MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hội nghị quốc tế về MT lần I tại Thụy Điển (năm 1972) đã cảnh báo thế giới về một hiện trạng nghiêm trọng, khó xử. Một mặt, cần tăng tối đa nhịp độ phát triển kinh tế để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của loài ngƣời đang ngày càng đông lên. Mặt khác, chạy đua vũ trang của các nƣớc giàu và đẩy nhanh “công nghiệp hóa, hiện đại hoá” ở các nƣớc nghèo để phát triển đã gây ra những tác động xấu chƣa từng có đối với MT, đặc biệt đối với hệ sinh thái - hệ nuôi dƣỡng sự sống trên Trái Đất. Năm 1980 trở lại đây, nhân loại đã chứng kiến sự bùng phát các thảm họa MT: hạn hán, bão lụt, ô nhiễm không khí và mƣa axit, các sự cố hạt nhân và rò rỉ hóa chất độc hại, sự suy thoái thảm hại quỹ đất trồng trọt, lan tràn hóa chất bảo vệ thực vật và ô nhiễm các nguồn nƣớc, thủng tầng ôzôn, hiện tƣợng ấm lên toàn cầu do hiệu ứng nhà kính, đan xen với các cuộc chiến tranh sắc tộc và tranh giành không gian sử dụng MT,... Kết quả là môi trƣờng sống của chúng ta đang lâm vào tình trạng khủng hoảng với quy mô toàn cầu. Trƣớc thực trạng đó, trên thế giới, nhiều cuộc hội thảo đã đƣợc tổ chức, nhiều đạo luật, quyết định đƣợc ban hành nhằm cứu vãn, ngăn chặn nguy cơ suy thoái, khủng hoảng MT. Các nƣớc đã thực hiện hàng loạt các biện pháp, trong đó GDMT đƣợc coi là biện pháp có hiệu quả nhất. GDMT có thể đƣợc thực hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, GDMT cho HS ở các trƣờng phổ thông chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, vì trƣờng phổ thông là nơi đào tạo thế hệ trẻ, những ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc [24]. Thực tiễn hoạt động MT ở các nƣớc đã chỉ ra rằng: “Sẽ không có đạo luật hoặc một mức thuế nào có thể bắt buộc đƣợc các công dân phải tôn trọng MT, vì sự tôn trọng tự nguyện chỉ có thể đƣợc truyền thụ qua giáo dục” [53]. Ở Việt Nam, GDMT vì mục tiêu phát triển bền vững là một trong những nhiệm vụ giáo dục quan trọng đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm. Luật BVMT ra đời từ năm 1993, đƣợc Quốc hội sửa đổi, bổ sung ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 đã coi GDMT là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Điều 5 của Luật nêu rõ: Nhà nƣớc “Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cƣ, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động BVMT; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cƣơng trong hoạt động BVMT” [51]. Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành Chỉ thị số 02/2005/CT-BGDĐT ngày 31/1/2005 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cƣờng công tác giáo dục BVMT. Nội dung Chỉ thị có nêu: “Đối với giáo dục phổ thông: Trang bị cho HS kiến thức, kỹ năng về MT và BVMT bằng những hình thức phù hợp trong các môn học”. Chỉ thị 29-CT/TW ngày 21/1/2009 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng cũng là về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về “BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc”. Các văn bản này là cơ sở, điều kiện pháp lý quan trọng cho việc tổ chức triển khai các hoạt động GDMT trong các trƣờng phổ thông. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, GDMT cho HS là điều hết sức quan trọng, đặc biệt là ở cấp tiểu học. Vì cấp tiểu học là cấp học nền móng, là cơ sở, là cấp học phổ cập của hệ thống giáo dục quốc dân, hàng triệu trẻ em của cấp học này một khi đƣợc giáo dục, đƣợc trang bị đầy đủ hành trang, kiến thức, nhận thức về MT sẽ là một lực lƣợng hùng hậu trong mọi hành động tuyên truyền, cải thiện, BVMT và tài nguyên thiên nhiên của đất nƣớc. Hơn nữa, lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi đang phát triển và định hình dần về nhân cách, vì vậy, việc hình thành những hiểu biết, những vốn kiến thức cần thiết về BVMT sẽ dễ dàng để lại dấu ấn sâu sắc, khó phai trong cuộc sống sau này của trẻ. Trẻ ở độ tuổi này thƣờng hiếu động, nếu không đƣợc giáo dục sẽ rất dễ dẫn tới những hành động phá hoại MT một cách vô ý thức hoặc có ý thức. Ở tiểu học, GDMT không đƣợc dạy nhƣ một môn học riêng mà nội dung GDMT đã đƣợc lồng ghép, tích hợp vào nội dung các môn học. Tự nhiên và Xã hội, Khoa học là các môn học có nội dung GDMT đã đƣợc lồng ghép, tích hợp nhiều nhất. Trong đó, Khoa học là môn học bƣớc đầu giúp các em có đƣợc những khái niệm cơ bản, ban đầu về MT, MT tự nhiên, MT nhân tạo, ô nhiễm MT, BVMT, những tác động của con ngƣời đối với MT; hình thành ở các em những kỹ năng ứng xử, thái độ tôn trọng và BVMT một cách thiết thực, rèn luyện năng lực nhận biết các vấn đề MT. Học tập môn Khoa học, các em có điều kiện tham gia vào một số hoạt động BVMT phù hợp với lứa tuổi, biết thuyết phục, tuyên truyền cho ngƣời thân và bạn bè để họ cùng có ý thức, hành vi BVMT. Vì vậy, có thể nói, môn Khoa học có ý nghĩa rất to lớn trong việc GDMT cho HS tiểu học. Trong dạy học ở tiểu học, học tập dựa vào trải nghiệm tạo cơ hội để HS đƣợc tiếp xúc trực tiếp với MT xung quanh, đƣợc trải nghiệm thực tế bằng các giác quan khác nhau, giúp phát huy cao độ vai trò chủ thể tích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo của HS, rèn luyện các nét tính cách tích cực cho bản thân HS. GV là ngƣời đóng vai trò thiết kế, tổ chức, hƣớng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để HS trải nghiệm và tự lực chiếm lĩnh nội dung tri thức, chủ động đạt các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ theo chƣơng trình. Học tập dựa vào trải nghiệm, các hoạt động tập trung vào ngƣời học và kinh nghiệm thực tế của ngƣời học, mang lại cho ngƣời học cơ hội bộc lộ các điểm mạnh, các kỹ năng của mình. Nói cách khác, học tập dựa vào trải nghiệm nhấn mạnh vào kinh nghiệm chủ quan của ngƣời học, nó yêu cầu việc trải nghiệm thực tế và phản ánh kinh nghiệm của ngƣời học. Đối với GDMT, đây là một định hƣớng giáo dục quan trọng - giáo dục trong môi trƣờng. Trên thế giới, học tập dựa vào trải nghiệm đƣợc các nhà giáo dục nghiên cứu từ cuối thế kỉ XIX - nửa đầu thế kỉ XX. Các công trình nghiên cứu tập trung vào nghiên cứu vai trò và bản chất về học tập dựa vào trải nghiệm và áp dụng học tập dựa vào trải nghiệm để giảng dạy các khóa học cho sinh viên các trƣờng đại học. Các công trình này đã khẳng định và nhấn mạnh vai trò của học tập dựa vào trải nghiệm. Qua đó, có thể nhận thấy học tập dựa vào trải nghiệm có nhiều ƣu điểm và đƣợc nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về học tập dựa vào trải nghiệm nói chung, học tập dựa vào trải nghiệm trong dạy học các môn học và học tập dựa vào trải nghiệm nhằm GDMT nói riêng còn rất hạn chế. Học tập dựa vào trải nghiệm lần đầu tiên đƣợc đề cập ở Việt Nam trong chƣơng trình Dự án Giáo dục MT tại Hà Nội năm 2006. Trong đó trình bày khái niệm về học tập dựa vào trải nghiệm, giới thiệu một số trò chơi “Học mà chơi - Chơi mà học” đƣợc xây dựng dựa trên mô hình học tập dựa vào trải nghiệm. Hiện nay, nghiên cứu học tập dựa vào trải nghiệm và áp dụng học tập dựa vào trải nghiệm trong dạy học ở các trƣờng tiểu học Việt Nam vẫn là một vấn đề khá mới mẻ. Chƣa có công trình nào nghiên cứu việc GDMT dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học. Từ việc nghiên cứu các vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài luận án có nội dung về GDMT dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn học ở tiểu học. Đề tài luận án đƣợc biểu đạt bởi tiêu đề: Giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM VÕ TRUNG MINH GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG DỰA VÀO TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC Ở TIỂU HỌC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, Năm 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM VÕ TRUNG MINH GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG DỰA VÀO TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC Ở TIỂU HỌC Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 62 14 01 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. Nguyễn Dục Quang 2. TS. Lƣơng Việt Thái Hà Nội, Năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả Võ Trung Minh MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4 4. Giả thuyết khoa học 5 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6 8. Những luận điểm bảo vệ 6 9. Những đóng góp mới của luận án 7 10. Cấu trúc của luận án 7 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG DỰA VÀO TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC Ở TIỂU HỌC 8 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8 1.1.1. Nghiên cứu về giáo dục môi trường 8 1.1.2. Nghiên cứu về học tập dựa vào trải nghiệm 14 1.2. Một số khái niệm có liên quan 20 1.2.1. Khái niệm liên quan đến giáo dục môi trường 20 1.2.2. Khái niệm liên quan đến học tập dựa vào trải nghiệm 23 1.3. Giáo dục môi trƣờng ở tiểu học 30 1.3.1. Một số vấn đề chung về giáo dục môi trường ở tiểu học 30 1.3.2. Giáo dục môi trường trong dạy học môn Khoa học cho học sinh ở tiểu học33 1.3.3. Một số đặc điểm của học sinh tiểu học có tác động đến giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học ở tiểu học 38 1.3.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm ở tiểu học 41 1.4. Bản chất, đặc điểm, mô hình học tập dựa vào trải nghiệm 43 1.4.1. Bản chất của học tập dựa vào trải nghiệm 43 1.4.2. Đặc điểm của học tập dựa vào trải nghiệm 45 1.4.3. Mô hình học tập dựa vào trải nghiệm 50 1.5. Thực trạng giáo dục môi trƣờng dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học tại thành phố Đà Nẵng 53 1.5.1. Khái quát về điều tra thực trạng 53 1.5.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng 54 Kết luận chƣơng 1 67 Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG DỰA VÀO TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC 69 2.1. Các nguyên tắc giáo dục môi trƣờng dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học 69 2.1.1. Bảo đảm mục tiêu, nội dung môn Khoa học 69 2.1.2. Bảo đảm khai thác tối đa vốn kinh nghiệm của cá nhân học sinh 70 2.1.3. Bảo đảm huy động tối đa các giác quan của học sinh vào quá trình học tập 71 2.1.4. Bảo đảm sự thống nhất giữa vai trò chủ thể tích cực, tự giác học tập của học sinh và vai trò tổ chức, hướng dẫn của giáo viên 72 2.2. Nội dung và quy trình giáo dục môi trƣờng dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học 73 2.2.1. Nội dung giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học 73 2.2.2. Quy trình giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học 80 2.3. Các điều kiện cơ bản để đảm bảo cho việc tổ chức hoạt động giáo dục môi trƣờng dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học 85 2.3.1. Công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý 85 2.3.2. Đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy 86 2.3.3. Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường 87 2.3.4. Các yếu tố về cơ sở vật chất, tài liệu hướng dẫn, tài liệu tham khảo 88 2.3.5. Các yếu tố môi trường tự nhiên 88 2.3.6. Các yếu tố môi trường xã hội 89 2.4. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục môi trƣờng dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học 90 2.4.1. Xây dựng kế hoạch 90 2.4.2. Đánh giá kết quả 92 2.4.3. Minh họa xây dựng một số kế hoạch giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học 92 Kết luận chƣơng 2 112 Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 113 3.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm 113 3.1.1. Mục đích thực nghiệm 113 3.1.2. Đối tượng, thời gian và địa điểm thực nghiệm 113 3.1.3. Nội dung và phạm vi thực nghiệm 113 3.1.4. Quy trình thực nghiệm và đánh giá 114 3.1.5. Phương pháp xử lý, phân tích kết quả trước và sau thực nghiệm 120 3.2. Kết quả thực nghiệm 121 3.2.1. Kết quả trước thực nghiệm 121 3.2.2. Kết quả sau thực nghiệm 133 Kết luận chƣơng 3 152 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 153 1. Kết luận 153 2. Khuyến nghị 155 DANH MỤC NHỮNG BÀI VIẾT ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 PHỤ LỤC Pi i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trƣờng CBQL : Cán bộ quản lý ĐC : Đối chứng GDMT : Giáo dục môi trƣờng GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo GV : Giáo viên HS : Học sinh MT : Môi trƣờng NT : Nông thôn TB : Trung bình TN : Thực nghiệm TT : Thành thị ii DANH MỤC CÁC BẢNG Số bảng Tên bảng Trang Bảng 1.1 Quan điểm của GV về con đƣờng hiệu quả nhất để GDMT cho HS tiểu học 57 Bảng 2.1 Nội dung hoạt động GDMT dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học 74 Bảng 3.1 Số HS nhóm TN và nhóm ĐC 113 Bảng 3.2 Kết quả kiến thức trƣớc TN của nhóm TN và ĐC 122 Bảng 3.3 Thái độ của HS trƣớc những việc làm liên quan đến BVMT 124 Bảng 3.4 Kết quả thái độ trƣớc TN của nhóm TN và ĐC 124 Bảng 3.5 Kết quả hành vi trƣớc TN của nhóm TN và ĐC 128 Bảng 3.6 Kết quả kiến thức sau TN của nhóm TN và ĐC 133 Bảng 3.7 Kết quả thái độ sau TN của nhóm TN và ĐC 137 Bảng 3.8 Kết quả hành vi sau TN của nhóm TN và ĐC 139 Bảng 3.9 Bảng so sánh kết quả kiến thức trƣớc TN với sau TN 142 Bảng 3.10 Bảng so sánh kết quả thái độ trƣớc TN với sau TN 143 Bảng 3.11 Bảng so sánh kết quả hành vi trƣớc TN với sau TN 145 Bảng 3.12 Kết quả kiểm tra tính bền vững về kiến thức của nhóm TN và ĐC 148 iii DANH MỤC CÁC HÌNH Số biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 1.1 Nhận thức của GV về khái niệm MT và GDMT 54 Biểu đồ 1.2 Quan niệm của GV về học tập dựa vào trải nghiệm 55 Biểu đồ 1.3 Quan điểm của GV về khả năng GDMT và GDMT dựa vào trải nghiệm trong dạy học ở tiểu học 58 Biểu đồ 1.4 Thực trạng mức độ áp dụng trải nghiệm nhằm GDMT trong dạy học môn Khoa học 62 Biểu đồ 3.1 Kết quả phân loại kiến thức trƣớc TN giữa nhóm TN và ĐC 122 Biểu đồ 3.2 Kết quả phân loại kiến thức trƣớc TN giữa nhóm TN và ĐC theo khu vực sống 123 Biểu đồ 3.3 Kết quả phân loại thái độ trƣớc TN của nhóm TN và ĐC 125 Biểu đồ 3.4 Kết quả phân loại thái độ trƣớc TN giữa nhóm TN và ĐC theo khu vực sống 126 Biểu đồ 3.5 Thực trạng hành vi BVMT của HS trƣớc TN 128 Biểu đồ 3.6 Kết quả phân loại hành vi trƣớc TN của nhóm TN và ĐC 129 Biểu đồ 3.7 Kết quả phân loại hành vi trƣớc TN giữa nhóm TN và ĐC theo khu vực sống 130 Biểu đồ 3.8 Kết quả phân loại kiến thức sau TN trong các nhóm TN và ĐC 134 Biểu đồ 3.9 Kết quả phân loại kiến thức sau TN trong các nhóm TN và ĐC theo khu vực sống 135 Biểu đồ 3.10 Kết quả phân loại thái độ sau TN của nhóm TN và ĐC 137 [...]... biệt nhau là GDMT và dạy học môn Khoa học cho HS tiểu học 9 Những đóng góp mới của luận án 9.1 Hệ thống và mở rộng lý luận về học tập dựa vào trải nghiệm, giáo dục môi trƣờng dựa vào trải nghiệm trong dạy học ở tiểu học Đề xuất nguyên tắc, xác định nội dung và quy trình giáo dục môi trƣờng dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học dựa trên mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb 9.2... và quy trình giáo dục môi trƣờng dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học - Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG DỰA VÀO TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC Ở TIỂU HỌC 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Nghiên cứu về giáo dục môi trường a Nghiên cứu về giáo dục môi trường trên thế giới:... trải nghiệm và áp dụng học tập dựa vào trải nghiệm trong dạy học ở các trƣờng tiểu học Việt Nam vẫn là một vấn đề khá mới mẻ Chƣa có công trình nào nghiên cứu việc GDMT dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học Từ việc nghiên cứu các vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài luận án có nội dung về GDMT dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn học ở tiểu học Đề tài luận án đƣợc biểu đạt bởi tiêu... án đƣợc biểu đạt bởi tiêu đề: Giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học 2 Mục đích nghiên cứu Đề xuất nội dung và quy trình GDMT dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học cho HS tiểu học nhằm góp phần nâng cao kết quả GDMT trong trƣờng tiểu học 3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu: GDMT trong dạy học ở tiểu học 3.2 Đối tượng nghiên cứu:... GDMT dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học; đánh giá thực trạng nhận thức, thái độ, quan điểm và quá trình thực hiện GDMT của giáo viên tiểu học trong dạy học môn Khoa học nói riêng và trong các hoạt động giáo dục ở tiểu học nói chung 9.3 Xác định các điều kiện để thực hiện, hƣớng dẫn xây dựng kế hoạch và minh họa xây dựng một số kế hoạch GDMT dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa. .. Khoa học; đã chứng minh đƣợc tính khoa học, khả thi và hiệu quả khi áp dụng GDMT dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học 10 Cấu trúc của luận án Luận án gồm: Mở đầu, 3 chƣơng, Kết luận và Khuyến nghị - Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung và quy trình giáo dục môi trƣờng dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học - Chƣơng 2: Nội dung và quy trình giáo dục. .. dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở các trƣờng tiểu học thành phố Đà Nẵng 7.2 Về TNSP: Đề tài tiến hành TNSP trên các đối tƣợng HS lớp 4 và lớp 5 ở 4 trƣờng tiểu học tại thành phố Đà Nẵng 8 Những luận điểm bảo vệ 8.1 GDMT dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học sẽ mang lại hiệu quả cao, giúp nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi cho HS tiểu học 8.2 Quá trình GDMT dựa vào. .. và học tập dựa vào trải nghiệm nhằm GDMT nói riêng còn rất hạn chế Học tập dựa vào trải nghiệm lần đầu tiên đƣợc đề cập ở Việt Nam trong chƣơng trình Dự án Giáo dục MT tại Hà Nội năm 2006 Trong đó trình bày khái niệm về học tập dựa vào trải nghiệm, giới thiệu một số trò chơi Học mà chơi - Chơi mà học đƣợc xây dựng dựa trên mô hình học tập dựa vào trải nghiệm Hiện nay, nghiên cứu học tập dựa vào trải. .. quan hệ giữa nội dung và hoạt động GDMT dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học cho HS tiểu học 5 4 Giả thuyết khoa học Trong dạy học môn Khoa học, nếu tiến hành GDMT cho HS dựa vào trải nghiệm theo nội dung và quy trình phù hợp, trong đó, HS tích cực trải nghiệm, vận dụng tối đa vốn kinh nghiệm hiện có của bản thân, kết hợp với các giác quan vào hoạt động học tập thì sẽ nâng cao kết quả đạt đƣợc... giảng dạy các khóa học cho sinh viên các trƣờng đại học Các công trình này đã khẳng định và nhấn mạnh vai trò của học tập dựa vào trải 4 nghiệm Qua đó, có thể nhận thấy học tập dựa vào trải nghiệm có nhiều ƣu điểm và đƣợc nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu Tuy nhiên, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về học tập dựa vào trải nghiệm nói chung, học tập dựa vào trải nghiệm trong dạy học các môn học . Nội dung giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học 73 2.2.2. Quy trình giáo dục môi trường dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học 80 2.3 đến học tập dựa vào trải nghiệm 23 1.3. Giáo dục môi trƣờng ở tiểu học 30 1.3.1. Một số vấn đề chung về giáo dục môi trường ở tiểu học 30 1.3.2. Giáo dục môi trường trong dạy học môn Khoa học. vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở tiểu học dựa trên mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb. 9.2. Mô tả thực trạng GDMT, GDMT dựa vào trải nghiệm trong dạy học môn Khoa học ở