1. Trang chủ
  2. » Đề thi

Tuyển tập 50 đề thi thử vào lớp 10 môn Ngữ văn của các tỉnh trên toàn quốc năm học 2015 - 2016 (có đáp án chi tiết)

194 30K 36

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 194
Dung lượng 6,74 MB

Nội dung

Viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của khổ thơ sau: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở t

Trang 2

PHÒNG GD&ĐT ANH SƠN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 TUYỂN SINH

VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015-2016

Môn thi: Ngữ Văn

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay Tiếng “ ba” như

vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và giang hai tay ôm lấy cổ ba nó”

(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)

a. “Nó” được sử dụng trong phần trích trên để chỉ nhân vật nào trong tác phẩm?

b Hãy nêu nội dung của đoạn văn

c Đoạn văn trên sử dụng phép tu từ nào?

Câu 2 (3.0 điểm)

Viết một bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của khổ thơ sau:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

(Viếng lăng Bác - Viễn Phương)

Câu 3 (4.0 điểm) Từ tình yêu làng của nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của

nhà văn Kim Lân, em có suy nghĩ gì về tình cảm làng quê của con người Việt Nam

-HẾT -

Họ và tên thí sinh: Số báo danh:

Trang 3

PHÒNG GD&ĐT ANH SƠN KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TUYỂN SINH

VÀO 10 THPT NĂM 2015-2016 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN

Câu 1: (3,0 đ)

*Yêu cầu: Đọc kĩ và trả lời chính xác các câu hỏi

* Cụ thể: Mỗi câu đúng cho 1.0 điểm

a.“Nó” được sử dụng trong phần trích trên để chỉ nhân vật bé Thu-con của ông Sáu

b.Nội dung của đoạn văn: Niềm hạnh phúc, sung sướng của bé Thu khi nhận ra ba c.Phép tu từ có trong đoạn văn : So sánh

Câu 2: (3,0 đ)

*Yêu cầu:-Hình thức: Một bài văn ngắn

-Nội dung: Cảm nhận về vẻ đẹp của khổ thơ

A: Yêu cầu về kỹ năng:

Biết tạo lập một bài văn nghị luận có bố cục đầy đủ, diễn đạt rõ ràng lưu loát, đúng chính tả, ngữ pháp

B: Yêu cầu về kiến thức:

* Khái quát về tình yêu làng của nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng:

- Yêu làng, nhớ làng

- Luôn khoe làng, tự hào về làng

- Đau xót tủi nhục, chẳng dám đi đâu khi nghe tin xấu về làng

- Vui mừng, tự hào, khoe làng bị Tây đốt

-> Yêu làng quê hòa gắn trong tình yêu tổ quốc-> Nét đẹp của con người Việt Nam

* Suy nghĩ về tình cảm làng quê của con người Việt nam

- Khái niệm “Tình cảm làng quê” là tình cảm của con người với quê hương, với làng quê của mình- nơi chôn rau cắt rốn…thể hiện bằng sự tự hào, yêu quý…khi ở một nơi khác

- Biểu hiện: Thể hiện qua lời nói, hành động, việc làm

- Ý nghĩa: + Giúp con người luôn nhớ về cội nguồn của mình

Trang 4

+ Giúp con người vượt qua những khó khăn, vất vả trong cuộc sống

- Thực trạng: Có nhiều người xa làng luôn nhớ về làng quê của mình bất cứ lúc nào nhưng có nhiều người thì bội bạc với làng quê, theo giặc

Trang 5

PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN

b “ Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

( Chính Hữu)

c “ Đầu súng trăng treo”

( Chính Hữu)

Câu 2 ( 2,75 điểm)

a Cho đoạn thơ sau:

“ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi…”

- Đoạn trích trên trong bài thơ nào? của ai? Viết nốt câu thơ cuối của đoạn?

b Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“ Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”

( “ Đoàn thuyền đánh cá”- Huy Cận)

c Qua mỗi bài thơ, các tác giả trên đều thể hiện tình cảm của mình với biển, quê hương

Từ tình cảm của các nhà thơ em đã học và từ hiểu biết của mình về Hoàng Sa, Trường Sa,

em có suy nghĩ gì về vấn đề biển đảo quê hương ? Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn

đề trên bằng một bài văn ngắn ( khoảng nửa trang giấy thi)

Câu 3 ( 6 điểm)

“ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, viết về những phẩm chất tốt

đẹp và số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

Em hãy phân tích nhân vật Vũ Nương trong truyện để thấy được những vẻ đẹp của người phụ nữ

- HẾT -

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm !

Họ tên thí sinh Số báo danh

Trang 6

a Đoạn thơ trong bài “ Quê hương”, của tác giả Tế Hanh, câu thơ cuối:

“ Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”- mỗi ý cho 0,25 điểm tổng 0,75 điểm

b Cảm nhận về đoạn thơ:

* Yêu cầu chung:

- Về kĩ năng: HS biết viết đoạn văn cảm thụ về thơ Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc Không mắc lỗi dùng từ, viết câu, chính tả

- Về nội dung cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

Đoạn trích là khổ thơ cuối trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận, viết về cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh.( 0,25 điểm)

+ Hình ảnh nhân hóa, đối xứng gợi hình ảnh người dân ngư chài cất cao tiếng hát trong niềm vui hân hoan thắng lợi hòa cùng gió biển, căng cánh buồm đưa con thuyền chạy như bay, đua với thời gian trở về bến trong ánh mặt trời bình minh tươi sáng Nhịp sống, nhịp lao động hết sức khẩn trương.( 0,5 điểm)

+Biện pháp thậm xưng kết hợp với hình ảnh hoán dụ “ mắt cá…” và cấu trúc thơ song hành đã vẽ lên cảnh được mùa cá và cuộc sống ấm no của người dân vùng biển ( 0,5 điểm) Đoạn thơ là bức tranh đẹp về cảnh bình minh trên biển, nhịp sống lao động và niềm vui, hạnh phúc về cuộc sống ấm no của người dân miền biển trong thời kì mới ( 0,25

điểm)

c * Yêu cầu chung:

- Về kĩ năng : HS biết viết văn nghị luận về một vấn đề xã hội Diễn đạt mạch lạc, lập luận rõ ràng, có cảm xúc Không mắc lỗi dùng từ, viết câu, chính tả

- Về nội dung học sinh có thể có nhiều cách viết khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

- Khẳng định biển đảo là một phần lãnh thổ quê hương, gần gũi gắn bó với con người Việt Nam

- Tình cảm của con người với biển, quê hương: yêu mến, tự hào, hi sinh vì biển đảo

- Phê phán những nhận thức, thái độ, hành vi không đúng về biển đảo

- Thể hiện ý thức, thái độ, trách nhiệm của bản thân với biển đảo quê hương

(Mỗi ý cho 0,25 điểm, tổng 1 điểm )

Câu 3: (6 điểm)

Trang 7

• Yêu cầu chung:

- Về kĩ năng : HS biết viết văn nghị luận văn học

Diễn đạt mạch lạc, lập luận rõ ràng, có cảm xúc

Không mắc lỗi dùng từ, viết câu, chính tả

- Về nội dung: học sinh cần phân tích dẫn chứng để làm rõ những vẻ ó thể có nhiều cách viết khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

MB:

(0,25 đ) - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật (0,25 điểm)

Phân tích truyện để thấy được những vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương:

+ Vũ Nương là người con gái xinh đẹp, nết na: Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp…” Chàng Trương Sinh con nhà hào phú lấy về làm vợ Sự vượt qua lễ giáo phong kiến “ môn

đăng hậu đối” của Trương Sinh càng chứng tỏ Vũ Nương là người con gái đẹp vẹn toàn “ công, dung, ngôn, hạnh”, đẹp

cả nhan sắc và đức hạnh

(1 điểm)

+ Vũ Nương là người phụ nữ hiểu lễ nghĩa, thông minh khôn

khéo, coi trọng hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình Sống với người chồng đa nghi, “ luôn phòng ngừa vợ quá mức” Vũ Nương vẫn luôn “ giữ gìn khuôn phép”, không để gia đình

rơi vào cảnh “ thất hòa”…

mẹ đẻ mình” Tấm lòng của nàng khiến mẹ chồng cảm động trong lời từ biệt lúc lâm chung “ Sau này, trời xét lòng lành…con đã chẳng phụ mẹ” Tấm chân tình của nàng sau này khiến cho trời đất, thần linh cũng cảm động

(1,5 điểm)

Trang 8

Đánh giá: Với nghệ thuật tả thực, hình ảnh ước lệ tượng trưng, Nguyễn Dữ đã khắc họa nhân vật Vũ Nương là người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện cả về nhan sắc và tâm hồn : xinh đẹp, thông minh, khôn khéo, đảm đang, hiếu thảo, thủy chung son sắt Nhân vật Vũ Nương mang vẻ đẹp tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam

Qua nhân vật, tác phẩm ta thấy được cái nhìn nhân đạo của tác giả dành cho người phụ nữ

Trang 9

PHÒNG GD & ĐT THANH OAI

Cho câu thơ:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

1 Viết chính xác 7 dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện hai khổ thơ?

2 Cho biết tác giả, tác phẩm của hai khổ thơ vừa viết? Trong hai khổ thơ đó tác giả sử dụngnhững biện pháp tu từ nào?

3 Bằng một câu văn: Cho biết vẻ đẹp của con người lao động trong tác phẩm có hai khổ thơ trên

4 Cho câu chủ đề sau: “Đoàn thuyền đánh cá không chỉ là bức tranh sơn mài lộng lẫy về vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là một bài ca ca ngợi vẻ đẹp con người lao động”

a Đề tài đoạn văn chứa câu chủ đề là gì? Đề tài của đoạn văn trước câu chủ đề là gì?

b Hãy viết tiếp 10 đến 12 câu tạo thành đoạn văn tổng - phân - hợp hoàn chỉnh (có sử dụng phép thế

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, trong Ngữ văn 9, tập hai.)

1 Chúng tôi được nói đến trong đoạn trích là những ai? Họ làm những việc gì? Người kể đoạn

truyện này giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm

2 Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh.

Cách đặt câu văn có gì đặc biệt

3 Từ các nhân vật trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”

Cho biết cảm nhận của em về tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng trống Mỹ cứu nước

-Hết -Họ và tên thí sinh:……… Số báo danh:………… Lớp………

Trang 10

Câu 1: Viết chính xác 7 dòng thơ hoàn thiện hai khổ thơ -> 0.5đ

Câu 2: Tác giả: Huy cận – 0.25 đ

Tác phẩm: Đoàn thuyền đánh giá -> 0.25đ

Các phép tu từ: Sử dụng động từ mạnh, nhân hóa, liệt kê, ẩn dụ -> 0.5đ

Câu 3: Vẻ đẹp của con người lao động: Con người làm chủ cuộc đời, làm chủ biển trời quê

hương miệt mài hăng say hào hứng và chan chứa niềm tin tưởng lạc quan trong lao động -> 1đ

Câu 4:

a Đề tài đoạn văn chứa câu chủ đề: Bài ca ca ngợi vẻ đẹp con người lao động -> 0.25đ

- Đề tài của đoạn văn trước câu chủ đề là: Đoàn thuyền đánh cá bức tranh sơn mài lộng lẫy vềthiên nhiên -> 0.25đ

b

* Hình thức: Đúng đoạn văn tổng phân hợp -> 0.5đ

- Phép thế - từ đồng nghĩa -> 0.5 đ

* Nội dung: -> 2đ

- Âm hưởng lao động ngân vang cảnh đoàn thuyền ra khơi

- Khí thế lao động mạnh mẽ phơi phới tràn ngập niềm vui của người lao động- cảnh đánh cá trênbiển giữa trời sao Âm hưởng của các câu hát

- Hình ảnh của con thuyền - đoàn tuyền trên biển lớn lao ngang tầm vũ trụ

- Hình ảnh người dân chài khỏe khoắn trên nền trời đang sáng dần, ửng hồng “Sao mờ kéo lưới”

- Hình ảnh đoàn thuyền lao vun vút ở cuối bài, bài ca ngân vang hào hứng thành quả lao động tolớn

Câu 5: 1đ

Trình bày đoạn văn

 Tình cảm gắn bó, yêu mếm, tự hào về lãnh thổ hải phận của tổ quốc

 Thực tế việ trung quốc đặt giàn khoan HD 981- Biển Đông dậy sóng

 Trách nhiệm:

+ Hướng về biển Đông bằng tấm lòng của người dân VN

+ Tuyên truyền với bạn bè trong nước và quốc tế về chủ quyền biển đảo

+ Biểu hiện tình yêu tổ quốc đúng pháp luật+ Sẵn sàng lên đường khi tổ quốc cần

Phần II:

Câu 1:

- Chúng tôi : Nho, Thao, Phương Định -> 0.25đ

- Công việc: Đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom, nếu cần phá bom -> 0.25đ

- Người kể truyện là Phương Định – nhân vật chính trong tác phẩm -> 0.5đ

Câu 2:

Trang 11

- Câu văn trên là câu rút gọn chủ ngữ -> 0.5đ

Câu 3: Viết đoạn văn

 Hình thức: 0.5đ

 Nội dung: 1đ

+ Hiểu biết về tác giả tác phẩm những ngôi sao xa sôi

+ Cảm phục lòng yêu nước của tuổi trẻ: Gan dạ, dũng cảm, dám đối mặt với hiểm nguy, coithường cái chết

+ Yêu mếm tâm hồn trong sáng tinh thần lạc quan yêu đời trong khói lửa chiến tranh

+ Trân trọng biết ơn những hy sinh xương máu góp phần vào sự nghiệp giải phòng dân tộcthống nhất đất nước

Trang 12

Phòng GIáO DụC-ĐàO TạO

tiền hải

đề thi thử vào lớp 10 thpt năm học 2015 - 2016

Môn: ngữ văn (Thời gian 120 phỳt làm bài)

I, ĐỌC - HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc bài thơ " Lỏ đỏ" của Nguyễn Đỡnh Thi, và trả lời cỏc cõu hỏi:

Gặp em trờn cao lộng giú Rừng lạ ào ào lỏ đỏ

Em đứng bờn đường như quờ hương Vai ỏo bạc quàng sỳng trường

Đoàn quõn vẫn đi vội vó Bụi Trường Sơn, nhũa trong trời lửa, Chào em, em gỏi tiền phương

Hẹn gặp nhộ giữa Sài Gũn

Em vẫy tay cười đụi mắt trong

( Trường Sơn, 12/1974)

Cõu 1 Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0.5 điểm)

Cõu 2 Biện phỏp tu từ nào được sử dụng trong cõu thơ: "Em đứng bờn đường như quờ hương".(0.5 điểm)

Cõu 3 Hóy chỉ ra cỏc hỡnh ảnh miờu tả thiờn nhiờn Cỏc hỡnh ảnh đú tạo nờn bức tranh rừng Trường Sơn như

thế nào? (1.0 điểm)

Cõu 4 Hỡnh ảnh "em gỏi tiền phương" được khắc họa như thế nào? (trỡnh bày ngắn gọn từ một đến ba cõu) (1.0 điểm)

II LÀM VĂN: (7.0 điểm )

Cõu 1: (3,0 điểm) Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ), trỡnh bày suy nghĩ của em về ý kiến sau:

í chớ là con đường về đớch sớm nhất

Cõu 2: (4,0 điểm) Cảm nhận của em về nhõn vật Phương Định trong đoạn trớch sau:

“…Vắng lặng đến phỏt sợ Cõy cũn lại xơ xỏc Đất núng Khúi đen vật vờ từng cụm trong khụng trung, che đi những gỡ từ xa Cỏc anh cao xạ cú nhỡn thấy chỳng tụi khụng? Chắc cú, cỏc anh ấy cú những cỏi ống nhũm cú thể thu cả trỏi đất vào tầm mắt Tụi đến gần quả bom Cảm thấy cú ỏnh mắt cỏc chiến sĩ theo dừi mỡnh, tụi khụng sợ

nữa Tụi sẽ khụng đi khom Cỏc anh ấy khụng thớch cỏi kiểu đi khom khi cú thể cứ đàng hoàng mà bước tới Quả bom nằm lạnh lựng trờn một bụi cõy khụ, một đầu vựi xuống đất Đầu này cú vẽ hai vũng trũn màu vàng…

Tụi dựng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom Đất rắn Những hũn sỏi theo tay tụi bay ra hai bờn Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tụi Tụi rựng mỡnh và bỗng thấy tại sao mỡnh làm quỏ chậm Nhanh lờn một tớ! Vỏ quả bom núng Một dấu hiệu chẳng lành Hoặc là núng

từ bờn trong quả bom Hoặt là mặt trời nung núng

Chị Thao thổi cũi Như thế là đó hai mươi phỳt trụi qua Tụi cẩn thận bỏ gúi thuốc mỡn xuống cỏi lỗ đó đào,

chõm ngũi Dõy mỡn dài, cong, mềm Tụi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mỡnh

Hồi cũi thứ hai của chị Thao Tụi nộp người vào bức tường đất, nhỡn đồng hồ Khụng cú giú Tim tụi cũng đập khụng rừ Dường như vật duy nhất vẫn bỡnh tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ Nú chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đố lờn những con số vĩnh cửu Cũn đằng kia, lửa đang chui bờn trong cỏi dõy

mỡn, chui vào ruột quả bom…

Quen rồi Một ngày chỳng tụi phỏ bom đến năm lần Ngày nào ớt: ba lần Tụi cú nghĩ tới cỏi chết Nhưng một cỏi chết mờ nhạt, khụng cụ thể Cũn cỏi chớnh: liệu mỡn cú nổ, bom cú nổ khụng? Khụng thỡ làm cỏch nào

để chõm mỡn lần thứ hai? Tụi nghĩ thế, nghĩ thờm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cỏnh tay thỡ khỏ phiền

Và mồ hụi thấm vào mụi tụi, mằn mặn, cỏt lạo xạo trong miệng

Nhưng quả bom nổ Một thứ tiếng kỡ quỏi, đến vỏng úc Ngực tụi nhúi, mắt cay mói mới mở ra được Mựi thuốc bom buồn nụn Ba tiếng nổ nữa tiếp theo Đất rơi lộp bộp, tan đi õm thầm trong những bụi cõy Mảnh

bom xộ khụng khớ, lao và rớt vụ hỡnh trờn đầu.”

(Lờ Minh Khuờ, Những ngụi sao xa xụi, Ngữ văn 9, tập hai, trang 117-118)

- Hết -

Họ và tờn thớ sinh: .

Số bỏo danh: Phũng thi số :

Trang 13

HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ MÔN NGỮ VĂN VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2015 -2016

I ĐỌC - HIỂU: (3,0 điểm)

1 Bài thơ viết theo thể thơ tự do (0.5đ)

2 Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh (em đứng bên đường - quê hương) (0.5đ)

3 - Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh trường Sơn lộng gió, rừng lạ ào ào lá đỏ (0.5đ)

- Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, đầy ấn tượng với những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận mưa lá đổ ào ào trong gió (0.5đ)

4 Hình ảnh “em gái tiền phương”: nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió nhưng lại mang đến

cảm giác thân thương, gần gũi vai áo bạc, quàng súng trường - như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ, gợi hình ảnh cô gái giao liên hay những cô gái TNXP thời chống Mĩ (1.0 đ)

HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, thuyết phục

II, LÀM VĂN: (7,0 điểm)

Câu 1: ( 3,0 điểm)

* Yêu cầu chung: HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản Bài

viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, dìng từ, đặt câu…

* Yêu cầu cụ thể:

a, Nội dung trình bày (1,75 điểm)

+ Giải thích: (0,25 điểm)

- Ý chí: ý thức, tinh thần tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ đạt bằng được mục đích

- Đích: chỗ, điểm cần đạt đến, hướng tới

- Ý chí là con đường về đích sớm nhất: Ý chí có vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cuộc đời

con người Khi con người tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ để đạt những mục tiêu trong cuộc sống thì đó

là con đường nhanh nhất đưa ta đến với những thành công

+ Vì sao ý chí lại là con đường về đích sớm nhất? (1,25 điểm)

- Ý chí giúp con người vững vàng, vượt khó khăn, chinh phục mọi thử thách để đi đến những thành công trong mọi mặt của đời sống: học tập, lao động, khoa học, v.v… (D/C: những tấm gương trong lịch

- Ý chí là phẩm chất quan trọng, rất cần thiết cho mỗi con người trong cuộc sống Đối với học sinh,

ý chí là yếu tố quan trọng giúp bản thân thành công trong học tập và rèn luyện

- Để rèn luyện ý chí, mỗi người cần xác định cho mình lí tưởng sống cao đẹp với những mục tiêu phấn đấu hướng tới một cuộc sống ý nghĩa

b, Hình thức trình bày (0,75 điểm): Đảm bảo được những yêu cầu chung của một văn bản Nghị luận xã hội:

- Cấu trúc đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài (0,25 điểm)

- Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ thuyết phục ( 0,25 điểm)

- Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ ( 0,25 điểm)

* Yêu cầu chung:

- HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích để tạo lập văn bản Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, dìng từ, đặt câu…

Trang 14

- Đây là dạng bài nghị luận văn học : phân tích nhân vật trong một đoạn trích của một tác phẩm

- Học sinh cần làm rõ cảm nhận của bản thân về nhân vật Phương Định trong đoạn trích nói trên

Học sinh có thể triển khai suy nghĩ của mình theo những cách khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản

* Yêu cầu cụ thể:

a, Nội dung trình bày (2,5 điểm)

- Giới thiệu nhà văn Lê Minh Khuê, nhà văn nữ trưởng thành trong giai đoạn chống Mĩ, đã trực tiếp tham gia chiến đấu trên đường mòn Trường Sơn.(0,25 điểm)

- Giới thiệu nhân vật chính trong các sáng tác: người nữ thanh niên xung phong trên đường mòn Trường Sơn trong giai đoạn chống Mĩ Trong đó, có nhân vật Phương Định, một cô gái Hà Nội để lại nhiều

cảm xúc nơi người đọc

- Giới thiệu đoạn trích : được trích từ truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê sáng tác

năm 1971 lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt.( 0,25 điểm)

Nội dung đoạn trích thuật lại khung cảnh và công việc phá bom của Phương Định và hai nữ đồng đội

ở một cao điểm trên đường Trường Sơn

- Đoạn trích biểu hiện những phẩm chất của Phương Định: (2,0 điểm)

+ Phương Định đã sống trong một hoàn cảnh chiến tranh rất gian khổ và nguy hiểm : vùng đất bị bom đạn tàn phá; cây còn lại xơ xác; đất nóng và khói đen thì vật vờ từng cụm

+ Phương Định là một cô gái có tình cảm tha thiết đối với đồng đội, nhất là với các chiến sĩ lái xe trên đường mòn, các chiến sĩ ở các cao điểm gần nơi mà các cô công tác

+ Là một cô gái xuất thân từ Hà Nội, lãng mạn, giàu xúc cảm Cho nên, khi làm công việc phá bom, Phương Định không tránh khỏi cảm xúc bình thường ở nơi con người: cảm thấy hồi hộp, căng thẳng, cảm thấy nhức nhối, mắt cay

+ Phương Định là một cô gái dũng cảm Phân tích: Tư thế; Hành động; Suy nghĩ; Kết quả của hành động phá bom

Để phá được bom, cô phải đến gần quả bom, dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom trong lúc vỏ quả bom nóng (một dấu hiệu chẳng lành) Cô bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, sau đó châm ngòi, chạy lại chỗ ẩn nấp…, lo lắng liệu bom có nổ, bom nổ, tiếng kỳ quái đến váng óc… Đó là một công việc diễn ra một cách thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của Phương Định và các đồng đội Công việc nguy hiểm nhưng cô luôn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ thật tốt

- Ngoài đoạn trích này, nhà văn còn có những chi tiết khác về Phương Định : một cô gái Hà Nội đẹp, nhiều mơ mộng, lãng mạn, giàu tình cảm đối với gia đình, đối với quê hương Điều đó mang lại cho hình ảnh nhân vật một vẻ đẹp hoàn chỉnh, tiêu biểu cho vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ

- Khi xây dựng nhân vật, nhà văn đã đặc biệt khai thác hoàn cảnh sống và hành động, ngôn ngữ của nhân vật để khắc họa tính cách

- Phương Định, một hình tượng đẹp, có ý nghĩa tiêu biểu về người thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Cùng với những hình tượng nghệ thuật khác như hình tượng anh thanh niên

trong Lặng lẽ Sa Pa, người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính… thì nhân vật Phương Định

đã góp phần phong phú hóa hình tượng cao đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu

b, Hình thức trình bày ( 1,0 điểm): Đảm bảo được những yêu cầu chung của một văn bản Nghị luận văn học:

- Cấu trúc đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài (0,5 điểm)

- Hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng, lập luận chặt chẽ thuyết phục ( 0,25 điểm)

- Không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ ( 0,25 điểm)

Trang 16

1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN XUÂN TRƯỜNG

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở bên dưới:

(1)Trong một “thế giới mạng”, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng in-tơ-nét thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được (2)Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm

“nhiễu điều phủ lấy giá gương” (3)Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe dọa (4)Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính

đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến

(Trích văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” - Vũ Khoan)

1 Đoạn văn bản trên đề cập đến điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của con người Việt Nam?

A Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành

B Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương

C Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm,

nhưng lại thường đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày

D Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín”

2 Chỉ ra câu tục ngữ được sử dụng trong đoạn văn và cho biết trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, việc tác giả sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ có ý nghĩa, tác dụng gì?

3 Chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn văn

Câu 1 (2,5 điểm):

Từ ý nghĩa của bức tranh ở bên phải,

hãy viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của

em về lòng tốt của con người trong xã hội

hiện nay

Câu 2 (5,0 điểm):

Phân tích đoạn thơ sau trong bài “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương):

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Trang 17

2

(Ngữ văn 9, Tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007)

HẾT

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN XUÂN TRƯỜNG THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

MÔN: NGỮ VĂN Năm học: 2015 - 2016

Tổng điểm cho cả bài thi 10 điểm

Yêu cầu nội dung, hình thức và phân bố điểm như sau:

kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày

3 Chỉ ra các phép liên kết câu trong đoạn văn:

0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

Trang 18

Phải ý thức rõ nét đẹp, sự cần thiết của “lòng tốt” trong xã hội hiện nay,

để từ đó luôn có những việc làm, hành động yêu thương, chia sẻ

Câu 2,

phần II

(5,0 điểm)

I Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ:

- Tác giả: Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước

- Tác phẩm: Bài thơ được sáng tác vào tháng 4 - 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ

Bài thơ được in trong tập thơ “Như mây mùa xuân”

- Đoạn thơ: Là hai khổ giữa của bài thơ, nhấn mạnh công lao to lớn của Bác; thể hiện lòng thành kính, niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của nhân dân ta đối với Bác Hồ (Có thể tóm tắt nội dung khổ đầu và khổ cuối để thấy được mạch cảm xúc của bài thơ)

II Phân tích đoạn thơ:

- Phân tích những đặc sắc trong cách sử dụng ngôn ngữ hình ảnh:

+ Hình ảnh sáng tạo độc đáo “mặt trời trên lăng” và “mặt trời trong

lăng” ở 2 câu đầu Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực,

là mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, tuần hoàn chiếu sáng đem lại sự sống cho muôn loài Còn “mặt trời trong lăng” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo - là hình ảnh của Bác Hồ, nhấn mạnh công lao to lớn, sự cao cả, vĩ đại của Bác

Có thể liên hệ: Nhà thơ Tố Hữu cũng đã từng so sánh Bác Hồ với mặt

trời: Người rực rỡ một mặt trời cách mạng

Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người

Sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương là ở chỗ: Bác Hồ - mặt trời trong lăng rất đỏ trong cái nhìn chiêm ngưỡng hàng ngày của mặt trời tự nhiên (biện pháp nhân hóa “thấy”)

+ Hai câu sau: “Dòng người đi trong thương nhớ” là hình ảnh thực “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” là ẩn dụ rất sáng tạo của nhà thơ (dòng người vào lăng viếng Bác kết thành tràng hoa dâng lên Người) Hoán dụ: “Bảy mươi chín mùa xuân” tượng trưng cho 79 tuổi của Bác => Thể hiện tấm lòng thành kính vô hạn của nhân dân đối với Bác

+ “Ngày ngày” vốn là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi

0,5

4,0

2,0

Trang 19

4

cảm giác thời gian như kéo dài vô tận

=> Khổ thơ đã nhấn mạnh công lao to lớn, sự cao cả, vĩ đại của Bác; Thể

hiện niềm xúc động chân thành, lòng yêu kính, biết ơn sâu sắc của nhà

thơ cũng như của nhân dân miền Nam, của dân tộc đối với Bác

2 Khổ 2:

Khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy tư của tác giả khi vào trong lăng viếng

Bác:

- Hình ảnh “vầng trăng” là một liên tưởng độc đáo, bất ngờ của tác giả;

vừa gợi tả được ánh sáng dịu nhẹ, trong trẻo của không gian trong lăng

Bác vừa gợi đến tâm hồn trong sáng, cao đẹp tuyệt vời của Bác, khiến

người đọc liên tưởng đến những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Bác

Trong cảm nhận của nhà thơ, Bác mãi là một vầng trăng tỏa sáng tình

yêu thương cho con người và cuộc đời

- Hình ảnh ẩn dụ “trời xanh là mãi mãi” có ý nghĩa: Bác vẫn còn sống

mãi, như trời xanh còn mãi, Người đã hoá thân thành thiên nhiên, đất

nước

- Cặp quan hệ từ tạo ý thơ đối lập: vẫn biết…mà sao, câu cảm thán cuối

khổ thơ đã bộc lộ trực tiếp nỗi đau xót của nhà thơ Cảm xúc tưởng như

mâu thuẫn nhưng lại rất thống nhất Lí trí thì nhận biết sự trường tồn của

Bác như đất trời, nhưng tình cảm thì không thể không đau xót vì sự mất

mát lớn lao khi Bác đã thực sự ra đi

III Đánh giá:

- Nội dung: Đoạn thơ đã thể hiện tâm trạng vô cùng xúc động của một

người con từ chiến trường miền Nam được ra viếng lăng Bác; Thể hiện

tấm lòng thành kính thiêng liêng, niềm biết ơn sâu nặng trước công lao

vĩ đại và tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác…

- Nghệ thuật: Ngôn ngữ, hình ảnh đặc sắc, đặc biệt là các hình ảnh ẩn dụ,

hoán dụ Giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa thiết tha, đau xót, tự

hào…

- Liên hệ những bài thơ, câu thơ hay viết về Bác

Lưu ý ở câu 2, phần II:

- Khi phân tích các khổ thơ học sinh phải có kỹ năng phân tích thơ (trích

thơ, phân tích nội dung, nghệ thuật), diễn đạt rõ ràng mới cho điểm tối

đa

- Khuyến khích những bài viết có có kiến thức sâu, rộng; văn viết giàu

cảm xúc Những bài viết chung chung hoặc sơ sài không cho quá một

nửa số điểm của câu này

- Nếu bài viết không có bố cục 3 phần hoàn chỉnh thì trừ điểm câu 2

0,5 điểm

2,0

- Điểm của toàn bài để điểm lẻ ở các mức 0,25; 0,5; 0,75 điểm.

Trang 20

5

Trang 21

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NGUYỄN HUỆ KỲ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Năm học: 2015 - 2016

Môn: Văn chuyên

Thời gian: 150 phút, không kể giao đề

(Đề thi gồm 01 trang)

Câu 1 (4,0 điểm)

Vòng nguyệt quế đôi khi trở thành dải băng bịt mắt.

Viết bài văn khoảng 02 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.

Câu 2 (6,0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong hai đoạn thơ sau:

Thình lình đèn điện tắt phòng buyn-đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng như là đồng là bể như là sông là rừng

Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm, Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi, Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui, Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!

Giờ cháu đã đi xa Có ngọn khói trăm tàu,

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả, Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?

(Bếp lửa – Bằng Việt)

……….Hết………

Trang 22

HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ VÀO 10

MÔN VĂN CHUYÊN Câu 1 (4 điểm)

- Yêu cầu về kĩ năng.

+ Viết bài nghị luận bàn về một vấn đề xã hội, bố cục 3 phần sáng rõ,

+ Vận dụng các thao tác giải thích, ch minh, bình luận để giải quyết vấn đề.

+ Xác lập các luận điểm đúng đắn, sáng rõ, chặt chẽ Diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi

về diễn đạt, trình bày.

- Yêu cầu về kiến thức.

1 Giải thích

- Vòng nguyệt quế: hình ảnh biểu tượng cho vinh quang, tự hào, chiến thắng.

- Dải băng bịt mắt: thứ che đi tầm nhìn của ta, cũng có thể liên tưởng về cái chết

 Bằng cách nói hình ảnh, câu nói là lời cảnh tỉnh đối với mỗi con người : không nên say sưa, tự mãn với những thành công, những chiến thắng của mình đến mức trở nên mù quáng, nguy hiểm.

+ Dẫn đến chủ quan, ảo tưởng về sức mạnh bản thân

+ Bỏ lỡ những cơ hội để có được những thành công tiếp theo, bỏ lỡ cơ hội để thay đổi …

3 Bài học

Trang 23

Cần biết tự hào và hạnh phúc với những thành công trong cuộc sống nhưng không nên để điều đó khiến ta trở nên mù quáng đến mức chủ quan về bản thân mình, quên đi thực tại và phạm phải sai lầm.

Luôn tỉnh táo để nhận thức về mình và không ngừng khiêm tốn học hỏi và vươn lên trong cuộc sống.

Yêu cầu chung

- Khi phân tích, người làm bài phải có ý thức nêu bật được vẻ đẹp của con người Việt Nam trong hai khổ thơ nói trên.

- Bài viết còn phải có bố cục rõ ràng, không mắc các lỗi về hành văn Đặc biệt, phải thực hiện tốt thao tác phân tích, cảm thụ một đoạn thơ, phải phân tích những yếu tố nghệ thuật của thơ để làm rõ giá trị của nó.

Trang 24

- vẻ đẹp của con người Việt Nam thể hiện trong sự gắn bó ân tình của con người với thiên nhiên,

- vẻ đẹp của con người Việt Nam thể hiện trong lời nhắc nhở phải biết trân trọng lối sống thủy chung, uống nước nhớ nguồn.

- ý nghĩa của hai đoạn thơ đối với cả bài, đối với đề tài.

- khẳng định hai đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp của con người Việt Nam.

- Biểu điểm

- Ý 1: 1,0

- Ý 1: 4,0 (trong đó, ý a: 2,0; ý b: 2,0)

- Ý 3: 1,0

Lưu ý: Vì là bài làm của học sinh thi chuyên nên các thầy cô giám khảo căn cứ vào

bài làm cụ thể của học sinh để xác định mức điểm từng câu cho phù hợp.

Trang 25

PHÒNG GD & ĐT THANH OAI

Cho câu thơ:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

1 Viết chính xác 7 dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện hai khổ thơ ?

2 Cho biết tác giả, tác phẩm của hai khổ thơ vừa viết ? Trong hai khổ thơ đó tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào ?

3 Bằng một câu văn: Cho biết vẻ đẹp của con người lao động trong tác phẩm có hai khổ thơ trên

4 Cho câu chủ đề sau: “ Đoàn thuyền đánh cá không chỉ là bức tranh sơn mài lộng lẫy về vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là một bài ca ca ngợi vẻ đẹp con người lao động

a Đề tài đoạn văn chứa câu chủ đề là gì ? Đề tài của đoạn văn trước câu chủ đề là gì ?

b Hãy viết tiếp 10 đến 12 câu tạo thành đoạn văn tổng - phân - hợp hoàn chỉnh (có sử dụng phép thế

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, trong Ngữ văn 9, tập hai.)

1 Chúng tôi được nói đến trong đoạn trích là những ai? Họ làm những việc gì? Người kể đoạn

truyện này giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm

2 Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh

Cách đặt câu văn có gì đặc biệt

3 Từ các nhân vật trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”

Cho biết cảm nhận của em về tuổi trẻ Việt Nam trong những năm tháng trống Mỹ cứu nước

-Hết -

Họ và tên thí sinh:……… Số báo danh:………… Lớp………

Trang 26

Câu 1: Viết chính xác 7 dòng thơ hoàn thiện hai khổ thơ -> 0.5đ

Câu 2: Tác giả : Huy cận – 0.25 đ

Tác phẩm : Đoàn thuyền đánh giá -> 0.25đ

Các phép tu từ : - Sử dụng động từ mạnh, nhân hóa, liệt kê, ẩn dụ -> 0.5đ

Câu 3: Vẻ đẹp của con người lao động : Con người làm chủ cuộc đời, làm chủ biển trời quê hương miệt mài hăng say hào hứng và chan chứa niềm tin tưởng lạc quan trong lao động: -> 1đ Câu 4:

a Đề tài đoạn văn chứa câu chủ đề : Bài ca ca ngợi vẻ đẹp con người lao động -> 0.25đ

- Đề tài của đoạn văn trước câu chủ đề là: Đoàn thuyền đánh cá bức tranh sơn mài lộng lẫy về thiên nhiên ->0.25đ

b

* Hình thức: Đúng đoạn văn tổng phân hợp -> 0.5đ

- Phép thế- từ đồng nghĩa -> 0.5 đ

* Nội dung: -> 2đ

- Âm hưởng lao động ngân vang cảnh đoàn thuyền ra khơi

- Khí thế lao động mạnh mẽ phơi phới tràn ngập niềm vui của người lao động- cảnh đánh cá trên biển giữa trời sao Âm hưởng của các câu hát

- Hình ảnh của con thuyền- đoàn tuyền trên biển lớn lao ngang tầm vũ trụ

- Hình ảnh người dân chài khỏe khoắn trên nền trời đang sáng dần, ửng hồng “ Sao mờ kéo lưới”

- Hình ảnh đoàn thuyền lao vun vút ở cuối bài, bài ca ngân vang hào hứng thành quả lao động to lớn

Câu 5: 1đ

Trình bày đoạn văn

• Tình cảm gắn bó, yêu mếm, tự hào về lãnh thổ hải phận của tổ quốc

• Thực tế việ trung quốc đặt giàn khoan HD 981- Biển đông dậy sóng

• Trách nhiệm: + Hướng về biển đông bằng tấm lòng của người dân VN

+ Tuyên truyền với bạn bè trong nước và quốc tế về chủ quyền biển đảo

+ Biểu hiện tình yêu tổ quốc đúng pháp luật +Sẵn sàng lên đường khi tổ quốc cần

Trang 27

Phần II:

Câu 1:

- Chúng tôi : Nho, Thao, Phương Định -> 0.25đ

- Công việc: Đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom, nếu cần phá bom -> 0.25đ

- Người kể truyện là Phương Định – nhân vật chính trong tác phẩm -> 0.5đ

Câu 2:

- Câu văn trên là câu rút gọn chủ ngữ -> 0.5đ

Câu 3: Viết đoạn văn

• Hình thức: 0.5đ

• Nội dung: 1đ

+ Hiểu biết về tác giả tác phẩm những ngôi sao xa sôi

+ Cảm phục lòng yêu nước của tuổi trẻ : Gan dạ, dũng cảm, giám đối mặt với hiểm nguy, coi thường cái chết

+ Yêu mếm tâm hồn trong sáng tinh thần lạc quan yêu đời trong khói lửa chiến tranh

+ Trân trọng biết ơn những hy sinh xương máu góp phần vào sự nghiệp giải phòng dân tộc thống nhất đất nước

Trang 28

PHÒNG GD&ĐT

Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (1,5 điểm) Hãy xác định hiện tượng chuyển nghĩa của từ “đầu” trong các câu sau:

a Đầu xanh có tội tình chi

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi. (Nguyễn Du)

b Súng bên súng đầu sát bên đầu. (Chính Hữu)

c Đầu súng trăng treo (Chính Hữu)

Câu 2: (1,5 điểm)

Giải thích ý nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ có liên quan đến

phương châm hội thoại nào:

a Nói ra đầu ra đũa

b Nhắm mắt nói liều

c Đánh trống lảng

Câu 3: (2 điểm) Cho đoạn trích

"Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi

vụt chạy và kêu thét lên: "Má! Má!" Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi

đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy" (Ngữ văn 9, tập một)

a) Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai? Kể tên hai nhân vật được người

kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích

b) Xác định thành phần khởi ngữ trong câu: "Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo

con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống

như bị gãy"

c) Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau tám năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng

trong đoạn trích, cuộc gặp ấy lại khiến nhân vật "anh" "đau đớn" Hãy viết một đoạn văn

khoảng 6 câu làm rõ cảm xúc của người cha trong đoạn trích trên?

Câu 4: (5 điểm)

Phân tích đoạn trích sau: “Cảnh ngày xuân” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh: Số báo danh

Trang 29

PHÒNG GD & ÐT VĨNH TƯỜNG HD CHẤM THI THỬ VÀO LỚP 10- LẦN 2

Nãm học 2015-2016 Môn: Ngữ Văn 9

Câu 1

(1,5 đ)

a Chỉ người trẻ tuổi (chuyển theo phương thức hoán dụ)

b Chỉ những con người cùng chung chí hướng (ẩn dụ)

c Chỉ bộ phận trên cùng của cây súng (hoán dụ)

0,5đ 0,5đ 0,5đ

Câu 2

(1,5đ)

a Nói ra đầu ra đũa: Nói rành mạch, cặn kẽ, có trước có sau

-> Phương châm hội thoại liên quan: phương châm cách thức

b Nhắm mắt nói liều: không biết rõ sự thật mà cứ phát biểu ý kiến

-> Phương châm hội thoại liên quan: phương châm về chất

c đánh trống lảng: lảng ra, né tránh không muốn tham dự vấn đề mà

người đối thoại đang trao đổi

-> Phương châm hội thoại liên quan: phương châm quan hệ

a - Tác phẩm: Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng

- Tên 2 nhân vật được nhắc tới: anh Sáu, bé Thu

b Thành phần khởi ngữ: Còn (anh)

c + Yêu cầu về hình thức:

- Hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Đúng hình thức một đoạn văn, độ dài khoảng 6 câu

* Yêu cầu về nội dung:

Viếtđoạn văn nhằm làm nổi bật cảm xúc của người cha trong đoạn

trích Cụ thể:

- Sau 8 năm xa cách, anh khao khát được gặp con nhưng con

không nhận cha

- Đứa con sợ hãi và chạy trốn khiến anh Sáu đau khổ tột cùng:

“mặt sầm lại”, “hai tay buông xuống như bị gãy” Đó là sự hụt hẫng,

thất vọngvà cảm giác bất lực của anh trong giây phút gặp lại con

- Nỗi đau tinh thần hoá thành nỗi đau thân thể, người cha đáng

thương thấy mình như bị rụng rời một phần cơ thể

0,25 đ 0,25 đ 0,5 đ

0,25 đ

0,75đ

Câu 4

(5 đ)

* Yêu cầu về hình thức và kĩ năng:

- Bố cục bài văn hoàn chỉnh: mở bài, thân bài, kết bài

- Hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu ; trình

bày rõ ràng, sáng tạo trong diễn đạt, viết văn có cảm xúc, hình ảnh

* Yêu cầu về nội dung:

1 Mở bài:

+ Giới thiệu vài nét về Nguyễn Du và “Truyện Kiều”

+ Giới thiệu đoạn thơ và vị trí của nó

2 Thân bài:

+ Giới thiệu khái quát nội dung của đoạn thơ: tả cảnh ngày xuân trong

0,5 đ

0,25 đ

Trang 30

tiết Thanh minh, chị em Kiều đi chơi xuân

+ Dựa theo kết cấu của đoạn thơ để phân tích, cụ thể:

a Bốn câu thơ đầu: khung cảnh ngày xuân với vẻ đẹp khoáng đạt, tinh

khôi, thanh khiết và tràn đầy sức sống

- 2 câu đầu vừa nói về thời gian, vừa gợi không gian: thời gian là tháng

cuối cùng của mùa xuân; không gian: những cánh én rộn ràng bay liệng

như thoi đưa giữa bầu trời trong sáng

- 2 câu sau là một bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân, với hình ảnh thảm cỏ

xanh non trải rộng tới chân trời, điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng

Màu sắc có sự hài hòa đến mức tuyệt diệu Tất cả đều gợi lên vẻ đẹp

riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống; trong trẻo,

thoáng đạt, nhẹ nhàng, thanh khiết Chữ điểm làm cho cảnh vật trở nên

sinh động, có hồn chứ không tĩnh tại

b Tám câu thơ tiếp: khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh

- Hội đạp thanh : du xuân, đi chơi xuân ở chốn đồng quê Cách nói ẩn

dụ: nô nức yến anh gợi lên hình ảnh những đoàn người nhộn nhịp đi

chơi xuân, nhất là những nam thanh nữ tú, những tài tử giai nhân

- Tảo mộ: đi viếng mộ, quét tước, sửa sang phần mộ của người thân,

gợi không khí trang nghiêm, thành kính

- Trong đoạn thơ Nguyến Du sử dụng một loạt từ 2 âm tiết là tính từ,

danh từ, động từ gợi lên không khí lễ hội rộn ràng, đông vui, náo nhiệt

cùng với tâm trạng của người đi dự hội Qua cuộc du xuân của chị em

Thúy Kiều, tác giả còn khắc họa một truyền thống văn hóa lễ hội xa

xưa

c Sáu câu thơ cuối: khung cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về

- Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân, mọi chuyển động

đều nhẹ nhàng nhưng không khí nhộn nhịp, rộn ràng của lễ hội không

còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lặng dần theo bóng ngã về tây

- Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng của hai cô gái tuổi thanh xuân với

những cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang

còn và những linh cảm về điều sắp xảy ra sẽ xuất hiện : nấm mồ của

Đạm Tiên và chàng thư sinh Kim Trọng

+ Đánh giá: Đoạn trích thể hiện nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của

Nguyễn Du: kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo

hình để thể hiện cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng, miêu tả

cảnh mà nói lên được tâm trạng của nhân vật

3 Kết bài:

- Đoạn trích đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc

không chỉ ở vẻ đẹp của cảnh vật mà còn ở nghệ thuật tả cảnh tài tình

của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du Qua đây cũng giúp ta thêm hiểu

biết về nghệ thuật tả cảnh đặc sắc trong “Truyện Kiều” và trong văn

Trang 32

A PHÒNG GD&ĐT ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2015 – 2016 GIAO THỦY MÔN NGỮ VĂN

(Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề)

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2,0 điểm)

Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm

Câu 1 Thành ngữ nào sau đây liên quan đến phương châm hội thoại về chất?

A. Nói nhăng nói cuội C Ăn đơm nói đặt

B. Khua môi múa mép D Ăn không nói có

Câu 2 Trong câu “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong,

Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết.” (Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng), tác giả đã dùng phép tu từ nào ?

A. So sánh C Ẩn dụ

B. Liệt kê D Hoán dụ

Câu 3 Câu văn nào sau đây chứa thành phần biệt lập cảm thán?

A. Chao ôi, bông hoa đẹp quá!

B. Ồ, ngày mai đã là chủ nhật rồi

C. Có lẽ ngày mai mình sẽ đi dã ngoại

D. Ô kìa, trời mưa

Câu 4 Từ in đậm trong câu ca dao sau thuộc thành phần nào của câu?

Ăn thì ăn những miếng ngon Làm thì chọn việc cỏn con mà làm

A. Phụ chú C Khởi ngữ

B. Chủ ngữ D Tình thái

Câu 5 Từ “nhưng” trong đoạn văn: “Tôi bỗng nảy ra ý nghĩ, muốn bảo anh ở lại vài hôm

Nhưng thật khó, chúng tôi chưa biết mình sẽ đi tập kết hay ở lại.” (Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng) chỉ kiểu quan hệ nào giữa hai câu văn trên?

A. Quan hệ bổ sung C Quan hệ nhượng bộ

B. Quan hệ tương phản D Quan hệ nguyên nhân

Câu 6 Dựa vào từ ngữ in đậm, hãy cho biết câu ca dao sau sử dụng lối chơi chữ nào?

“Còn trời còn nước còn non

Còn cô báo rượu anh còn say sưa.”

A. Dùng từ ngữ đồng nghĩa C Dùng từ nhiều nghĩa

B

Trang 33

Câu 7 Câu văn “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua

rồi!” là kiểu câu gì xét theo cấu tạo ngữ pháp?

A. Câu đặc biệt C Câu rút gọn

B. Câu ghép D Câu đơn

Câu 8 Trong các từ “xuân” sau đây ( Truyện Kiều - Nguyễn Du), từ nào mang nghĩa

chuyển?

A. Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân C Làn thu thủy nét xuân sơn

B Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân D Ngày xuân con én đưa thoi

PHẦN II – TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Câu 1: (2,0điểm)

a) (0,5điểm) Hãy ghi lại tên 2 tác phẩm đã được học có cùng hoàn cảnh sáng tác với tác

phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”(Phạm Tiến Duật), ghi rõ tên tác giả? b) (0,5điểm) Hình ảnh “Bắt tay qua cửa kính vỡ” trong “Bài thơ về tiểu đội xe không

kính” gợi cho em nhớ đến câu thơ nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cũng viết về đề

tài người lính? Chép lại câu thơ đó và ghi rõ tác giả, tác phẩm?

c) (1,0điểm) Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong cách miêu tả cảm xúc của người

lính Miêu tả 2 cử chỉ ấy, các tác giả muốn nói gì về tình đồng chí đồng đội?

Câu 2: (1,5điểm) Trong học sinh chúng ta hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng

“học vẹt”,“học tủ” Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng trên bằng một đoạn văn

khoảng 15 đến 20 dòng giấy thi

Câu 3: (4,5điểm) Phân tích diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần ông Sáu về

thăm nhà trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng

………Hết………

Họ và tên thí sinh:……….…… Số báo danh:………

Giám thị số 1:……….………Giám thị số 2:………

Trang 34

HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2015 - 2016 Phần I Trắc nghiệm (2.0 điểm)

Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8

Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm Nếu câu có nhiều phương án phải chọn đầy đủ mới cho 0.25 điểm

Phần II Tự luận (8.0 điểm)

Câu 1

(2,0điểm)

a Hai bài thơ sáng tác trong thời kì chống Mĩ, ví dụ:

- Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm

- Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê

b Chép câu thơ:

“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.”

- Tên tác phẩm, tác giả: Đồng chí của Chính Hữu

* Sự giống nhau:

- Dùng cử chỉ giản dị để thể hiện tình cảm sâu sắc

* Khác nhau:

+ Chính Hữu miêu tả người lính nắm tay nhau để truyền cho nhau hơi

ấm và lòng quyết tâm, động viên nhau vượt qua những trận sốt rét và sự

thiếu thốn, gian nan ở chiến trường…

+ Phạm Tiến Duật miêu tả cử chỉ người lính lái xe bắt tay nhau qua cửa

kính vỡ để diễn tả sự yên tâm vì đồng đội vẫn an toàn, truyền thêm cho

nhau lòng quyết tâm lái xe vượt lên phía trước…

-> Miêu tả cử chỉ ấy, cả hai tác giả đều muốn ngợi ca tình đồng chí,

đồng đội gắn bó keo sơn, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn…

Cách cho điểm: - HS đảm bảo các ý trên: cho điểm tối đa

- HS làm thiếu hoặc sai ý nào trừ điểm ý đó

0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ

*Yêu cầu về hình thức và kỹ năng:

- Đúng hình thức: là 1đoạn văn dài khoảng 20 dòng

- Biết vận dụng các thao tác lập luận, hành văn trong sáng, không mắc

lỗi chính tả, dùng từ đặt câu

* Yêu cầu về nội dung: nghị luận về vấn đề học vẹt, học tủ, HS cần viết

được các ý cơ bản sau :

- Giải thích: thế nào là học vẹt, học tủ

0,25đ

0,25đ

Trang 35

+ học vẹt: học thuộc bài, đọc trôi chảy, nhưng không hiểu gì…

+ học tủ: là lối học đoán được vấn đề sẽ hỏi đến khi kiểm tra, thi cử nên

tập trung học vào đó chuẩn bị

->Cả 2 lối học này đều mang tính chất đối phó, không thực sự coi trọng

việc tiếp thu kiến thức

- Tác hại của việc học vẹt, học tủ:

+ Kiến thức không nhớ lâu bền

+ Không hiểu kiến thức nên không thể vận dụng vào cuộc sống, vào học

tập…

+ Không nắm được kiến thức một cách đầy đủ toàn diện

+ Nếu lệch tủ sẽ không đạt kết quả cao trong học tập, kiểm tra thi cử

- Nguyên nhân:

+ Do nhiều bạn học sinh còn lười học, mải chơi bời, muốn đạt điểm

cao

+ Do chưa xác định được thái độ, động cơ học tập đúng đắn

- Đánh giá và bày tỏ thái độ: Đây là hiện tượng lệch lạc trong học tập

của một bộ phận Hs cần được các bạn bè thầy cô, ngành giáo dục quan

tâm nhắc nhở…

- Biện pháp khắc phục, hành động của bản thân :

+ Xác định động cơ học tập đúng đắn, học là có kiến thức thật sự để vận

dụng vào cuộc sống, lao động sản xuất, không phải để ứng phó với các

bài kiểm tra, kì thi cử…

+ Cần cù chăm chỉ học tập, học toàn diện để hoàn thiện kiến thức

Cách cho điểm: - HS đảm bảo các ý trên: cho điểm tối đa

- HS làm thiếu hoặc sai ý nào trừ điểm ý đó

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

- Nêu cảm nhận khái quát về diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu trong lần ông Sáu về thăm nhà

B. Thân bài (4,0đ)

* Học sinh dẫn dắt khái quát rồi phân tích được sự thay đổi trong hành động, tâm lí của nhân vật, qua đó cảm nhận được tình cảm sâu

sắc mà bé Thu dành cho cha

1 Thái độ và hành động của bé Thu trước khi nhận ông Sáu là cha:

- Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái lên tám tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con Gặp lại con ,ông Sáu không

0,25đ

1,75đ

0,5đ

Trang 36

kìm được nỗi vui mừng trong phút đầu nhìn thấy con Nhưng thật trớ

trêu, đáp lại sự vồ vập của cha, bé Thu lại tỏ ra ngờ vực, lảng tránh và

ông Sáu càng muốn gần con thì đứa con lại càng tỏ ra lạnh nhạt, xa

cách…

- Tâm lí và thái độ ấy của bé Thu được biểu hiện qua hàng loạt các

chi tiết mà người kể chuyện quan sát và thuật lại rất sinh động: hốt

hoảng, mặt tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu; chỉ

gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi cha; nhất định không

chịu nhờ ông giúp chắt nước nồi cơm to đang sôi; hất cái trứng cá mà

ông gắp cho; cuối cùng khi bị ông Sáu tức giận đánh cho một cái thì bỏ

về nhà bà ngoại, khi xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuồng kêu

rổn rang thật to…(HS lần lượt đưa ra dẫn chứng phân tích làm sáng

rõ từng ý)

- Trong hoàn cảnh xa cách và trắc trở của chiến tranh, bé Thu

không tin ông Sáu là cha chỉ vì trên mặt ông có thêm vết sẹo, khác với

hình ba mà nó đã được biết Sự ương ngạnh, phản ứng của bé Thu là

không đáng trách mà hoàn toàn tự nhiên Qua đây ta thấy bé Thu có cá

tính mạnh mẽ, tình cảm của em sâu sắc, chân thật, em chỉ yêu ba khi

tin chắc đó đúng là ba…Trong cái “cứng đầu” của em có ẩn chứa cả sự

kiêu hãnh của trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha khác, người

chụp chung trong tấm hình với má của em

2 Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra ông Sáu chính là

cha

- Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường, thái

độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn

+ Lúc chia tay, sau khi bắt tay hết mọi người, ông Sáu đưa mắt nhìn

con, thấy nó đứng trong góc nhà; khi người cha nhìn nó với đôi mắt

trìu mến lẫn buồn rầu và tạm biệt thì đôi mắt mênh mông của con bé

bỗng xôn xao.->Đằng sau đôi mắt mênh mông ấy chắc đang xáo động

biết bao ý nghĩ tình cảm Cách dẫn dắt khéo léo của nhà văn khiến

người đọc bị lôi cuốn theo một cách rất tự nhiên

+ Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi “ba”: chi tiết bé Thu gọi cha được tác

giả đặc biệt nhấn mạnh và miêu tả: bỗng nó kêu thét lên:

Ba…a…a…ba! Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả

ruột gan mọi người, nghe thật xót xa Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè

nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng

nó.-> Tiếng kêu ấy thể hiện khao khát mãnh liệt của Thu được gọi ba

từ bao lâu nay, tiếng kêu chứa đựng bao yêu thương khiến người đọc

xúc động…

+ Hành động: chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên

và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó, nói trong tiếng khóc… hôn tóc,

hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa, ôm chặt

lấy ba… hai tay nó siết chặt lấy cổ,…dang cả hai chân rồi câu chặt lấy

ba, đôi vai nhỏ bé của nó run run.->Tác giả sử dụng kết hợp các phép

1,0đ

0,25đ

1,75đ

1,25đ

Trang 37

so sánh, tăng tiến, liệt kê, yếu tố miêu tả, nghị luận…thể hiện ấn tượng sinh động tâm lí, tình cảm cô bé trong phút chia tay cha

- Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu đã được bà giải thích về vết sẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó Sự nghi ngờ bấy lâu đã được giải tỏa và

ở Thu nảy sinh một trạng thái như sự ân hận, hối tiếc “nghe bà kể nó

nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn” Vì thế, trong giờ phút chia tay, tình yêu và nỗi mong nhớ với người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ và hối hả, cuống quýt, có xen lẫn cả sự hối hận vì trước đó đã trót đối xử không phải với ba…

3 Đánh giá: Đánh giá chung về nhân vật và nghệ thuật kể chuyện:

- Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, đặc biệt là nhân vật

bé Thu; nghệ thuật xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà tự nhiên của tác giả…

- Nội dung: Tác phẩm đã diễn tả một cách cảm động tình cảm thắm thiết, sâu sắc của bé Thu dành cho cha ( trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh) Qua đó khẳng định và ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản sâu sắc và càng cao dẹp hơn trong những cảnh ngộ khó khăn Tác phẩm còn gợi cho người đọc nghĩ đến những đau thương mất mát, éo le mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình…

C. Kết bài: Khẳng định sự thành công của tác giả khi xây dựng nhân vật bé Thu và liên hệ bản thân…

Cách chấm điểm:

- Điểm 4 - 4,5: Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên, viết văn có cảm xúc, diễn đạt tốt, dẫn chứng chọn lọc, phong phú, đảm bảo phương pháp nghị luận về nhân vật

- Điểm 3 - 3,5: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu trên, diễn đạt lưu loát, bố cục rõ ràng, dẫn chứng hợp lý, đảm bảo phương pháp nghị luận về nhân vật Có thể mắc một vài lỗi chính tả, dùng từ

- Điểm 2 - 2,5: Đáp ứng được khoảng nửa số ý, diễn đạt được, làm khá rõ trọng tâm Có thể mắc mộ số lỗi

- Điểm 1- 1,5: Nắm chưa chắc tác phẩm, dẫn chứng nghèo nàn, bố cục lộn xộn, sa vào tình trạng thuật, kể mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu

- Điểm 0: bài viết sai hoàn toàn

Trang 39

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Thời gian làm bài: 120 phút

Đề gồm 01 trang

Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn văn sau:

“Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng

dạ ắt khác Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi ”

a Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Đây là lời của nhân vật nào?

b Ý nghĩa lời nói của nhân vật?

Phân tích đoạn thơ sau:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!

Giờ cháu đã đi xa Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:

- Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?

(“Bếp lửa”- Bằng Việt)

………Hết………

Trang 40

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ÔN THI VÀO THPT

NĂM HỌC: 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9 Hướng dẫn chấm gồm 05 trang

Câu 1 (2,0 điểm):

a

+ Mức tối đa (0,75 điểm): Đảm bảo các yêu cầu sau

- Đoạn văn trích trong tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” (0,25 điểm)

- Tác giả: Ngô gia văn phái ( Một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì) (0,25

điểm)

- Đây là lời của vua Quang Trung- Nguyễn Huệ (0,25 điểm)

+ Mức chưa tối đa (0,25 – 0,5 điểm): Chưa đáp ứng hết các yêu cầu trên

(Giáo viên căn cứ vào bài làm của học sinh để cho điểm từ 0,25đ đến 0,5đ)

+ Mức không đạt (0 điểm): Không làm bài hoặc làm sai

b

+ Mức tối đa (1,25 điểm)

Học sinh đạt các yêu cầu sau:

- Hình thức: Viết đoạn văn hoàn chỉnh (có câu mở đoạn, các câu phát triển và câu kết đoạn); không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu; lời văn có hình ảnh và cảm xúc

- Nội dung: Học sinh có thể viết theo nhiều cách song cần đảm bảo các ý sau:

+ Lời dụ của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ trước quân lính đã khẳng định đanh thép,

hùng hồn chủ quyền của dân tộc về lãnh thổ, về biên giới

+ Vạch rõ dã tâm của kẻ thù cùng như những tội ác tày trời của chúng

+ Quyết tâm chiến đấu, tiêu diệt kẻ thù, đuổi chúng ra khỏi bờ cõi của đất nước

+ Lời dụ quân lính của vua Quang Trung- Nguyễn Huệ rất có sức thuyết phục, vừa khéo léo, mềm mỏng vừa rất kiên quyết, hợp tình, hợp lí Lời dụ của ông đã khơi gợi được lòng yêu nước của quân lính, kích thích lòng tự hào, tự tôn dân tộc, Lời dụ làm ngời sáng phẩm chất cao quý của vua Quang Trung - Nguyễn Huệ

- Mức chưa tối đa (0,25 -> 1,0 điểm): Học sinh chưa có câu trả lời đảm bảo đủ các yêu cầu trên Tùy vào mức độ mà giáo viên cho điểm phù hợp

- Mức không đạt (0 điểm): Làm sai hoặc không làm bài

(Nếu học sinh có cách lí giải khác nhưng thuyết phục thì giáo viên vẫn cho điểm song không quá 0,75 điểm)

Câu 2 (3,0 điểm)

I Tiêu chí về nội dung (2,5 điểm): Bài viết cần bám sát các yêu cầu về nội dung sau:

1 Mở bài (0,25 điểm)

- Dẫn dắt vào vấn đề

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Vai trò của người thầy trong cuộc đời của mỗi người

+ Mức tối đa (0,25 điểm): Học sinh biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề hay, ấn tượng

+ Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản, hoặc không có

mở bài

Ngày đăng: 25/06/2015, 16:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w