1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thảo luận đường lối CM của đảng CS việt nam VCU đề tài Phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở nước ta hiện nay

22 357 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 189 KB

Nội dung

Đề cương chi tiếtLời mở đầuNội dung I.Tổng quan về sự nghiệp CNH-HĐH I.1.Một số khái niệmI.1.1Khái niệm CNH- HĐHI.1.2.Khái niệm nguồn nhân lựcI.2.Quan điểm và chủ trương phát hu

Trang 1

Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc lập – Yự do – Hạnh phúc -

BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN LẦN I

Học phần : Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.Lớp học phần :

Nhóm: Giáo viên giảng dạy: Thời gian họp: …h ngày ….Địa điểm họp: Tại sân thư viện trường ĐH Thương MạiThành viên tham gia:

Nội dung họp:

1 Nhóm trưởng giao đề tài và phân công việc cho các thành viên 2 Phân công làm thêm đề cương tóm tắt 2 đề tài còn lại cho bạn

… và ….3 Các thành viên thống nhất lại phần được giao và buổi sau sẽ

nộp bài cá nhân cho nhóm trưởng

Hà Nội, ngày tháng năm 20

Nhóm Trưởng Thư ký

Trang 2

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – tự do – hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM THẢO LUẬN LẦN II

Học phần : Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam.Lớp học phần :

Nhóm: 02Giáo viên giảng dạy: Thời gian họp: h ngày Địa điểm họp: Tại sân thư viện trường ĐH Thương MạiThành viên vắng mặt: 2 -…

- …

Nội dung họp:

1 Thư ký thu bài thảo luận cá nhân của các thành viên trực tiếpqua mail

2 Các bạn cùng thảo luận và đánh giá về bài cá nhân của từng thành viên, bổ sung và hoàn thiện.Nhóm trưởng thông báo tên những thành viên chưa nộp bài và liên hệ với thành viên nhóm bổ sung để thu bài làm

3 Thư ký tổng hợp bài Nhóm trưởng chỉnh sửa bài, viết biên bản họp nhóm và in bài

Hà Nội, ngày tháng năm 20

Trang 3

Bảng đánh giá việc đóng góp xây dựng chuyên đề thảo luận

Nhóm Trưởng

Hà Nội, ngày tháng năm 20

Trang 4

Đề cương chi tiết

Lời mở đầuNội dung

I.Tổng quan về sự nghiệp CNH-HĐH

I.1.Một số khái niệmI.1.1Khái niệm CNH- HĐHI.1.2.Khái niệm nguồn nhân lựcI.2.Quan điểm và chủ trương phát huy nguồn nhân lực của Đảng trongthời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước

II.Phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH-HĐH

II.1.Thực trạng nguồn nhân lực hiện nayII.2.Nguyên nhân dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực giảm sútII.3.Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

III.Thực trạng về nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin hiệnnay ở Việt Nam.

Kết luận.

Trang 5

Lời mở đầu

Công nghiệp hoá- hiện đại hoá, đó là một khái niệm không hề mới nhưnglại mang một ý nghĩa vô cùng lớn lao, Đảng ta đã xác định rõ CNH-HĐH lànhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.CNH-HĐH là một bước chuẩn bị, một bước xây dựng hạ tầng cơ sở, xâydựng nền tảng cho nền kinh tế của đất nước Muốn thực hiện CNH-HĐH cầnphải có rất nhiều nguồn lực như: cơ sở vật chất, kinh tế, chính trị, xã hội,….song nguồn nhân lực chính là nền tảng, là tiền đề quan trọng của CNH-HĐH đất nước Nguồn nhân lực tiên tiến sẽ tạo điều kiện cho công cuộccông nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước đạt được những bước phát triểnnhanh chóng

Với thực trạng của một đất nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, chịuảnh hưởng nặng nề do hậu quả của chiến tranh để lại, việc đầu tư lâu dài,đúng đắn và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam chính là quốc sách hàngđầu cho sự phát triển của đất nước.Vậy nguồn nhân lực Việt Nam hiện nayđang như thế nào? Phải làm gì để nâng cao chất lượng nguồn nhânlực? Đây thực sự là những vấn đề vô cùng quan trọng và cấp bách, vì vậy,

chúng tôi thực hiện đề tài thảo luận: “Phát huy nguồn nhân lực trong sự

nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở nước ta hiện nay’’.Tuy có cố

gắng thực hiện đề tài nhưng bài viết không tránh khỏi những thiếu sót vàđánh giá chủ quan.Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng gópcủa bạn đọc để làm nội dung thảo luận được hoàn thiện hơn

Trang 6

I.1.2.Khái niệm nguồn nhân lực:Hiện nay có nhiều khái niệm về nguồn nhân lực:

Ngân hàng thế giới WB cho rằng: Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn người

( thể lực, trí lực, kỹ năng, nghề nghiệp…) mà mỗi cá nhân sở hữu, có thểhuy động được trong quá trình sản xuất, kinh doanh hay một hoạt động nàođó.

Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc WTO: Nguồn nhân lực là trình độ

lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ con người hiện có thực tếhoặc tiềm năng để phát triển kinh tế- xã hội trong một cộng đồng.

Qua các ý kiến khác nhau đó chúng ta có thể tóm lược lại nguồn nhânlực là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, đạo đức, phẩm chất, trình độtri thức, vị thế xã hội…tạo nên năng lực của con người, của cộng đồngngười có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội củađất nước và trong hoạt động của xã hội

I.2.Quan điểm và chủ trương phát huy nguồn nhân lực của Đảngtrong thời kỳ công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước

Nguồn nhân lực hay nguồn lực của con người là yếu tố tiên quyết, làtiền đề, là nền tảng cho việc phát triển các nguồn lực khác Trong chủ nghĩaMac chúng ta đã thấy : “ Con người là chủ thể của các quan hệ xã hội.” Conngười được đặt ở vị trí trung tâm và các thành phần khác có mối quan hệmật thiết với con người Con người chính là yếu tố quyết định việc tồn tại và

Trang 7

phát triển của một thể chế chính trị, của một xã hội Xét trong suốt chiều dàicủa lịch sử, các thể chế chính trị, các loại hình xã hội được hình thành và tạonên do nhu cầu của con người Từ xã hội chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tưbản chủ nghĩa hay đến chủ nghĩa xã hội đều xuất phát từ con người

Trong xã hội chủ nghĩa, mọi con người đều bình đẳng, đều được tự do,được ấm no, hạnh phúc Chính từ thực tế đó mà Đảng ta đã xác định phải đitừng bước để tiến lên được xã hội chủ nghĩa Việc đầu tiên là phải trải quamột thời kì quá độ Thời kì quá độ ở đây chính là bước đệm, bước phát triểnđể xây dựng lên những cơ sở hạ tầng, xây dựng kinh tế, xây dựng những yếutố cần thiết cho chủ nghĩa xã hội Một nhiệm vụ tiên quyết và trọng tâm nhấtcủa thời kì quá độ chính là công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước Trongquá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước đó, Đảng ta đã nhận thấyrõ vai trò to lớn và quan trọng của nguồn nhân lực Qua đó, Đảng ta đã cónhững quan điểm và chủ trương để phát huy nguồn nhân lực của đất nước.Điều đó được thể hiện cụ thể trong các kì đại hội của Đảng ta

Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã quán triệt một trong những quan điểmvề công nghiệp hoá- hiện đại hoá dó là: “ Lấy việc phát huy nguồn lực conngười làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững Động viêntoàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng tích luỹ cho đầu tưphát triển Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, pháttriển văn hoá, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môitrường.”

Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định: Phát triển giáo dục và đào tạo làmột trong những động lực quan trọng để thúc đẩy sự nghiệp công nghiệphoá- hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơbản để phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.Tiếp tụcnâng cao chất lượng giáo dục Thực hiện phương châm: “ Học đi đôi vớihành, kết hợp lao động với sản xuất, nhà trường gắn với xã hội.”

Đại hội lần thứ X của Đảng xác định: Đổi mới tư duy giáo dục một cáchnhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu vàhệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàndiện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vựcvà của thế giới Xây dựng nền giáo dục của dân, do dân và vì dân Tăngcường hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo, từng bước xây dựng nền giáodục hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Trang 8

II.Phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp CNH-HĐH

II.1.Thực trạng nguồn nhân lực hiện nay

Nhận thức về nguồn nhân lực của Việt Nam đang còn có những ý kiếnkhác nhau Trên phương tiện thông tin đại chúng, người ta thường nói đếnthế mạnh của Việt Nam là nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ và kêu gọi cácnhà đầu tư hãy đầu tư vào Việt Nam vì điều đó Tại sao lại nói như vậy? Mộtsố người chưa đánh giá đúng về nguồn nhân lực của Việt Nam Quan điểmchỉ đạo về vấn đề này cũng chưa rõ ràng Khả năng để tổ chức khai thácnguồn nhân lực còn bất cập Vì vậy, để nghiên cứu nó, phải tìm hiểu xemnguồn nhân lực ở Việt Nam xuất phát từ đâu và đang ở trong tình trạngnào?

II.1.1 Số lượng:

Tình hình chung nguồn nhân lực của nước ta hiện nay là: Sau 30 nămcông nghiệp hóa, vẫn còn khoảng 70% lao động cả nước trong lĩnh vực nôngnghiệp; tỷ lệ học sinh trên triệu dân, tỷ lệ số trường các loại trên triệu dân, tỷlệ số trường đại học trên triệu dân; tỷ lệ tốt nghiệp đại học trên triệu dân, tỷlệ có học vị tiến sỹ trên triệu dân của nước ta đều cao hơn tất cả các nước cómức thu nhập bình quân theo đầu người tương đương như Thái Lan

Nguồn nhân lực từ nông dân:

Tính đến nay, số dân của cả nước là 84,156 triệu người1, trong đó, nôngdân chiếm khoảng hơn 61 triệu 433 nghìn người, bằng khoảng 73% dân sốcủa cả nước Số liệu trên đây phản ánh một thực tế là nông dân nước tachiếm tỷ lệ cao về lực lượng lao động xã hội

Nguồn nhân lực từ công nhân:

Về số lượng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay có khoảng dưới 5triệu người, chiếm 6% dân số của cả nước, trong đó, công nhân trong cácdoanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ thấp, khoảng gần 2 triệu người, bằngkhoảng 40% so với lực lượng công nhân nói chung của cả nước; lực lượngcông nhân của khu vực ngoài nhà nước có khoảng 2,70 triệu, chiếm gần60% Xu hướng chung là lực lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhànước ngày càng ít đi, trong khi đó, lực lượng công nhân của khu vực ngoàinhà nước ngày càng tăng lên

Trang 9

Công nhân có tay nghề cao chiếm tỷ lệ rất thấp so với đội ngũ công nhânnói chung Trình độ văn hóa, tay nghề, kỹ thuật của công nhân còn thấp Sốcông nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam có khoảng 150 nghìnngười, chiếm khoảng 3,3% so với đội ngũ công nhân nói chung ở Việt Nam.

Số công nhân xuất khẩu lao động tiếp tục tăng, tuy gần đây có chững lại.Từ năm 2001 đến năm 2006, Việt Nam đã đưa được gần 375 nghìn ngườilao động đi làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ, tăng gấp 4 lần so vớithời kỳ 1996-2000 (95 nghìn người) Hiện nay, lao động Việt Nam làm việctại nước ngoài có khoảng 500 nghìn người, làm việc tại trên 40 nước vàvùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề

Nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức:

Nếu tính sinh viên đại học và cao đẳng trở lên được xem là trí thức, thìđội ngũ trí thức Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhanh Riêng sinhviên đại học và cao đẳng phát triển nhanh: năm 2000, cả nước có 899,5nghìn người; năm 2002: 1.020,7 nghìn người; năm 2003: 1.131 nghìn người;năm 2004: 1.319,8 nghìn người Năm 2005: 1,387,1 nghìn người; năm 2006(mới tính sơ bộ: prel): 1,666, 2 nghìn người,…

Cả nước đến nay có 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; 1.131 giáo sư;5.253 phó giáo sư; 16 nghìn người có trình độ thạc sĩ; 30 nghìn cán bộ hoạtđộng khoa học và công nghệ; 52.129 giảng viên đại học, cao đẳng, trong đócó 49% của số 47.700 có trình độ thạc sĩ trở lên, gần 14 nghìn giáo viêntrung cấp chuyên nghiệp, 11.200 giáo viên dạy nghề và 925 nghìn giáo viênhệ phổ thông; gần 9.000 tiến sĩ được điều tra, thì có khoảng 70% giữ chứcvụ quản lý và 30% thực sự làm chuyên môn

Đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài, hiện có khoảng 300 nghìn ngườitrong tổng số gần 3 triệu Việt kiều, trong đó có khoảng 200 giáo sư, tiến sĩđang giảng dạy tại một số trường đại học trên thế giới

Số trường đại học tăng nhanh Tính đến đầu năm 2007, Việt Nam có 143trường đại học, 178 trường cao đẳng, 285 trường trung cấp chuyên nghiệp và1.691 cơ sở đào tạo nghề Cả nước hiện có 74 trường và khối trung học phổthông chuyên với tổng số 47,5 nghìn học sinh tại 63/64 tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương và 7 trường đại học chuyên Tỷ lệ học sinh trung học phổthông chuyên so với tổng dân số của cả nước đạt 0,05%, còn chiếm rất thấpso với thế giới

Trang 10

II.1.2 Chất lượng:

Nguồn nhân lực nước ta đứng trước tình hình: trẻ (tính theo tuổi đờitrung bình – một ưu thế lớn), đông (một ưu thế lớn khác, nước có dân sốđứng thứ 13 trên thế giới), nhưng tỷ lệ tính trên triệu dân của số người cónghề và có trình độ chuyên môn rất thấp so với tất các nước trong nhómASEAN 6 và Trung Quốc; số cán bộ kỹ trị và có trình độ quản lý cao rất ítso với dân số cũng như so với quy mô nền kinh tế

Theo điều tra của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2005: Nguồn nhân lựcViệt Nam về chất lượng được xếp hạng 53 trên 59 quốc gia được khảo sát,song mất cân đối nghiêm trọng:

- Ở Việt Nam cứ 1 cán bộ tốt nghiệp đại học có 1,16 cán bộ tốt nghiệptrung cấp và 0,92 công nhân kỹ thuật, trong khi đó tỷ lệ này của thế giới là 4và 10;

- Ở Việt Nam cứ 1 vạn dân có 181 sinh viên đại học, trong khi đó của thếgiới là 100, của Trung Quốc là 140 mặc dù mức thu nhập quốc dân tính theođầu người của TQ khoảng gấp đôi của nước ta

Nguồn nhân lực từ nông dân:

Nguồn nhân lực trong nông dân ở nước ta vẫn chưa được khai thác,chưa được tổ chức, vẫn bị bỏ mặc và từ bỏ mặc đã dẫn đến sản xuất tự phát,manh mún Người nông dân chẳng có ai dạy nghề trồng lúa Họ đều tự làm,đến lượt con cháu họ cũng tự làm.Nhìn chung, hiện có tới 90% lao độngnông, lâm, ngư nghiệp và những cán bộ quản lý nông thôn chưa được đàotạo Điều này phản ánh chất lượng nguồn nhân lực trong nông dân còn rấtyếu kém

Nguồn nhân lực từ công nhân:

Nguồn lực từ công nhân của nước ta tuy có sự lớn mạnh trong nhữngnăm gần đây song vẫn còn tồn tại những thực trạng rất đáng buồn và đáng longại Trong các cuộc thi tay nghề trong khu vực, công nhân nước ta đều cógiải cao nhưng đó là bề nổi của vấn đề Rất nhiều người coi công nhân làcông việc chân tay, nặng nhọc nên ai cũng từ chối làm việc này Bên cạnhđó, chế độ đãi ngộ với công nhân còn nhiều hạn chế nên làm cho nguồn lựctừ công nhân bị giảm sút khá nhiều

Trang 11

=> Có thể rút ra mấy điểm về thực trạng nguồn nhân lực ở Việt Nam: - Nguồn nhân lực ở Việt Nam khá dồi dào, nhưng chưa được sự quantâm đúng mức, chưa được quy hoạch, chưa được khai thác, còn đào tạo thìnửa vời, nhiều người chưa được đào tạo

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, dẫn đến tình trạng mâu thuẫn giữalượng và chất

- Sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa nguồn nhân lực từ nông dân, côngnhân, trí thức,… chưa tốt, còn chia cắt, thiếu sự cộng lực để cùng nhau thựchiện mục tiêu chung là xây dựng và bảo vệ đất nước

II.2.Nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực Việt Namcòn yếu kém

Thứ nhất, mặc dù kinh tế Việt Nam phát triển khá nhanh theo hướngCNH,HĐH nhưng nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng nhất.Tínhđến năm 2010, tỷ trọng nông nghiệp vẫn còn 17%, tỷ lệ lao động nôngnghiệp chiểm khoảng 50% và tỷ lệ lao động xã hội chưa qua đào tạo chiếmmột tỷ lệ đa số

Tính chất nông thôn và sự phụ thuộc nặng nề vào nông nghiệp thể hiệnở một tỷ trọng lớn trong tổng số người có việc làm nằm ở hai nhóm chỉ số vềvị thế việc làm, đó là lao động tự làm và lao động gia đình không được trảcông, trả lương Hai nhóm lao động này chiếm khoảng từ 2/3 đến 3/4 tổngsố người có việc làm năm 2009, có nghĩa là một tỷ lệ lớn trong tổng số việclàm là dễ bị tổn thương, có nguy cơ thiếu việc làm bền vững.Những chỉ sốnày cho thấy đây là một trong những nguyên nhân cơ bản đang tạo ra sự hạnchế trong phát triển nguồn nhân lực Việt Nam

Thứ hai, thực trạng quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực ở nước tacòn nhiều bất cập.Cho đến nay chúng ta chưa có chiến lược tổng thể trongviệc xây dựng, phát triển và sử dụng nguồn nhân lực cho quá trình phát triểnđất nước giai đoạn CNH-HĐH ít nhất là đến năm 2020 (mới chỉ có Quyhoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm2020 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ký Quyết định s 05/2007/QĐ-BTTTT phê duyệt ngày 26/10/2007) Việc quy hoạch, phát triển và sửdụng nguồn nhân lực giữa các ngành, vùng và địa phương trong cả nướccũng còn nhiều chồng chéo và thiếu các mục tiêu cụ thể Điều đó dẫn đến

Ngày đăng: 21/06/2015, 19:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w