1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Kiem tra Van 8 co ma tran chuan KTKN Tiet 11 12

5 494 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 91,5 KB

Nội dung

Người soạn: Lê Thị Yến Đơn vị công tác: Trường THCS Kiên Thọ. Tuần 1: Tiết 11 – 12: ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 – BÀI VIẾT SỐ 1 Thời gian: 90’ (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I ,môn Ngữ văn lớp 6 theo 3 nội dung: Văn học,Tiếng Việt,Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc- hiểu và tạo lập văn bản của học sinh thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan và tự luận. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Về hình thức: Trắc nghiệm khách quan và tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: + Phần trắc nghiệm khách quan: 15 phút rồi thu bài, học sinh làm phần tự luận trong vòng 75 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình ngữ văn 8 tuần 1. - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. - Xác định khung ma trận. Tên chủ đề nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1: Văn học: Truyện và kí viết nam 1930 – 1945 Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Số câu: Số điểm Tỉ lệ % 5 1,25 đ 12,5% 5 1,25 12,5% Chủ đề 2: Tiếng việt: Cấp độ khái quát nghĩa của từ. Trường từ vựng. - Nhận biết cấp độ nghĩa của từ. - Trường từ vựng. Phân tích đặc điểm, công dụng nghĩa của từ. - cấp độ khái quát… Sử dụng cấp độ nghĩa từ ngữ. - Biết sử dụng trường từ. Số câu: Số điểm Tỉ lệ % 2 0,5 đ 5% 2 0,5 đ 5% 1 1 đ 10% 5 2 đ 20% Chủ đề 3: Tập làm văn: - Tính thống nhất của chủ đề văn bản. - Bố cục văn bản. - Xây dựng đoạn văn trong văn bản. Nhận ra tính thống nhất của chủ đề văn bản, bố cục văn bản, xây dựng đoạn văn. - Viết bài văn tự sự người ấy (bạn, thầy, người thân) sống mãi trong lòng tôi. Số câu: Số điểm Tỉ lệ % 3 0,75 đ 7,5% 2 6 đ 60% 4 6,75 đ 67,5% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 5 1,25 đ 12,5% 7 1,75 17,5% 2 7 đ 70% 14 10 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: Đề kiểm tra lớp 8 kì I. Phần trắc nghiệm khách quan (3điểm, mỗi câu 0,25 điểm) Đọc đoạn trích sau rồi trả lời các câu hỏi (từ 1 đến 12) bằng cách khoanh tròn vào chỉ một chữ cái (A, B, C hoặc D) trước câu trả lời đúng. “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên nệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuân miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.” (Trích : “Trong lòng mẹ”, Ngữ văn 8 – tập 1) 1. Tính thống nhất của chủ đề văn bản ở đoạn trích“Trong lòng mẹ” ở chỗ nào? A. Đoạn văn trên có tính mạch lạc. B. Đoạn văn trên thiếu tính liên kết với câu chủ đề. C. Đoạn văn trên thể hiện sự liên kết mạch lạc, thống nhất với chủ đề nêu văn bản. D. Đoạn văn chưa hợp với chủ đề văn bản. 2. Các ý trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” được sắp xếp theo trình tự nào? A. Thời gian. B. Sự phát triển của sự việc. C. Thời gian, không gian và sự phát triển của sự việc. D. Không theo sắp xếp nào. 3. Đoạn văn trên được trình bày theo cách nào? A. Song hành. B. Quy nạp. C. Diễn dịch. D. Móc xích. 4. “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết theo thể loại nào? A. Bút kí. ; C. Hồi kí. B. Truyện ngắn ; D. Tiểu thuyết. 5. Nội dung chính của đoạn trích văn trên là gì? A. Mẹ bé Hồng là một người phụ nữ rấp đẹp và thương con. B. Những việc làm của bé Hồng khi gặp lại mẹ mình. C. Niềm sung sướng vô biên của bé Hồng khi gặp lại mẹ. D. Sự khao khát tình mẹ của bé Hồng trong những ngày xa cách. 6. Nhận định nào sau đây nói đúng về nội dung của đoạn trích trên? A Đoạn trích chủ yếu trình bày nỗi khổ đau về mẹ bé Hồng. B. đoạn trích trên trình bày tâm địa độc ác của người cô bé Hồng. C. Đoạn trích trên trình bày sự hờn tủi của Hồng khi gặp mẹ. D. Đoạn trích trên trình bày tâm trạng hồi hộp, mong đợi, sung sướng khi gặp lại mẹ của bé Hồng. 7. Câu văn nào sau đây không nói lên vẻ đẹp của người mẹ được nhìn qua con mắt sung sướng và hạnh phúc đến cực điểm của bé Hồng? A. Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến. B.Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn cái hình hài máu mủ của mình mà mẹtôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? C. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. D.Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. 8. Em hiểu gì về chú bé Hồng qua đoạn trích trên? A. Là một chú bé có tình yêu thương vô bờ bến đối với mẹ. B. Là một chú bé dễ xúc động, tinh tế và nhạy cảm. C. Là một chú bé phải chịu nhiều nỗi đau mất mát. D. Là một chú bé được họ hàng yêu thương, đùm bọc. 9. Việc đặt tên và sắp xếp các từ ngữ vào các trường từ vựng như sau đúng hay sai? 1) Tâm trạng con người buồn, vui, nghĩ ngợi, phấn khởi, sung sướng, … 2) Bệnh về mắt quáng gà, cận thị, viễn thị, đáu mắt đỏ, … 3) Các tư thế của con người: Nằm, ngồi, đứng, nhảy, bò, thong manh. 4) Mùi vị: Thơm, cay, đắng, chua, chát,… A. Đúng; B. Sai. 10. Hãy cho biết các từ in đâm sau thuộc trường từ vựng nào? Giá những cổ tục đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá, hay cục thuỷ tinh, đầu mẫu gỗ, tôi quyết định vồ lấy mà nhai, mà cắn, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi. A. Hoạt động của miệng. B. Hoạt động của Răng. C. Hoạt động của lưỡi. D. Hoạt động của cổ họng. 11. Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của các từ sau đây: Học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, luật sư, nông dân, nội trợ. A. Con người. B. Môn học. C. Nghề nghiệp. Tính cách. 12. Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây? A. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, sách giáo khoa, vở. B. Xe cộ: xe đạp, xe máy, xe chỉ, xích lô, tàu điện. C. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cau, cây gạo, cây cọ. D. Nghệ thuật: âm nhạc, vũ đạo, văn học, hội hoạ. Phần tự luận (7 điểm) Câu 1( 1 điểm): Em hãy trình bày ngắn gọn về nhà văn Ngô Tất Tố và tác phẩm “ Tức nước vỡ bờ”. Câu 2 (6 điểm): Em hãy kể lại người ấy (bạn, thầy giáo, người thân) sống mãi trong lòng tôi. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C C A C D D A A B A C B V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: Đề kiểm tra ngữ văn lớp 8 – học kì I: - Phần trắc nghiệm khách quan(3 điểm, mỗi câu đúng 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C C A C D D A A B A C B Phần tự luận 7 điểm. Câu 13: (1 điểm.) + Về tác giả Ngô Tất Tố : Cần trình bày đủ các yếu tố sau( năm sinh,năm mất, quê quán……) - Tác phẩm : là nhà văn chuyên viết về đề tài nông dân ,nhiều tác phẩm nổi tiếng… Câu 14: (6 điểm) - Bài văn kể chuyện đời thường, trình bày sạch, đẹp, từ ngữ trong sáng. * Mở bài: + Giới thiệu đối thượng kể: ấn tượng khó phai về người ấy. (1 đ) * Thân bài: + Kể những kỉ niệm khó phai, tình cảm sâu sắc.(4 đ) - Theo trình tự thời gian. - Diễn biến tâm trạng, cảm xúc. -Diễn biến sự việc. * Kết bài: + Khẳng định tình cảm, cảm xúc với người ấy, mong ước bản thân dành cho người ấy. (1 đ). * Lưu ý: - Không đảm bảo bố cục, trừ tối đa 2 đ. - Mắc nhiều lỗi chính tả, trừ tối đa 1 đ. - Bài viết có nhiều lỗi diễn đạt, trừ tối đa 1 đ. . tác: Trường THCS Kiên Thọ. Tuần 1: Tiết 11 – 12: ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 8 – BÀI VIẾT SỐ 1 Thời gian: 90’ (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin để đánh giá mức độ. thân) sống mãi trong lòng tôi. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C C A C D D A A B A C B V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: Đề kiểm tra ngữ văn lớp 8 – học kì I: - Phần trắc nghiệm khách quan(3. đ 60% 4 6,75 đ 67,5% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 5 1,25 đ 12, 5% 7 1,75 17,5% 2 7 đ 70% 14 10 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: Đề kiểm tra lớp 8 kì I. Phần trắc nghiệm khách quan (3điểm, mỗi câu 0,25

Ngày đăng: 25/06/2015, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w