan Phật giáo. a. Con người: Con người là sự kết hợp của ngũ uẩn( sắc, thụ, tưởng, hành, thức) gồm hai yếu tố chính: yếu tố sinh lý( sắc) và yếu tố tinh thần ( thụ, tưởng, hành, thức). Yếu tố tinh thần chỉ phát huy tác dụng khi nó được gắn với một thân thể. Sắc thân chỉ tồn tại trong một thời gian rồi bị huỷ diệt. Như vậy, con người chỉ là một giả hợp sinh lý tuân theo quy luật: sinh, tục, dị, diệt.Con người là do nhân duyên hoà hợp, không có một đấng tối thượng siêu nhiên tạo ra con người cũng như con người không phải tự nhiên mà sinh ra. Khi 9 nhân duyên hoà hợp thì con người sinh, khi nhân duyên tan rã thì con người chết. Song chết chưa phải là hết, linh hồn cũng không bất tử chuyển từ kiếp này sang kiếp khác. Con người ở kiếp này sinh ra thì con người ở kiếp trước diệt, nhưng con người ở kiếp sau không phải là con người ở kiếp trước nhưng cũng không khác với con người ở kiếp trước. Con người không phải là một thực thể trường tồn mà chỉ là một giả hợp của ngũ uẩn. Trong thời gian ngũ uẩn kết hợp, các việc thiện, ác được thực hiện. Con người gây nghiệp và tạo ra một động lực làm xuất hiện nghiệp báo ở kiếp sau. Từ nhận thức trên, con người tu Phật lúc nào cũng phải cẩn thận trong một ý nghĩ, lời nói việc làm. b. Nhân vị trong đạo Phật. Đạo Phật là đạo chủ trương tự do, bình đẳng, từ bi, bác ái. Ở một thời đại cổ xưa cách chúng ta trên 25 thế kỷ Phật đã có một quan niệm hết sức tiến bộ đối với vấn đề bình đẳng trong xã hội. Phật đã từng nói: “Không có đẳng cấp trong dòng máu đỏ như nhau, trong dòng nước mắt cũng mặn như nhau. Mỗi người sinh ra không phải ai cũng mang sẵn dây chuyền ở cổ hay dấu tica trên trán ( dấu hiệu đẳng cấp của Ấn Độ ) ”. Và những quan niệm đó được Phật thực hiện ngay trong giáo hội của mình. Phật thu nạp vào giáo hội của Người tất cả mọi đẳng cấp, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo. Những người ở tầng lớp dưới sau khi tu đắc đạo đã được các đệ tử khác tôn trọng, cho đến các vua quan khi đến thăm hỏi cũng phải tỏ lòng kính mến. Không dừng lại ở sự bình đẳng giữa con người với con người mà Phật còn đi xa hơn, nêu lên sự bình đẳng giữa các chúng sinh đều có Phật tính như nhau và đang cùng nhau: người trước, vật sau, tiến bước trên con đường giải thoát. Tự do theo quan niệm của Phật là con người sống trong an lạc, giải thoát, không có áp bức, nô lệ, cũng không bị chi phối bởi ngũ dục. Con người bị ràng buộc bởi ngoại cảnh và một phần bởi nội tâm. Những sự áp bức, những day dứt gây ra bởi dục vọng còn khắc nghiệt bằng vạn ngoại cảnh. Nhà lao, cường quyền, tham nhũng, tàn ác còn chưa khắc nghiệt bằng cái ta ích kỷ. 10 Từ đó, Phật chú trọng đến giải phóng con người ra khỏi xiềng xích của dục vọng bằng phương pháp tu hành diệt dục. Để sống tự do phật tử phải đấu tranh với bản thân mình để diệt trừ dục vọng và đấu tranh để chống mọi sự áp bức bất công. Người ta gọi đạo phật là đạo từ bi, người tu hành là người giàu lòng từ bi. Từ là hiền hoà, cho vui. Bi là thương xót, cứu khổ. Từ bi là đen lại an lạc, hạnh phúc cho người khác, cứu khổ, cứu nạn cho chúng sinh, quên đi mọi ích lợi của bản thân mình. Nhưng từ bi không phải là thủ tiêu mọi sự đấu tranh, giữ thái độ tiêu cực, thụ động trước mọi sự bất công, áp bức, tham nhũng. Có sức mạnh hung bạo thì phải có sức mạnh của từ bi để chống lại. Sức mạnh đó thể hiện bằng sự giáo hoá và bằng cả bạo lực, bạo lực từ bi. Hai chữ từ bi càng đẹp biết bao nhiêu đối với những con người thực tâm tu luyện thì càng xấu xa bao nhiêu đối với những kẻ lợi dụng đạo để mưu cầu lợi ích cho mình. Vấn đề giải thoát là vấn đề cơ bản trong đạo Phật vì mục đích cuối cùng của đạo Phật là giải thoát con người khỏi cuộc sống đau khổ trong vô minh. Sự giải thoát không chỉ nhằm đấu tranh chống những áp bức về xã hội về kinh tế như lịch sử Phật giáo đã chứng minh mà sự giải thoát nhằm tiêu diệt tận gốc mọi đau khổ là tham lam và dục vọng. Việc giải phóng này là con người phải tự lực đảm nhiệm, không ai có thể làm thay được và mỗi người phải coi sự giải thoát là cứu cánh cuối cùng của cuộc đời. Như vậy, Đạo Phật đã đặt con người lên một vị trí hết sức quan trọng và cao quý. Hạnh phúc của con người là do con người xây đắp nên. Con người thấm nhuần giáo lý Phật, con người vị tha, từ bi, hỉ, xả sẽ kiến lập một xã hội hoà bình, an lạc, công bằng, mọi người sống vì lợi ích của nhau, của tập thể. Trái lại, con người ích kỷ chỉ biết mình, hại người, con người sống tàn bạo, độc ác thì cái gì trong tay con người cũng sẽ trở thành khí cụ sát hại và xã hội của những con người ấy là xã hội của địa ngục, xã hội áp bức bóc lột. http://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbpha406.htm [...]... thuật, trường lớp cho giáo dục; xây dựng chiến lược đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và lòng yêu nghề; có chính sách hỗ trợ cho học sinh nghèo Thứ năm, xây dựng môi trường văn hóa Muốn xây dựng con người có văn hóa thì phải xây dựng được môi trường văn hóa Xây dựng con người có văn hóa phải bắt đầu từ mỗi gia đình, đơn vị sản xuất, công tác, học tập và cộng... thức cơ bản nhất về cuộc sống cho mỗi người, góp phần quan trọng trong xây dựng, phát triển con người Vì vậy, Đảng ta đã coi giáo dục - đào tạo là “quốc sách hàng đầu" và đã đưa ra các phương hướng chủ yếu để phát triển trí tuệ con người Việt Nam trên các lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo... hiệu quả Vì vậy, con người Việt Nam trong thời đại mới phải nêu cao tinh thần trách nhiệm công dân, không ngừng học tập, trau dồi tri thức; có ý thức và năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội Hơn nữa, để đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao đó, với cường độ lao động lớn, đòi hỏi mỗi người phải có ý thức rèn luyện sức khoẻ, nâng cao thể lực đủ sức khoẻ để lao động trong môi trường cạnh tranh... kiện thuận lợi cho nhân dân phát huy tối đa quyền làm chủ trên mọi lĩnh vực Phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", không phải chỉ là hoạt động của những công dân, mà chính là hoạt động của người chủ xã hội "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" phải được thể chế hóa một cách cụ thể trong từng việc, từng hoạt động, cho từng đơn vị, từng cộng đồng dân cư Thứ tư, nâng cao chất lượng,... hội IX của Đảng (tháng 4-2001) đã bổ sung quan điểm xây dựng con người là “Đề cao quyền con người và quyền làm chủ của nhân dân” Đến Đại hội X (tháng 42006), Đảng ta đã đưa việc xây dựng con người vào “Chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi” Để nâng cao thể lực và chăm sóc sức khoẻ của nhân dân trong tình hình mới, Đảng ta... tâm của chiến lược phát tiển kinh tế - xã hội, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển Bởi vì nói cho cùng mục tiêu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước là phải hướng tới phục vụ con người, giải phóng con người, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo cơ hội và điều kiện để nhân dân tham gia làm chủ vào quá trình trình sáng tạo, sản suất, truyền bá và... biểu hiện tuyệt đối hoá cá nhân, lợi ích cá nhân, tự do cá nhân Chậm cụ thể hoá xây dựng tiêu chí con người cho phù hợp với từng giai tầng xã hội Còn lúng túng trong công tác giáo dục, xây dựng con người về tư tưởng, đạo đức, lối sống Điều kiện chăm lo nâng cao chất lượng cuộc sống của con người (học hành, chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí,…) còn nhiều hạn chế…” (3) Vì vậy, việc xây dựng, phát triển... của chiến lược phát tiển kinh tế - xã hội, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển Bởi vì, suy cho cùng mục tiêu của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước là phải hướng tới phục vụ con người, giải phóng con người, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo cơ hội và điều kiện để nhân dân tham gia làm chủ vào quá trình trình sáng tạo xã hội Có thể khẳng định,... đang mất đi Tình trạng ly hôn, bạo lực gia đình gia tăng; chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng, hưởng thụ có xu hướng tăng lên…Những hạn chế này đang làm cho nhiều “tế bào” có nguy cơ rơi vào khủng hoảng, làm cho nền tảng xã hội thiếu vững chắc Cho nên trong Đại hội XI, Đảng ta đã có sự phát triển nhận thức mới về gia đình, đó là: Ấm no, tiến bộ và hạnh phúc là những điều kiện cơ bản, quan trọng để... đầu của toàn xã hội, giữ vị trí trung tâm trong sự phát triển kinh tế - xã hội Một chiến lược phát triển xã hội chỉ thành công khi đặt trọng tâm cao nhất là con người xã hội, vấn đề này phù hợp với ước vọng và bản chất tự nhiên (từ dân), được sự đồng thuận cao (do dân) và phải có một mục tiêu tối thượng là phục vụ ước vọng chung của xã hội (vì dân) Một điểm mới trong Cương lĩnh 2011 là Đảng ta một mặt . đường, là môn pháp hướng dẫn cho chúng sinh đạt được đến quả giải thoát, ra khỏi luân hồi sinh tử. Pháp môn tu dưỡng ra khỏi luân hồi sinh tư rất nhiều, nhưng thường được đề cao là phương pháp 37. định cao siêu thì những lạc thú siêu thoát ấy vẫn là Dukkha vì những người tu hành ấy chưa thoát khỏi tam giới vô thường, hư giả. Khổ thụ và lạc thụ đều là Dukkha cả, do đó chúng ta phải diệt. phẩm. Trong 37 đạo phẩm, bát chính đạo là quan trọng nhất. Nó là con đường giúp người ta thoát khỏi phiền não, đau khổ đi tới cảnh giới Niết Bàn tự tại, an lạc. Bát chính đạo gồm có: 1. Chính

Ngày đăng: 26/06/2015, 08:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan