Hiện nay, Công ty đang sử dụng phương pháp tính lương theo thời gian cho tất cả cán bộ công nhân viên trong Công ty. Việc áp dụng phương pháp tính lương như vậy đối với công nhân sản xuất trực tiếp thì dẫn đến năng suất lao động không cao, người lao động không phát huy được hết khả năng làm việc của mình gây ra tình trạng ỳ trệ trong sản xuất, làm chậm tiến độ gây thiệt hại cho Công ty. Thực tế, việc khoán sản phẩm làm theo ngày như hiện nay của Công ty cũng chính là để đảm bảo năng suất lao động, tuy nhiên khi làm như vậy công nhân sẽ bị áp lực trong công việc, không có hứng thú trong công việc thì không thể nâng cao được năng suất lao động.
Phần nhiều doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực may mặc đều thực hiện tính lương theo phương pháp này và thực tế là một số lượng lớn công nhân có tay nghề đã rời bỏ Công ty sau một thời gian làm việc. Vì vậy, việc tiến hành thay đổi phương pháp tính lương hiện nay là rất cần thiết.
Dựa vào đặc điểm sản xuất của Công ty là sản xuất theo các đơn đặt hàng, số lượng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm là rất lớn. Vì vậy, để kích thích được năng suất lao động, và trả lương xứng đáng với công sức công nhân bỏ ra Công ty nên phân chia lại cách tính lương. Đối với nhân viên văn phòng và công nhân gián tiếp sản xuất, Công ty vẫn tính lương theo thời gian đi làm thực tế như hiện nay. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, Công ty nên tính lương theo cả thời gian và sản phẩm. Tức là, khi họ tham gia sản xuất thì lương được tính trên số sản phẩm họ làm được, nhưng khi công nhân đi họp Hội nghị, meeting, văn nghệ… thì họ được trả lương theo số ngày tham gia.
Khi thực hiện tính lương theo sản phẩm, Công ty nên thực hiện chế độ khoán quỹ lương theo tỷ lệ % trên doanh thu. Quỹ lương mà từng phân xưởng sản xuất được hưởng căn cứ vào doanh thu của phân xưởng đó thực hiện trong kỳ và tỷ lệ % mà phân xưởng được hưởng. Quỹ lương của Công ty nên được xác định như sau : Quỹ lương của PX trong kỳ = ∑ Số lượng sản phẩm PX hoàn thành trong kỳ X Đơn giá từng SP X Tỷ lệ % DT PX được hưởng X Tỷ giá hạch toán
Trong đó, đơn giá tiền lương từng sản phẩm đã được phòng kế hoạch lập cho từng mã hàng. Khi bắt đầu đưa một mã hàng vào sản xuất, phòng kỹ thuật sẽ tiến hành cho sản xuất thử và ấn định thời gian hoàn thành, làm căn cứ để xác định đơn giá tính lương đối với mỗi chi tiết sản phẩm ở từng bước công việc. Từ đó tính được đơn giá tiền lương từng SP của từng mã hàng, Phòng kế hoạch sẽ tổng hợp lại thành Bảng đơn giá tiền lương. (Biểu số 3.4).
Toàn bộ tiền lương tính trên doanh thu mà mỗi phân xưởng nhận được sẽ phân chia theo chế độ lương do bộ phận lao động tiền lương ở văn phòng công ty xây dựng, việc phân chia này cụ thể như sau:
Nếu gọi tổng quỹ lương phân xưởng là X thì X sẽ được phân chia thành hai phần: Phần thứ nhất là phần được trích làm quỹ dự phòng (Y), mục đích trích ra quỹ này là để trả lương cho công nhân khi họ làm thêm giờ hoặc trong trường hợp khi không có việc. Phần thứ hai (Z) được trả cho công nhân và cán bộ phân xưởng :
Y = 10% x X Z = 90% x X
Trong đó phần lương trả cho công nhân sản xuất và cán bộ xí nghiệp được phân chia cho từng tổ theo tỷ lệ nhất định:
89,8%Z cho Công nhân trực tiêp sản xuất được phân chia cho các tổ gồm: - Tổ may: 78%Z
- Tổ cắt: 5,5%Z - Tổ là: 6,3%Z
10,2%Z cho nhân viên phân xưởng được chia cho các tổ gồm: - Tổ kỹ thuật: 3,77%Z
- Tổ bảo vệ: 0,1%Z
- Tổ văn phòng: 3,2%Z - Tổ bảo toàn và vệ sinh: 2,2%Z - Tổ thu hoá: 0,93%Z
Từ quỹ lương mỗi tổ được hưởng, trong mỗi tổ sẽ quy định hệ số chia lương cho từng công nhân, cán bộ trong tổ.
Hàng ngày, các tổ trưởng căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình để chấm công cho từng người trong ngày trên Bảng chấm công. Bảng chấm công
cũng theo dõi số ngày nghỉ phép, số ngày nghỉ có lý do, số ngày nghỉ không có lý do…Đến cuối tháng, nhân viên thống kê phân xưởng tổng hợp các phiếu nhập kho thành phẩm (đã qua kiểm định chất lượng) và bảng chấm công ở các tổ sản xuất để nộp cho bộ phận văn phòng công ty. Đây là bộ phận làm công tác tính lương ở công ty. Bộ phận văn phòng công ty tổng hợp và tính lương bằng phần mềm tính lương, sau đó sẽ tổng hợp thành “Báo cáo tính lương” lên phòng kế toán công ty.
Biểu số 3.4
Công ty TNHH PHILKO VINA
BẢNG ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG SẢN PHẨM
Diễn giải Đvị tính Đơn giá Thời
gian Lương Sp Thưởng
Nardo Jacket
May
Công nhân may Tổ trưởng Thu hóa …. đ/chiếc Văn phòng SX Cắt Quản lý SX Cộng KẾT LUẬN
Mục đích cuối cùng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là đạt được lợi nhuận cao nhât. Mà để đạt được lợi nhuận cao thì phải tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí.
Việc giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh là một quá trình phấn đấu của doanh nghiệp, nó liên quan đến rất nhiều khâu của quá trình sản xuất, liên quan đến nhiều khoản mục chi phí. Việc tính toán ghi chép và phản ánh chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh phấn đấu giảm giá thành và tăng lợi nhuận kinh doanh.
Qua quá trình học tập, rèn luyện ở trường và đi sâu vào tìm hiểu thực tế em đã phần nào nhận thức được ý nghĩa của việc tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Em đã tiến hành đi sâu nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm gia công tại Công ty TNHH PHILKO VINA” như em đã trình bày ở trên.
Những việc giải quyết các vấn đề trên còn không tránh khỏi những khiếm khuyết đòi hỏi phải nghiên cứu sâu hơn cả về lý thuyết và thực tế. Tuy nhiên, để có được chuyên đề này ngoài sự cố gắng của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của toàn thể các anh chị trong phòng Kế toán của Công ty và đặc biệt là sự dìu dắt hướng dẫn tận tình của thầy giáo Trương Anh Dũng – là người đã hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập của mình.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Kế toán của nhà trường, các cán bộ, nhân viên của Công ty TNHH PHILKO VINA đã truyền đạt cho em kiến thức và tạo điều kiện để em hoàn thành tốt chuyên đề của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang
LỜI NÓI ĐẦU...1
Chương 1: Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH PHILKO VINA 1.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Cty TNHH PHILKO VINA 1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ...3
1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh...3
1.1.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý ...7
1.1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất ...15
1.2. Đặc điểm tổ chức công tác hạch toán tại công ty TNHH PHILKO VINA 1.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán ...18
1.2.2 Hình thức ghi sổ kế toán...20
1.2.3 Chính sách kế toán áp dụng tại Công ty TNHH PHILKO VINA...22
Chương 2 : Thực tế hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công tai Công ty TNHH Philko Vina 2.1 Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm tại PHILKO VINA 2.1.1 Những vấn đề chung của quá trình sản xuất sản phẩm ...28
2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất ...30
2.1.2.1 Chi phí nguyên phụ liệu trực tiếp...31
2.1.2.2 Chi phí nhân công trực tiếp...31
2.1.2.3 Chi phí sản xuất chung...32
2.1.3 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại công ty...33
2.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất tại công ty 2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...34
2.2.1.1 Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...34
2.2.1.2 Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu…...35
2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp...43
2.2.2.1 Nội dung chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty,...42
2.2.2.2 Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp...43
2.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung...53
2.2.3.1 Nội dung chi phí sản xuất chung...53
2.2.3.2 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung...53
2.2.4 Tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty...63
2.3 Tính giá thành sản phẩm tại Công ty 2.3.1 Đối tượng tính giá thành tại Công ty...67
2.3.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ...67
2.3.3 Phương pháp tính giá thành tại Công ty PHILKO VINA...68
Chương 3 : Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công tại Công ty TNHH PHILKO VINA 3.1 Một số nhận xét về quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công tại Công ty TNHH PHILKO VINA 3.1.1 Những ưu điểm...71
3.1.2 Những mặt hạn chế...72
3.2 Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty PHILKO VINA 3.2.1 Nguyên tắc hoàn thiện...75
3.2.2 Một số ý kiến góp phần hoàn thiện...76
3.2.2.2 Hoàn thiện hệ thống chứng từ sổ sách...78
3.2.2.3 Hoàn thiện hạch toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm may gia công...81
3.2.2.4 Hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ cho bộ phận kế toán...81
3.2.2.5 Hoàn thiện phương pháp tính lương tại công ty………...….82
Phụ lục
STT Tên sơ đồ, bảng biểu Trang
1 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 9 2 Sơ đồ 1.2 Sơ đồ quy trình sản xuât 17 3 Sơ đồ 1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty 18 4 Sơ đồ 1.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức NKC 21
5 Biểu số 2.1 Phiếu xuất kho 35
6 Biểu số 2.2 Phiếu xuất kho 36
7 Biểu số 2.3 Phiếu xuất kho 38
8 Biểu số 2.4 Sổ chi tiết tài khoản 6212 39 9 Biểu số 2.5 Bảng phân bổ nguyên phụ liệu 40
10 Biểu số 2.6 Sổ cái Tk 621 41
11 Biểu số 2.7 Bảng thanh toán lương tháng 9/2007 45 12 Biểu số 2.8 Bảng thanh toán lương tháng 9/2007 46 13 Biểu số 2.9 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH 47
14 Biểu số 2.10 Sổ cái Tk 622 48
15 Biểu số 2.11 Bảng theo dõi sản phẩm 49
16 Biểu số 2.12 Sổ chi tiết Tk 622 52
17 Biểu số 2.13 Bảng thanh toán lương cho người nước ngoài 57 18 Biểu số 2.14 Bảng tính và phân bổ CCDC tháng 9 58 19 Biểu số 2.15 Bảng tính khấu hao TSCĐ tháng 9/2007 59 20 Biểu số 2.16 Bảng phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn 60
21 Biểu số 2.17 Sổ cái Tk 627 61
22 Biểu số 2.18 Sổ chi tiết Tk 627 62
23 Biểu số 2.19 Sổ cái Tk 154 64
24 Biểu số 2.20 Sổ Nhật ký chung 65
25 Biểu số 2.21 Bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành 69 26 Biểu số 2.22 Bảng tính giá thành theo mã sản phẩm 70 27 Biểu số 3.1 Bảng xuất NVL theo định mức 80 28 Biểu số 3.2 Phiếu xác nhận bán thành phẩm 79 29 Biểu số 3.3 Phiếu theo dõi bàn cắt 81 30 Biểu số 3.4 Bảng đơn giá tiền lương sản phẩm 85
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………