I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình học kỳ II môn Ngữ văn 9 (phần truyện), bao gồm truyện hiện đại Việt Nam và truyện nước ngoài. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện co HS kỹ năng đọc – hiểu văn bản, kỹ năng cảm thụ, phân tích văn bản, kỹ năng làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). - Rèn luyện kỹ năng sống: + Kỹ năng suy nghĩ sáng tạo + Kỹ năng quản lý thời gian 3. Thái độ: Giáo dục cho HS thái độ làm bài nghiêm túc. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Hình thức đề kiểm tra: trắc nghiệm và tự luận. Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận trong 45 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: − Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của phần truyện, thuộc phân môn Ngữ văn, học kỳ II lớp 9. − Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. − Xác định khung ma trận. PHÒNG GD & ĐT NGỌC LẶC TRƯỜNG THCS NGỌC LIÊN ĐỀ KIỂM TRA VĂN (PHẦN TRUYỆN) MÔN: NGỮ VĂN 9 TIẾT PPCT: 155 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ KIỂM TRA VĂN (PHẦN TRUYỆN) – MÔN NGỮ VĂN 9 TIẾT PPCT: 155 Tên chủ đề (nội Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN TL TN TL Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề: Truyện hiện đại Việt Nam + truyện nước ngoài - Nhớ hoàn cảnh sáng tác, ngôi kể, nội dung các chi tiết của văn bản. - Nhớ tác giả của văn bản. Hiểu ý nghĩa của hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng trong tác phẩm văn học. Viết bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) Số câu Số điểm tỷ lệ % - Số câu: 2 - Số điểm: 3,0 điểm - Tỷ lệ: 30% - Số câu: 1 - Số điểm: 2,0 điểm - Tỷ lệ 20% - Số câu: 1 - Số điểm: 5,0 điểm - Tỉ lệ: 50% Số câu: 4 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% - Tổng số câu - Tổng số điểm - Tỉ lệ % - Số câu: 2 - Số điểm: 3,0 điểm - Tỉ lệ: 30% - Số câu: 1 - Số điểm: 2,0 điểm - Tỷ lệ 20% - Số câu: 1 - Số điểm: 5,0 điểm - Tỉ lệ: 50% Số câu: 5 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA: ĐỀ KIỂM TRA VĂN (PHẦN TRUYỆN) – MÔN NGỮ VĂN 9 TIẾT PPCT: 155 THỜI GIAN: 45 PHÚT (Không kể thời gian giao đề) * Phần trắc nghiệm khách quan (3,0 đ): Câu 1 (2đ ) : Em hãy khoanh tròn vào chỉ một chữ cái (A, B, C hoặc D) đứng trước câu trả lời đúng? a) Truyện ngắn Bến quê được in trong tập truyện nào của Nguyễn Minh Châu? A. Dấu chân người lính B. Bến quê C. Cửa sông D. Chiếc thuyền ngoài xa b) Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được sáng tác trong giai đoạn nào? A. Trước 1945 B. Từ 1945 đến 1954 C. Từ 1954 đến 1975 D. Sau 1975 c) Trong truyện Bố của Xi-mông của Guy đơ Mô-pa-xăng, nhân vật Xi-mông lần đầu tiên đến trường bị các bạn chế giễu là? A. Bị khuyết tật B. Học dốt C. Không có mẹ D. Không có bố d) Trong các tác phẩm sau, tác phẩm nào có nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất? A. Bến quê B. Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang C. Bố của Xi-mông D. Con chó Bấc Câu 2 (1đ): Em hãy nối tên tác giả ở cột A với tên nước ở cột B sao cho phù hợp? A B a. Lê Minh Khuê 1. Pháp b. Đe-ni-ơn Đi-phô 2. Việt Nam c. Guy-đơ Mô-pa-xăng 3. Anh d. Giắc Lân-đơn 4. Tây Ban Nha 5. Mỹ * Phần tự luận (7,0 đ): Câu 3 (2đ): Em hãy nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh bãi bồi bên kia sông trong truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu? Câu 4 (5đ): Cảm nhận của em về thế hệ trẻ Việt Nam qua hình ảnh ba cô gái TNXP trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê? V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM: HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA VĂN (PHẦN TRUYỆN) – MÔN: NGỮ VĂN 9 TIẾT PPCT: 155 Câu Nội dung trả lời Điểm TP Điểm tổng 1 a. Học sinh khoanh tròn vào phương án: B b. Học sinh khoanh tròn vào phương án: C c. Học sinh khoanh tròn vào phương án: D d. Học sinh khoanh tròn vào phương án: B 0,5 0,5 0,5 0,5 2,0 2 Học sinh nối như sau: a 2 b 3 0,25 0,25 0,25 1,0 c 1 d 5 0,25 3 - Hình ảnh bãi bồi bên kia sông mang ý nghĩa khái quát biểu tượng, đó là vẻ đẹp của đời sống trong những cái gần gũi, bình dị, thân thuộc. - Những hình ảnh gần gũi, bình dị như: một bến sông quê, một bãi bồi,…rộng ra là quê hương, xứ sở. 1,0 1,0 2,0 4 - Hình thức: HS biết vận dụng kiến thức, kỹ năng để kàm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Bài viết có bố cục đầy đủ, rõ ràng, dùng từ, đặt câu chính xác, diễn đạt trôi chảy, đảm bảo liên kết. - Nội dung: cần đạt được các ý cơ bản sau: A. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề và nêu vấn đề: thế hệ trẻ Việt Nam qua hình ảnh ba cô gái Thanh niên xung phong trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. B. Thân bài: - Hoàn cảnh sống và chiến đấu rất gian khổ, nguy hiểm của các nhân vật. - Tinh thần tự nguyện đón nhận trách nhiệm trong nhiến đấu của các nhân vật, cũng là tinh thần và ý chí của cả thế hệ trẻ Việt Nam. - Phẩm chất, tính cách cao đẹp và đáng yêu của các nhân vật nữ TNXP trong truyện. -Ý nghĩa của sự cống hiến, hy sinh, của cách sống cao đẹp trong sáng của các nữ TNXP trong truyện cũng chính là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ. C. Kết bài: HS khái quát lại bài viết và liên hệ rút ra bài học cho bản thân cũng như cho thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay. * Lưu ý: - Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo bố cục bài văn nghị luận là 02 điểm. - Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi lập luận là 01 điểm. - Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi chính tả, diễn đạt là 01 điểm. 0,5 1,0 1,0 1,0 1,0 0,5 5,0 Cộng 10 . HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Hình thức đề kiểm tra: trắc nghiệm và tự luận. Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận trong 45 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: − Liệt. các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra. − Xác định khung ma trận. PHÒNG GD & ĐT NGỌC LẶC TRƯỜNG THCS NGỌC LIÊN ĐỀ KIỂM TRA VĂN (PHẦN TRUYỆN) MÔN: NGỮ VĂN 9 TIẾT PPCT: 155 Thời gian làm bài:. gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ KIỂM TRA VĂN (PHẦN TRUYỆN) – MÔN NGỮ VĂN 9 TIẾT PPCT: 155 Tên chủ đề (nội Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TN