Mặt lưng; B Mặt bụng

Một phần của tài liệu Đặc điểm và sự tiến hóa của hệ Thần kinh ở Động vật (Trang 28)

- Hệ thầnkinh thực vật

A. Mặt lưng; B Mặt bụng

1. Thần kinh khứu giác; 2. Thuỳ khứu giác; 3. Bán cầu não; 4. Mấu não trên; 5. Bó thị giác; 6. Não giữa; 7. Tiểu não; IV-IX. Dây thần kinh não; 8. Dây thần kinh tuỷ I; 9. thị giác; 6. Não giữa; 7. Tiểu não; IV-IX. Dây thần kinh não; 8. Dây thần kinh tuỷ I; 9. Dây thần kinh tuỷ II; 10. Bắt chéo thần kinh thị giác; 11. Tuyến yên; 12. Dây thần kinh não số III; 13. Mấu não dướI; 14. Dây thần kinh não số VI; 15. Dây thần kinh não số IX, X; 16. Dây thần kinh tuỷ

+ Tuỷ sống có 2 phần phình rõ ràng là phần phình cổ và phần thắt lưng. Điều này liên quan đến hoạt động mạnh của tứ chi. Lưỡng cư có 10 đôi dây thần kinh tuỷ sống: 3 đôi trước làm thành đám rối vai, 4 đôi giữa đám rối thần kinh thắt lưng - chậu và 3 đôi sau phát nhánh tới chi sau.

- Hệ thần kinh giao cảm

Rất phát triển, gồm 2 chuỗi hạch chạy dọc cột sống. Từ các hạch này phát ra các dây thần kinh tuỷ. Lưỡng cư và động vật trên cạn thần kinh thực vật phát triển. Nhánh của dây thần kinh phế vị (dây X) có vai trò quan trọng trong việc điều hòa những nhu động của dạ dày, ruột, tim và hệ mạch.

2.4.2.6. Lớp bò sát

Hệ thần kinh trung ương phát triển: Não trước và tiểu não lớn, co vòm não mới (neopallium) ở vòm bán cầu não. Có 12 đôi dây thần kinh não.

- Não bộ

+ Não bộ của bò sát hoàn chỉnh hơn lưỡng cư, bán cầu não lớn, nóc có chất thần kinh tạo thành vỏ chất xám mỏng - vòm não cổ (archipallium). Ở cá sấu có nhiều tế bào thần kinh tập trung ở thành ngoài vòm não mới, có thể xem đây là mầm mống của vỏ não.

+ Thuỳ đỉnh và thuỳ khứu giác lớn. Cơ quan đỉnh đặc biệt lớn và có cấu tạo theo kiểu của mắt, ở một số loài cơ quan này có thể cảm nhận được ánh sáng.

+ Bò sát có 12 đôi dây thần kinh não, một số loài đôi X chưa tách khỏi đôi XI do đó chỉ có 11 đôi.

+ Tuỷ sống

Tủy sống chạy dọc cột sống, đã có 2 phần phình và các đôi dây thần kinh tủy làm thành đám rối thần kinh điển hình ở các vùng vai và vùng hông. Động vật có màng ối dây thần kinh tuỷ sống rất phát triển cùng với hệ cơ và hệ cơ quan khác, hai bên cột sống có 2 chuỗi hạch thần kinh, còn vùng vai và vùng hông hình thành các đám rối lớn.

2.4.2.7. Lớp chim

Hệ thần kinh phát triển cao: Bán cầu não, thuỳ thị giác và tiểu não lớn, thuỳ khứu giác nhỏ. Não bộ uốn khúc rõ ràng. Có 12 đôi dây thần kinh não.

- Não bộ: Não bộ của chim lớn hơn bò sát thích nghi với đời sống hoạt động phong phú. Não giữa bé, tiểu não lớn, thích nghi với sự bay. Não bộ uốn khúc rõ ràng, bán cầu não rất lớn, nóc não chim cũng giống như bò sát là vòm não cổ (archipallium), đặc biệt có thể có vân (corpus striatum) là phần dày lên của đáy não. Não trung gian nhỏ, mấu não trên kém phát triển, mấu não dưới lớn. Do bán cầu não và tiểu não lớn nên thuỳ thị giác phát triển ra hai bên. Tiểu não lớn là trung tâm điều khiển hoạt động bay của chim (hình 20.5). Chim có 12 đôi dây thần kinh não nhưng đôi XI chưa biệt lập hoàn toàn.

Hình 20. Cấu tạo não của chim (theo Đào Văn Tiến)

Một phần của tài liệu Đặc điểm và sự tiến hóa của hệ Thần kinh ở Động vật (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w