Người thực hiện: Trương Anh Thắng và Nguyễn Thị Vinh Đơn vị: Trường THCS Cao Ngọc –Ngọc Lặc Tiết 113 : KIỂM TRA VĂN ( Ngữ văn Lớp 8 - Thời gian 45 phút ) I. MỤC TIÊU KIỂM TRA : - Đánh giá tổng hợp kết quả học ngữ văn lớp 8, phần đọc - hiểu văn bản văn học. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA : - Trắc nghiệm khách quan, tự luận - Cánh tổ chức kiểm tra : Cho HS làm bài kiểm tra phần trắc nghiệm 10 phút, sau đó làm phần tự luận 35 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN : - Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kỹ năng của nội dung đọc - hiểu văn bản, văn học trong chương trình ngữ văn 8 học kỳ 2, sau đó chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra . - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra . - Xác định khung ma trận - Thiết lập ma trận - Đề kiểm tra văn học lớp 8 -Thời gian 45 phút ( Không kể thời gian giao đề ) Tên chủ đề (Nội dung, chương…) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Cấp độ thấp Câp độ cao Chủ đề: văn học - Nhớ tên tác giả của văn bản - Nhớ được hoàn cảnh, thời gian sáng tác của văn bản -Nhó được phần dịch thơ của văn bản - Hiểu được nội dung chi tiết của đoạn văn trên. - Hiểu được giá trị phê phán của đoạn văn trên - Hiểu giá trị của biện pháp tu từ trong đoạn văn - Viết bài văn phân tích tác phẩm văn học Người thực hiện: Trương Anh Thắng và Nguyễn Thị Vinh Đơn vị: Trường THCS Cao Ngọc –Ngọc Lặc trên Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ : Tổng số câu: 3 Tổng số điểm:1,5đ Tỉ lệ :15 % Tổng số câu: 1 Tổng số điểm:1đ Tỉ lệ :10 % Tổng số câu: 3 Tổng số điểm: 1,5 đ Tỉ lệ : 15% Tổng số câu: 1 Tổng số điểm: 6,0 Tỉ lệ : 60 % IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA : Kiểm tra ngữ văn 8 Thời gian 45 phút ( Không kể thời gian giao đề ) * Phần trắc nghiệm khách quan ( 3 đ - mỗi câu 0,5 đ ) - Đọc đoạn trích sau, trả lời câu hỏi từ 1 đến 6 bằng cách khoanh trong vào chữ cái trước câu trả lời đúng : " Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng " ( Hịch Tướng Sĩ - Ngữ văn 8 Tập II trang 55 ). 1. Văn bản " Hịch Tướng Sĩ " của tác giả nào? A. Lý Công Uẩn B. Trần Quốc Tuấn C. Nguyễn Trãi D. Nguyễn Thiếp 2. Thể " Hịch " thường được sử dụng trong hoàn cảnh nào ? A. Khi đất nước bình yên phát triển B. Khi đất nước vừa kết thức chiến tranh. C. Khi đất nước vừ lập được những chiến công vang dội. D. Khi đất nước sắp hoặc đang phải đấu tranh chống ngoại xâm. 3. " Hịch tướng sĩ " được Trần Quốc Tuấn viết trong khoảng thời gian nào ? A. Trước khi quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất . B. Trước khi quân Mông - Nguyên xâm luợc nước ta lần thứ hai. C. Trước khi quân Mông - Nguyên xâm luợc nước ta lần thứ ba. D. Sau chiến thắng vang dội của nhân dân ta chống giặc Mông - Nguyên . 4. Nội dung chính của đoạn văn được trích " Ta thường tới bữa quên ăn …ta cũng vui lòng " là gì ? A. Thể hiện tâm trạng lo lắng đến quên ăn, quên ngủ của Trần Quốc Tuấn . B. Thể hiện tâm trạng tức giận và lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn . Người thực hiện: Trương Anh Thắng và Nguyễn Thị Vinh Đơn vị: Trường THCS Cao Ngọc –Ngọc Lặc C. Thể hiện ý chí quyết tâm tiêu diệt quân thù của Trần Quốc Tuấn. D. Thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc và quyết tâm giết giặc cứu nước của Trần Quốc Tuấn . 5. Trong đoạn văn ( ở câu 6 ) tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? A. Điệp ngữ, so sánh. B. Liệt kê, tăng tiến. C. Nhân hoá, ẩn dụ. D. So sánh, nhân hoá. 6. Trong bài Hịch, Trần Quốc Tuấn đã phê phán thói vô trách nhiệm, cầu an hưởng lạc của tướng sĩ nhằm mục đích gì ? A. Đề cao tinh thần cảnh giác của tướng sĩ trước quân thù. B. Khích lệ tinh thần yêu nước và căm thù giác của tướng sĩ. C. Khích lệ trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với chủ tướng, với đất nước. D. Đề cao lòng trung thành của tướng sĩ đối với chủ tưóng của mình với đất nước. * Phần tự luận :( 7 điểm ) 7. ( 1 điểm ) - Chép chính xác phần dịch thơ ( bản dịch của Nam Trân ) bài thơ " Ngắm trăng " của Hồ Chí Minh. 7.( 6 điểm ) - Phân tích bài thơ " Đi đường " (Tiểu lộ) của Hồ Chí Minh V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM : * Phần trắc nghiệm khách quan : ( 3 điểm ), mỗi câu đúng 0,5 điểm . Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B D A D B C * Tự luận : ( 7 điểm ) 7. ( 1 điểm ) Chép chính xác phần dịch thơ ( SGK ) - 1 đ 8. ( 6 điểm ) . Bài viết cần có bố cục đầy đủ rõ ràngdùng từ đặt câu chính xác, diễn đạt trôI chảy đảm bảo liên kết Về cơ bản nêu bật được những ý sau: - Dẫn dắt giới thiệu và nêu nội dung chính của bài thơ (1 điểm) - Hình ảnh của hiện thực + Con đường nhiều gian khổ mà Tưởng Giới Thạch đầy ảI nguời tù (0,5 Đ) + Người tù vượt qua chập trùng đường núi (0,75 Đ) + Muôn trùng núi non trong tầm mắt của con người khi lên đến đỉnh núi(0,75 Đ) - ý nghĩa triết lý Người thực hiện: Trương Anh Thắng và Nguyễn Thị Vinh Đơn vị: Trường THCS Cao Ngọc –Ngọc Lặc + Con đường cách mạng nhiều thử thách trông gai nhưng chắc chắn sẽ có kết quả tốt đẹp (0,75 Đ) + Người cách mạng phảI rèn luyện ý chí kiên định, phẩm chất kiên cường (0,75 Đ) - Giá trị nghệ thuật: + Kết cấu chặt chẽ, lời thơ tự nhiên, bình dị, gợi hình ảnh và giàu cảm xúc(0,75 Đ) + Tác dụng của bản dịch thơ trong việc chuyển dịch một bài thơ viết bằng chữ Hán sang tiếng VIệt(0,75 Đ) Lưu ý: - Điểm trừ tối đa đối với bài viêt không đảm bảo bố cục (2 Đ) - Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt(1 Đ) . Tiết 113 : KIỂM TRA VĂN ( Ngữ văn Lớp 8 - Thời gian 45 phút ) I. MỤC TIÊU KIỂM TRA : - Đánh giá tổng hợp kết quả học ngữ văn lớp 8, phần đọc - hiểu văn bản văn học. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA : -. văn 8 học kỳ 2, sau đó chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra . - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. phát triển B. Khi đất nước vừa kết thức chiến tranh. C. Khi đất nước vừ lập được những chiến công vang dội. D. Khi đất nước sắp hoặc đang phải đấu tranh chống ngoại xâm. 3. " Hịch tướng sĩ