Họ và tên: BÀI KIỂMTRA 1 TIẾT Lớp: . Môn: Vật lý8 Điểm Lời phê của thầy giáo PHẦN I: Khoanh tròn chữ cái đứng đầu các câu mà em cho là đúng nhất. Câu 1.Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động sẽ cảm thấy mình thế nào khi xe đột ngột tăng vận tốc? A.Chúi về phía trước. C.Ngả về phía sau. B.Nghiêng sang phải. D.Nghiêng sang trái. Câu 2. Trong các cách sau đây, cách nào làm giảm lực ma sát? A.Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. C. Tăng tốc độ dịch chuyển vật. B. Giảm bớt độ sần sùi giữa các mặt tiếp xúc. D. Tăng lực ép lên mặt tiếp xúc. Câu 3:Muốn tăng áp suất thì phải làm thế nào? Trong các cách sau cách nào đúng? A.Tăng áp lực, giảm diện tich bị ép. C.Giảm áp lực, giữ nguyên diện tích bị ép. B.Giảm áp lực, tăng diện tich bị ép. D.Giữ nguyên áp lực, tăng diện tích. Câu 4: áp suất của chất lỏng lên đáy bình chứa phụ thuộc vào. A.khối lượng riêng của chất lỏng. C.chiều cao cột chất lỏng và diện tích của đáy bình. B. diện tích của đáy bình. D.trọng lượng riêng của chất lỏng và chiều cao của cột chất lỏng. Phần II: Điền từ (hoặc cụm từ) thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau. Câu 5. Ô tô đột ngột rẽ vòng sang…… ,thì hành khách bị ngả sang trái do người có……. Câu 6. Một vật được đặt lên mặt sàn nhà. Khi vật bị kéo bởi lực theo phương nằm ngang mà vật vẫn đứng yên, chứng tỏ lực…………. Cân bằng với lực………………………… Câu 7.Áp lực là lực ép có phương ………………………………………………………… Câu 8. Chất lỏng gây ra áp suất theo……………… lên đáy bình, thành bình và………… ……………………………………………………………………………………………. Phần III:Giải các bài tập sau. Bài 1.Một vật chuyển động từ A đến B cách nhau 360m. Trong nửa đoạn đường đầu vật đi với vận tốc v 1 =5 m/s.Nửa đoạn đường còn lại,vật chuyển động với vận tốc v 2 =3 m/s. a. Sau bao lâu vật đến B ? b. Tính vận tốc trung bình của vật trên cả đoạn đường AB. Bài 2. Một thợ lặn lặn xuống độ sâu 36m so với mặt nước biển.Cho trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m 3 . a. Tính áp suất ở độ sâu ấy. b. Cửa chiếu sáng của áo lặn có diện tich 160cm 2 .Tính áp lực của nước tác dụng lên phần diện tich này. c. Biết áp suất lớn nhất mà người thợ lặn còn có thể chịu được là 473800N/m 2 , hỏi người thợ lặn đó chỉ lên lặn xuống độ sâu nào đểcó thể an toàn? BÀI LÀM …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ĐÁPÁN VÀ DỰ KIẾN CHO ĐIỂM KIỂMTRA 1 TIẾT VẬT LÝ8 Phần I: (2 điểm). Mỗi câu làm đúng cho 0,5 điểm. Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 C B A D Phần II:(2 điểm) mỗi câu đúng cho 0,5 điểm. Câu 5. …(phải … quán tính). Câu 6. …(… kéo …ma sát nghỉ). Câu 7. (… vuông góc với diện tích bị ép). Câu 8. (… mọi phương … các vật đặt trong nó). Phần III: (6 điểm). Bài 1.(3 điểm) Tóm tắt (0,5 điểm). Cho biết s = 360m v 1 = 5m/s v 2 = 3m/s tính: a. t=? b. v tb =? Lời giải a. Thời gian đi nửa đoạn đường đầu là: s AB 360 t 1 = = =36(s) 0,5 điểm. 2.v 1 2.5 Thời gian đi nửa đoạn đường còn lại là: S AB 360 t 2 = = = 60(s) 0,5 điểm. 2.v 2 2.3 Thời gian đi hết quãng đường AB là: t = t 1 +t 2 = 36+60 = 96(s) 0,5 điểm. b. Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB là: s AB 360 v AB = = = 3,75(m/s) 1 điểm. t 96 đáp số: a. 96s. b. 3,75m/s. Bài 2.(3 điểm). Tóm tắt(0,5 điểm). Cho biết h =36m d =10300N/m 3 S =160cm 2 p =473800N/m 2 tính. a. p =? b. F=? c. h max =? Lời giải a. áp suất ở độ sâu 36m là: p = d.h = 36.10300 = 370800(N/m 2 ) 1 điểm. b. áp lực tác dụng lên phần diện tích cửa chiếu sáng là: F = p.S = 370800.0,016 = 5932,8(N) 1 điểm. c. Độ sâu tối đa mà người thợ lặn nên lặn đểan toàn là: p 473800 h max = = = 46(m) 0,5 điểm. d 10300 Đáp số:a. 370800N/m 2 . b. 5932,8N. c. 46m. . là: p = d.h = 36 .10 300 = 37 080 0(N/m 2 ) 1 điểm. b. áp lực tác dụng lên phần diện tích cửa chiếu sáng là: F = p.S = 37 080 0.0, 016 = 5932 ,8( N) 1 điểm. c. Độ. đa mà người thợ lặn nên lặn để an toàn là: p 47 380 0 h max = = = 46(m) 0,5 điểm. d 10 300 Đáp số: a. 37 080 0N/m 2 . b. 5932,8N. c. 46m.