Phương tiện thực hiện Theo bàn trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi 1; 2; 3; 4; 5 - Các luận cứ làm sáng tỏ cho luận điểm + Sở Khanh sống bằng nghề đồi bại, bất chính + Sở Khanh là kẻ đồi
Trang 1vào phủ chúa trịnh
- Lê Hữu Trác -
A Mục tiêu: Giúp học sinh
1 Kiến thức: Hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút ký sự chân thự, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh
2 Kỹ năng: Biết cách đọc hiểu một tác phẩm VH thuộc thể ký
3 Thái độ: Biết chân trọng một người vừa có tài năng vừa có nhân cách như Lê Hữu Trác
B Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV
- Thiết kế bài soạn
C phương pháp: GV tổ chưc giờ dạy học theo cách kết hợp đọc sáng tạo nêu vấn đề kết hợp trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi
- Gọi học sinh đọc phần tiểu
dẫn Sau đó yêu cầu nêu nội
- Về gia đình: Có truyền thống học hành thi cử, đỗ đạt làm quan
- Phần lớn cuộc đời hoạt động y học và trước tác của ông gắn với quê ngoại ( Hương Sơn – Hà Tĩnh)
- Lê Hữu Trác không chỉ chữa bệnh giỏi mà còn soạn sách,
mở trường, truyền bá y học Sự nghiệp của ông được tập hợp
Trang 2đầy uy quyền của chúa Trịnh
được tác giả miêu tả như thế
nào?
( HS chia nhóm nhỏ theo bàn,
trao đổi thảo luận, phát biểu)
trong bộ “ Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 66 quyển biên soạn trong gần 40 năm Đây là công trình nghiên cứu y học Xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam
2 Tác phẩm ( SGK)Đoạn “Vào phủ chúa Trịnh” nói về việc Lê Hữu Trác lên tới Kinh đô được dẫn vào phủ chúa đề bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán
B Đọc hiểu văn bản
I Đọc văn bản
- Giải thích từ khó
II Tìm hiểu văn bản
1 Cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của chúa Trịnh và thái độ của tác giả
* Cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của chúa Trịnh+ Vào phủ chúa phải qua nhiều lần cửa và “ Những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp” “ Đâu đâu cũng là cây cối
um tùm chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”
+ trong khuôn viên phủ chúa “ Người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi
(phân tích bài thơ mà tác giả ngâm)+ Nội cung được miêu tả gồm những chiếu gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, mặt phần áo đỏ
+ ăn uống thì “ Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ”
+ Về nghi thức: Nhiều thủ tục Nghiêm đến nỗi tác giả phải “ Nín thở đứng chờ ở xa)
=> Phủ chúa Trịnh lộng lẫy sang trọng uy nghiêm được tác giả
Trang 3Em có nhận xét gì về cách
miêu tả của tác giả?
(GV phát vấn HS trả lời)
Thái độ của tác giả bộc lộ như
thế nào trước quang cảnh ở
phủ chúa? em có nhận xét gì
về thái độ ấy?
(GV phát vấn HS trả lời)
* Hoạt động 4:
Nơi ở của Thế tử Cán được
miêu tả như thế nào?
(HS làm việc cá nhân trả lời
* Thái độ của tác giả
- Tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất Ông sững sờ trước quang cảnh của phủ chúa “ Khác gì ngư phủ đào nguyên thủa nào”
- Mặc dù khen cái đẹp cái sang nơi phủ chúa xong tác giả tỏ ra không đồng tình với cuộc sống quá no đủ tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do
2 Thế tử cán và thái độ, con người Lê Hữu Trác
* Nhân vật Thế tử Cán:
- Lối vào chỗ ở của vị chúa rất nhỏ “ Đi trong tối om ”
- Nơi thế tử ngự: Vây quanh bao nhiêu là vật dụng gấm vóc lụa là vàng ngọc Người thì đông nhưng đều im lặng -> không khí trở lân lạnh lẽo, thiếu sinh khí
=> Tác giả vừa tả vừa nhận xét khách quan Thế tử Cán được tái hiện lại thật đáng sợ Tác giả ghi trong đơn thuốc “ 6 mạch
tế sác và vô lực trong thì trống” Phải chăng cuộc sống vật chất quá đầy đủ, quá giàu sang phú quý nhưng tất cả nội lực bên trong là tinh thần ý chí, nghị lực, phẩm chất thì trống rỗng?
* Thái độ của Lê Hữu Trác và phẩm chất của một thầy lang
Trang 4Thái độ của Lê Hữu Trác và
phẩm chất của một thầy lang
được thể hiện như thế nào khi
được thể hiện qua đoạn trích
đặc sắc như thế nào? hãy phân
+ Ông rất hiểu căn bệnh của Trịnh Cán, đưa ra cách chữa thuyết phục nhưng lại sợ chữa có hiệu quả ngay, chúa sẽ tin dùng, công danh trói buộc Đề tránh được việc ấy chỉ có thể chữa cầm chừng, dùng thuốc vô thưởng vô phạt Song, làm thế lại trái với y đức Cuối cùng phẩm chất, lương tâm trung thực của người thày thuốc đã thắng Khi đã quyết tác giả thẳng thắn đưa ra lý lẽ để giải thích -> Tác giả là một thày thuốc giỏi có kiến thức sâu rộng, có y đức
3 Bút pháp ký sự đặc sắc của tác giả
- Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực không một chút hư cấu Cách ghi chép cũng như tài năng quan sát đã tạo được sự tinh
tế sắc xảo ở một vài chi tiết gây ấn tượng khó quên
- Kết hợp giữa văn xuôi và thơ ca làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm
* Ghi nhớ (SGK trang 9 )Luyện tập: Bài tập SGK trang 9
- HS làm bài và học bài
- Giờ sau học tiếng Việt
Trang 53 Thái độ: vừa có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của XH, vừa có sảng tạo, gỏp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của XH
B Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV
- Thiết kế bài soạn
C Phương pháp: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp nêu vấn đề trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi
Tính chung trong ngôn ngữ của
cộng đồng được biểu hiện qua
I Ngôn ngữ- Tài sản chung của XH
- Ngôn ngữ là tài sản chung của một DT một cộng đồng
XH Muốn giao tiếp với nhau XH phải có phương tiện chung, trong đó phương tiện quan trọng nhất là ngôn ngữ CHo nên mỗi cá nhân đều phải tích luỹ và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng
- Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng đươc biểu hiện qua những phương diện sau:
1.Trong thành phần của ngôn ngữ có những yếu tố chung cho tất cả mọi cá nhân trong cộng đồng Những yếu tố chung bao gồm :
Trang 6những phương diện nào ?
( GV chia HS theo nhóm nhỏ
trả lời câu hói trình bày trước
lớp)
*Hoạt động2: GV hướng dẫn
HS tìm hiểu về lời nói
-Em hiểu thế nào là lời nói cá
nhân ?
( GV phát vấn HS trả lời)
- Cái riêng trong lời nói cá
nhân được biểu lộ ở những
phương diện nào ?
( HS chia nhóm nhỏ trả lời câu
+ Các tiếng ( tức các âm tiết ) do sự kết hợp của các âm
và thanh theo những quy tắc nhất định+ Các từ
+ Các ngữ cố định ( thành ngữ , quán ngữ ) Phân tích VD (SGK)
2 Tính chung còn thể hiện ở các quy tắc và phương thức chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ
* VD một số quy tắc hoặc phương thức như:
+ Quy tắc cấu tạo các kiểu câu VD ( SGK)+Phương thức chuyển nghĩa từ VD ( SGK)
II Lời nói- Sản phẩm riêng của cá nhân
- Thế nào là lời nói ? ( SGK trang 11)
- Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu lộ ở các phương diện sau :
1 Giọng nói cá nhân
2 Vốn từ ngữ cá nhân ( Phân tích VD SGK)3.Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung, quen thuộc ( Phân tích VD SGK)
4 Việc tạo ra các từ mới (Phân tích VD SGK)
5 Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung ( Phân tích VD SGK)
2 Bài tập 2
- Tác giả sắp xếp từ ngữ theo lối đối lập kết hợp với hình thức đảo ngữ -> làm nổi bật sự phẫn uất của thiên nhiên mà cũng là sự phẫn uất của con người -> Tạo nên
ấn tượng mạnh mẽ làm nên cả tính sáng tạo của HXH
Trang 74 Củng cố: GV chốt lại kiến thức cơ bản
5 Dặn dò: - Bài tập về nhà ( BT3 SGK trang 13)
- Giờ sau viết văn
Tiêt 5- Đọc văn Ngày soạn: 8/9/2007
Ngày giảng: 12/9/2007
Tự Tình( Bài II)
2 Kỹ năng: Biết cách đọc hiểu một bài thơ Đường luật
3 Thái độ: Trân trọng và khâm phục bản lĩnh, tài năng của HXH
B Phương tiện thực hiện:
- SGK, SGV
- Thiết kế bài soạn
- Bảng phụ
C Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp đọc sáng tạo, nêu vấn
đề, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi
D Tiến trình dạy học
1 ổn định tổ chức
2 Kiểm tra bài cũ: Quang cảnh nơi phủ Chúa được LHTr miêu tả như thể nào?
Em có nhận xét gì về ngòi bút miêu tả của tác giả ?
1 Tác giả Hồ Xuân Hương
- Chưa xác định được năm sinh năm mất
- Sống vào khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX
- Quê quán: Làng Quỳnh Đôi huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long
- Hoàn cảnh xuất thân: trong một gia đình nhà nho
Trang 8Hoạt động 2: GV hướng
dẫn HS đọc hiểu văn bản
- GV gọi HS đọc bài thơ
sau đó nhận xét ( yêu cầu
đọc diễn cảm)
- GV chia HS theo nhóm
nhỏ (Theo bàn) trao đổi
thảo luận, trả lời câu hỏi
của HXH được diễn đạt
như thế nào ? Qua đó ta
nghèo, cha làm nghề dạy học
- Là người đa tài đa tình phóng túng, giao thiệp với nhiều văn nhân tài tử, đi rất nhiều nơi và thân thiết với nhiều danh sĩ Cuộc đời, tình duyên của Hồ Xuân Hương nhiều éo le ngang trái,
-> Hồ Xuân Hương là một hiện tượng độc đáo trong lịch sử văn học Việt Nam Được mệnh danh là “ bà chúa thơ Nôm”
2 Sáng tác (SGK trang 18)
B Đọc - hiểu văn bản
I Đọc và giải nghĩa từ khó
II Tìm hiểu văn bản
1 Hai câu thơ đầu
- Thời gian: Đêm khuya (quá nửa đêm) -> Yên tĩnh, con người đối diện với chính mình, sống thật với mình
- Không gian: Yên tĩnh vắng lặng (nghệ thuật lấy động
tả tĩnh)
- Âm thanh; Tiếng trống cầm canh -> nhắc nhở con người về bước đi của thời gian
+ “Văng vẳng” -> từ láy miêu tả âm thanh từ
xa vọng lại (nghệ thuật lấy động tả tĩnh) + “ Trống canh dồn” -> tiếng trống dồn dập, liên hồi, vội vã
- Chủ thể trữ tình là người phụ nữ một mình trơ trọi, đơn độc trước không gian rộng lớn:
+ “Trơ”: Trơ trọi, lẻ loi, cô đơn Trơ lỳ: Tủi hổ bẽ bàng, thách thức bền gan+ Kết hợp từ “ Cái + hồng nhan”: vẻ đẹp của người phụ nữ bị rẻ rúng
+ Nghệ thuật đảo ngữ -> nhấn mạnh vào sự trơ trọi nhưng đầy bản lĩnh của Xuân Hương => xót xa, chua chát
+ Hình ảnh tương phản:
Cái hồng nhan > < nước non-> Nỗi cô đơn khủng khiếp của con người
2 Hai câu tiếp (Câu 3 + 4)
- Mượn rượu để giải sầu: Say rồi lại tỉnh -> vòng luẩn quẩn không lối thoát
- Ngắm vầng trăng: Thì trăng xế bóng – Khuyết – chưa tròn -> sự muộn màng dở dang của cuộc đời nhà thơ:
Trang 9thấy được điều gì về
HXH?
GV hướng dẫn HS tìm
hiểu 2 câu luận
- Nỗi niềm phẫn uất của
HXH được diễn đạt như
Tuổi xuân trôi qua mà hạnh phúc chưa trọn vẹn
- Nghệ thuật đối -> tô đậm thêm nỗi sầu đơn lẻ của người muộn màng lỡ dở
=> Niềm mong mỏi thoát khỏi hoàn cảnh thực tại nhưng không tìm được lối thoát Đó cũng chính là thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến
3 Hai câu tiếp ( Câu 5 + 6)
- Cách diễn đạt:
+ Nghệ thuật đối+ Nghệ thuật đảo ngữ -> Mạnh mẽ dữ dội, quyết liệt+ Động từ mạnh “xiên” “đâm” kết hợp các bổ ngữ ngang dọc -> cách dùng từ độc đáo -> sự phản kháng của thiên nhiên
=> dường như có một sức sống đang bị nén xuống đã bắt đầu bật lên mạnh mẽ vô cùng
4 Hai câu kết
- Cách dùng từ:
+ Xuân: Mùa xuân, tuổi xuân+ Ngán: Chán ngán, ngán ngẩm-> Mùa xuân đến mùa xuân đi rồi mùa xuân lại lại theo nhịp tuần hoàn vô tình của trời đất còn tuổi xuân của con người cứ qua đi mà không bao giờ trở lại => chua chát, chán ngán
- Ngoảnh lại tuổi xuân không được cuộc tình, khối tình
mà chỉ mảnh tình thôi Mảnh tình đem ra san sẻ cũng chỉ được đáp ứng chút xíu ( nghệ thuật dùng từ thuần việt theo cấp độ tăng tiến: Mảnh tình - san sẻ – tí – con con) => thật xót xa, tội nghiệp
- Về nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc, hình ảnh giàu sức gợi cảm để diễn tả các biểu hiện phong phú, tinh tế của tâm trạng
Trang 10+ Còn ở “Tự tình II” cũng là sự thể hiện của bi kịch duyên phận muộn màng, cố gắng vươn lên nhưng cuối cùng cũng không thoát được bi kịch Đến “Tự tình II”,
sự bi kịch như được nhân lên, phẫn uất hơn
* Ghi nhớ (SGK trang 19)
- Thực hiện bài tập 2
- Giờ sau học bài “Câu cá mùa thu”
Tiết6- Đọc văn Ngày soạn:10/9/2007
C Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp đọc sáng tạo, nêu vấn
đề, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
*Hoạt động1: GV hướng A Tiểu dẫn
Trang 11GV gọi HS đọc bài thơ
(Yêu cầu đọc diễn cảm)
*Hoạt động3: Hướng dãn
HS tìm hiểu văn bản
Cảnh mùa thu được tác
giả miêu tả như thế nào?
- Quê quán: Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam
- Hoàn cảnh xuất thân: Trong một gia đình nhà nho nghèo,
có truyền thống khoa bảng -> ảnh hưởng đến Nguyễn Khuyến
- Bản thân: Thông minh, chăm chỉ, đỗ đạt cao ( Đỗ đầu cả3
kì thi Hương, Hội, Đình -> Tam nguyên Yên Đổ)
- Cuộc đời làm quan hơn 10 năm không màng danh lợi, không hơp tác với kẻ thù sau đó về ở ẩn tại quê nhà
-> NK là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, kiên quyết không hợp tác với kẻ thù
2 Sáng tác( SGK trang21)
B Đọc- hiểu văn bảnI.Đọc và giải nghĩa từ khó
II.Tìm hiểu văn bản
+Hình ảnh:Chiếc thuyền câu bé tẻo teo -> rất nhỏ( chú ý cách sử dụng từ láy và cách gieo vần “eo” của tác giả)
+Từ ngữ: lẽo, veo, teo có độ gợi cao
- Cũng từ ao thu ấy tác giả nhìn ra mặt ao và không gian quanh ao:
+Mặt ao – sóng biếc->nước mặt ao phản chiếu màu cây màu trời trong xanh một màu
- hơi gợn tí-> chuyển động rất nhẹ =>sự chăm chú quan sát của tác giả
+Hình ảnh “ Lá vàng ”-> đặc trưng tiêu biểu của mùa thu “ khẽ đưa vèo” -> chuyển động rất nhẹ rất khẽ => Sự cảm nhận sâu sắc và tinh tế
- Không gian mùa thu được mở rộng:
+Trời xanh ngắt -> xanh thuần một màu trên diện rộng => đặc trưng của mùa thu
+Tầng mây lơ lửng trên bầu trời -> quen thuộc gần gũi, yên bình, tĩnh lặng
- Khung cảnh làng quê quen thuộc:ngõ xóm quanh co, hàng cây tre, trúc ->yên ả tĩnh lặng
- Trong cái không khí se lạnh của thôn quê bỗng xuất hiện
Trang 12Qua cảnh mùa thu ta cảm
nhận được điều gì về tâm
trạng của thi nhân?
(HS trả lời vào phiếu học
2 Tình thu
- Bài thơ nói về chuyện “ Câu cá mùa thu” nhưng xét bề sâu chuyện câu cá không được nhân vật trữ tình quan tâm nhiều lắm Nói câu cá nhưng thực ra là để đón nhận trời thu, cảnh thu vào cõi lòng và bộc lộ tâm trạng của mình
- Không gian tĩnh lặng đem đến sự cảm nhận về một nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn nhà thơ
III Kết luận
- Về nội dung: Cảnh mang vẻ đẹp điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam Cảnh đẹp nhưng phảng phất buồn, vừa phản ánh tình yêu thiên nhiên đất nước, vừa cho thấy tâm
sự thời thế của tác giả
- Về nghệ thuật: Ngôn ngữ trong sáng, giản dị,có khả năng diễn tả những biểu hiện tinh tế của sự vật, tâm trạng Cách gieo vần độc đáo, nghệ thuật lấy động tả tĩnh
*Ghi nhớ( SGK)IV.Luyện tập
*Gợi ý:
Cái hay của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong bài thơ: dùng
từ ngữ để gợi cảnh và diễn tả tâm trạng
- Cảnh thanh sơ và dịu nhẹ được gợi lên qua các tính từ:Trong veo, biếc, xanh ngắt Các cụm độnh từ: gợn tí, khẽ đưa, lơ lửng
- Từ “Vèo” nói lên tâm sự thời thế của tác giả
- Vần “eo” được tác giả sử dụng rất thần tình
- HS học bài và làm bài tập 2(SGK)
- Giờ sau học làm văn
Tiết 3 + 4 – Làm văn Ngày soạn:
Ngày giảng:
Trang 13bài viết số 1
A Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã hcọ ở trung học cơ sở và học kỳ 2 ở lớp 10
- Viết được bài nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của học sinh trung học phổ thông
- Đề bài phù hợp với trình độ học sinh: Gắn với các tác phẩm (hoặc đoạn trích) văn học trong chương trình với một số vấn đề đạo đức, nhân cách tuổi trẻ học đường hiện nay
B Đề bài: Hãy bàn về tính trung thực trong học tập và trong thi cử của học sinh ngày nay
C Đáp án: Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đạt được các yêu cầu sau:
* Kiến thức
1 Về tính trung thực trong học tập của học sinh ngày nay
- Học sinh trung thực trong học tập là những học sinh tự giác trong học tập, chăm chỉ, chịu khó
- Thực hiện tốt việc chuẩn bị bài, làm bài tập và soạn bài trước khi đến lớp
- Hiện nay vẫn còn một số học sinh chưa tự giác, chưa trung thực trong học tập
2 Về tính trung thực trong thi cử của học sinh ngày nay
- Học sinh trung thực trong thi cử là những học sinh không quay cóp, không nhìn bài của bạn
- Hiện nay vẫn còn tình trạng nhiều học sinh không trung thực trong thi cử: quay cóp, nhìn bài của bạn
3 ý nghĩa của việc trung thực trong học tập và trong thi cử đói với học sinh nói chung
4 ý nghĩa của cuộc vận động “hai không” của Bộ Giáo dục và đào tạo
* Kỹ năng: Biết viết một bài văn nghị luận xã hội, có lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt
D Thang điểm
9 + 10 điểm: Đáp ứng tốt yêu cầu trên, có bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, mắc một hai lỗi nhỏ
7 + 8 điểm: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, có bố cục rõ ràng diễn đạt khá tốt, còn mắc một vài lỗi nhỏ
5 + 6 điểm: Trình bày được 2/3 số ý, có bố cục rõ ràng, còn mắc lỗi chính tả
3 + 4 điểm: Chưa trình bày được 1/2 số ý, bố cục chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi
1 + 2 điểm: bài viết quá sơ sài, chưa hiểu yêu cầu của đề (lạc đề)
0 điểm: Bỏ giấy trắng
Làm văn Ngày soạn:
( Bài làm ở nhà) Ngày giảng:
bài viết số 2
A Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
Trang 14- Viết được bài nghị luận văn học vừa thể hiện hiểu biết về tác phẩm, vừa nêu lên những suy nghĩ riêng, bước đầu có tính sáng tạo
- Rèn luyện cách phân tích, nêu cảm nghĩ của bản thân
B Đề bài: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài: “ Bánh trôi nước” “ Tự tình” ( Bài II) của Hồ Xuân Hương và “ Thương vợ” của Trần Tế Xương
- Thân phận người phụ nữ Việt Nam thời xưa:
+Thân phận bị phụ thuộc không tự quyết định được số phận của mình
+ Cam chịu trong mọi hoàn cảnh
- Phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam thời xưa:
+ Tần tảo, chịu thương chịu khó, yêu chồng, thương con
+ Luôn luôn giữ gìn phẩm chất của mình dù ở trong bất kì hoàn cảnh nào
+ Niềm khát khao tình cảm, tình yêu chân thành, tha thiết
( Dùng dẫn chứng trong 3 bài thơ là chính, có thể lấy thêm một số dẫn chứng trong ca dao)
- So sánh với hình ảnh người phụ nừ ngày nay và nêu những đánh giá, nhận xét của mình
* Kỹ năng: Biết viết một bài văn nghị luận văn học, có bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, văn viết có cảm xúc, có những phát hiện riêng
D Thang điểm
9 + 10 điểm: Đáp ứng tốt yêu cầu trên, có bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, văn viết có cảm xúc,
có những phát hiện riêng, mắc một hai lỗi nhỏ
7 + 8 điểm: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, có bố cục rõ ràng diễn đạt khá tốt, còn mắc
một vài lỗi nhỏ
5 + 6 điểm: Trình bày được 2/3 số ý, có bố cục rõ ràng, còn mắc lỗi chính tả
3 + 4 điểm: Chưa trình bày được 1/2 số ý, bố cục chưa rõ ràng, mắc nhiều lỗi
1 + 2 điểm: bài viết quá sơ sài, chưa hiểu yêu cầu của đề (lạc đề)
0 điểm: Bỏ giấy trắng
Tiết 9 - Đọc văn Ngày soạn:
Ngày giảng:
Thương vợ (Trần Tế Xương)
A Mục tiêu cần đạt
1 Kiến thức:
Trang 15Giúp học sinh:
- Cảm nhận được ân tình sâu nặng của nhà thơ đối với bà Tú – một người vợ
điển hình của truyền thống Việt Nam
- Thấy được khả năng tả người, gợi cảnh đầy tài hoa, việc sử dụng Tiếng Việt chuẩn xác, tinh tế và sự sáng tạo bài thơ Nôm Đường luật đạt giá trị cao
2 Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng đọc – hiểu văn bản văn học
3 Thái độ:
- Học sinh có thái độ trân trọng tài năng, nhân cách của Tú Xương
B Phương tiện dạy học:
- SGK, SGV ngữ văn 11 chuẩn
- Giáo án
C Cách thức tiến hành
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm , kết hợp phân tích, so sánh qua hình thức nêu vấn
đề, trao đổi, thảo luận nhóm
- Tích hợp phân môn Làm văn, Tiếng việt
→ Là nhà nho tài năng nhưng không thành đạt
2 Sự nghiệp
* Để lại hơn 100 bài thơ gồm nhiều thể loại:
Thơ, phú, câu đối
* Nội dung:
- Thơ trào phúng:
+ Có sức châm biếm mạnh mẽ sâu sắc
Trang 16+ Bà Tú được giới thiệu như
thế nào ở hai câu thơ đầu?
+ Cách diễn đạt ở câu thơ thứ
hai cho thấy bà Tú là người
có vai trò như thế nào trong
gia đình? Sắc thái tự trào
được Tú Xương thể hiện như
thế nào ở câu thơ thứ hai?
Tác dụng?
- HS trả lời Gv nhận xét bổ
sung
+ Câu 3+4 xuất hiện hình ảnh
nào? Tác giả sử dụng biện
pháp nghệ thuật gì? ý nghĩa?
+ Tiếng cười tropng thơ Tú Xương có nhiều cung bậc: Châm biếm sâu cay, đả kích quyết liệt, tự trào mang sắc thái ân hận ngậm ngùi
→ Sở trường của Tú Xương
- Trữ tình+ Nỗi u hoài trước sự đổi thay của làng quê.+ Tâm sự bất mãn với đời Bộc lộ lòng yêu nước xót xa trước vận mệnh dân tộc
+ Cách diễn đạt: 5 con qua tải với bà Tú – 1 chồng cân bằng với 5 con Bà tú phải lo 10 miệng ăn trong gia đình
→ Cụ thể hoá hơn gánh nặng trên đôi vai bà Tú+ Tách riêng con – chồng: Mẹ nuôi con là đương nhiên, vợ nuôi chồng phi lí Tú Xương
tự coi mình là kẻ ăn bám ăn kea các con →
Trang 17+ Theo em câu 3+4 có phải là
lời của bà Tú nói với ông Tú
+ HS nêu nội dug khái quát 6
câu thơ mở đầu
- HS tìm hiểu hai câu kết
- HS trao đổi thảo luận
- GV:
+ Có người cho rằng hai câu
kết là Tú Xương tự chửi mình
theo em có đúng không?
+ Em hiểu nội dung câu kết
này như thế nào?
→ Nhấn mạnh sự vất vả nguy hiểm lam lũ, cần cùcủa bà Tú Thái độ cảm phục yêu thương biết
ơn, nể trọng bà Tú Tú Xương đữ nhập vào giọng của vợ mà than thở giùm bà
* Câu 5+6
- Một duyên: ông Tú, bà Tú
- Hai nợ: Nợ chồng, con
→ Nỗi vất vả đã trở thành số phận nặng nề cay cực
- Nghệ thuật:
+ Thành ngữ: 5 nắng 10 mưa+ Đối
b Hai câu kết: Thái độ của tác giả
- Thói đời ăn ở bạc+ Chửi mình: Chửi sự vô tích sự của mình+ Chửi đời: Thói đời đen bạc, giá trị hợp lí của cuộc sống bị đảo lộn Người có tái như Tú Xương không được chấp nhận rơi vào hoàn cảnh ăn bám vợ
- Câu kết:
+ Có chồng mà như không có+ Không có thì còn hơn
→ Tú Xương nhận lỗi về mình, ăn năn khi thấy mình không giúp gì được cho gia đình Càng cảm thương xót xa cho sự vất vả của vợ Nét đẹp trong tâm hồn, nhân cách của Tú Xương
Trang 18quen thuộc trong đời sống hàng ngày.
Giọng điệu: Thân tình, hóm hỉnh mang những nét tự trào Bộc lộ tình cảm tha thiết của nhà thơ
⇒ Thể hiện rõ tài thơ Nôm đường luật của Tú Xương
- Giờ sau: Khóc Dương Khuê
- Học thuộc lòng bài thơ
Tiết 10 - Đọc thêm Ngày soan:
Ngày giảng:
Khóc Dương khuê (Nguyễn Khuyến)
- Đằng sau tiếng khóc bạn là tâm trạng thời thế của tác giả
- phong cách trữ tình sâu lắng của Nguyễn Khuyến
- Phương pháp đọc hiểu, đọc diễn cảm , kết hợp phân tích, so sánh qua hình thức nêu vấn
đề, trao đổi, thảo luận nhóm
- Tích hợp phân môn Làm văn, Tiếng việt
Trang 19+ Nguyễn Khuyến và Dương
Khuê đã kết thân với nhau
khi cùng thi đỗ Pháp xâm
lược Nguyễn Khuyến bỏ quan
về ở ẩn, Dương Khuê làm
quan cho Pháp trong tâm can
có lúc ngao ngán sự đời “ Thế
sự vô kỳ như định cuộc” (Sự
đơì như cuộc cờ không sao
thị thái độ của tác giả khi
nghe tin bạn qua đời cách gọi
+ 12 câu tiếp; Tâm trạng day dứt khi bạn dứt áo ra đi
+ 4 câu thơ cuối: Trở lại nỗi đau mất bạn
2 Tìm hiểu
a 2 câu thơ đầu:
- Tiếng than nhẹ nhàng, qua tiếng than là tình cảm đau xót tiếc nuối của nhà thơ
b 20 câu thơ tiếp: Tưởng nhớ về Dương Khuê
Trang 20- Gv yíu cầu HS xâc định nội
dung khâi quât
- GV:
+ Độ sđu của tình bạn Dương
– Nguyễn được bộc lộ như
thế năo? từ ngữ năo miíu tả
tình bạn đó?
+ Câch miíu tả đó nói lín
điều gì? Bộc lộ tđm trạng năo
của tâc giả?
+ Tình bạn của Nguyễn
Khuyến vă Dương Khuí còn
được thử thâch bằng yếu tố
năo? Cđu thơ nẵch thấy tình
bạn giữa hai người được đặt
trong mối tương quan giữa
đất nước, thời cuộc?
+ Sự đn hận day dứt của
Nguyễn Khuyến được bộc lộ
ở cđu thơ năo? nhận xĩt gì về
câch diễn đạt ấy?
+ Kỷ niệm năo lăm cho
Nguyễn Khuyến có ấn tượng
sđu đậm nhất với bạn? Điều
đó có ý nghĩa gì?
- GV cho HS thảo luận nhóm
+ Thời gian: 5 phút
+ Nỗi đau mất bạn được
Nguyễn Khuyễn diễn tả như
thế năo? Thâi độp của tâc giả
khi đón nhận nỗi đau ấy?
+ Nhă thơ đê an ủi mình như
thế năo?
+ Đặc sắc nghệ thuật?
trong sự tiếc thương của Nguyễn Khuyến
- thời thanh xuđn:
+ Cùng đi thi, cùng đậu khoa thi năm Giâp tý (1864)
+ Gặp gỡ duyín trời
→ Quan niệm thiíng liíng vă hai người sống xứng đâng quan niệm ấy
- Nhiều sở thích giống nhau:
+ Thú vui thanh cao của khâch phong tình
+ Sở thích quen thuộc của nhă nho Cơ sở lăm nín một tình bạn gắn bó
→ Mối quan hệ thắm thiết vă sđu sắc trong tình bạn của họ Đó lă tình cảm những người tri đm, tri
kỷ họ sinh ra lă để có nhau
- Đặt tình bạn trong mối tương quan với đất nước, thời cuộc
+ Buổi dương cửu: Thời buổi loạn lạc nước mất
+ Phận đẩu thăng: Sống trong loạn lạc nhă thơ không ham lợi lộc, từ quan về ở ẩn nhưng vẫn day dứt, đn hận
+Biết thôi thôi thế thì thôi mới lă
→ Mđu thuẫn trong tđm hồn Nguyễn Khuyến, nỗi đau thời thế bộc lộ một câch thầm kín
+ Kỷ niệm khó quín: Lần gặp cuối cùng trước đó
3 năm+ Mừng vui, cảm động thấy Dương Khuí khoẻ mạnh
→ Tin bạn mất Dương Khuí không tin cho dù đó
Trang 21- Đại diện nhóm trả lời, GV
- GV yêu cầu HS nêu giá trị
nội dung và nghệ thuật của
bài thơ
xót vô cùng vô tận+ An ủi: Dương Khuê sớm lìa đời là phải vì đời đang chán Nỗi đau thời thế
+ Nuối tiếc, hẫng hụt kèm theo cả trách móc
- Nghệ thụât+ Lặp từ “không “ 5 lần diễn tả sự trống rỗng ghê gớm khi mất bạn
+ Điển tích, điển cố: Nỗi đau đớn nhớ bạn tri âm, tri kỷ
d Phần kết
- Chấp nhận sự ra đi của bạn cho dù có thương xót
- Hai câu cuối:
+ Lệ của người già còn rất ít+ Người già khóc không có nước mắt
→ Nỗi đau khôn tả, nỗi đau dường như đã dồn cả vào trong, nỗi đau ấy là nỗi đau triền miên, bất tậnIII Tổng kết
- Nội dungBài thơ là tiếng khóc bạn thống thiết cảm động
Qua tiếng khóc thể hiện một tình bạn thắm thiết tới mức hiếm có trong thơ xưa
- Nghệ thuật + Sử dụng ngôn ngữ bình dân, từ láy, thành ngữ, biện pháp tu từ, điển tích để nói về nỗi đau khi mất bạn
3 Củng cố:
- Nêu nhận xét của bản thân về tình bạn giữa Nguyễn Khuyễn và Dương Khuê? Quan niệm của em về một tình bạn đẹp
4 Dặn dò
- Giờ sau: Vịnh khoa thi hương – Trần Tế Xương
- Học thuộc lòng bài thơ
Tiết 7-Làm văn Ngày soạn:
Ngày giảng:
Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
Trang 22A Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: Giúp HS
- Nắm vững cách phân tích và xác định yêu cầu của đề bài, cách lập dàn ý cho bài viết
- Có ý thức và thói quen phân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài
2 Kỹ năng: Hình thành kỹ năng phân tích đề và lập dàn ý
3.Thái độ: Có ý thức phân tích đề và lập dàn ý trước khi làm bài
B Phương tiện thực hiện
+ Phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu là thiết thực chuẩn bị hành trang vào thế kỷ 21
- Yêu cầu về phương pháp; sử dụng thao tác lập luận bình luận, giải thích, chứng minh; dùng dẫn chứng thực
tế xã hội là chủ yếu
* Đề 2: Thuộc dạng đề mở
- Vấn đề cần nghị luận: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình II
- Yêu cầu về nội dung: Nêu cảm nghĩ của mình về tâm
sự và diễn biến tâm trạng của Hồ Xuân Hương
Trang 23* Phân tích đề là:
+ Xác định yêu cầu về nội dung+ Xác định yêu cầu về hình thức+ Phạm vi tư liệu sử dụng
IV Luyện tậpBài tập 1;2 SGK trang 24
Đề 1 thuộc dạng đề định hướng rõ nội dung nghị luậnVấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích
Yêu cầu về nội dung:
+ Bức tranh cụ thể sinh động về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa
+ Thái độ của tác giảYêu cầu về phương pháp: Thao tác lập luận phân tích kết hợp nêu cảm nghĩ dùng dẫn chứng trong văn bản
4 Củng cố: GV nhắc lại yêu cầu phân tích đề và lập dàn ý trong bài văn nghị luận
5 Dặn dò: HS học bài và làm bài tập
Giờ sau học làm văn
Tiết 8 - Làm văn Ngày soạn:
Trang 24- Biết cách phân tích một vấn đề chính trị, xã hội hoặc văn học
2 Kỹ năng: Hình thành kỹ năng sử dụng thao tác lập luận phân tích khi hành văn
B Phương tiện thực hiện
(Theo bàn) trao đổi thảo luận
trả lời câu hỏi 1; 2; 3; 4; 5
- Các luận cứ làm sáng tỏ cho luận điểm + Sở Khanh sống bằng nghề đồi bại, bất chính + Sở Khanh là kẻ đồi bại nhất trong những kẻ làm cái nghề đồi bại, bất chính đó: Giả làm người tử tế để đánh lừa một cô gái ngây thơ, hiếu thảo; trở mặt một cách trơ tráo; thường xuyên lừa bịp, tráo trở
- Thao tác phân tích kết hợp chặt chẽ với tổng hợp
⇒ Phân tích là chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố để xem xét một cách kỹ càng nội dung, hình thức và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng
Phân tích bao giờ cũng gắn liền với tổng hợp
và khinh bỉ của Nguyễn Du khi nói đến đồng tiền
- Phân tích theo quan hệ kết quả - nguyên nhân: Tác hại của đồng tiền ( Kết quả) vì một loạt hành động gian ác, bất chính đều do đồng tiền chi phối (nguyên nhân )
- Trong quá trình lập luận phân tích luôn gắn liền với
Trang 25- Phân tích theo quan hệ nguyên nhân - kết quả: Bùng
nổ dân số (nguyên nhân) ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống con người (Kết quả)
⇒ Cách phân tích: Chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định
III Ghi nhớ
IV Luyện tậpBài tập 1;2 SGK trang 28Bài tập 1:
a Quan hệ nội bộ của đối tượng (diễn biến các cung bậc tâm trạng của Thuý Kiều): đau xót, quẩn quanh và hoàn toàn bế tắc
b Quan hệ giữa đối tượng này với các đối tương khác có liên quan
4 Củng cố: GV chốt lại mục đích yêu cầu của thao tác lập luận phân tích; cách phân tích
5 Dặn dò: HS học bài và làm bài tập 2
Giờ sau: Đọc văn bài “Thương vợ”
Tiết 11 - Đọc thêm Ngày soạn:
2 Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc – hiểu văn bản văn học
3 Thái độ: HS có thái độ trân trọng nhân cách và con người Tú Xương
B Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV
Trang 26- Thiết kế bài soạn
- Bảng phụ, phiếu học tập
C Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp đặt sáng tạo, nêu vấn
đề, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi
-Nắm được mối quan hệ biện chứng giữa ngôn ngữ chung với lời nói cá nhân
-Tích hợp với bài “Thương vợ”, với các bài về thao tác nghị luận
2.Kỹ năng:Rèn luyện kỹ năng vận dụng ngôn ngữ chung vào những lời nói cụ thể trong giao tiếp hằng ngày
3.Thái độ: Thêm trân trọng và yêu mến tiếng Việt
B.Phương tiện thực hiện
-Giữa ngôn ngữ chung và
lừi nói cá nhân có quan hệ
III.Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân-Ngôn ngữ chung(bao gồm toàn bộ ngữ liệu về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp ) là cơ sở để mỗi cá nhân sản sinh ra
Trang 27với nhau như thế nào?
VD (SGK)-> Giữa ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội và lời nói của
cá nhân có mối quan hệ hai chiềuIV.Ghi nhớ
V.Luyện tập
1.Bài tập1-Từ “Nách” được dùng với nghĩa chuyển chỉ góc tường, khoảng không gian chật hẹp giữa 2 bức tường tạo nên sự ngăn cách giữa 2 nhà -> sự sáng tạo của Nguyễn Du2.Bài tập 2: Đây là hiện tượng nhiều nghĩa của từ “xuân”thể hiện sự sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ
-Trong bài “Tự tình”
+Nghĩa gốc:chỉ mùa xuân của thiên nhiên +Nghĩa chuyển:chỉ tuổi xuân, sức sống và nhu cầu tình cảm của tuổi trẻ
-Trong “Truyện Kiều”:đều dùng với nghĩa chuyển+Cành xuân:cành cây non tơ,xanh tươi,đầy sức sống+Cành xuân:Chỉ vẻ đẹp của người con gái trẻ tuổi-Trong bài “Khóc Dương Khuê”:đều đùng với nghĩa chuyển +Bầu xuân: chất men say nồng của rượu ngon,bầu rượu tràn đầy hương xuân
+Bầu xuân:chỉ sức sống dạt dào của tuổi trẻ, tình cảm thắm thiết của bạn bè
-Trong câu thơ của HCM:
+ “Xuân”1:dùng với nghĩa gốc chỉ MX của thiên nhiên+ “Xuân”2:dùng với nghĩa chuyển chỉ sự tươi đẹp, sức sống mới,dạt dào của đất nước
3.Bài tập 3-Trong câu thơ của Huy Cận:được dùng với nghĩa gốc chỉ một thiên thể trong vũ trụ,nhưng hoạt động “xuống biển” là phép nhân hoá -Trong câu thơ của Tố Hữu: “Mặt trời” chỉ lí tưởng cách mạng
-Trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm:
+Từ “Mặt trời”1:Được dùng với nghĩa gốc
Trang 284.Bài tập 4(về nhà)-Từ “mọn mằn” ->láy lại phụ âm đầu-Từ “giỏi giắn” -> láy lại phụ âm đầu -Từ “Nội soi” -> được tạo ra theo mô hình cấu tạo từ:
nộinvụ, nội trị
-GV chốt lại nội dung bài học
- Làm bài tập-Giờ sau học “Bài ca ngất ngưởng”
Tiết13+14 Đọc văn Ngày soạn:
1.Kiến thức:Giúp học sinh
-Hiểu được phong cách sống của Nguyễn Công Trứ với tính cách một nhà nho và hiểu được vì sao có thể coi đó là sự thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực
-Hiểu đúng nghĩa của khái niệm “ngất ngưởng” để không nhầm lẫn với lối sống lập dị của một số người hiện đại
-Nắm được những tri thức về thể hát nói là thể thơ dân tộc bắt đầu phổ biến rộng rãi từ TK 19
2.Kỹ năng:Co kỹ năng đọc hiểu một văn bản văn học
3.Thái độ:Trân trọng tài năng và nhân cách sống của Nguyễn Công Trứ
B.Phương tiện thực hiện
-SGK, SGV
-Thiết kế bài dạy
C.cách thức tiến hành:GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp đọc sáng tạo, nêu vấn đề trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi
D.Tiến trình giờ dạy
Trang 29ngưởng” ( cả nghĩa đen lẫn
nghĩa dùng trong bài ca)
HS chia6 nhóm trả lời câu
hỏi vào bảng phụ, cử người
dẫn HS tìm hiểu chi tiết
- Hãy giải thích nghĩa và
cách diễn đạt 2 câu thơ mở
đầu? Nêu nhận xét
GV phát vấn HS trả lời
A.Tiểu dẫn1.Tác giả(1778- 1858) tự là Tồn Chất, hiệu là Ngộ Trai, biệt hiệu: Hi Văn
-Quê quán:làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh-Hoàn cảnh xuất thân:trong một gia đình nho học
-Cuộc đời:
+Từ nhỏ cho đén năm 1819:sống một cuộc sống nghèo khó,
có điều kiện tham gia hát ca trù+Năm1819:thi đỗ giải nguyên và được bổ làm quan -> con đường làm quan không bằng phẳng, được thăng chức và bị giáng chức thất thường
-Ông là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hoá, kinh tế đến quân sự
=>Một tên tuổi lớn:một danh tướng, một nhà kinh tế, một nhà thơ, một tài tử, tài hoa nhưng cuộc đời nhiều thăng trầm, biến cố
2.Sáng tác-Hầu hết bằng chữ Nôm-Thể loại ưa thích: hát nói-> ông là người đầu tiên có công đem đến cho hát nói một nội dung phù hợp với chức năng và cấu trúc của nó
B.Đọc - hiểu văn bảnI.Đọc diễn cảm-Giải nghĩa từ khó-Từ “Ngất ngưởng” xuất hiện4 lần không kể tiêu đề +Nghĩa đen:sự vật đặt ở thế, vị trí cao, không vững chắc,
dễ đổ, nghiêng, tư thế của người say ngồi không vững, đi lảo đảo, muốn ngã
+Nghĩa được dùng trong bài:lối sống, phong cách sống khác người, khác thường,đầy cá tính, bản lĩnh, vượt ra ngoài khuân khổ
-Bố cục:3 phần +6 câu đầu:Hi Văn ngất ngưởng trong triều +10 câu tiếp: Hi Văn ngất ngưởng khi về hưu +3 câu còn lại:Khẳng định lí tưởng sốngII.Tìm hiểu chi tiết
1.6 câu đầu
*2 câu đầu:
- Câu1:+Toàn văn chữ Hán->đặc điểm của lời ca trù-hát nói
và cũng là đặc điểm của văn thơ nôm thời kì sơ khởi khi tác giả muốn diễn đạt một ý quan trọng
+giải thích nghĩa:trong trời đất( vũ trụ) không có việc gì không phải là phận sự( nhiệm vụ, trách nhiệm) của
Trang 30GV chốt lại
Tác giả đã sử dụng những
biện pháp nghệ thuật nào để
ôn lại những công tích của
mình khi làm quan? Em có
nhận xét gì?
-GV chia HS theo nhóm
nhỏ(theo bàn) trao đổi thảo
luận trả lời câu hỏi vào
phiếu học tập
4.Củng cố tiết1:Cái “Ngất
ngưởng của Nguyễn Công
Trứ khi đang làm quan
được hiểu như thế nào?
=> có sự mâu thuẫn giữa lí tưởng và thực tiễn cuộc sống, thời đại mà ông đang sống
*4 câu tiếp theo
- Điệp từ: khi, có khi -> không muốn kể kĩ
- Liệt kê: đỗ Thủ khoa, làm Tham tán, Tổng đốc Đông, đại tướng bình Tây, Phủ doãn Thừa Thiên -> những chức vụ quan trọng, những chiến công thành tích lừng lẫy được kể lướt qua =>sự tự tin, bản lĩnh của Nguyễn Công Trứ( không
=> Ông ngất ngưởng trong khi làm quan: là người thẳng thắn liêm khiết, có tài năng và lập được nhiều công trạng nhưng Ông cũng phải chấp nhận một cuộc đời làm quan không mấy thuận lợi, bị thăng giáng thất thường vì Ông là người thẳng thắn
II.Tìm hiểu chi tiết
Trang 31Các nhóm trao đổi thảo luận, cử
người trình bày trước lớp
Khi về hưu lối sống của NCT có
gì thay đổi? Em có nhận xét gì?
GV phát vấn HS trả lời
Cái “Ngất ngưởng” của NCT
được thể hiện như thế nào?
( HS trả lời vào bảng phụ)
HS đọc 4 câu và trả lời câu hỏi:
đoạn thơ khắc hoạ thêm nét ngất
ngưởng nào khác của NCT ?
GV phát vấn HS trả lời
1.6 câu đầu2.10 câu tiếp
*Câu1: sự kiện quan trọng trong cuộc đời Nguyễn Công Trứ : về hưu -> từ đây ông càng có điều kiện để tìm mọi cách thực hiện lối sống ngất ngưởng của mình
* Câu2: Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng-> ngay từ những ngày đầu tiên cuộc sống của một hưu quan ông đã làm mọi người kinh ngạc bởi cuộc dạo chơi
khắp kinh thành(Huế) bằng cách cưỡi bò cái vàng, lại đeo đạc ngựa trước ngực nó, đeo mo cau đằng sau đuôi
nó để che mắt thế gian, để bò thêm sang trọng, để bò cũng được ngất ngưởng cùng ông => thật khác người, thật kì lạ và thật bản lĩnh
*4 câu tiếp
- Cuộc sống của một ông già về hưu ỏ quê nhà:
+Có lúc nhìn lên ngọn núi Đại Nại quê hương(Hà Tĩnh) chỉ thấy mây trắng phau phau- màu trắng ngon mắt, gợi sự trẻ trung của da thịt con người -> cái nhìn
và sự liên tưởng thật trẻ =>Ông tự ngạc nhiên về sự thay đổi của mình: vốn là tay kiếm cung, con nhà võ, nghiêm khắc, bạo liệt mà nay trở nên ông già từ bi đạo mạo
+Trò chơi mới:Đem cả ban hát lên chùa mà chơi, mà hát ca trù trước tượng Phật.Hình ảnh ông già hưu trí đủng đỉnh khoan thai đi trước, đủng đỉnh theo sau mấy
cô đào áo xanh áo đỏ trẻ trung, nũng nịu, ríu rít
-> theo ông:nghe hát và chứng kiến quang cảng ấy Bụt(Phật) cũng phải bật cười mà làm ngơ cho ông vì thí chủ Công Trứ- Hi Văn thật là ngất ngưởng
=>Cái ngất ngưởng thể hiên rõ nhất cá tính, bản lĩnh của ông: Một nghệ sĩ, một tài tử say mê nghệ thuật ca trù, một con người đến già vẫn muốn sống trẻ trung, vui tươi, thoải mái.Và tất nhiên, phải tài hoa lắm, bản lĩnh lắm, mới dám sống như thế, làm như thế
*4 câu tiếp
- Vượt lên trên dư luận xã hội, chỉ sống theo sở thích của mình, bỏ ngoài tai mọi lời khen chê, coi sự được mất cũng đều như nhau như chuyện xưa tái ông mất ngựa
-> nói rõ hơn lối sống ngất ngưởng của ông, khẳng địng
sự tự tin mạnh mẽ của ông vào bản thân mình
- Tuổi già cần tận hưởng thú vui thiên nhiên, vui phơi
Trang 32*Hoạt động2:
Quan niệm tổng kết của tác giả
về lối sống ngất ngưởng ? Nêu
nhận xét.ý nghĩa của câu cuối
cùng?
HS chia nhóm nhỏ theo bàn trao
đổi thảo luận trả lời câu hỏi
- Nhịp thơ ngắn -> thể hiện quan niệm sống trẻ trung, hạnh phúc, cái ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
=>Cái ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ khi về hưu: ngông và ngang, độc đáo và tài hoa, thanh nhã Ông có quyền ngất ngưởng vì ông về hưu trong danh dự, sau khi đã làm được nhiều việc có ích cho dân
3.Ba câu cuối
- Thực chất Nguyễn Công Trứ là người có tài( thăng quan nhanh, tài thao lược ).Song điều đáng tự hào là ở chỗ ông làm quan không vì danh lợi mà làm quan để giúp vua, giúp dân “ Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung” ->Dù ngất ngưởng đến đâu nhưng ông vẫn tự hào rằng trước sau ông vẫn giữ trọn vẹn lòng trung với vua, hết lòng hết sức với nước với dân, với bao công tích rạng ngời
- Câu cuối bài khẳng định thêm lòng tự tin vào bản thân, thể hiện bản lĩnh và phẩm cách hơn người, cá tính độc đáo của ông
III.Kết luận1.Nội dung: Giải thích từ “Ngất ngưởng” và quan niệm sống ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ cả khi làm quan và khi về hưu
2.Nghệ thuật: Tác giả chọn thể hát nói có tính chất tự
do phóng khoáng, thích hợp với việc thể hiện con người
cá nhânIV.Ghi nhớ (SGK)V.Luyện tập
Chú ý cùng thể thơ hát nói song nội dung và cảm hứng chủ đạo của 2 bài khác nhau nên từ ngữ được sử dụng cũng có khác nhau
- HS học bài và làm bài tập luyện tập
- Soạn “Bài ca ngắn đi trên bãi cát”
Tiết15- Đọc văn Ngày soạn:
Ngày giảng:
Trang 33Bài ca ngắn đi trên bãi cát
(Sa hành đoản ca)
- Cao Bá
Quát-A.Mục tiêu cần đạt
1.Kiến thức: giúp học sinh
- Nắm được trong hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, CBQ tuy vẫn đi thi nhưmg đã tỏ
ra chán ghét con đường mưu danh cầu lợi tầm thường.Bài thơ biểu lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung, góp phần
lí giải hành động khởi nghĩa của ông về sau vào năm 1854
- Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung nói trên và hình thức nghệ thuật của bài thơ cổ thể
về nhịp điệu, hình ảnh Các yếu tố hình thức này có đặc điểm riêng, phục vụ cho việc chuyển tải nội dung
2.Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu văn bản văn học thuộc hình thức cổ thể
3.Thái độ : Trân trọng tài năng và con người Cao Bá Quát
B.Phương tiện thực hiện:
- SGK, SGV
- Thiết kế bài soạn
- Bảng phụ
C.Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp đọc sáng tạo, nêu vấn
đề, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi
- Quê quán: Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội )
- CBQ đỗ cử nhân năm1831 tại trường thi Hà Nội Sau
đó ông nhiều lần vào kinh đô Huế thi Hội nhưng không đỗ
- Là nhà thơ có tài năng và bản lĩnh, được người đương thời tôn là Thánh Quát (Thần Siêu, Thánh Quát)
- Thời đại XH Việt Nam nửa đầu TK 19:nhà Nguyễn chuyên chế, bảo thủ và phản động gây sự chán ghét, bất bình không chỉ trong ND mà còn trong một bộ phận giới trí thức nho sĩ, trong đó có CBQ
=> CBQ là người có trí tuệ lớn, tài hoa, bản lĩnh và
Trang 34* Hoạt động 2
- GV gọi HS đọc bài thơ
- Giải nghĩa từ khó (chú giải
người đi trên cát hãy nêu ý
nghĩa tượng trưng
HS dùng bảng phụ theo nhóm
như trên
Dòng tâm trạng và suy nghĩ của
nhà thơ có chuyển biến như thế
nào? (chú ý từ ngữ, điển tích)
GV phát vấn HS trả lời
phẩm cách phi thường; lại là người có tư tưởng tự do, khao khát đổi mới nhưng cuộc đời khá thăng trầm Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương và hi sinh trong một trận chiến với quan quân nhà Nguyễn
2 Sáng tác
- Làm nhiều thơ, chủ yếu bằng chữ Hán
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ (SGK)
II.Tìm hiểu văn bản1.4 câu đầu
- Hình ảnh bãi cát:
+ Điệp ngữ: bãi cát + Từ ngữ: lại, dài => Hình ảnh bãi cát dài, rộng mênh mông, dường như bất tận, nóng bỏng, trắng xoá, nhức mắt dưới ánh mặt trời Đó là hình ảnh thiên nhiên đẹp dữ dội, khắc nghiệt của miền trung nước ta
- Hình ảnh người đi trên cát:
+ Bước đi trầy trật, khó khăn(Đi một bước như lùi một bước)
+ Đi không kể thời gian ( mặt trời lặn chưa nghỉ) + Mệt mỏi, chán ngán, cô đơn ( nước mắt rơi)
=> Người đi trên cát thật khó nhọc, thật mệt mỏi, cô đơn
* ý nghĩa tượng trưng
- Hình ảnh bãi cát:Tượng trưng cho môi trường xã hội, con đường đời đầy chông gai, gian khổ, nhọc nhằn
- Hình ảnh người đi trên cát:Tượng trưng cho con người buộc phải dấn thân trong cuộc đời để mưu cầu sự nghiệp, công danh cho bản thân, cho gia đình, dòng họ(Trong đó có CBQ)
2 12 câu tiếp
* 6 câu đầu
- Hai câu: Không học được tiên ông phép ngủ Trèo non, lội suối, giận khôn vơi + Từ ngữ: Trèo non, lội suối ->Sự vất vả, khó nhọc
Trang 35Nhà thơ suy nghĩ như thế nào
về con đường danh lợi đối với
mỗi người và con đường ấy
trong hoàn cảnh xã hội phong
Tâm trạng của lữ khách khi đi
trên bãi cát là gì? tầm tư tưởng
của Cao Bá Quát thể hiện qua
tâm trạng đó?
GV phát vấn HS trả lời
GV nhận xét và chốt lại
Phân tích ý nghĩa của nhịp diệu
bài thơ đối với việc diễn tả cảm
xúc và suy tư của nhân vật trữ
tình?
+Tự trách mình, giận mình vì không có khả năng như người xưa, mà phải tự mình hành hạ thân xác mình để theo đuổi con đường công danh
-> Nỗi chán nản, mệt mỏi của tác giả
- Bốn câu tiếp+ Sự cám dỗ của công danh đối với người đời: Xưa nay
+ Vì công danh - danh lợi( danh vọng đi với quyền lợi)
mà con người phải tất tả xuôi ngược, khó nhọc mà vẫn
đổ xô vào -> trong khuôn khổ và hoàn cảnh của XHPK cũng không còn con đường nào khác
+ Danh lợi cũng là một thứ rượu ngon dễ cám dỗ, dễ làm say người
-> Tâm trạng chán ghét danh lợi và phưòng danh lợi như
kẻ say sưa trong quán rượu+ Câu hỏi tu từ “Người say ” -> như trách móc như giận dữ, như lay tỉnh người khác nhưng cũng chính là tự hỏi bản thân
=> Ông đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa
cử, con đường công danh đương thời là vô nghĩa, tầm thường
* 6 câu tiếp (bản dịch thơ 7 câu)
- Câu cảm thán: “Bãi cát dài ”
- Các câu hỏi tu từ -> thế là thế nào? có nên đi tiếp hay chăng? tính sao đây? đi tiếp sẽ phải đi như thế nào?-> Ngưới đi trên cát bỗng nhiên dừng lại, băn khoăn choán đầy tâm trí, day dứt và có phần bế tắc
- Khúc “đường cùng” (cùng đồ) có ý nghĩa biểu tượng: nỗi tuyệt vọng trùm lên cả bãi cát dài, cả người đi Đứng lại nhìn quanh bãi cát dài, bất lực và nuối tiếc Bất lực vì không thể đi tiếp mà cũng chưa biết làm gì tiếp
- Hình ảnh thiên nhiên trở lại: Phía Bắc, phía Nam đều đẹp hùng vĩ nhưng cũng đầy khó khăn hiểm trở Đi mà thấy phía trước là đường cùng, là núi là biển khó xác định phương hướng
=> Tư thế dừng lại nhìn bốn phía mà hỏi vọng lên trời cao, lại hỏi chính lòng mình thể hiện khối mâu thuẫn lớn đang đè nặng trong tâm trí nhà thơ
3 Nhịp điệu của bài thơ: được tạo nên chủ yếu nhờ sự thay đổi độ dài của các câu thơ cũng như sự khác nhau trong cách ngắt nhịp của mỗi câuđem lại khả năng diễn đạt phong phú
- Số lượng chữ trong câu không đều: 5 chữ, 7 chữ, 8 chữ
Trang 36III Kết luận
- Sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống
- Nhịp điệu bài thơ góp phần diễn tả thành công những cảm xúc suy tư của nhân vật trữ tình về con đường danh lợi gập ghềnh trắc trở
IV Ghi nhớ (SGK)
V Luyện tậpGợi ý: Cao Bá Quát đã thấy phải làm được việc gì lớn lao hơn, có ích cho đời hơn Đó là lý do dẫn ông đến với cuộc khởi nghĩa nhà Nguyễn
- HS học bài
- Giờ sau học làm văn
Tiết 15 – Làm văn Ngày soạn:
Trang 372.Kỹ năng : Rèn kỹ năng về thao tác lập luận phân tích
HS chia 6 nhóm trao đổi thảo
luận, trả lời câu hỏi SGK trang
43, bài tập1.Cử người trình bày
trước lớp
* Hoạt động2
HS chia nhóm nhỏ theo bàn,
trao đổi thảo luận, trả lời câu
hỏi bài tập 2, cử người trình bày
trước lớp
1 Bài tập 1
* Gợi ý
a Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:
- Giải thích khái niệm tự ti, phân biệt tự ti với khiêm tốn(Tự ti là người không dám làm việc gì, không dám xuất hiện ở chỗ đông người do không tự tin vào bản thân, không cố gắng)
- Những biểu hiện của thái độ tự ti
- Tác hại của thái độ tự ti
b Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ
- Giải thích khái niệm tự phụ, phân biệt tự phụ với tự hào
(người tự phụ là người tin tưởng thái quá vào bản thân mình việc gì cũng nghĩ mình làm được và mình là giỏi nhất)
- Những biểu hiện của thái độ tự phụ
- Tác hại của thái độ tự phụ
c Xác định thái độ hợp lý: Đánh giá đúng bản thân để phát huy mặt mạnh, hạn chế và khắc phục mặt yếu
2 Bài tập 2
* Gợi ý
a Xác định các ý chính cần có
- Phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình tượng
và cảm xúc qua các từ: Lôi thôi, ậm oẹ + Lôi thôi -> từ láy tượng hình chỉ sự lôi thôi, luộm thuộm
Trang 38- Phân tích sự đối lập giữa 2 hình ảnh sĩ tử và quan trường
- Suy nghĩ về cách thi cử ngày xưa
b Xác định cách lập luận: Tổng- phân- hợp
- Giới thiệu hai câu thơ và định hướng phân tích
- Phân tích cụ thể nghệ thuật sử dụnh từ ngữ, cú pháp, hình ảnh
- Nêu cảm nghĩ về cách thi cử ngày xưa và liên hệ cách thi cử ngày nay
- Học sinh nhắc lại những thao tác cơ bản của lập luận phân tích trong văn nghị luận
- GV chốt lại những ý chính
- HS viết thành bài văn hoàn chỉnh 1 trong 2 đề trên
- Giờ sau học bài “ Lẽ ghét thương”
Tiết:17+18- Đọc văn Ngày soạn
Ngày giảng
Lẽ ghét thương (Trích “ Truyện Lục Vân Tiên” )
- Nguyễn Đình
Chiểu-A Mục tiêu cần đạt
1 Kiến thức Giúp học sinh :
Trang 39- Nhận thức được tình cảm yêu ghét phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của Nguyễn Đình Chiểu
- Hiểu được đặc trưng cơ bản của bút pháp trữ tình Nguyễn Đình Chiểu: cảm xúc trữ tình- đạo đức nồng đậm, sâu sắc; vẻ đẹp bình dị, chân chất của ngôn từ
2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc - hiểu văn bản văn học
3 Thái độ:Học sinh có thái độ yêu, ghét trước những hành vi xấu xa Kiên quyết lên án những thói hư, tật xấu đang tồn tại trong đời sống xã hội
- GV yêu cầu HS đọc tiểu dẫn
- HS xác định nội dung trọng tâm:
Trang 40*Hoạt động 3
- Câu nói của ông Quán “Vì
chưng hay ghét cũng là hay
thương” cho thấy giữa thương và
ghét có mối quan hệ với nhau như
thế nào? ý nghĩa của câu nói đó?
- HS chia nhóm nhỏ, trao đổi thảo
luận, cử người trình bày trước lớp
Ông Quán ghét những ai? Vì
lí do gì? Qua đó nêu nhận xét của
bản thân về tư tưởng của ông
II Tìm hiểu văn bản
a.Mối quan hệ giữa ghét và thương
b Lẽ ghét, thương của ông Quán
* Ông Quán ghét
- Việc tầm phào: việc chẳng đâu vào đâu, chẳng có nghĩa lí gì, chẳng đáng nói
- Ghét những tên vua chúa bán nước hại dân
+ Vua Trụ, Kiệt mê dâm → Để dân sa hầm sẩy hang
+ Đời U, Lệ đa đoan → Dân phải chịu lầm than khổ cực
+ Đời Ngũ bá phân vân → Dân chịu nhọc nhằn + Thúc quý phân băng dối trá → Gây ra tình thế rối bời làm khổ nhân dân
- Thái độ của ông Quán: đứng hẳn về phía nhân dân bị áp bức mà lên án bọn vua chúa bạo ngược
- GV chốt lại kiến thức cơ bản
II Tìm hiểu văn bản