giáo trình mô đun chọn và thả giống nghề nuôi ba aba

50 551 5
giáo trình mô đun chọn và thả giống nghề nuôi ba aba

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔĐUN CHỌN VÀ THẢ GIỐNG Mã số: MĐ 03 NGHỀ: NUÔI BA BA TRÌNH ĐỘ: SƠ CẤP NGHỀ 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03 2 LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nghề nuôi ba ba thương phẩm ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. Chương trình khung nghề nuôi ba ba đã được xây dựng trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề, phần nghề nuôi ba ba được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề nuôi ba ba theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. Mô đun MĐ03: Chọn và thả giống là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu kỹ thuật nuôi ba ba trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Mô đun bao gồm 5 nội dung: Giới thiệu đặc điểm hình thái, Xác định thời vụ, Chọn giống, Vận chuyển giống, Thả giống Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn giáo trình không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Chủ biên : 2……………………………… 3……………………………… 4……………………………… 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu 2 Mục lục 3 Mô đun: Chọn và thả giống 4 Bài mở đầu 5 Bài 1: Giới thiệu đặc điểm hình thái 7 Bài 2: Xác định mùa vụ 12 Bài 3: Chọn giống 19 Bài 4: Vận chuyển giống 28 Bài 5: Thả giống 38 Hướng dẫn giảng dạy mô đun 44 Tài liệu tham khảo 47 4 MÔ ĐUN: CHỌN VÀ THẢ GIỐNG Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun: * Mục tiêu của mô đun: - Nêu được căn cứ để xác định thời vụ, xác định mật độ; tiêu chuẩn con giống và kỹ thuật thả giống. - Thực hiện được công việc lựa chọn con giống và thả giống. - Tuân thủ quy trình kỹ thuật. * Nội dung của mô đun: Bài mở đầu Bài 1: Giới thiệu đặc điểm hình thái Bài 2: Xác định thời vụ Bài 3: Chọn giống Bài 4: Vận chuyển giống Bài 5: Thả giống Kiểm tra kết thúc mô đun * Phương pháp học tập: - Học tập lý thuyết: học các nội dung lý thuyết tại phòng học - Tự nghiên cứu: học sinh tự nghiên cứu các nội dung ở nhà theo yêu cầu của giáo viên - Học tập thực hành: thực hành các kỹ năng tại phòng học, ao nuôi ba ba hoặc hộ gia đình nuôi ba ba. * Phương pháp đánh giá: - Phương pháp đánh giá: + Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo thao tác; + Kết thúc mô đun: kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng. - Nội dung đánh giá: + Chọn giống + Thả giống 5 Bài mở đầu: Giới thiệu: Chọn và thả giống là khâu kỹ thuật then chốt nhằm chọn được con giống có chất lượng tốt, tránh được ảnh hưởng của bệnh ảnh nên sinh trưởng và phát triển của ba ba và xác định chính xác mùa vụ và mật độ thả. Từ đó, nâng cao được tỉ lệ sống, năng xuất và sản lượng ba ba nuôi thương phẩm. Mục tiêu: Hiểu biết tầm quan trọng, các nội dung chính, mối liên hệ với các mô đun khác và những yêu cầu chính với người học để xác định thái độ đúng đắn giúp người học tiếp thu kiến thức mô đun tốt nhất. A. Nội dung: 1. Tầm quan trọng của mô đun Mô đun Chọn và thả giống giúp người nuôi ba ba chọn được con giống có chất lượng tốt, từ đó có phương pháp thả giống phù hợp. Chọn và thả giống giúp người nuôi xác định được thời vụ thả giống, đánh giá chất lượng con giống, và thả ba ba giống đúng kỹ thuật. Trong quá trình thực hiện cần làm đúng trình tự các bước kỹ thuật: tìm hiểu đặc điểm hình thái có liên quan đế ba ba giống, xác định thời vụ căn cứ vào đặc điểm sinh học và điều kiện tự nhiên, chọn ba ba giống đảm bảo chất lượng, cận chuyển và thả con giống. Giới thiệu đặc điểm hình thái giúp người nuôi có thể phân biệt được các loại ba ba từ đó chọn lựa đúng loại ba ba thả nuôi. Xác định thời vụ để thả nuôi đúng thời điểm, căn cứ vào điều kiện tự nhiên có thể chọn thời vụ thả phù hợp. Xác định thời vụ thả ba ba mang tính vùng miền cao Chọn giống giúp người nuôi có thể chọn được những con giống tốt phục vụ nuôi thương phẩm. Để chọn giống người nuôi căn cứ vào các đặc điểm bên ngoài và kiểm tra để đánh giá chất lượng. 2. Nội dung chương trình mô đun Bài mở đầu Bài 1: Giới thiệu đặc điểm hình thái Bài 2: Xác định thời vụ Bài 3: Chọn giống Bài 4: Vận chuyển giống Bài 5: Thả giống Kiểm tra kết thúc mô đun 6 3. Mối quan hệ với các mô đun/ môn học khác Mô đun chọn và thả giống có liên quan chặt chẽ với các mô đun khác: Xây dựng ao nuôi là mô đun cung cấp kiến thức về công tác thiết kế và xây dựng nơi nuôi ba ba thương phẩm đủ điều kiện kỹ thuật, xây dựng những công trình phụ trợ cho việc nuôi ba ba. Chuẩn bị nơi nuôi là mô đun cung cấp kiến thức về công tác cải tạo, chuẩn bị nước, gây màu nước tạo môi trường sạch cho ba ba sinh trưởng phát triển, thuận lợi cho công tác thả con giống. Là tiền đề để tiếp thu các kiến thức mô đun tiếp theo như: Cho ăn và kiểm tra sinh trưởng là mô đun cung cấp cho người học những kiến thức về kỹ thuật chuẩn bị thức ăn, thao tác cho ăn và kiểm tra đánh giá tốc độ sinh trưởng của ba ba. Quản lý môi trường và dịch bệnh là mô đun trang bị cho người học kiến thức về biện pháp xác định các yếu tố môi trường cơ bản trong ao nuôi ba ba, từ đó đề ra những biện pháp để quản lý các yếu tố môi trường hiệu quả, ngoài ra người nuôi còn được trang bị kiến thức về nhận biết, phòng và trị bệnh cho ba ba. 4. Những yêu cầu đối với người học - Thời gian học tập: học viên tham gia tối thiểu + 80% số giờ lý thuyết + 100% số giờ thực hành - Học viên phải được trang bị những kiến thức đại cương về đặc điểm sinh học hình thái của ba ba và kỹ thuật thiết kế và xây dựng ao nuôi. - Sau khi học xong học viên phải hiểu biết kiến thức về biện pháp kỹ thuật chọn và thả ba ba giống - Thực hiện chính xác những kỹ năng theo hướng dẫn như: thao tác chọn giống, vận chuyển và thả giống. 7 BÀI 1: GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI Mục tiêu: - Mô tả được đặc điểm hình thái; - Phân biệt được các loài ba ba; - Cẩn thận chính xác. A. Nội dung: Đặc điểm hình thái của ba ba giúp người nuôi có thể nhận biết chính xác loại ba ba thả nuôi từ đó có biện pháp chăm sóc quản lý phù hợp. Việc nhận biết đặc điểm hình thái của ba ba dựa trên những chỉ tiêu phân loại. 1. Đặc điểm hình thái: Ba ba có dạng hình ovan, mặt bụng phẳng, lưng hình vòng cung, trên lưng có mai. Trên mai có những đường vân tạo bởi gai. Mắt nhỏ ở trên đầu, mõm nhọn, đầu nhỏ có khả năng cơ động tốt phù hợp với việc bắt mồi. Hàm trên và dưới không có răng nhưng có những phiến sừng dùng để nghiền thức ăn. Chân có móng nhọn bằng sừng, giữa các móng chân có màng giúp cho việc bơi lội của ba ba. Ba ba sống dưới nước nhưng thở bằng phổi, có hai lá phổi xốp nằm dọc hai bên cơ thể. 2. Đặc điểm nhận biết các loài ba ba - Ba ba có hệ thống phân loại như sau: Lớp bò sát Reptilia Bộ rùa Testudiata Họ ba ba Trionychidae Loài Trionyx sinensis (ba ba hoa) Trionyx steinachderi (ba ba gai) Trionyx catilagineus (cu đinh, phân bố ở miền Nam) Hiện nay, việc phân loại giống đối với người nuôi vẫn chưa được rõ ràng. Để đáp ứng yêu cầu nhận biết đối tượng ba ba nuôi, Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV), Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương (TCC) và Chương trình bảo tồn rùa châu Á (ATP) đã đưa ra một số tiêu chí nhận biết các dạng ba ba nuôi phổ biến hiện nay như sau: 8 2.1. Ba ba hoa- trơn (Pelodiscus sinensis) Ba ba hoa (ba ba trơn): phân bố tự nhiên trong các thủy vực nước ngọt ở đồng bằng sông Hồng. Đặc điểm nhận biết: Hình 3.01: ba ba hoa - Lúc nhỏ da bụng có màu cam, khi lớn lên màu nhạt dần, khi đạt cỡ 2kg chuyển sang màu trắng. - Trên nền da bụng điểm khoảng trên dưới 10 chấm đen to và đậm, vị trí từng chấm tương đối cố định, các chấm đen này loang to nhưng nhạt dần khi ba ba lớn, khi đạt tới cỡ 2kg phải quan sát kỹ mới nhận thấy. - Trên mai trơn nhẵn, mai và thân màu nâu hoặc xám xanh và có các đốm xen kẽ như hoa gấm. - Phân biệt với ba ba gai và ba ba Nam bộ ở chổ không có nếp da gấp ở cổ và nốt sần trên mai. - Ba ba trơn phân bố chủ yếu ở các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, là loài có kích thước cơ thể vừa phải, tốc độ sinh trưởng chậm. Ba ba trơn được nuôi tương đối phổ biến ở các tỉnh đồng bằng bắc bộ, giá trị kinh tế không cao (300.000- 500.000đ/ kg). 2.2. Ba ba gai (Palea steindachneri) Ba ba gai: phân bố tự nhiên trong các sông suối ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu và một số tỉnh miền Trung: Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Đà Nẵng Đặc điểm nhận biết: 9 Hình 3.02: ba ba gai - Da bụng có mà xám trắng, trên điểm nhiều chấm đen nhỏ, lúc nhỏ da bụng có màu xám đen, khi lớn chuyển sang màu xám trắng. - Mai có màu nâu đến xám, trên mai ba ba có các nốt sần như gai không đều và đường gân nổi nên rất rõ ở chính giữa. - Mũi dài, cá thể non có một viền trắng nhạt màu từ sau mắt đến đầu. - Có các vết ngấn da sần ở cổ, rìa trước và trên mai có nhiều nốt sần (1). Đây là đặc điểm để phân biệt với các loài ba ba khác. - Hiện nay ba ba gai được nuôi phổ biến ở các tỉnh phía bắc đặc biệt là Yên Bái. - Ba ba gai là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước cơ thể lớn và giá trị kinh tế cao (1.000.000- 1.500.000đ/ kg) 2.3. Ba ba nam bộ- Cua đinh (Amyda cartilaginea) Ba ba nam bộ phân bố chủ yếu ở các tỉnh nam trung bộ, tây nguyên và đồng bằng sông cửu long [...]... ba giống - Chọn ba ba giống qua quan sát đánh giá đặc điểm bên ngoài - Chọn ba ba giống qua quan sát đánh giá dấu hiệu bệnh lý 27 - Chọn ba ba giống qua quan sát đánh giá hoạt động của ba ba C Ghi nhớ - Thực hiện đúng trình tự các bước chọn và thả ba ba giống - Xác định đúng loài ba ba thả nuôi 28 BÀI 4: VẬN CHUYỂN GIỐNG Mục tiêu: - Mô tả được kỹ thuật đưa ba ba vào dụng cụ vận chuyển và kỹ thuật xử... xuất và sản lượng ba ba thương phẩm Việc lựa chọn ba ba giống hiện nay vẫn thực hiện trên cơ sở một số yếu tố: nguồn gốc ba ba giống, các chỉ tiêu cảm quan Mặc dù vật nếu tuân thủ đúng các tiêu chí kỹ thuật cũng cho phép người nuôi chọn được ba ba giống đảm bảo chất lượng cho nuôi thương phẩm 1 Nguồn gốc ba ba - Lựa chọn đúng loại ba ba thả nuôi: người nuôi cần xác định chính xác loại ba ba thả nuôi. .. sau ba ba cái rộng hơn ba ba đực + Trong tự nhiên khi thành thục, kích thước ba ba đực bao giờ cũng lớn hơn ba ba cái 3.1.2 Tiêu chuẩn hình thái lựa chọn ba ba - Kích cỡ giống: tùy theo điều kiện của từng hộ nuôi có thể lựa chọn ba ba giống với kích cỡ khác nhau: + Cỡ giống 0,1 - 0,2kg/con, với cỡ giống này ba ba lớn nhanh và ít hao hụt, tuy nhiên mức độ đầu tư lớn + Cỡ giống nhỏ . thức mô đun tốt nhất. A. Nội dung: 1. Tầm quan trọng của mô đun Mô đun Chọn và thả giống giúp người nuôi ba ba chọn được con giống có chất lượng tốt, từ đó có phương pháp thả giống phù hợp. Chọn. các mô đun/ môn học khác Mô đun chọn và thả giống có liên quan chặt chẽ với các mô đun khác: Xây dựng ao nuôi là mô đun cung cấp kiến thức về công tác thiết kế và xây dựng nơi nuôi ba ba thương. người nuôi chọn được ba ba giống đảm bảo chất lượng cho nuôi thương phẩm. 1. Nguồn gốc ba ba - Lựa chọn đúng loại ba ba thả nuôi: người nuôi cần xác định chính xác loại ba ba thả nuôi làm

Ngày đăng: 24/06/2015, 21:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • - Ghi kết quả: kết quả nhận xét, phân loại các loài ba ba.

  • - Chuẩn bị dụng cụ vận chuyển

  • + Chuẩn bị dụng cụ giữ ẩm trong quá trình vận chuyển

  • + Xếp ba ba vào dụng cụ vận chuyển

  • - Thực hiện vận chuyển ba ba giống

  • + Thao tác vận chuyển

  • + Biện pháp xử lý tình huống trong quá trình vận chuyển (túi hết ôxy, ba ba vượt thoát...)

  • - Đánh giá kết quả vận chuyển

  • Mục tiêu:

  • A. Nội dung:

    • - Xác định trọng lượng ba ba:

    • + Kiểm tra cân: chỉ số trọng lượng tối thiểu, tối đa, căn chỉnh cân về vạch số không (0) trước khi thao tác.

    • + Cân ba ba: cố định ba ba, đưa ba ba lên đĩa cân, đọc chỉ số trên cân, ghi chép kết quả.

    • - Xác định số lượng ba ba giống cần thả

    • - Tắm cho ba ba giống trước khi thả:

    • + Tắm bằng thuốc tím: nồng độ 1ppm thời gian 10- 15 phút

    • + Tắm bằng nước muối: nồng độ 2- 3%, thời gian 10- 20 phút.

    • - Thao tác thả ba ba giống xuống ao nuôi.

    • - Đánh giá kết quả thả giống

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan