Chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu luận văn kế toán Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm May gia công tại Công ty TNHH PHILKO VINA (Trang 32)

Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất ra một sản phẩm sau chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.

Trong một doanh nghiệp may gia công thì chi phí nhân công trực tiếp có giá trị lớn nhất sau đấy là chi phí sản xuất chung. Công ty TNHH PHILKO VINA cũng không nằm ngoài quy luật đó. Chi phí sản xuất chung của Công ty được tập hợp từ các khoản mục chi phí sau :

- Chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng.

- Chi phí bảo hiểm xã hội. bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý phân xưởng.

- Chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn - Chi phí khác mua ngoài bằng tiền mặt - Chi phí cho hàng gia công ngoài.

2.1.3 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất tại công ty

Đối với các doanh nghiệp khi kế toán chi phí sản xuất thì phải làm sao xác định được đối tượng kế toán chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ quá trình kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp.

Với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất như phần trên đã trình bày kết hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty là thực hiện gia công những đơn hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn nên các phân xưởng được giao nhiệm vụ sản xuất từng mã hàng với kích cỡ khác nhau. Do đó, Công ty đã xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất theo từng phân xưởng, trong đó lại chi tiết cho từng loại mã hàng.

Đối với những chi phí nào liên quan đến một mã sản phẩm, kế toán sẽ căn cứ vào số liệu trên các chứng từ để tập hợp trực tiếp cho mã sản phẩm đó. Đối với những chi phí có liên quan đến nhiều mã sản phẩm như chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ tập hợp lại rồi phân bổ cho từng mã hàng theo thời gian làm ra một sản phẩm. Công việc hạch toán được kế toán của công ty tập hợp và tính theo kỳ kế toán tháng.

2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2.2.1.1 Nội dung kế toán chi phí nguyên vật liệu

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu...được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hay dịch vụ.

Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản đầu tiên cấu thành nên thực thể sản phẩm. Nguyên vật liệu trực tiếp trong ngành may mặc là rất đa dạng và phong phú, được chia thành hai loại là nguyên vật liệu chính và nguyên phụ liệu, trong đó :

Nguyên vật liệu chính bao gồm các loại vải, da, bông,...như vải chính, vải ngoài, vải thô, da lộn, da thuộc... với nhiều chủng loại, màu sắc, và đặc tính khác nhau.

Nguyên phụ liệu là những loại vật liệu đi kèm với nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh, làm phong phú hình dáng bên ngoài và tăng giá trị sử dụng cho sản phẩm.

Để theo dõi các khoản chi phí này kế toán sử dụng tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết thành :

Tk 6211 : Chi phí nguyên vật liệu chính Tk 6212 : Chi phí nguyên vật liệu phụ

Bên Nợ : Tập hợp chi phí nguyên phụ liệu xuất dùng trực tiếp cho sản phẩm

Bên Có : Kết chuyển chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.

2.2.1.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu

* Kế toán chi phí nguyên vật liệu chính :

Như phần bên trên đã trình bày, với nguyên vật liệu chính Công ty chỉ theo dõi về mặt số lượng, không theo dõi về mặt giá trị nên không hạch toán vào chi phí sản xuất phát sinh trong tháng

Tuỳ thuộc vào đơn đặt hàng của khách, Công ty đưa ra kế hoạch sản xuất trong tháng và định mức nguyên vật liệu chính tiêu hao cho một sản phẩm do phòng Kỹ thuật chuyển tới, phòng kế toán lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu chính (Biểu số 2.1) để sản xuất thử sản phẩm mẫu.

Biểu số 2.1

PHIẾU XUẤT KHO Số : 02/9 Ngày 01 tháng 09 năm 2007

Họ và tên người nhận hàng : Trần Thị Thuý. Địa chỉ (Bộ phận) : Phòng kỹ thuật

Lý do xuất kho: May mẫu, làm bảng mẫu mã sản phẩm Nardo Jacket Xuất tại kho : Kho nguyên liệu

ST

T phẩm chất vật tư(SP,HH)Tên, nhãn hiệu, quy cách Mãsố

Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thànhtiền Yêu cầu Thực xuất 1 600D POLYCORDURA m 2,5 2,5 2 POLYMESH m 2,5 2,5 3 30Z BOTHSIDE SPIRAL m 2 2 4 EX-TEX Z-LINER m 2,5 2,5 5 210T N/TAFFETA P/D m 3,5 3,5 Cộng

Sau khi sản phẩm mẫu đạt yêu cầu thì phòng kế hoạch sẽ phân bố dây chuyền sản xuất. Kế toán lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu chính(Biểu số 2.2 ). Căn cứ vào hoá đơn vận chuyển, hoá đơn bán hàng, lệnh sản xuất, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, số lượng thực tế nhập xuất...thủ kho ghi tình hình biến động vào thẻ kho, nguyên vật liệu chính sẽ được chuyển đến giai đoạn đầu tiên là phân xưởng cắt. Phân xưởng cắt sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình sẽ tạo ra các bán thành phẩm và chuyển số bán thành phẩm này sang các công đoạn tiếp theo. Đối với các nguyên vật liệu do bên đặt hàng cung cấp mà Công ty tiếp kiệm được từ các hợp đồng gia công, Công ty tiến hành nhập kho để sử dụng tiếp cho các đơn đặt hàng tiếp theo.

Biểu số 2.2

PHIẾU XUẤT KHO Số 07/9 Ngày 02 tháng 09 năm 2007

Họ và tên người nhận hàng : Trương Văn May Địa chỉ (Bộ phận) : Phân xưởng Textile 1 Lý do xuất kho: May sản phẩm Nardo Jacket Xuất tại kho : Kho nguyên liệu

ST

T phẩm chất vật tư(SP,HH)Tên, nhãn hiệu, quy cách Mãsố

Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thànhtiền Yêu cầu Thựcxuất

1 600D POLYCORDURA m 2.500 2.500 2 POLYMESH m 2.500 2.500 3 30Z BOTHSIDE SPIRAL m 2.000 2.000 4 EX-TEX Z-LINER m 2.500 2.500 5 210T N/TAFFETA P/D m 3.500 3.500 Cộng

* Kế toán chi phí nguyên vật liệu phụ

Thông thường đối với hàng gia công xuất khẩu thì nguyên phụ liệu cũng do khách hàng đem đến, tuy nhiên cũng có trường hợp do có sự thoả thuận của hai bên mà Công ty tự cung cấp để hoàn thiện sản phẩm. Về cơ bản thì việc ghi chép và hạch toán nguyên phụ liệu cũng tương tự như nguyên vật liệu chính.

-Với nguyên phụ liệu do khách hàng mang tới thì kế toán chỉ theo dõi sự biến động về mặt số lượng như nguyên vật chính mà không hạch toán vào chi phí sản xuất.

- Với những vật liệu phụ mà Công ty tiến hành thu mua thì kế toán sẽ theo dõi sự biến động trên cả hai mặt số lượng và giá trị. Chi phí này được tính vào giá thành sản xuất sản phẩm.

Chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp được đưa vào để tính giá thành phẩm trong công ty bao gồm : chi phí mua túi PE, ép nhãn mác, thùng Carton và chỉ may. Đối với những phụ liệu xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng sản phẩm thì được kế toán hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tính giá thì kế toán tiến hành phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí. Tiêu thức phân bổ được sử dụng là phân bổ theo số lượng sản phẩm.

Công thức phân bổ như sau :

Chi phí vật liệu phân bổ

cho từng sản phẩm = Tổng tiêu thức phân bổ

Vật liệu phụ xuất kho cho các phân xưởng sẽ căn cứ trên định mức tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm và số lượng sản phẩm sản xuất theo kế hoạch. Do công ty có ít danh điểm nguyên phụ liệu cho nên để tiện cho công tác quản lý kịp thời, chính xác Công ty đã sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên phụ liệu và phương pháp tính giá nhập trước xuất trước để xác định giá trị hàng xuất kho.

Để theo dõi chặt chẽ vật liệu xuất kho, trên cơ sở phiếu nhập kho, xuất kho (Biểu số 2.3) kế toán chi phí sử dụng sổ chi tiết Tk 6212 (Biểu số 2.4) tập hợp toàn bộ chi phí nguyên phụ liệu dùng cho sản xuất chi tiết cho từng sản phẩm. Cuối tháng, dựa vào sổ chi tiết cho từng sản phẩm, kế toán tiến hành tập hợp các số liệu vào bảng phân bổ nguyên phụ liệu cho từng sản phẩm theo từng dây chuyền sản xuất (Biểu số 2.5).

Biểu số 2.3

PHIẾU XUẤT KHO Số 35/9 Ngày 16 tháng 09 năm 2007

Họ và tên người nhận hàng : Trương Văn May Địa chỉ (Bộ phận) : Phân xưởng Textile 1 Lý do xuất kho : May sản phẩm Nardo Jacket Xuất tại kho : Kho nguyên liệu

S T T

Tên vật tư Mãsố Đơn vịtính YêuSố lượng Đơngiá Thành tiền cầu

Thực xuất

1 Túi PE vát in 70x100 T11 Cái 436 436 1.801,8 785.585 2 Thùng Carton 85x60x30 C24 Thùng 436 436 3.999,3 1.743.695

Biểu số 2.4

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

Tài khoản 6212 – Chi phí nguyên vật liệu phụ Tên phân xưởng : PX Textile 1

Tên sản phẩm : Nardo Jacket

Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK đối ứng

Ghi Nợ tài khoản 6212

SH NT Tổng số tiến Chia ra Chỉ Túi PE Carton 07/9 15/9 21/9 35/9 02/09 04/09 06/09 16/09 Số phát sinh trong kỳ - Xuất chỉ - Xuất túi PE - Xuất thùng Carton

- Xuất túi PE, thùng Carton

1522 1522 1522 1522 5.588.405 720.720 1.599.720 2.529.280 5.588.405 720.720 785.585 1.599.720 1.743.695 30/09 - Cộng số phát sinh trong kỳ - Ghi có Tk 6212 - Số dư cuối kỳ 154 10.438.125 10.438.125 0 5.588.405 1.506.305 3.343.415

Biểu số 2.5

BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN PHỤ LIỆU

Tháng 9 năm 2007

St t

Phân

xưởng Diễn giải

Ghi Nợ Tk 6212

Ghi có Tk 1522

Túi PE Ép nhãn CartonThùng Chỉ

1

Textile1 Nardo Jacket .....

Xuất cho PX Textile 1

10.438.125 .... 16.629.159 1.506.305 .... 2.418.905 3.343.415 ... 5.773.752 5.588.405 .... 8.436.502

2 Textile 2 Xuất cho PX Textile 2 10.261.882 1.834.200 7.464.307 963.374

3 Textile 3 Xuất cho PX Textile 3 16.563.062 4.090.200 6.362.315 6.110.546

4 Textile 4 Xuất cho PX Textile 4 11.196.158 1.265.700 3.260.000 5.005.566 1.664.892

5 Textile 5 Xuất cho PX Textile 5 10.076.106 1.281.300 4.103.884 4.690.922

6 Leather 1 Xuất cho PX Leather 1 17.281.223 1.472.400 2.150.000 7.246.772 6.412.051

7 Leather 2 Xuất cho PX Leather 2 13.330.670 1.407.600 7.860.361 4.062.709

8 Leather 3 Xuất cho PX Leather 3 12.437.432 28.600 9.811.054 2.597.778

9 Leather 4 Xuất cho PX Leather 4 8.251.268 926.100 2.735.885 4.589.283

10 Leather 5 Xuất cho PX Leather 5 7.676.246 1.062.300 5.599.097 1.014.849

Hàng ngày, kế toán tiến hành lấy số liệu từ sổ nhật ký chung đưa vào Sổ cái Tk 621 (Biểu số 2.6) . Cuối tháng tính tổng số phát sinh trên Sổ cái 621 rồi kết chuyển sang Sổ cái Tk 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Biểu số 2.6

Đơn vị : Công ty TNHH PHIKO VINA Đ/C: Đức Thắng - Hiệp Hoà - Bắc Ninh

SỔ CÁI

Năm 2007

Tài khoản 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Đơn vị : Đồng

Chứng từ

Diễn giải Số hiệu

TKĐƯ

Số tiền

Số hiệu thángNgày Nợ

Số phát sinh trong tháng 9

XK07/9 02/09 Xuất chỉ cho L1-6, T1-5 1522 14.121.985 XK15/9 04/09 Xuất túi PE cho L1-6, T1-5 1522 4.937.684 XK21/9 06/09 Xuất thùng Carton cho L1-6,T1-5 1522 23.019.540 XK22/9 10/09 Xuất chỉ cho L1-6,T1-5 1522 12.884.298 XK35/9 16/09 Xuất túi PE Cho L1-6, T1-5 1522 5.805.360 XK35/9 16/09 Xuất thùng Carton cho L1-6,T1-5 1522 21.498.537 XK41/9 20/09 Xuất chỉ cho L1-6,T1-5 1522 15.359.674 XK43/9 21/09 Xuất nhãn mác cho L1,T4 1522 5.410.000 XK47/9 25/09 Xuất túi PE cho L1-6, T1-5 1522 6.109.661 XK51/9 28/09 Xuất thùng Carton ch L1-6,T1-5 1522 23.101.568

30/09 Kết chuyển chi phí tháng 9 154 132.248.308

Cộng số phát sinh tháng 9 132.248.308 132.248.308

Số dư cuối tháng 0 0

Ngày ... tháng .... năm....

2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

2.2.2.1 Nội dung kế toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty

Chi phí nhân công trực tiếp trong sản xuất của Công ty TNHH PHILKO VINA là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, các chi phí trực tiếp thực hiện lao vụ bao gồm : Tiền lương chính, lương phụ, lương thêm giờ, ăn ca, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế tính theo tiền lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất.

Công ty TNHH PHILKO VINA là một doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Theo quy định hiện nay của Bộ LĐ-TB&XH thì Bắc Giang là địa bàn thuộc Vùng III trong lãnh thổ chia vùng kinh tế của nhà nước ta. Bắt đầu từ 01/01/2008 mức lương tối thiểu được quy định cho vùng này là 800.000đ một tháng một công nhân. Số liệu trong chuyên đề lấy từ tháng 9/2007 nên mức lương tối thiểu được công ty áp dụng là 710.000 đ/người/tháng.

Lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính theo thời gian làm việc của mỗi công nhân trong tháng. Với mức lương ký hợp đồng ban đồng, Công ty tiến hành tính tiền lương trung bình ngày của công nhân đó.

Như vậy theo quy định hiện hành, với mức lương tối thiểu là 710.000 đ / người / tháng thì mức lương bình quân ngày của một công nhân tương ứng là 27.307,7 đồng một ngày.

Lương bình quân ngày =

Lương ký hợp đồng 26 ngày lao động quy định

Sau khi tính được lương trung bình ngày thì căn cứ vào bảng chấm công số ngày đi làm của công nhân để tính ra lương theo thời gian làm việc.

Theo hình thức này thì :

Lương thời gian = Lương bình quân ngày x Số ngày đi làm thực tế

Ngoài ra công nhân còn có tiền làm thêm giờ, tiền ăn ca. Những khoản này đều được tính vào chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ.

- Tiền ăn ca của mỗi công nhân 1bữa là 3000 đ

- Tiền công làm thêm giờ được Công ty trả cho mỗi công nhân theo đúng quy định là :

Tiền công 1 giờ làm thêm = tiền công 1 giờ x 1.5 Tiền công 1 giờ = Tiền công ngày / 8 tiếng

- Nếu làm thêm giờ vào ngày lễ hoặc chủ nhật thì được tính theo quy định là gấp 2 lần mức lương ngày.

Để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp. Nội dung và kết cấu như sau :

Bên Nợ : Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực

hiện lao vụ, dịch vụ.

Bên Có : Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp sản xuất vào tài khoản

tính giá thành.

Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ.

2.2.2.2 Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp.

Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công của từng bộ phận gửi lên phòng Tổ chức cán bộ lao động tiền lương. Tại đây, bộ phận tiền lương sẽ tính toán và xác định số tiền thực tế phải trả cho công nhân sản xuất và lập bảng thanh toán lương cho từng dây chuyền, từng phân xưởng rồi chuyển sang cho phòng kế toán

tài chính. Tại phòng kế toán, sau khi nhận được các bảng thanh toán lương( Biểu số 2.7, Biểu số 2.8) do phòng tổ chức chuyển sang, kế toán lương sẽ tiến hành

Một phần của tài liệu luận văn kế toán Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm May gia công tại Công ty TNHH PHILKO VINA (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w