1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm và sự tiến hóa của hệ Thần kinh ở Động vật

40 6,2K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 2,88 MB

Nội dung

PHẦN I MỞ ĐẦU Nghiên cứu về Động vật giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về giới, phânbiệt với các giới sinh vật khác, trên cơ sở các đặc điểm đặc trưng của từng nhómđộng vật, giúp chúng

Trang 1

PHẦN I MỞ ĐẦU

Nghiên cứu về Động vật giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về giới, phânbiệt với các giới sinh vật khác, trên cơ sở các đặc điểm đặc trưng của từng nhómđộng vật, giúp chúng ta xác định mối quan hệ họ hàng giữa chúng, đồng thời thấyđược quá trình phát triển tiến hóa của chúng từ thấp đến cao

Sự sống tồn tại và phát triển, biến đổi qua các thời kì khác nhau Mỗi sự biếnđổi, mỗi sự sai khác đều là kết quả của một quá trình tác động lâu dài của tự nhiênlên sinh giới Kết quả của chọn lọc tự nhiên là sự giữ lại những đặc điểm thíchnghi, đào thải những đặc điểm kém thích nghi Chính vì lẽ đó mà sự sống luônluôn phát triển đi lên, hoàn chỉnh hơn, thích nghi hơn Nên mỗi cấu trúc cơ thểluôn tự hoàn thiện mình để thích ứng với môi trường

Hệ thần kinh là đặc trưng cho cơ thể sống Cùng với sự phát triển, tiến hóacủa cơ thể thì hệ thần kinh cũng luôn phát triển, tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơngiản đến phức tạp để giúp cơ thể thích nghi tồn tại và phát triển Hệ thần kinh là hệ

cơ quan có vai trò quan trọng bậc nhất trong cơ thể động vật Chúng thống nhất các

hệ cơ quan trong cơ thể con vật Sự tiến hóa hóa của hệ thần kinh kéo theo sự tiếnhóa của rất nhiều hệ cơ quan Động vật càng tiến hóa cao thì mức độ phát triển của

hệ thần kinh cũng cao hơn

Như vậy, hệ thần kinh có những bước phát triển và tiến hóa như thế nào

trong giới động vật? Để hiểu rõ vấn đề này, tôi đã thực hiện đề tài “ Đặc điểm và

sự tiến hóa của hệ Thần kinh ở Động vật ”

Trang 2

PHẦN II NỘI DUNG 2.1 Tơ thần kinh

Ở động vật nguyên sinh chưa có hệ thần kinh Sự hoạt động của các tiêmmao ở trùng cỏ thực hiện được là nhờ các sợi tơ có thể xem như những sợi thầnkinh vận động

Động vật đa bào chưa hoàn thiện gồm Động vật hình tấm và Thân lỗ

Có thể coi Placozoa là nhóm hình thành từ tổ tiên chung sống tự do củađộng vật đa bào và chúng chưa có hệ thần kinh

Hình 1 Cấu tạo cơ thể và đặc điểm phát triển của

Trichoplax adherens (theo Hickman)

A Toàn bộ cơ thể; B Lát cắt ngang cơ thể

Trang 3

1 Tế bào sợi; 2 Tế bào "cầu sáng"; 3 Tế bào biểu mô trên; 4 Lông; 5 Tế bào tuyến; 6.

Tế bào trụ; 7 Lớp biểu bì lưng; 8 Tầng trung giao; 9 Lớp biểu bì bụng.

+ Ngành thân lỗ (Porifera)

Thân lỗ là ngành mà cơ thể còn có nhiều đặc điểm của một nhóm động vật

đa bào thấp, cơ thể chưa có mô chuyên hóa, chưa có hệ cơ quan liên kết hoạt độngcủa các tế bào

Chúng là những sinh vật sống bám, có tế bào cổ áo đặc trưng Chúng pháttriển qua giai đoạn ấu trùng với thay đổi vị trí của hai lá phôi

Tuy nhiên, cơ thể chưa có kiểu đối xứng ổn định, chưa có lỗ miệng, chưa có các

mô phân hóa và chưa có tế bào thần kinh, phản ứng với kích thích theo kiểu cảmứng

Hình 2 Lát cắt ngang thành cơ thể của Thân lỗ Sycon (theo Hickman)

1 Rãnh phóng xạ có tế bào cổ áo; 2 Lỗ sơ cấp; 3 Ấu trùng amphiblastula; 4 Lỗbên ngoài thành cơ thể; 5 Trung giao; 6 Kênh dẫn nước có tế bào gai; 7 Lỗ bên

trong thành cơ thể; 8 Xoang giả

Trang 4

2.2 Hệ thần kinh hình mạng lưới

Hệ thần kinh dạng lưới được cấu tạo từ hai mạng lưới, một mạng liên hệ vớicác tế bào thụ cảm, một mạng liên hệ với các cơ quan bên trong Đặc điểm của hệthần kinh dạng lưới là khi kích thích tại một điểm trên cơ thể thì toàn bộ cơ thểcùng phản ứng, chưa có đáp ứng chính xác tại chổ Từ ngành ruột khoang tức làbắt đầu từ nhóm động vật đa bào hoàn thiện xuất hiện các tế bào thần kinh chuyênhóa tạo thành dạng thần kinh mạng lưới Tuy nhiên, vẫn chưa có tất cả các loạinơron cảm giác, nơron vận động, nơron liên hợp và cũng chưa có cấu trúc xináp

2.2.1 Ngành Ruột khoang (Coelenterata)

Ruột khoang là ngành đầu tiên của động vật đa bào hoàn thiện Có lá phôingoài và lá phôi trong, có vị trí và xu hướng phân hóa ổn định Các tế bào thầnkinh chuyên hóa xuất hiện đầu tiên ở thủy tức và ruột khoang khác

Tế bào thần kinh có nhiều cực nối với nhau hình thành nên mạng lưới thầnkinh, gắn với các tế bào cảm giác và rễ cơ của tế bào biểu mô cơ nằm rải rác cảtrong hai lớp tế bào của cơ thể Hệ thống này đã hình thành các cung phản xạ đơngiản nhất giúp con vật thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường

Hệ thần kinh ở ruột khoang mang tính chất nguyên thủy, thần kinh ở dạngphân tán mạng lưới chưa phân hóa thành thần kinh trung ương và ngoại biên Đóchỉ là các tế bào riêng biệt chia nhánh liên kết với nhau Nên xung động thần kinh

ở phần nào đó của cơ thể đều có thể phổ biến theo mọi hướng đến tất cả các phầnkhác

Trang 5

Hình 3 Cấu tạo chi tiết Thủy tức Hydra

A Một phần cơ thể; B Cắt ngang thành cơ thể; C Tế bào gai

1 Miệng; 2 Tay bắt mồi; 3 Tế bào bảm giác; 4.Lớp tế bào dinh dưỡng; 5 Tầng trung giao; 6 Lớp biểu bì ngoài; 7 Tế bào gai; 8 nắp đậy; 9 Thân tế bào gai; 10 Tế bào chưa

phóng; 11 Tế bào phóng ra; 12 Sợi

Tế bào thần kinh của Thủy tức không phân nhánh thành nơron cảm giác,nơron vận chuyển mà rất đơn giản, chỉ một số nhánh này của lưới thần kinh hướngđến các tế bào thụ quan

Tế bào thần kinh hình sao, có thể có rễ liên kết với nhau trong tầng keo tạothành hệ thần kinh mạng lưới này liên kết với rễ của tế bào cảm giác và với gốccủa tế bào mô bì cơ và tế bào gai tạo thành cung phản xạ, tuy còn đơn giản nhưngxuất hiên lần đầu ở động vật đa bào

Trang 6

Phần lớn sứa sống trôi nổi ở biển, chỉ một số ít sống bám

Trang 7

Hình 5 Cấu tạo cơ thể sứa Gonionomus(theo Hickman)

1 Tầng trung giao; 2 Tế bào xoang vị; 3 Biểu bì ngoài; 4 Xoang vị; 5 Xoang vị phóng xạ; 6 Mầm của tua bắt mồi; 7 Tua bắt mồi; 8 Miệng; 9 Thuỳ miệng; 10 Bình nang; 11 Rèm dù; 12 Chồi tua bắt mồi; 13 Vòng thần kinh; 14 Biểu bì tiêu hoá; 15.

Tuyến sinh dục; 16 vách của lõ miêng; 17 Rãnh phóng xạ.

Cơ quan thần kinh cảm giác ở sứa phát triển và tập trung ở mức độ cao Sứa

có mạng thần kinh nằm rải rác và vòng thần kinh nằm song song với mép dù Đặcbiệt có 8 điểm tập trung thần kinh cảm giác gọi là rôpali Mỗi rôpali có điểm mắt,hốc mắt và bình nang ứng với các tế bào thần kinh có 2 hay 3 cực, có thể coi làhạch thần kinh sơ khai Sứa có khả năng phân biệt được sáng và tối và nhiều ý kiếncho rằng sứa có thể cảm giác được sự thay đổi áp suất không khí, nước nên có thểtránh xa các cơn bão đang đến gần

cơ Hệ thần kinh này đã có mức độ chuyên hóa cao hơn Chúng có dạng chuỗi hạchđơn hoặc đôi (dạng hệ thần kinh bậc thang ) chạy dọc theo cơ thể Thường thì cáchạch ở phần đầu lớn hơn trở thành hạch não hoặc thành một dạng não bộ nguyênthủy đặc trưng cho động vật không xương sống

Trang 8

2.3.1 Ngành Giun dẹp (Plathelminthes hoặc Platodes)

Là ngành đầu tiên tìm thấy hệ thần kinh tập trung ở phần đầu (hạch thầnkinh sơ khai) Gồm 2 hạch não, đôi dây thần kinh chạy dọc chiều dài cơ thể, cácdây thần kinh cũng chạy ngang qua hai phía cơ thể

Giun dẹp có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch bậc thang, các tế bào thần kinhtập hợp thành 2 chuỗi hạch chạy dọc cơ thể, giữa hai hạch nằm ngang nhau cũngđược liên kết, tạo thành hệ thần kinh giống cái thang

Hệ thần kinh của giun dẹp tập trung thành não ở phía trước với nhiều đôidây thần kinh chạy dọc cơ thể, thường có hai dây bên phát triển hơn

Hệ thần kinh đã có đôi hạch sơ khai nằm ở phía trước (hạch não), có các dâythần kinh chạy về phía sau Cơ quan cảm giác còn đơn giản, một số có điểm mắt vàmột số thụ quan khác

Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch tiến hóa hơn so với hệ thần kinh dạng lưới do:nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh ở động vât đã tăng, do tế bàothần kinh trong hạch nằm gần nhau hình thành mối liên hệ với nhau nên khả năngphối hợp tăng cường, do mỗi hạch điều kiển một vùng xác định trên cơ thể nênđộng vật phản ứng chính xác hơn, tiết kiêm năng lượng hơn so với hệ thần kinhdạng lưới

2.3.1.1 Lớp sán lông (Turrbellaria)

Ở sán lông hệ thần kinh gồm có hạch não và dây thần kinh Mức đội tậptrung của các tế bào thần kinh tùy thuộc vào các nhóm sán lông khác nhau Hệ thầnkinh chuyển dần sang đối xứng hai bên trên nền đối xứng tỏa tròn Sán lông sống

tự do có giác quan phat triển Phần trước hệ thần kinh có 2 thùy cảm giác(lobisensoriel), các dây thần kinh xuất phát từ thùy cảm giác chủ yếu đến hai mấucảm giác của đầu và mắt Mắt có 1 hay nhiều đôi, cấu tạo theo kiểu mắt ngược vìque cảm quang nàm trong cốc sắc tố, ánh sang xuyên qua than tế bào cảm quang

Trang 9

rồi đến phần cảm quang của tế bào Ngoài ra, sán lông còn có bình nang và các cơquan cảm giác hóa học.

Hình 6: Hệ thần kinh của sán lông

2.3.1.2 Lớp sán song chủ (Digenea) hoặc Sán lá (Trematoda)

Đặc điểm chung là sán dẹp hình lá, có 2 giác bám là giác miệng và giácbụng Có cơ quan bám bổ sung là gai cuticun

Sán di chuyển ít nhất qua 2 vật chủ, sán trưởng thành sống trong nội quanđộng vật có xương sống

Với đời sống ký sinh nên hệ thần kinh đơn giản hóa chỉ có giác bám là pháttriển nhiều Hệ thần kinh gồm đôi hạch não nằm trên hầu và các đôi dây thần kinhchạy dọc, thường là 3 đôi Đôi dây thần kinh bên hoặc bụng phát triển hơn cả

Trang 10

+ Giữa dây lưng và dây bụng có các cầu nối bán nguyệt.

+ Điều đáng chú ý dây thần kinh không phát nhánh tới tế bào cơ, phần chấtnguyên sinh của tế bào cơ vuốt nhỏ và cài vào dây thần kinh lưng và dây thầnkinh bụng đặc điểm bất thường này đặc trưng cho tất cả giun tròn và cũng gặp ởmột vài giun dẹp và da gai

Trang 11

Hình 7 Hệ thần kinh Giun tròn (từ Pechenik)

2.3.3 Ngành Da gai (Echinodermata)

Da gai bao gồm Sao biển (Asteroidea), Cầu gai (Echinoidea), Hải sâm(Holothuroidea), Đuôi rắn (Ophiuroidea), và Huệ biển (Crinoidea) Một nhómđộng vật khác về cơ bản với tất cả các động vật không xương sống khác Hệ thầnkinh có cấu tạo nguyên thủy nhưng lại phức tạp và có đối xứng phóng xạ

Thần kinh của Da gai gồm 3 hệ: hệ ngoài (ectoneural system), hệ dưới da(hyponeural system), và hệ trong (etoneural system)

Hệ ngoài là hệ cảm giác còn 2 hệ kia là hệ vận động

Hệ ngoài và hệ dưới da ở phía miệng, có phần trung tâm là là vòng thần kinh

và các dây thần kinh tỏa ra theo các nhánh

Hệ trong ở phía đối miệng

Trang 12

Mức độ phát triển của từng hệ khác nhau tùy nhóm Hệ ngoài phát triển ở tất

cả các lớp trừ Huệ biển Hệ dưới da chỉ phát triển mạnh ở đuôi rắn, và phần nào ởSao biển

Nhìn chung, hệ thần kinh của Da gai còn giữ nhiều nét cổ Hệ ngoài và hệdưới da nằm trực tiếp trong mô bì hoặc dưới mô bì Khuynh hướng tập trung tế bàothần kinh thành hạch không rõ

Trang 13

Hệ thần kinh của Giun đốt tập trung cao hơn, hạch não ở đầu và phát triểnhơn Có cấu tạo điển hình bao gồm não, vòng hầu và đôi dây thần kinh bụng Não

là đôi hạch trong đầu, có thể phân biệt thành 3 phần ứng với các trung tâm cảmgiác: Phần trước điều khiển xúc biện, phần giữa điều khiển anten và mắt, phần sauđiều khiển hố khứu giác Có các dây thần kinh đến giác quan ở phần đầu Dây thầnkinh bụng có 1 đôi và mối đốt có một đôi hạch nối với nhau bằng cầu nối ngang,

có dây thần kinh đi đến các cơ quan của mỗi đốt Kiểu thần kinh có cấu trúc nhưvậy được gọi là thần kinh bặc thang (Orthogonal) Như vậy, hệ thần kinh của Giunđốt có cấu tạo theo kiểu bậc thang và chuyển dần sang dạng chuỗi hạch

Hình 9 Tổ chức thần kinh ở Giun đất

Hướng tiến hóa của hệ thần kinh ở Giun nhiều tơ như sau:

+ Tập trung thần kinh theo chiều ngang (thu ngắn khoảng cách giữa cáchạch) tạo thành chuỗi hạch thần kinh Trong một số trường hợp có sự tập trung cácđốt nên hạch thần kinh dần chuyển tập trung theo chiều dọc

+ Hướng thứ 2 là chuyển từ biểu mô vào trong thể xoang

Trang 14

Giun nhiều tơ có các tế bào thần kinh lớn, sắp xếp thành giải liên tục Đặc biệt pháttriển ở nhóm Giun nhiều tơ sống định cư giúp cho con vật thu nhanh cơ thể vào vỏ.Tuy nhiên “thể cuống” là trung khu thần kinh điều khiển phần trước não lại kémphát triển hơn nhóm Giun nhiều tơ di động.

Ở đỉa (Hirudinea), hệ thần kinh tập trung của các hạch dưới hầu (7 hạch)tương ứng với sự tập trung của các đốt

Trang 15

Hình 9 Hệ thần kinh của Giun nhiều tơ

2.3.5 Ngành Chân khớp (Athropoda)

Chân khớp là ngành có vị trí quan trọng trong giới động vật Hệ thần kinhvẫn giữ sơ đồ cấu tạo của Giun đốt, song đã có thay đổi đáng kể, nhất là nhómđộng vật chân khớp cao như côn trùng Hệ thần kinh của Chân khớp gồm có não vàhai dây thần kinh chạy dọc bụng Não có cấu tạo phức tạp gồm não trước, não giữa

và não sau

Não trước (protocerebrum) gồm một thể trung tâm, một cầu não trước, mộthay hai thể nấm Thể nấm là trung khu thần kinh điều khiển các hoạt động bảnnăng phức tạp

Não trước còn có liên hệ với trung khu thị giác, điều khiển các hoạt độngcủa mắt kép

Trang 16

Não giữa (meso – hay deuterocerebrum) gồm các hạc râu, từ đó có các dâythần kinh điều khiển đôi râu thứ nhất, là trung khu khứu giác và có cầu nối trênhầu Hai dây thần kinh chạy dọc tạo thành chuỗi hạch thần kinh bụng Mỗi đôihạch ứng với một đốt Chuỗi thần kinh bụng có nguồn gốc độc lập với não Từ mộtđôi hạch có 3 đôi dây thần kinh: Đôi thứ nhất và đôi thứ 3 ở mặt lưng là đôi dâythần kinh vận động, còn đôi thứ 2 ở mặt bụng là dây cảm giác (đặc điểm phân bốnày cũng thấy ở Giun đốt và Có móc).

Não sau (trito – hay metacerebrum) gồm 2 hạch não có cầu nối duoicws hầu,

là trung khu điều khiển đôi râu thứ 2 của Giáp xác và đôi kìm của Có kìm

Não sau còn có hệ thần kinh giao cảm miệng – dạ dày, điều khiển phầntrước ống tiêu hóa Trung khu giao cảm là hạch hầu hay một số hạch phụ (Giápxác), hạch trán (Côn trùng) Nhìn chung hệ thần kinh giao cảm tiêu giảm nhiều ởNhiều chân và hầu như không có ở Có kìm

Chuỗi thần kinh bụng có cấu tạo chuỗi hạch, mỗi đôi hạch ứng với một đốt.Cũng giống như Giun đốt, ở Giáp xác và sâu bọ cứ mỗi hạch phát đi 3 đôi dây thầnkinh Đôi thứ nhất và đôi thứ 3 ở phía lưng là dây vận động, còn đôi thứ hai ở mặtbụng là dây cảm giác Như vậy, từ Giun đốt, hệ thần kinh được phân hóa thành hệtrung ương và hệ ngoại biên có đủ các nơron cảm giác, nơron liên hợp và nơronvận động liên kết lại với nhau nhờ các xinap, cho nên xung động thần kinh chỉ cóthể truyền theo một hướng mà thôi Điều này cho phép hệ thần kinh trung ươngđóng vai trò của một cơ chế phối hợp, nó chọn một số xung động đi đến và truyềnchúng đến các giác quan bằng cách ức chế hay kìm hãm các xung động khác

Trang 17

Hình 10 Não của giun nhiều tơ (A), có ống khí (B), có kìm (C)

(theo Hanstrom)

2.3.6 Ngành Thân mềm (Mollusca)

Ngành Động vật thân mềmlà một ngành trong phân loại sinh học có các đặcđiểm như cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ

và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi

Thân mềm là ngành lớn thứ hai trong tất cả các ngành động vật Ngoàinhững loài có kích thước bình thường, còn gặp cả những loài có kích thước lớnnhất trong tất cả các loài động vật không xương sống Sơ đồ cơ thể trưởng thànhcủa các loài động vật này hoàn toàn khác hẳn bất kỳ nhóm động vật không xươngsống nào khác

Hệ thần kinh cũng có những nét đặc trưng riêng và có cấu trúc theo kiểuhạch phân tán

Hệ thần kinh của Song kinh (Loricata) có dạng hai đôi dây dọc theo cơ thể,giữa các dây có cầu nối ngang Tế bào thần kinh ít tập trung thành hạch, chỉ có

Trang 18

miệng và hạch dưới hầu Quanh hầu có vòng thần kinh hầu, từ vòng thần kinh hầu

có hai đôi dây thần kinh hướng về sau Có dây thần kinh chân điều khiển cơ chân

và đôi dây thần kinh bên – tạng điều khiển áo và phủ tạng Giữa các dây thần kinhdọc có các dây thần kinh ngang không theo một trật tự nào cả

Ở các lớp khác, thường có 5 đôi hạch thần kinh là hạch não (đầu), hạch chi(chân), hạch phủ tạng (áo và mang), hạch bên (áo), hạch thành (áo và mang) Giữacác hạch cùng tên có đầu nối ngang, các hạch khác tên có đầu nối dọc Ngoài ra,thân mềm vẫn có mạng lưới thần kinh phân tán dưới da Qua các lớp cấu tạo tậptrung hạch

Đặc biệt ở Chân bụng (Gastropoda) do hiện tượng vặn xoắn cơ thể dẫn đếnhiện tượng lệch thần kinh hoặc hiện tượng bắt chéo thần kinh

Bọn vỏ hai mảnh (Bivalaria), thần kinh đơn giản hóa do tiêu giảm các giácquan, còn 3 đôi hạch Hạch não là kết quả tập trung của đôi hạch não và đôi hạch

áo Hạch phủ tạng là do kết quả tập trung của hạch thành và hạch tạng

Hệ thần kinh và giác quan có cấu tạo phức tạp để thích nghi với đời sốnghoạt động bắt mồi tích cực Não bộ nằm trong bao sụn đầu, giữa hai mắt Não bộ

do nhiều hạch tập trung lại và có sụn đầu bao bọc Đặc điểm có bộ não khá lớn và

có sụn đầu bao bọc là đặc điểm tiến hóa của động vật Chân đầu

Hình 11 Hệ thần kinh của Chân đầu

Trang 19

Nhìn mặt lưng não bộ do 2 hạch chập lại với nhau, hai bên có 2 dây thầnkinh thị giác lớn nối liền với 2 thùy thị giác cũng rất lớn nằm ở đáy mắt Phía trênkhối hạch này có các dây thần kinh nhỏ đi đến hạch miệng, bình nang Nhìn mặtbụng thấy bộ não có nhiều hạch chập lại gồm một đôi hạch chân, một đôi hạch phủtạng, chính giữa khối hạch chân có một lỗ nhỏ để động mạch chui qua Khối hạchtrên và dưới nối với nhau qua cầu nối não – chân và não – phủ tạng Từ đôi hạchchân có các dây thần kinh đi vào các tua bắt mồi Từ đôi hạch phủ tạng có nhiềudây thần kinh chạy về sau cơ thể điều khiển các cơ quan khác nhau Từ não và cáchạch thần kinh có các đôi dây thần kinh đi đến nội quan.

2.4 Hệ thần kinh dạng ống

Hệ thần kinh dạng ống có mầm mống từ Ngành Nữa dây sống (Hemichordata)

và xuất hiện ở ngành Dây sống (Chordata) liên quan với chức năng vận động của

hệ cơ – xương

Trong quá trình phát triển tiếp theo qua quá trình trung ương hóa các hạch, hệthần kinh dạng ống được hình thành Toàn bộ hệ thần kinh trung ương được cấutạo từ một ống nằm ở phía lưng con vật Đầu trước của ống mở rộng ra tạo thànhnão bộ, phần sau có dạng hình trụ được gọi là tủy sống

Đầu tiên ống thần kinh thực hiện chức năng thụ cảm Ở phía lưng có các tế bàovận động Từ các tế bào vận động có các sợi thần kinh hướng đến các cơ

Theo nguồn gốc, các tế bào thần kinh thuộc các hạch sống ở các động vật cóxương sống là các tế bào thụ cảm của ngoại bì được đẩy sâu vào bên trong ( ở độngvật không xương sống chúng vẫn nằm ở ngoại bì) Không chỉ riêng các hạch sống,

mà cả hệ thần kinh trung ương của các động vật có xương sống đều xuất phát từcác tế bào thụ cảm đầu tiên ở ngoại bì

Trang 20

Trong cấu trúc của tủy sống có thể thấy rõ mối liên quan giữa khối lượngcủa hệ thần kinh với kích thước của cơ thể con vật và sự phát triển của hệ cơ Hệ

cơ càng phát triển và diện tích cơ thể càng lớn thì tủy sống càng phát triển Ở nhiềuđộng vật, phần cổ và thắt lưng tủy sống rất phát triển, tại đó có các dây thần kinhrất lớn chạy đến các chi Ví dụ ở chim, phần tủy sống ở cổ đặc biệt lớn do sự pháttriển của hệ cơ tham gia vào động tác bay, còn ở các động vật chạy như đà điểu,chuột túi thì ngược lại phần tủy sống thắt lưng rất lớn để đảm bảo việc điều khiểncác cơ của chân Ở cá, lưỡng cư, không có chân và ở rắn, tủy sống có kích thướcđều nhau theo suốt chiều dài của nó

Não bộ được hoàn thiện dần trong quá trình tiến hóa của giới động vật Sựphát triển của não bộ liên quan mật thiết với sự hoàn thiện về cấu tạo, chức năngcủa các cơ quan cảm giác ở động vật Lúc đầu não sau phân hóa hơn cả, nó liênquan với chức năng thính giác và thăng bằng ở những động vật sống dưới nước.Dần dần não sau phân hóa thành hành tủy và tiểu não Khi đời sống chuyển dần lêncạn, các cơ quan thụ cảm cũng được phát triển và hoàn thiện thêm Não trước đượcphát triển thành não trung gian và hai bán cầu não cùng với thùy khứu ở đầu tậncùng Thùy khứu có một lớp chất xám phủ lên, về sau khi bán cầu não phát triển,thùy khứu cùng với lớp chất xám này cuộn vào trong gọi là vòm não cổ(paleocortex) Não giữa phát triển cho ra thùy thị giác về sau cho ra cả thùy thínhgiác Lúc này bán cầu não đã phủ một lớp chất xám mới và thành bán cầu đại não

và vòm não mới (neocortex)

Trong quá trình phát triển hệ thần kinh trung ương được trung ương hóa, có

sự phân hóa thành các cấu trúc khác nhau gồm có hai phần: thần kinh trung ương

và thần kinh ngoại vi Thần kinh trung ương gồm có tủy sống, hành cầu não, tiểunão, não giữa, não trung gian, các bán cầu đại não, và vỏ não Thần kinh ngoại vi

Ngày đăng: 25/06/2015, 14:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w