1 TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT BÁN LẺ Ở VIỆT NAM 1. Dữ liệu Gồm dữ liệu theo tháng của 4 chuỗi lãi suất: • Lãi suất tiền gửi (LSTG): Lãi suất trung bình lấy từ IFS. Giá trị cuối tháng (%/năm). • Lãi suất cho vay (LSCV): Lãi suất trung bình lấy từ IFS. Giá trị cuối tháng (%/năm). • Lãi suất tái cấp vốn (LSTCV) – lãi suất chính sách: Lãi suất trung bình lấy từ SBV. Giá trị cuối tháng (%/năm). • Lãi suất thị trường liên ngân hàng (LSLNH): Lãi suất do SBV công bố, bình quân dơn giản các kỳ hạn. Giá trị cuối tháng (%/năm). Giai đoạn mẫu từ tháng 7 năm 2004 đến tháng 6 năm 2014. Hình 1: Diễn biến lãi suất giai đoạn tháng 7/2004 đến tháng 6/2014 2. Các bước thực hiện và kết quả 2.1. Kiểm định tính dừng 2.1.1. Kiểm định nghiệm đơn vị ở chuỗi gốc Bảng 1: Kiểm định nghiệm đơn vị ở chuỗi gốc (Unit root test at levels) Chuỗi dữ liệu Giá trị thống kê ADF với hằng số Giá trị thống kê ADF với hằng số và xu hướng Số bước trễ LSCV -2.155807 (0.2237) -1.966177 (0.6131) 5 LSTG -2.055405 (0.2632) -1.807878 (0.6946) 5 LSTCV -2.973005 ** (0.0405) -3.037643 (0.1267) 3 2 LSTTLNH -2.493719 (0.1196) -2.452519 (0.3510) 3 Ghi chú: ** tương ứng với mức ý nghĩa 5%. Giá trị p-value nằm trong ngoặc đơn ( ). Bước trễ được xác định theo tiêu chí AIC độ trễ dài nhất trong kiểm định là 12. Kiểm định nghiệm đơn vị ADF được dùng để xác định tính dừng của chuỗi dữ liệu với giả thuyết H 0 : chuỗi là không dừng (có nghiệm đơn vị). Trong trường hợp kiểm định ADF có hằng số (intercept), tất cả các chuỗi là không dừng ngoại trừ LSTCV là chuỗi dừng với mức ý nghĩa 5%. Trong trường hợp kiểm định ADF có hằng số xoay quanh một đường xu thế (trend and intercept), tất cả các chuỗi lãi suất là chuỗi không dừng. 2.1.2. Kiểm định nghiệm đơn vị ở chuỗi sai phân bậc nhất Bảng 2: Kiểm định nghiệm đơn vị ở chuỗi sai phân bậc nhất (Unit root test at first difference) Chuỗi dữ liệu Giá trị thống kê ADF với hằng số Giá trị thống kê ADF với hằng số và xu hướng Số bước trễ D(LSCV) -5.640308 *** (0.0000) -5.726847 *** (0.0000) 4 D(LSTG) -5.626037 *** (0.0000) -5.718888 *** (0.0000) 4 D(LSTCV) -7.034893 *** (0.0000) -7.062953 *** (0.0000) 0 D(LSTTLNH) -4.880135 *** (0.0001) -4.929106 *** (0.0005) 2 3 Ghi chú: *** có ý nghĩa tại mức 1%. Giá trị p-value nằm trong ngoặc đơn ( ). Bước trễ được xác định theo tiêu chí AIC, độ trễ dài nhất trong kiểm định là 12. Tiếp tục tiến hành kiểm định ADF đối với chuỗi sai phân bậc nhất để xác định thêm về tính dừng của chuỗi dữ liệu. Các kết quả kiểm định nghiệm đơn vị tại chuỗi sai phân bậc nhất bác bỏ giả thuyết H 0 về tính không dừng ở mức ý nghĩa 1% cho cả 4 biến: D(LSCV), D(LSTG), D(LSTTLNH) và D(LSTCV) (Bảng 2). Nghĩa là các chuỗi sai phân bậc nhất của các biến đều dừng với mức ý nghĩa 1% ở cả trường hợp kiểm định ADF có hằng số và kiểm định ADF có hằng số xoay quanh đường xu thế. 2.2. Độ trễ tối ưu Theo tiêu chí AIC, các mô hình với chuỗi dữ liệu gốc có độ trễ tối đa bằng 5 (Chi tiết xem tại cột 4, Bảng 1). (1) Trong đó, y t là lãi suất tiền gửi (LSTG) hoặc lãi suất cho vay (LSCV); x t là lãi suất thị trường liên ngân hàng (LSTTLNH) hoặc lãi suất chính sách (LSTCV). (1 * ) 2.3. Kiểm định đồng liên kết Kiểm định nghiệm đơn vị phần dư theo phương trình (1) được trình bày trong Bảng 3. Theo kết quả bảng này, phần dư đều là chuỗi dừng trong trường hợp có hằng số. Như vậy theo kết quả kiểm định bằng phương pháp ADF tồn tại đồng liên kết giữa các biến lãi suất trong mô hình (1). Bảng 3: Kiểm định tính dừng của phần dư Chuỗi dữ liệu Giá trị thống kê ADF với hằng số Số bước trễ LSCV vs LSTTLNH -4.659953 *** (0.0002) 3 4 LSCV vs LSTCV -2.609711 * (0.0938) 0 LSTG vs LSTTLNH -4.087837 *** (0.0015) 1 LSTG vs LSTCV -2.681464 * (0.0804) 6 Ghi chú: * và *** tương ứng với các mức ý nghĩa 10% và 1%. Giá trị p-value nằm trong ngoặc đơn ( ). Bước trễ được xác định theo tiêu chí AIC, độ trễ dài nhất trong kiểm định là 12. 2.4. Kết quả cân bằng dài hạn Bảng 4: Truyền dẫn lãi suất bán lẻ trong dài hạn Biến phụ thuộc (y) Lãi suất cho vay Lãi suất tiền gửi Biến độc lập (x) LSTTLNH LSTCV LSTTLNH LSTCV Ước lượng OLS PL OLS PL OLS PL OLS PL Hệ số chặn 5.628224 *** 5.856281 *** 5.48109 *** 7.661473 *** 1.93282 *** 2.370612 ** 1.850317 *** 6.006375 * (16.05596) (8.063944) (14.51570) (7.208603) (5.583873) (2.064954 ) (4.735292) (1.913284) Hệ số gốc 0.776042 *** 0.752831 *** 0.804459 *** 0.538361 *** 0.849412 *** 0.81015 *** 0.871206 *** 0.36828 (20.13821) (9.440772) (19.0342) (4.365218) (22.32202) (6.461953 ) (19.91961) (0.993099) R 2 0.7746 0.9527 0.7543 0.9566 0.8085 0.9694 0.7708 0.9724 DW 0.7888 1.9593 0.2658 2.0232 0.7671 2.088 0.2232 2.1897 X 2 (α 1 =1) 33.7758 9.6075 21.406 14.0110 15.6607 2.2931 8.6719 2.9019 Prob 0.0000 0.0019 0.0000 0.0002 0.0001 0.1300 0.0032 0.0885 Ghi chú: * , ** và *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%. Giá trị thống kê t nằm trong ngoặc đơn ( ). Kết quả ước lượng các tham số từ phương trình (1) và (1 * ) được trình bày tóm tắt trong Bảng 4. Hệ số α 1 trong tất cả các trường hợp đều có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, ngoại trừ hệ số α 1 trong phương trình hồi quy LSTG theo LSTCV là không có ý nghĩa 5 thống kê. X 2 (α 1 = 1) là thống kê kiểm định giả thuyết cho rằng hệ số nghiêng bằng 1 (truyền dẫn hoàn toàn). Kết quả là trong mô hình đo lường truyền dẫn dài hạn từ lãi suất thị trường liên ngân hàng hoặc lãi suất chính sách đến lãi suất cho vay, giả thuyết mức độ truyền dẫn hoàn toàn (α 1 = 1) chưa được chấp nhận. Trong mô hình đo lường truyền dẫn lãi suất thị trường liên ngân hàng hoặc lãi suất chính sách đến lãi suất tiền gửi. Kết quả kiểm định có kết luận khác nhau giữa ước lượng OLS và ước lượng PL. Kết quả cho thấy giả thuyết truyền dẫn hoàn toàn từ lãi suất thị trường liên ngân hàng đến lãi suất tiền gửi không được chấp nhận đối với phương pháp OLS, nhưng giả thuyết truyền dẫn hoàn toàn lại được chấp nhận đối với phương pháp PL. Kiểm định giữa lãi suất chính sách và lãi suất tiền gửi, kết quả cho thấy giả thuyết truyền dẫn hoàn toàn không được chấp nhận với mức ý nghĩa 10%. Giá trị DW cho hồi quy OLS là rất thấp so với hồi quy PL, điều này chỉ ra sự có mặt của tương quan nối tiếp và có thể bỏ qua tính động. 2.5. Truyền dẫn lãi suất bán lẻ trong ngắn hạn và tốc độ điều chỉnh Để phân tích quan hệ động của thay đổi lãi suất bán lẻ trước những thay đổi của lãi suất thị trường liên ngân hàng hoặc lãi suất chính sách, áp dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (EMC): (2) Bảng 5: Truyền dẫn lãi suất bán lẻ tức thời và tốc độ điều chỉnh Biến (y) LSCV LSTG Biến (x) LSTTLN H LSTCV LSTTLN H LSTCV β 0 0.112904 0.574663 0.162454 0.531589 Prob 0.0397 0.0000 0.0006 0.0000 δ -0.32262 -0.228457 -0.191507 -0.085753 Prob 0.0000 0.0000 0.0006 0.0068 MAL 2.749654 1.861781 4.373448 5.462325 6 Kết quả từ Bảng 5 cho thấy hệ số hiệu chỉnh có dấu trùng với kỳ vọng ở kết quả cả 4 phương trình. Như vậy kết quả này củng cố mối quan hệ đồng liên kết lãi suất bán lẻ (lãi suất cho vay/ lãi suất tiền gửi) với lãi suất thị trường và lãi suất chính sách. Phần hiệu chỉnh sai số khi lệch khỏi vị trí cân bằng dài hạn của lãi suất cho vay khi có sự thay đổi lãi suất thị trường và lãi suất chính sách có độ lớn lần lượt là 0.3226 và 0.2285. Như vậy trung bình có khoảng 0.3226% sai lệch mối quan hệ lãi suất cho vay với lãi suất thị trường của kỳ này được điều chỉnh trong kỳ tiếp theo để mối quan hệ này trở về trạng thái cân bằng. Đối với lãi suất chính sách mức điều chỉnh sai lệch vào khoảng 0.2285% trong kỳ tiếp theo. Tương tự, phần hiệu chỉnh sai số khi lệch khỏi vị trí cân bằng dài hạn của lãi suất tiền gửi khi có sự thay đổi lãi suất thị trường và lãi suất chính sách có độ lớn lần lượt là 0.1915 và 0.0858. Độ trễ điều chỉnh trung bình (MAL) đo lường tốc độ mà lãi suất bán lẻ phản ứng đối với các chuyển động của lãi suất thị trường và lãi suất chính sách theo bước trễ lần lượt là 2.75, 1.86, 4.37 và 5.46. . 1 TRUYỀN DẪN LÃI SUẤT BÁN LẺ Ở VIỆT NAM 1. Dữ liệu Gồm dữ liệu theo tháng của 4 chuỗi lãi suất: • Lãi suất tiền gửi (LSTG): Lãi suất trung bình lấy từ IFS. Giá trị cuối tháng (%/năm). • Lãi suất. động. 2.5. Truyền dẫn lãi suất bán lẻ trong ngắn hạn và tốc độ điều chỉnh Để phân tích quan hệ động của thay đổi lãi suất bán lẻ trước những thay đổi của lãi suất thị trường liên ngân hàng hoặc lãi suất. với kỳ vọng ở kết quả cả 4 phương trình. Như vậy kết quả này củng cố mối quan hệ đồng liên kết lãi suất bán lẻ (lãi suất cho vay/ lãi suất tiền gửi) với lãi suất thị trường và lãi suất chính