1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

giáo trình trồng rau nhóm ăn củ

77 761 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 2,36 MB

Nội dung

MÔ ĐUN: TRỒNG RAU NHÓM ĂN CỦ Mã mô đun: MĐ 05 Giới thiệu mô đun: - Mô đun trồng nhóm rau ăn củ cung cấp cho học sinh: Các kỹ thuật làm đất vườn ươm, vườn sản xuất, tạo cây giống đạt tiê

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

Trang 2

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05

Trang 3

Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2009 – 2015 của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác trình

độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện

Sau khi tiến hành hội thảo DACUM dưới sự hướng dẫn của các tư vấn trong và ngoài nước cùng với sự tham gia của các chủ trang trại, công ty và các nhà trồng rau, chúng tôi đã xây dựng sơ đồ DACUM, thực hiện bước phân tích nghề và soạn thảo chương trình đào tạo nghề trồng kỹ thuật trồng rau an toàn cấp độ công nhân lành nghề Chương trình được kết cấu thành 6 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về kỹ thuật trồng rau an toàn

Chương trình đào tạo nghề “Trồng rau an toàn” cùng với bộ giáo trình

được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất rau an toàn tại các địa phương trong cả nước, do đó có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và

sẽ trồng rau an toàn

Bộ giáo trình gồm 6 quyển:

1) Giáo trình mô đun Hướng dẫn sản xuất rau an toàn theo hướng Viet GAP 2) Giáo trình mô đun Chuẩn bị điều kiện cần thiết để trồng rau an toàn 3) Giáo trình mô đun Trồng rau nhóm ăn lá

4) Giáo trình mô đun Trồng rau nhóm ăn quả

5) Giáo trình mô đun Trồng rau nhóm ăn củ

6) Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm rau an toàn

Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề -

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Sự hợp tác, giúp đỡ của Viện rau quả,

bộ môn cây rau trường Đại học nông nghiệp Hà Nội Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở sản xuất rau an toàn, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Bộ Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này

Trang 4

hạt, trồng cây đúng khoảng cách, mật độ, bón phân, chăm sóc và quản lý dịch hại

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Tham gia biên soạn

1 Phạm Thanh Hải: Chủ biên

2 Đào Hương Lan

3 Cù Xuân Phương

4 Phùng Trung Hiếu

5 Nguyễn Xuân Dung

6 Nguyễn Thị Thủy

Trang 5

LỜI GIỚI THIỆU 1

MÔ ĐUN: TRỒNG RAU NHÓM ĂN CỦ 3

BÀI 1: SẢN XUẤT CÀ RỐT AN TOÀN 3

A Giới thiệu về quy trình 3

B Các bước tiến hành 4

2 Giống cà rốt 4

3 Chuẩn bị đất trồng 5

3.1 Chọn đất trồng 5

3.2 Làm đất và lên luống 5

3.3 Xử lý hạt giống 7

3.4 Gieo hạt 8

3.5 Chăm sóc cây 9

3.6 Quản lý dịch hại 11

4 Thu hoạch 17

4.1 Thời điểm thu hoạch 17

4.2 Phương pháp thu hoạch 18

4.3.Tiêu chuẩn chất lượng củ 18

C Sản phẩm thực hành của học viên 19

BÀI 2: SẢN XUẤT CỦ CẢI AN TOÀN 21

A Giới thiệu về quy trình 21

B Các bước tiến hành 22

1 Thời vụ trồng ( âm lịch) 22

2 Giống củ cải 22

3 Chuẩn bị đất trồng 23

3.1 Chọn đất trồng 23

3.2 Làm đất và lên luống 23

3.3 Xử lý hạt giống 25

3.4 Gieo hạt 26

3.5 Phân bón 27

3.6 Chăm sóc cây 28

3.7 Quản lý dịch hại 30

4 Thu hoạch 39

4.1.Thời điểm thu hoạch 39

4.2.Phương pháp thu hoạch 39

4.3 Tiêu chuẩn chất lượng củ 39

C Sản phẩm thực hành của học viên 40

BÀI 3: SẢN XUẤT SU HÀO AN TOÀN 42

A Giới thiệu về quy trình 42

B Các bước tiến hành 43

1 Thời vụ trồng ( dương lịch) 43

2 Các giống su hào 43

Trang 6

3.2 Xử lý hạt giống 45

3.3 Gieo hạt 46

3.4 Chăm sóc cây giống 47

3.5 Tiêu chuẩn cây đem trồng 49

4 Trồng ra ruộng sản xuất 50

4.1 Chuẩn bị đất trồng 50

4.2 Mật độ, khoảng cách trồng 52

4.3 Trồng cây 52

4.4 Phân bón 53

4.5 Chăm sóc 53

4.6 Quản lý dịch hại 56

5 Thu hoạch su hào 64

5.1 Giai đoạn thu hoạch thích hợp 64

5.2 Phương pháp thu hoạch 64

5.3 Tiêu chuẩn chất lượng bắp 65

C Sản phẩm thực hành của học viên 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72

Trang 7

MÔ ĐUN: TRỒNG RAU NHÓM ĂN CỦ

Mã mô đun: MĐ 05 Giới thiệu mô đun:

- Mô đun trồng nhóm rau ăn củ cung cấp cho học sinh: Các kỹ thuật làm đất vườn ươm, vườn sản xuất, tạo cây giống đạt tiêu chuẩn, chăm sóc vườn ươm, vườn sản xuất có hiệu quả đối với nhóm rau ăn củ

BÀI 1: SẢN XUẤT CÀ RỐT AN TOÀN

Mã bài: MĐ05 - 01 Mục tiêu:

- Trình bày được các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc rau cà rốt;

- Nhận biết đúng tên các loại sâu, bệnh hại trên cây cà rốt và lựa chọn, thực hiện phòng trừ hiệu quả, an toàn;

- Lựa chọn đúng dụng cụ, vật tư, trang thiết bị và thực hiện chăm sóc cây đúng kỹ thuật;

- Thực hiện được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc rau cà rốt;

- Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường

A Giới thiệu về quy trình

- Thời điểm thu hoạch

- Phương pháp thu hoạch

- Tiêu chuẩn chất lượng

Hình 1.1 Sơ đồ quy trình sản xuất cà rốt

CHUẨN BỊ TRỔNG

TIẾN HÀNH TRỒNG

CHĂM SÓC

THU HOẠCH

Trang 8

Chính vụ: Gieo tháng 8,9, thu hoạch tháng 11 đến tháng giêng năm sau

Muộn: Gieo tháng 11, thu hoạch tháng 3, 4 năm sau

Còn ở Đà Lạt, cà rốt gieo cuối mùa mưa (tháng 9, 10), thu hoạch tháng 11, 12

2 Giống cà rốt

- Hiện nay các vùng rau ở nước ta đang trồng phổ biến hai loại cà rốt nội địa: + Văn Đức (miền Bắc),

+ Đà Lạt (miền Nam)

Có thời gian sinh trưởng 95 - 100

ngày Củ dài 18 - 22 cm, đường kính

củ 2,5 - 3 cm, màu đỏ nhạt Năng suất

Hai giống cà rốt của Nhật có thời

gian sinh trưởng từ 95-102 ngày,

Kích thước 18-22 cm x 2,5 x 3 cm,

màu đỏ tươi, trọng lượng trung bình 1,5

- 2,5 tấn/sào Thâm canh tốt, năng suất

có thể đạt 3 tấn/sào

Cà rốt chống chịu tốt với điều kiện

tự nhiên, kháng sâu bệnh tốt

Hình: 1.2 Giống cà rốt F1 – 103

Trang 9

- Giống cà rốt lai F1 PS 3496

do Hãng hạt giống rau SEMINIS (Mỹ)

lai tạo, sản xuất và cung ứng

+Thời gian sinh trưởng 95-100

ngày, sinh trưởng nhanh, phát triển

khoẻ, lá màu xanh thẫm, thân thẳng

Trang 10

Chú ý: - Lên luống tạo cho lớp đất trên cùng nhỏ hơn ở lớp đất dưới

- Không nên làm đất nhỏ quá sẽ dẫn đến đóng váng trên bề mặt sau khi

tưới nước

- Không làm đất quá to ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bộ rễ

- Trong quá trình làm đất thu gom, nhặt sạch cỏ dại, đặc biệt cỏ thân ngầm

Bước 4: Lên luống gieo trồng

- Vụ mưa làm luống cao:

+ Độ cao của luống: 25- 30 cm

+ Mặt luống: 80 cm

+ Rãnh: 30 cm

- Vụ khô lên làm luống vừa phải:

+ Độ cao của luống: 15 – 20 cm + Mặt luống: 90 cm

Bước 5: Xẻ hàng trên luống theo chiều dọc

+ Vụ mưa: Trên mặt luống xẻ 3 hàng theo chiều dọc sâu 5cm cách nhau

10cm

+ Vụ khô: do ít mưa nên làm luống rộng hơn (90cm), trên mặt luống xẻ

4 hàng dọc cách nhau 10cm

Hình 1.7 Rạch luống theo chiều dọc

Trang 11

trước khi lên luống

Lưu ý: Dùng toàn bộ phân chuồng trộn đều với supe lân ủ trong 5-7

ngày rồi đem bón lót bằng cách rắc theo rạch trên mặt luống, rải thêm một lớp đất mỏng trước khi gieo hạt

3.3 Xử lý hạt giống

a, Tiêu chuẩn lựa chọn và phương pháp

- Hạt giống phải mang tính đặc trưng

+ Bước 1: Cho hạt giống vào túi vải vò kỹ cho gãy hết lông,

+ Bước 2: Trộn hạt với đất mùn tỷ lệ 1/1, cho vào chậu, tưới nước cho

ẩm

+ Bước 3: Sau 8-10 giờ lại tưới nước lần 2, giữ hạt sau 48 giờ đem gieo

Trang 12

3.4 Gieo hạt

Bước 1: Xác định lượng hạt

- Lượng hạt gieo 7,5 g - 150 g hạt / 360 m2

Bước 2: Gieo hạt

- Gieo vãi: Vãi hạt giống đều trên luống, rải móng Gieo xong, dùng

trang cào đi cào lại vài ba lần cho đất phủ lên trên hạt rồi lấy rạ phủ lên trên

- Sau khi lấp hạt xong dùng

+ Trấu, Rơm rạ băm ngắn 3- 4 cm phủ lên luống

Hình 1.9: Phủ luống bằng rơm Lưu ý: - Không lấp đầy dầy quá thời gian nẩy mầm kéo dài

- Lấp đất mỏng 1 cm cây mọc lên sẽ bị yếu

- Chia hạt làm 2 lượt để hạt phân bố đều trên mặt luống ( khi gieo trộn

hạt với đất bột)

Trang 13

3.5 Chăm sóc cây

a, Tưới nước

- Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống

- Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm

- Gieo hạt xong tưới nước ngay, một ngày tưới 1 lần, cho đến lúc cà rốt mọc đều Sau khi cây mọc lên khỏi mặt đất 3 - 5 ngày mới tưới một lượt

Thời kỳ cây con (chưa hình thành rễ củ) cần luôn giữ ruộng sạch cỏ Giữ

ẩm đều cho cây (3 ngày tưới một lần), hạn chế tưới rãnh

Khi củ bắt đầu phát triển thì tưới 1 tuần 1 lần

b, Tỉa bỏ bớt cây mọc dày

- Khi cây cao 5 -8 cm thì tỉa lần 1, tỉa bỏ những cây xấu,

- Khi cây cao 12 - 15cm thì tỉa lần thứ 2, tỉa định cây, để lại trên ruộng cây cách cây 10 - 12cm, hàng cách hàng 10 - 12cm Đảm bảo mật độ 1ha là: 330.000 - 420.000 cây

Hình 1.10: Cây cà rốt ở giai đoạn cây con

c, Nhổ cỏ, xới xáo đất

- Tiến hành thường xuyên bằng tay

- Một số cỏ thường gặp: Cỏ gấu, cỏ mần trầu,

- Nhỏ cỏ phải lấp đất bù vào chổ hổng tránh đọng nước

- Xới xáo đất khi cà rốt còn bé là biện pháp có tác dụng lớn đến năng suất củ Ngoài tác dụng làm tơi xốp đất tạo điều kiện cho củ phát triển, xới xáo còn có tác dụng diệt cỏ dại, đảm bảo chế độ ánh sáng tốt cho cây cà rốt con

- Sau khi tỉa định cây, xới lần thứ 2 và nếu cây xấu cần bón thúc thêm lần nữa

Trang 14

Hình 1.11: Cây cà rốt ở giai đoạn hình thành củ

d, Phân bón

* Lượng phân bón cho cây cà rốt

Bảng 1.2 Lƣợng phân bón thúc cho cây cà rốt

( đơn vị tính cho 1 sào Bắc bộ = 360 m 2

6 1,5

Tưới đều trên luống

Trang 15

- Để giảm bớt chi phí cho công làm cỏ sử dụng một số biện pháp sau:

+ Dùng hóa chất diệt cỏ phun trước khi trồng + Che phủ mặt luống bằng rơm rạ chỉ để hở hốc cho cây phát triển + Trồng xen, trồng lẫn

Trang 16

3.6.2 Quản lý bệnh hại

a, Bệnh thối đen

Triệu chứng ở trên lá,thân và củ

Ở cây con: thân dưới đất có

vết đen, gốc thân cũng có màu

đen và thối, cây héo chết

Trên củ có các đốm tròn

màu nâu hoặc đen, đường kính

2-3 cm Đốm bệnh ăn sâu vào

trong củ Đôi khi giữa đốm

Điều kiện phát triển bệnh:

Điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển khi cây bị ướt nước bởi mưa kéo dài và tụ sương ngay trong điều kiện nhiệt độ bình thường

Nấm gây bệnh có thể sống trong đất vài ba năm Nấm phát triển tốt nhất

ở nhiệt độ 22,7-25°C, trên 35°C nấm hầu như không phát triển được

Bệnh tồn tại trên cà rốt cây, củ khoai tây

Bào tử được sản sinh từ tế bào nhiễm và phát tán nhờ gió và giọt mưa bắn, bào tử nẩy mầm và xâm nhiễm đòi hỏi cây bị ướt nước

Biện pháp phòng trừ:

Sử dụng giống sạch bệnh

Tránh trồng khoai tây cạnh cà rốt

Làm liếp cao, thoát nước đặc biệt trồng dưa leo trong mùa mưa

Luân canh, với những cây trồng khác họ

Bón phân đầy đủ, cân đối, chú ý bón phân urê, trong mùa mưa nếu bón nhiều urê, hoặc phân hữu cơ tươi dễ gây ngộ độc cho cây và nấm bệnh dễ xâm nhập gây hại

Các loại thuốc trừ nấm thích hợp là Fongarid Physan, Vilaxyl 35 BTN (Ridomil), Banzol, Vialphos 80 BTN

Trang 17

b, Bệnh thối khô

Nguyên nhân: do nấm Rhizoctonia solani gây ra

Triệu chứng ở trên lá,thân và củ

Vết bệnh đầu tiên là những đốm màu nâu xám, rộng khoảng 3-5mm, có những

lá bị úa vàng và rủ xuống

Nấm bệnh tấn công vào phần gốc cây gần mặt đất

Bệnh nặng, vết bệnh lan rộng ra, không có hình dạng nhất định, xung quanh có viền nâu đen

Phần lớn vết bệnh có xu hướng lan xuống phía gốc, làm thối một phần củ Vết bệnh thối khô và xốp Bệnh nặng có thể làm chết cả cây và toàn bộ củ bị

thối

Hình: 1.17 Triệu chứng bệnh thối khô ở trên thân và củ cà rốt

Điều kiện phát triển bệnh:

Điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển khi cây bị ướt nước bởi mưa kéo dài và tụ sương ngay trong điều kiện nhiệt độ bình thường

Nấm gây bệnh có thể sống trong đất vài ba năm Nấm phát triển tốt nhất

ở nhiệt độ 22,7-25°C, trên 35°C nấm hầu như không phát triển được

Bào tử được sản sinh từ tế bào nhiễm và phát tán nhờ gió và giọt mưa bắn, bào tử nẩy mầm và xâm nhiễm đòi hỏi cây bị ướt nước

Trang 18

Biện pháp phòng trừ:

Vệ sinh đồng ruộng Thu dọn tàn dư cây trồng sau thu hoạch;

- Khi phát hiện trên luống gừng có triệu chứng thối củ thì nên tách củ bị thối loại bỏ để hạn chế lây lan;

- Đầu vụ, bón phân vôi cho đất Lên luống cao, thoát nước tốt Không trồng mật độ dày quá, tránh bón nhiều phân đạm

- Khi xác định là bệnh thối khô thì phun thuốc Anvil 5SC, Vivadamy 3DD, Bonanza 100SL

3.6.3 Quản lý sâu hại

a, Sâu xám

Triệu chứng : Sâu xám chủ yếu hại giai đoạn cây con bắt đầu mọc đến 20 ngày

gieo hạt, cắn đức cây con

Bị sâu xám hại nặng có thể mất 30-50% số cây, làm giảm mật độ, giảm

năng suất cây trồng

Hình 1.18: Triệu chứng sâu xám gây hại trên cây cà rốt

Trang 19

Đối tượng gây hại:

Sâu non mới nở màu xám đất, lớn

hơn có màu đất bóng, phần bụng màu

nhạt hơn

Vòng đời sâu non có 5 tuổi Giai

đoạn tuổi 1 sâu sống trên lá cây,

chúng ăn phần mô lá tạo nên những

vết thủng li ti trên bề mặt lá

Tuổi 2 sâu chui xuống đất, ban

ngày nằm cuộn tròn ngay dưới gốc

cây, ban đêm bò lên ăn phần non

ngay gốc cây tạo ra một vết thủng

vừa cho sâu chui vào bên trong

Tuổi 3-4 sâu cắn ngang thân và

chui vào trong thân cây, ăn những

phần mô mềm làm rỗng thân cây

khiến cây bị héo và chết

Hình 1.19: Sâu xám gây hại lá cà rốt

Các loại thuốc này hoà với nước phun vào 8-9 giờ tối giai đoạn cây con mới mọc có 1-2 lá thật hoặc mới cấy cây giống được 7-20 ngày cho hiệu quả phòng trừ cao, mật độ sâu cao nên phun kép hai lần cách nhau 5 ngày Khi phun những loại thuốc này nên cho thêm 10ml chất bám dính hoặc 20-30ml dầu khoáng hoặc 5 giọt nước rửa chén/bình bơm 8-12lít để tăng khả năng bám thuốc vào cơ thể sâu, sâu chết nhanh, nhiều hơn

Dùng một trong các loại thuốc sâu dạng hạt, bột như: Basudin 10H; Vibasu 10G; Furadan 3G; Regent 3G… trộn một phần thuốc với 10 phần đất bột khô rắc vào hạt giống khi gieo hoặc quanh gốc cây con khi cấy trồng có tác dụng phòng trừ sâu xám rất tốt

Trang 20

b, Rệp

Triệu chứng : Rệp chích hút dịch cây tạo thành những vết nhỏ màu vàng nâu

hoặc thâm đen làm cho cây bị mất dinh dưỡng, cây còi cọc, sùi ngọn, xoăn ngọn, lá biến dạng, mầm hoa không vươn lên được, nếu hại nụ sẽ làm thui nụ hoặc hoa không nở, cánh hoa úa hoặc nhạt màu

Hình 1.20: Triệu chứng rệp gây hại trên cây cà rốt

Đối tượng gây hại:

Trang 21

Thiên địch

Thiên địch của rầy mềm có bọ rùa, dòi ăn thịt, kiến, nhện, ong ký sinh

Biện pháp phòng trừ

* Biện pháp canh tác:

- Vệ sinh đồng ruộng thu dọn tàn dư cây trồng

- Bón phân cân đối

- Trong phạm vi hẹp rầy mềm có thể bị nước rửa trôi

* Biện pháp cơ học:

Bị ít ngắt bỏ những lá bị rầy mềm và hủy chúng đi Biện pháp sinh học:

Sử dụng các thiên địch như bọ rùa, kiến, dòi ăn thịt, nhện… để tiêu diệt rệp

* Biện pháp hóa học: Chỉ phun thuốc khi mật độ rầy mềm quá cao, phun

các loại thuốc như: Actara, TP – Pentin, Sokupi, HCD 2-4%

4 Thu hoạch

4.1 Thời điểm thu hoạch

Khi các lá dưới vàng, các lá non ngừng sinh trưởng và đủ thời gian sinh trưởng của giống thì thu hoạch Nhổ củ rửa sạch bằng nước sạch để cả lá chuyển về trước khi giao hàng

Hình 1.22: Cây cà rốt vào giai đoạn thu hoạch

Trang 22

4.2 Phương pháp thu hoạch

+ Dùng tay nhổ từng củ cà rốt, loại bỏ lá sau đem đi rửa sạch

Hình 1.23: Thu hoạch cà rốt

4.3.Tiêu chuẩn chất lượng củ

Dạng củ hình chóp, dài từ 18-22cm, màu vàng da cam đậm, lõi nhỏ đỏ tươi rất hấp dẫn Chất lượng ăn tươi rất ngon, ít xơ

Hình 1.24: Củ cà rốt đạt tiêu chuẩn đem bán

Trang 23

C Sản phẩm thực hành của học viên

Bài tập 1: Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ và tiến hành gieo hạt

- Công việc của nhóm: mỗi nhóm xử lý 0,2 kg hạt giống cà rốt

- Nguồn lực cần thiết: Nước nóng, nước lạnh, chậu đượng nước, hạt giống rau, giá, vải ủ rơm, cuốc

- Địa điểm: Khu nhân giống cây con

- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất làm vườn ươm

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:

+ Xử lý hạt giống bằng nhiệt độ

+ Gieo hạt đảm bảo đúng mật độ

Bài tập 2: Chuẩn bị đất trồng cây ra ruộng sản xuất

- Công việc của nhóm: mỗi nhóm chuẩn bị đất 30 m2

- Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, vôi

- Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau

- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng chuẩn bị đất ở vườn sản xuất

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:

+ Lên luống đúng kích thước

+ Xử lý đất

Bài tập 3: Bón phân hữu cơ

- Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên bón phân hữu cơ 50 m2

- Nguồn lực cần thiết: Cuốc, xẻng, phân chuồng

- Địa điểm: Khu đất tạo trồng rau ở vườn sản xuất rau

- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ

- Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo tiêu chuẩn trong phiếu đánh giá kỹ năng bón phân hữu cơ

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:

Trang 24

+ Các luống trồng rau được bón đầy đủ phân hữu cơ

Bài tập 4: Bón phân hóa học

- Công việc của nhóm: mỗi nhóm học viên tiến hành bón các loại phân hóa học cho rau 50 m2

ở các thời kỳ cây con

- Nguồn lực cần thiết: 1 kg phân đạm, 1 kg phân Kali, ô doa, nước tưới

- Địa điểm: Vườn sản xuất rau

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: các luống rau được tưới phân hóa học

- Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm: phân được tưới đều vào gốc cây rau

Bài tập 5: Làm cỏ

- Công việc của nhóm: mỗi nhóm làm cỏ cho diện tích 50 m2

- Nguồn lực cần thiết: vườn trồng rau, 05 cuốc,

- Địa điểm: Vườn sản xuất rau

- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được: vườn rau được làm cỏ

- Hình thức trình bày được tiêu chuẩn của sản phẩm:

+ Làm sạch cỏ quanh gốc, không được làm ảnh hưởng đến rễ cây rau

+ Với vườn rau cải vào giai đoạn trải lá bàng tiến hành nhổ bằng tay Bài tập 6: Điều tra sâu bệnh hại trên đồng ruộng ở các giai đoạn sinh trưởng

của rau

- Công việc của nhóm: mỗi nhóm điều tra sâu, bệnh, thiên địch diện tích

50 m2

- Nguồn lực cần thiết: Vợt, túi nilong,

- Địa điểm: Vườn sản xuất rau

- Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm)

- Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ

- Kết quả và sản phẩm phải đạt được:

+ Xác định loại sâu có trên ruộng và đưa ra biện pháp loại trừ

+ Xác định loại bệnh có ở trên ruộng rau

+ Xác định loại thiên địch với số lượng nhiều hay ít

Trang 25

BÀI 2: SẢN XUẤT CỦ CẢI AN TOÀN

Mã bài: MĐ05 – 02 Mục tiêu:

- Trình bày được các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc rau củ cải;

- Nhận biết đúng tên các loại sâu, bệnh hại trên cây củ cải và lựa chọn, thực hiện phòng trừ hiệu quả, an toàn;

- Lựa chọn đúng dụng cụ, vật tư, trang thiết bị và thực hiện chăm sóc cây đúng kỹ thuật;

- Thực hiện được các bước trong quy trình trồng và chăm sóc rau củ cải;

- Có ý thức tiết kiệm vật tư, vệ sinh an toàn lao động và bảo vệ môi trường

A Giới thiệu về quy trình

- Thời điểm thu hoạch

- Phương pháp thu hoạch

- Tiêu chuẩn chất lượng củ

Hình 2.1 Sơ đồ quy trình sản xuất củ cải

CHUẨN BỊ TRỔNG

TIẾN HÀNH TRỒNG

CHĂM SÓC

THU HOẠCH

Trang 26

2 Giống củ cải

- Hiện nay các vùng rau ở nước ta đang trồng phổ biến loại củ cải ta:

Có thời gian sinh trưởng 60 – 70 ngày

Củ dài 10 - 15 cm, đường kính củ 1,5 -

1 cm, màu trắng Trọng lượng củ đạt

100 g- 150 g

Hình: 2.2 Giống củ cải ta

- Một số giống củ cải nhập nội được trồng phổ biến là các giống lai:

+ F1, giống này cho củ rất to,

Củ cải chống chịu tốt với điều

kiện tự nhiên, kháng sâu bệnh tốt

Hình: 2.3 Giống củ cải F1

Trang 27

Củ cải đường: Các giống củ cải

đường được trồng ở VN là các giống

chịu nhiệt do Công ty Syngenta lai

tạo Ba giống củ cải đường chịu nhiệt

được đưa vào trồng thử nghiệm ở VN

là Posada, Doratea và HI 0064

Sau 5 đến 6 tháng, khi thu hoạch,

trọng lượng một củ cải đường từ 2 -3

kg Ước tính, một ha sẽ cho khoảng 80

tấn củ cải đường Hàm lượng đường

trong củ cải đường từ 14-18%,

Trang 28

Bước 4: Lên luống

- Vụ mưa làm luống cao:

+ Độ cao của luống: 30 cm + Mặt luống: 1,2 - 1,4 cm + Rãnh: 35 – 50 cm

- Vụ khô lên làm luống vừa phải:

+ Độ cao của luống: 15 – 20 cm + Mặt luống: 1,2 – 1,4 cm + Rãnh: 30 – 35 cm

Trang 29

Bước 4: Xẻ hàng trên luống theo chiều dọc

+ Vụ mưa: Trên mặt luống xẻ 3 hàng theo chiều dọc sâu 5cm cách nhau 10cm

+ Vụ khô: do ít mưa nên làm luống rộng hơn (90cm), trên mặt luống xẻ

a, Tiêu chuẩn lựa chọn và phương pháp

- Hạt giống phải mang tính đặc trưng

Trang 30

Bước 1: Thúc mầm hạt giống

- Ngâm nước nóng nhiệt độ 30 – 35 0 ( 2 sôi + 3 lạnh)

Bước 2: Thời gian ngâm: 15 phút Bước 3: Vớt hạt rau, đại sạch, loại bỏ hạt lép Bước 4: Ngâm nước lạnh từ 8-10 giờ trước khi gieo

Lưu ý: Những nơi thường xuyên bị khô hạn, không chủ động được nước

tưới thì không nên xử lý

- Gieo vãi: Vãi hạt giống đều trên luống, rải móng

Hình 2.10: Gieo hạt trực tiếp trên luống

Trang 31

Bước 3: Lấp hạt

- Hạt được lấp ở độ sâu: 1,5 – 2 cm

- Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ đều trên mặt luống cho đất phủ kín hạt

Lưu ý: - Không lấp đầy dầy quá thời gian nẩy mầm kéo dài

- Lấp đất mỏng 1 cm cây mọc lên sẽ bị yếu

- Chia hạt làm 2 lượt để hạt phân bố đều trên mặt luống ( khi gieo trộn

hạt với đất bột)

3.5 Phân bón

* Lượng phân bón cho cây củ cải

Bảng 1.2 Lượng phân bón thúc cho cây củ cải

( đơn vị tính cho 1 sào Bắc bộ = 360 m 2

2,5 1,5

Tưới đều trên luống

Bón thúc bằng phân

vi sinh Biogro qua lá

Sau trồng 5 ngày, 20 ngày, 35 ngày Liều lượng

theo hướng dẫn

Chú ý: - Nếu cây xấu có thể hoà 3 - 4 kg đạm urê + 2 kg kali tưới cho cây

tr-ước giai đoạn phình củ, hoặc sử dụng phân bón lá

- Không nên dùng thêm các loại phân hoá học vào giai đoạn 65 ngày sau

khi mọc

Trang 32

3.6 Chăm sóc cây

a Chăm sóc thời kỳ cây con 10 ngày sau gieo

Các công việc thực hiện:

- Gieo hạt xong tưới nước ngay, một ngày tưới 1 lần, cho đến lúc củ cải mọc đều Sau khi cây mọc lên khỏi mặt đất 3 - 5 ngày mới tưới một lượt

- Xới phá váng: Khi xuất hiện trên mặt luống rau thành váng gặp khi trời mưa, tưới nhiều nước cho cây rau

- Xới sâu và giộng để làm tơi xốp và trừ cỏ dại

Hình 2.11: Cây củ cải 10 ngày sau gieo

b Chăm sóc thời kỳ sau gieo 30 ngày

Thời kỳ này cây cần nhiều nước, dinh dưỡng,

Các công việc cần phải làm:

- Tưới nước:

Tưới phun mưa: 2 lần/ngày vào mùa khô, 1 lần/ngày vào mùa mưa Lưu ý: Việc tưới nước phụ thuộc vào thời tiết nếu trời mưa nhiều không cần phải tưới nước

- Bón phân: Bón phân 1 kg kai, 1 kg đạm cho cây, hòa tan với nước, tưới vào gốc cây

- Xới đất: Xới hẹp, xới nông, vun nhẹ đất vào gốc

Trang 33

- Tỉa bỏ bớt cây mọc dày

- Khi cây cao 5 -8 cm thì tỉa lần 1, tỉa bỏ những cây xấu,

- Khi cây cao 12 - 15cm thì tỉa lần thứ 2, tỉa định cây, để lại trên ruộng cây cách cây 10 - 12cm, hàng cách hàng 25 – 30 cm

Hình 2.12: Cây củ cải giai đoạn cây con

c Chăm sóc thời kỳ hình thành củ

- Đây là thời kỳ quan trọng cây su hào yêu cầu cao về

+ Nước + Phân bón

- Công việc phải thực hiện:

+ Tưới nước: tưới thường xuyên luôn duy trì độ ẩm cho đất, có 2 hình thức tưới phổ biến thường được áp dụng tưới phun mưa

+ Vun gốc: Vun cao để tạo diện tích dinh dưỡng, chống cỏ dại cạnh tranh

+ Bón phân thúc lần 2: chủ yếu là phân kaly lượng bón 3 kg/sào, 2

kg đạm/sào

+ Kiểm tra theo dõi tình hình sâu bệnh

Trang 34

Hình 2.13: Cây củ cải ở giai đoạn hình thành củ

- Để giảm bớt chi phí cho công làm cỏ sử dụng một số biện pháp sau:

+ Dùng hóa chất diệt cỏ phun trước khi trồng + Che phủ mặt luống bằng rơm rạ chỉ để hở hốc cho cây phát triển + Trồng xen, trồng lẫn

Trang 35

3.7.2 Quản lý bệnh hại

a Bệnh lở cổ rễ

Tác nhân gây bệnh: nấm Rhizoctonia solani

Dấu hiệu và triệu chứng

Những vết lõm màu hơi sẫm phát triển trên các lá phía dưới gần đất Cây

bị bệnh yếu, bắp nhỏ, đôi khi héo và chết Trong điều kiện ẩm ướt bệnh lây lan sang các lá bên cạnh và gây thối bắp Toàn bộ bắp có thể bị thối khô, bắt đầu từ những lá bao phía ngoài

Hình 2.14: Triệu chứng bệnh nở cổ rễ trên cây củ cải

Điều kiện phát triển bệnh

Nấm Rhizoctonia solani thường tồn tại trong đất Chúng có thể sống sót

trên các vật liệu hữu cơ chết hoặc thối ở trong đất

Bệnh lở cổ rễ ( và bệnh chết cây con) xuất hiện ở những vùng thoát nước kém hoặc đã từng bị bệnh

Bệnh phát triển trong điều kiện thời tiết ẩm ướt và nhiệt độ trong đất cao Thiệt hại rễ do đất chặt và mặn có thể dẫn tới thất thu nhiều hơn vì bệnh lở cổ rễ

Trang 36

Khơi thông mương rãnh tránh để đọng nước gây ngập úng hoặc để đất quá

ẩm Sử dụng chế phẩm TRICHODERMA trộn với phân chuồng đã được ủ hoai mục để bón lót hoặc đóng bầu với lượng dùng 4-5kg/sào Bắc bộ

- Khi bệnh xuất hiện trên đồng ruộng:

Nhổ bỏ và đem tiêu hủy hết các cây bị bệnh để tránh lây lan ngay khi mới phát hiện

Phun ngừa hoặc phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau: Copper B, Booc đô 1%, Dithane M45, Benlat C 50 WP, Anvil 5 SC, Rovral 50 WP, Appencarb Super 50 SL, Antracol pha nồng độ 0,2-0,3% (20-30 g hoặc cc cho bình 10 lít nước), khuấy đều phun kỹ thân cây gần mặt đất và phần đất xung quanh gốc cây vào buổi sáng và chiều mát Phun nhắc lại lần 2 sau 5 ngày Xới xáo mặt luống nhằm giảm độ ẩm, hạn chế lây lan

b Đốm vòng củ cải

Tác nhân gây bệnh: Alterania brassicae

Dấu hiệu và triệu chứng

- Xuất hiện trên những lá già của cây cải củ

- Ban đầu chỉ là các đốm nhỏ màu đen, sau đó lan rộng ra thành nhưng đốm tròn đồng tâm lớn hơn màu nâu đen, có đường kính khoảng 1-2cm đôi khi xung quanh có những vùng màu vàng

Trang 37

Hình 2.15: Triệu chứng bệnh đốm vòng lá củ cải

Điều kiện phát triển bệnh

- Nấm đốm vòng lan truyền thông qua hạt giống cây trồng và tàn dư cây trống Thậm chí là các lá già khô, chết vẫn có thể chứa các bào tử nấm sống

- Các bào tử bệnh đốm vòng có thể dễ dàng lan truyền nhờ gió, bị bắn đi cùng nước mưa hoặc bám vào các nông cụ, máy móc, người, khi cây ướt

- Mưa và thời tiết ẩm ướt thuận lợi cho bào tử phát triển Bệnh có thể xuất hiện khi lá cây bị ẩm quá 9 tiếng

Biện pháp phòng trừ

- Dùng giống sạch bệnh, hạt giống được phơi sấy ở nhiệt độ 300C trong

24 giờ, xử lý khô bằng hoá chất Granozan, Falizan 4g/kg hạt

Triệu chứng ở trên lá,thân và củ

Ở cây con: thân dưới đất có vết đen, gốc thân cũng có màu đen và thối, cây héo chết Trên củ có các đốm tròn màu nâu hoặc đen, đường kính 2-3 cm Đốm bệnh ăn sâu vào trong củ Đôi khi giữa đốm bệnh có mốc đen, đó là phần cổ của bao nang có miệng (perithecium) của nấm bệnh

Trang 38

Hình: 2.16 Triệu chứng bệnh thối đen ở củ cải

Điều kiện phát triển bệnh:

Điều kiện thích hợp cho bệnh phát triển khi cây bị ướt nước bởi mưa kéo dài và tụ sương ngay trong điều kiện nhiệt độ bình thường

Nấm gây bệnh có thể sống trong đất vài ba năm Nấm phát triển tốt nhất

ở nhiệt độ 22,7-25°C, trên 35°C nấm hầu như không phát triển được

Bệnh tồn tại trên cà rốt cây, củ khoai tây

Bào tử được sản sinh từ tế bào nhiễm và phát tán nhờ gió và giọt mưa bắn, bào tử nẩy mầm và xâm nhiễm đòi hỏi cây bị ướt nước

Biện pháp phòng trừ:

Sử dụng giống sạch bệnh

Tránh trồng khoai tây cạnh cà rốt

Làm liếp cao, thoát nước đặc biệt trồng dưa leo trong mùa mưa

Luân canh, với những cây trồng khác họ

Bón phân đầy đủ, cân đối, chú ý bón phân urê, trong mùa mưa nếu bón nhiều urê, hoặc phân hữu cơ tươi dễ gây ngộ độc cho cây và nấm bệnh dễ xâm nhập gây hại

Các loại thuốc trừ nấm thích hợp là Fongarid Physan, Vilaxyl 35 BTN (Ridomil), Banzol, Vialphos 80 BTN

Ngày đăng: 22/06/2015, 09:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Trung tâm khuyến nông quốc gia. Kỹ thuật sản xuất rau an toàn. 2010 Nhà Xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật sản xuất rau an toàn
Nhà XB: Nhà Xuất bản Nông nghiệp
[3] Tiến sỹ Lê Đình Sơn, Trưởng phòng Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải dương. Hướng dẫn kỹ thuật trồng cà rốt theo hướng an toàn.http://haiduongdost.gov.vn/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn kỹ thuật trồng cà rốt theo hướng an toàn
[4]. Kỹ thuật trồng giống cà rốt lai F1 PS 3496. http://www.rauhoaquavietnam.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: ]. Kỹ thuật trồng giống cà rốt lai F1 PS 3496
[5]. Hướng dẫn kỹ thuật trồng cà rốt . http://chonongnghiep.com [6]. Kỹ thuật trồng cải củ. http://rausach.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn kỹ thuật trồng cà rốt ". http://chonongnghiep.com ["6]. Kỹ thuật trồng cải củ
[10]. Kỹ thuật trồng su hào. http://www.khanhcatdalat.com.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật trồng su hào

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w