BÀI 4: VẬN CHUYỂN GIỐNG

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chọn và thả giống nghề nuôi ba aba (Trang 29)

B. Bài tập và sản phẩm thƣ̣c hành:

BÀI 4: VẬN CHUYỂN GIỐNG

Mục tiêu:

- Mô tả được kỹ thuật đưa ba ba vào dụng cụ vận chuyển và kỹ thuật xử lý trên đường vận chuyển.

- Thực hiện được công tác vận chuyển ba ba giống. - Tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật.

A. Nội dung:

Để vận chuyển giống có kết quả cao thì việc thực hiện chính xác và đầy đủ các khâu kỹ thuật từ việc xác định mật độ vận chuyển, chuẩn bị, vận chuyển và xử lý trong quá trình vận chuyển ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tỷ lệ sống của cua sau khi thả. Có nhiều phương pháp vận chuyển khác nhau tùy thuộc vào sức khỏe của ba ba giống, quãng đường vận chuyển, dụng cụ, thiết bị và điều kiện môi trường trong quá trình vận chuyển. Đối với ba ba ở các giai đoạn khác nhau có phương pháp vận chuyển khác nhau nhưng đều dựa trên cơ sở khoa học là vận chuyển bằng phương pháp vận chuyển kín và giữ ẩm.

1. Chuẩn bị dụng cụ phương tiện 1.1. Chuẩn bị dụng cụ

- Rổ nhựa vận chuyển ba ba: + Kích thước: 20 x 50 x 80cm + Mà sắc: tối màu

- Thùng xốp vận chuyển ba ba: + Kích thước: 20 x 40 x 65cm

+ Tính chất: làm bằng xốp, màu trắng, có lỗ thông khí ở đáy và trên lắp thùng

Hình 3-12: thùng xốp vận chuyển ba ba 1.2. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển

Hình 3-14: vận chuyển bằng ô tô

Hình 3-16: vận chuyển thô sơ 1.3. Số lượng và chất lượng phương tiện

- Số lượng phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào lượng ba ba giống thu hoạch và phương tiện vận chuyển. Phương tiện vận chuyển thô sơ, khả năng chuyên chở ít thì số lượng phương tiện vận chuyển nhiều và ngược lại phương tiện vận chuyển hiện đại, khả năng chuyên chở với số lượng nhiều thì số lượng phương tiện vận chuyển ít.

- Chất lượng phương tiện vận chuyển phụ thuộc vào quãng đường vận chuyển đi tiêu thụ xa hay gần.

+ Vận chuyển ba ba giống tiêu thụ ngay tại địa phương, quãng đường ngắn có thể sử dụng ôtô, xe lam, xe máy, xe đạp.

+ Sản phẩm được tiêu thụ từ vùng này sang vùng khác thì dùng các phương tiện như máy bay, ôtô, tàu hoả.

+ Chất lượng các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo an toàn, không xảy ra sự cố trong quá trình vận chuyển, có dụng cụ hạ nhiệt nếu vận chuyển quãng đường xa.

2. Đưa ba ba vào dụng cụ vận chuyển:

Ở mỗi phương pháp vận chuyển khác nhau thì việc xác định mật độ vận chuyển cũng khác nhau. Phương pháp vận chuyển giống đơn giản và hiệu quả dùng thùng xốp hay khay nhựa... việc xác định mật độ vận chuyển cho phép người nuôi có thể có được con giống có chất lượng tốt nhất.

Mật độ vận chuyển:

Mật độ ba ba khi vận chuyển tuỳ thuộc vào cỡ ba ba giống, dụng cụ vận chuyển và chất lượng phương tiện vận chuyển và quãng đường vận chuyển.

- Ba ba mới nở: vận chuyển bằng tứi lưới (1m x 0,3m) chứa bèo giữ ẩm, mật độ vận chuyển 100- 200con/ túi.

- Ba ba 1 tháng tuổi 15- 25g/ con: vận chuyển bằng túi lưới cõ nhỏ (0,5 x 0,1m) mỗi ba ba được giữ trong một khoảng túi nhất định ngăn cách bằng cách buộc thắt nút túi, giữ ẩm bằng bèo, đặt trong thùng xốp;

- Ba ba giống cỡ lớn 100- 200g/ con: vận chuyển bằng túi lưới cõ nhỏ (0,8 x 0,2m) mỗi ba ba được giữ trong một khoảng túi nhất định ngăn cách bằng cách buộc thắt nút túi, giữ ẩm bằng bèo, đặt trong thùng xốp

Hì nh 3- 17: xế p ba ba giố ng và o túi lư ới để vậ n ch uyển 2.2. Đóng thùng ba ba giống phục vụ vận chuyển

- Ðể một lớp vật liệu giữ ẩm (rong, cỏ, bèo, mùn cưa...) ở đáy dụng cụ vận chuyển như : xô, can nhựa.

- Yêu cầu dụng cụ vận chuyển

+ Dụng cụ vận chuyển ba ba phải đảm bảo an toàn cho cua trong suốt quá trình vận chuyển. Tuỳ theo quãng đường vận chuyển xa hay gần thì dụng cụ vận chuyển có thể sử dụng làm bằng tre, nhựa hay bằng xốp.

+ Dụng cụ vận chuyển ba ba giống được phải đảm bảo yêu cầu cách nhiệt và giữ ẩm cho cua trong quá trình vận chuyển.

- Đóng thùng:

+ Bước 1: Chuẩn bị thùng xốp và bèo: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3-18: Thùng xốp vận chuyển ba ba giống

Hình 3-19: Thùng xốp và bèo vận chuyển ba ba + Bước 2: Cho ba ba vào dụng cụ vận chuyển

Hình 3-20: cho ba ba vào thùng xốp

Trong quá trình vận chuyển tránh để ba ba bám trồng lên nhau, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của ba ba.

Hình 3-21: cho túi ba ba vào thùng xốp - Số lượng và chất lượng dụng cụ vận chuyển:

+ Số lượng dụng cụ phải đảm bảo đầy đủ số lượng để có thể vận chuyển đủ số lượng ba ba giống cấn vận chuyển. Dụng cụ vận chuyển đi quãng đường

xa hay gần cần phải có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ với số lượng ba ba giống dự kiến thu hoạch trong ao.

+ Dụng cụ vận chuyển phải đảm bảo chất lượng, giữ ẩm được cho ba ba suốt trong quá trình vận chuyển. Trong quá trình vận chuyển ba ba không bám chồng lên nhau, không bị rơi ra ngoài, không ảnh hưởng đến ba ba.

2.3. Xác định thời gian vận chuyển

- Ba ba mới nở: vận chuyển bằng tứi lưới (1m x 0,3m) chứa bèo giữ ẩm, mật độ vận chuyển 100- 200con/ túi.

- Ba ba 1 tháng tuổi 15- 25g/ con: mật độ vận chuyển 50- 60con/ thùng - Ba ba giống cỡ lớn 100- 200g/ con: mật độ vận chuyển 20- 25con/ thùng + Thời gian vận chuyển từ dưới 24 giờ.

+ Tỷ lệ sống đạt từ 90 - 99%

3. Kiểm tra, xử lý ba ba trong quá trình vận chuyển 3.1. Thời điểm vận chuyển

- Chọn ngày có điều kiện thời tiết bình thường, nhiệt độ thấp - Vận chuyển vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát

3.2. Kiểm tra ba ba trong quá trình vận chuyển 3.2.1. Thời gian kiểm tra

Trong quá trình vận chuyển phải thường xuyên kiểm tra ba ba, sau thời gian 30 - 60 phút tiến hành kiểm tra một lần.

Nếu thấy độ ẩm giảm hay nhiệt độ cao dùng vòi tưới giữ ẩm một lần tùy thuộc vào thời tiết mà thời gian ngắn hơn hoặc dài hơn.

3.2.2. Cách kiểm tra ba ba

Kiểm tra ba ba trong quá trình vận chuyển rất quan trọng nhằm nâng cao tỷ lệ sống, chất lượng của cua biển khi vận chuyển. Do vậy, trong quá trình vận chuyển nên xác định thời gian kiểm tra ba ba:

- Mở dụng cụ vận chuyển quan sát kiểm tra tình trạng của ba ba.

- Loại bỏ những con ba ba yếu hoặc bị chết trong quá trình vận chuyển. - Nếu thấy ba ba không còn ẩm ướt thì tiến hành tưới nước trực tiếp cho ba ba, hoặc tưới nước lên các vật dụng giữ ẩm như: rong, bèo, mùn cưa...

Hình 3-22: Mở thùng kiểm tra ba ba 3.3. Xử lý ba ba trong khi vận chuyển

Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của ba ba, tỷ lệ sống và thời gian vận chuyển ba ba. Nhiệt độ quá cao sẽ làm cho quá trình hô hấp ba ba bị hạn chế, làm cho ba ba yếu và có thể bị chết. Mặt khác nhiệt độ cao làm khô nhanh dụng cụ vận chuyển làm ảnh hưởng đến chất lượng vận chuyển.

Thời tiết quá nóng phải tiến hành làm giảm nhiệt độ (làm mát) cho ba ba bằng cách dùng đá lạnh xay nhỏ trộn chung với mùn cưa làm vật liệu giữ ẩm cho ba ba hoặc tưới nước nước giữ ẩm cho dụng cụ vận chuyển ba ba thường xuyên.

B. Bài tập và sản phẩm thƣ̣c hành:

1. Bài thực hành 1: Vận chuyển ba ba giống (10 giờ) 1.1. Bối cảnh:

- Trang trại nuôi ba ba, trại thực nghiệm nuôi trồng thủy sản nước ngọt. 1.2. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ, thiết bị

Bảng 2.05: Vật tư thiết bị phục vụ thực hành

TT Tên vật tƣ, thiết bị Quy cỡ/ đơn vị Số lƣợng Ghi chú

1. Thùng xốp Cái 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Ba ba giống Con 30 4. Rổ thưa Cái 3 5. Băng dính Cuộn 3 6. Bèo - - 7. Dụng cụ bảo hộ lao động Bộ 10 8. Sổ ghi chép, bút Bộ 5 1.3. Cách thức tổ chức: - Chia lớp thành các nhóm: 5- 7 học viên/ nhóm

- Giáo viên (chuyên gia hướng dẫn) giao nhiệm vụ cho từng nhóm thực hiện và yêu cầu công việc

1.4. Tổ chức thực hiện:

- Chuẩn bị dụng cụ vận chuyển

+ Chuẩn bị dụng cụ giữ ẩm trong quá trình vận chuyển + Xếp ba ba vào dụng cụ vận chuyển

- Thực hiện vận chuyển ba ba giống + Thao tác vận chuyển

+ Biện pháp xử lý tình huống trong quá trình vận chuyển (túi hết ôxy, ba ba vượt thoát...)

- Đánh giá kết quả vận chuyển

C. Ghi nhớ

Trong quá trình thực hiện công việc người học cần nắm vững trình tự quy trình các bước thực hiện công việc vận chuyển ba ba giống, người học cần nắm được các kiến thức cơ bản để vận dụng trong thực tiễn sản xuất.

Các lỗi thường gặp khi thực hiện công việc: Không tiến hành kiểm tra ba ba khi vận chuyển để có phương pháp xử lý kịp thời. Để hạn chế điều này người nuôi cần chú ý định kỳ 30- 60 phút kiểm tra tình trạng của ba ba.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun chọn và thả giống nghề nuôi ba aba (Trang 29)