1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN : PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC ppt

14 822 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 115,5 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN : PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC PHẦN MỘT : ĐỀ CƯƠNG SƠ LƯỢC A. LỜI MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG I. Khái niệm công nghiệp hóa – hiện đại hóa và cơ sở lý luận của việc phát huy nguồn nhân lực 1. Khái niệm công nghiệp hóa – hiện đại hóa 2. Cơ sở lý luận của việc phát huy nguồn nhân lực a) Khái niệm, phân loại nguồn nhân lực * Khái niệm * Phân loại nguồn nhân lực b) Các nhân tố tác động đến phát huy nguồn nhân lực * Đường lối CNH - HĐH của Đảng * Thực trạng tình hình kinh tế xã hội * Quy hoạch phát triển kinh tế 3. Quan điểm và chủ trương của Đảng về phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước II. Thực trạng nguồn nhân lực và một số giải pháp phát huy nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay 1. Thực trạng nguồn nhân lực a) Nguồn nhân lực từ nông dân b) Nguồn nhân lực từ công nhân c) Nguồn nhân lực từ trí thức , công chức , viên chức 2. Đánh giá vai trò nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa 3. Các giải pháp nhằm phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay a) Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta những năm tới b) Hoàn thiện chính sách phát huy nguồn nhân lực: c) Nâng cao chất lượng lao động d) Tăng cường phát triển kinh tế và tạo việc làm C. KẾT LUẬN PHẦN HAI : NỘI DUNG ĐỀ TÀI A. LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đang được xem là mục tiêu quan trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, và chìa khóa quyết định sự thành công chính là yếu tố con người – nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực phát triển ở trình độ cao sẽ thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Với tình trạng Việt Nam vẫn còn là một quốc gia kém phát triển như hiện nay, việc xây dựng chính sách phát triển lâu bền, nâng cao chất lượng người lao động, phát huy nhân tố con người để phục vụ cho mục tiêu lớn lao của toàn dân tộc, là nhiệm vu cấp bách hàng đầu. Chính vì vậy, nhóm một đã tập trung nghiên cứu đề tài : Phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhằm giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về thực trạng nguồn nhân lực tại Việt Nam và các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. B. NỘI DUNG I. Khái niệm công nghiệp hóa – hiện đại hóa và cơ sở lý luận của việc phát huy nguồn nhân lực 1. Khái niệm công nghiệp hóa – hiện đại hóa Hội nghị Trung ương lần thứ bảy khóa VII ( tháng 1/1994 ) đã nhận định về quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa như sau: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, quản lý xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động cao.” 2. Cơ sở lý luận của việc phát huy nguồn nhân lực a) Khái niệm, phân loại nguồn nhân lực * Khái niệm Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và trong công cuộc hội nhập, phát triển nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng ta luôn xác định: “Nguồn lao động dồi dào, con người Việt Nam có truyền thông yêu nước, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất - nguồn năng lực nội sinh”. Vậy nguồn nhân lực là gì? Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực. Định nghĩa của Ngân hàng Thế giới : “Nguồn nhân lực là toàn bộ vốn người (thể lực, trí lực, kỹ năng, nghề nghiệp v.v ) mà mỗi cá nhân sở hữu, có thể huy động được trong quá trình sản xuất, kinh doanh, hay trong một hoạt động nào đó”. Định nghĩa của Liên Hợp Quốc : “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng.  Qua các định nghĩa khác nhau có thể hiểu , nguồn nhân lực là tổng thể những yếu tố thuộc về thể chất, tinh thần, đạo đức, phẩm chất, trình độ tri thức, vị thế xã hội v v tạo nên năng lực của con người, của cộng đồng người có thể sử dụng, phát huy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và trong những hoạt động xã hội * Phân loại Sự phân loại nguồn nhân lực theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động (công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) đang rất phổ biến ở Việt Nam hiện nay, nhưng khi chuyển sang nền kinh tế tri thức phân loại lao động theo tiếp cận công việc nghề nghiệp của người lao động sẽ phù hợp hơn. Lực lượng lao động được chia ra lao động thông tin và lao động phi thông tin. Lao động thông tin lại được chia ra hai loại: lao động tri thức và lao động dữ liệu. Lao động dữ liệu (thư ký, kỹ thuật viên ) làm việc chủ yếu với thông tin đã được mã hoá, trong khi đó lao động tri thức phải đương đầu với việc sản sinh ra ý tưởng hay chuẩn bị cho việc mã hoá thông tin. Lao động quản lý nằm giữa hai loại hình này. Lao động phi thông tin được chia ra lao động sản xuất hàng hoá và lao động cung cấp dịch vụ. Lao động phi thông tin dễ dàng được mã hoá và thay thế bằng kỹ thuật, công nghệ. Như vậy, có thể phân loại lực lượng lao động ra năm loại: lao động tri thức, lao động quản lý, lao động dữ liệu, lao động cung cấp dịch vụ và lao động sản xuất hàng hoá. Mỗi loại lao động này có những đóng góp khác nhau vào việc tạo ra sản phẩm. b) Các nhân tố tác động đến phát huy nguồn nhân lực * Đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Đảng Thực hiện Nghị quyết của Trung ương và của Đảng bộ thành phố về công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nước ta đã xây dựng các chương trình mục tiêu cụ thể, trên cơ sở tiềm năng, ưu thế nổi trội của mình là một nước có nguồn nhân lực dồi dào, có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật hùng mạnh và có cơ sở vật chất tương đối tốt, làm tiền đề cho việc phát triển. Trong nước đã sớm xây dựng Chiến lược phát triển hoạt động khoa học công nghệ cho từng thời kỳ nối tiếp nhau (giai đoạn 1986 - 1995 và 1996 - 2005), lấy việc phát triển khoa học - công nghệ làm tiền đề, làm cơ sở để tiến hành hiện đại hóa các lĩnh vực khác của nền kinh tế và mọi mặt của đời sống xã hội. Với quan điểm lấy khoa học - công nghệ làm nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nước ta đã tập trung phát triển cơ sở hạ tần, thành lập một số trung tâm nghiên cứu mạnh, như phát triển cơ sở hạ tầng, thành lập một số trung tâm nghiên cứu mạnh. Tiếp đó sẽ chủ trương tiếp tục đổi mới cơ chế và nâng cao năng lực quản lý khoa học công nghệ, gắn hoạt động khoa học - công nghệ với nhu cầu thị trường, với sản xuất - kinh doanh; phát triển thị trường công nghệ và thúc đẩy nhanh thương mại hóa công nghệ bằng các biện pháp tư vấn, tổ chức chợ công nghệ, khuyến khích đặt hàng từ các tổ chức, đơn vị đồng thời đầu tư thích đáng cho nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu luận cứ cho hoạch định chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và quản lý đô thị trên các lĩnh vực. Đẩy mạnh triển khai chương trình phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao về trí tuệ và tay nghề, phục vụ phát triển thị trường lao động. Có chính sách thu hút các cơ sở nghiên cứu công nghệ vào khu công nghệ cao hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp, khắc phục tình trạng bao cấp, hành chính hóa hoạt động khoa học - công nghệ. * Thực trạng tình hình kinh tế xã hội Theo báo cáo công bố tình hình kinh tế xã hội tháng 3 và Quý I năm 2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại cuộc họp Báo Chính phủ ngày 1/4/2010, mặc dù đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhưng trong quý I/2010 nền kinh tế nước ta vẫn tiếp tục đà phục hồi của những quý cuối năm 2009 với tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đạt 5,83%, gấp gần 1,9 lần tốc độ tăng trong quý I/2009. Đáng chú ý là sự phục hồi diễn ra ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực kinh tế then chốt: _ Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,8%; _ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,6%; _ Thị trường trong nước tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao, trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế tăng 24,1%, hoạt động du lịch sôi nổi, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng 36,2% so với cùng kỳ năm trước. _ Thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội ước tính tăng 26,23% so với cùng kì năm trước đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước tăng tới 46,38% Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn vừa có tính trước mắt vừa có tính lâu dài. Chất lượng, hiệu quả tăng trưởng hạn chế; sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và của nhiều ngành, nhiều loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ còn thấp. Một số cân đối kinh tế vĩ mô chưa được cải thiện đáng kể, thiếu tính bền vững, nhất là cân đối xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; cân đối thu chi ngân sách Nhà nước; cân đối vốn đầu tư phát triển; chỉ số giá tiêu dùng tăng cao. Những khó khăn, thách thức đó đã tác động không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư. Công tác bảo đảm an sinh xã hội tiếp tục được triển khai tích cực tại các địa phương nhằm ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Ban hành chính sách tăng mức hỗ trợ 1,5 lần so với trước cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập đã được coi trọng. Các đối tượng cứu trợ xã hội được hưởng chính sách trợ giúp thường xuyên như: hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở, cấp thẻ bảo hiểm miễn phí, thẻ y tế và những hỗ trợ khác. Ở khu vực nông thôn, do thiên tai xảy ra cuối năm 2009 gây thiệt hại nặng về người và tài sản; đồng thời ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư nên trong 3 tháng đầu năm 2010, cả nước có 236,1 nghìn lượt hộ với 934 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói. Tình trạng thiếu đói tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên. Để giúp đỡ đồng bào khắc phục thiếu đói, từ đầu năm, Chính phủ và chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức cá nhân trong nước và quốc tế đã hỗ trợ các hộ thiếu đói 12,5 nghìn tấn lương thực và 4,6 tỷ đồng. Trong lĩnh vực lao động, đã tạo việc làm cho 323 .500 người, trong đó xuất khẩu lao động là 16.850 người. Riêng tháng 3/2010 ước tính tạo việc làm đã tạo khoảng 123.500 người, cao hơn 2 tháng đầu năm, xuất khẩu lao động đạt khoảng 4.876 người… Bên cạnh những kết quả quan trọng nêu trên, tình hình kinh tế - xã hội trong thời gian này vẫn còn những tồn tại, hạn chế, nếu không tích cực tìm các giải pháp khắc phục có hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trong các năm tiếp theo. Đặc biệt là các yếu tố do tác động từ phục hồi kinh tế, lạm phát và giá cả thế giới tăng và đặc biệt tăng giá dầu vào trong nước tiếp tục gây áp lực lớn đến mặt bằng và lạm phát trong thời gian tới. Xuất khẩu giảm sút, trong khi nhập khẩu tăng làm cho nhập siêu bị đẩy mạnh, khiến cân đối ngoại tệ và dự trữ ngọai hối giảm sút. Việc huy động vốn cho đầu tư và sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là vốn tín dụng với lãi suất có xu hướng tăng khi phải vay với lãi suất thỏa thuận. * Quy hoạch phát triển kinh tế _ Trong lĩnh vực công nghiệp, từ năm 2002 đã triển khai “chương trình sản phẩm công nghiệp chủ lực” góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng ngày càng hiện đại và thâm dụng vốn, công nghệ. Nhìn chung, ngành công nghiệp đã có một bước tiến đáng kể theo xu hướng chuyển sang các lĩnh vực hiện đại, có giá trị sản xuất cao. _ Đối với khu vực nông nghiệp, quan điểm phát triển là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phải gắn với nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao nắn suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa nông nghiệp; chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động nông nghiệp; phát triển công nghiệp dịch vụ phải gắn và phục vụ có kết quả cho sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đồng thời, phát triển hộ sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển nhằm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất của người dân. Nông nghiệp 5 năm qua đã chuyển dịch mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo mô hình sản xuất hiệu quả hơn đối với quỹ đất nông nghiệp (quỹ đất này đang bị thu hẹp nhanh theo tốc độ đô thị hóa của thành phố) với sự phát triển của các ngành chăn nuôi, thủy sản, cây kiểng, cá kiểng có sự ứng dụng ngày càng nhiều những thành tựu khoa học công nghệ mới và chuyển dần theo hướng cung cấp dịch vụ là chủ yếu. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nêu trên đã dẫn đến cơ cấu lao động cũng chuyển dịch khá nhanh sang các ngành công nghiệp và dịch vụ _ Đối với các ngành dịch vụ - thương mại, phương hướng phát triển các ngành dịch vụ - thương mại là tạo ra sự chuyển biến tích cực về cơ cấu trong nội bộ ngành, trong đó, ưu tiên phát triển các ngành và lĩnh vực dịch vụ có sức cạnh tranh và giá trị gia tăng lớn, có chất lượng cao, thể hiện thế mạnh của thành phố, như dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, tin học, công nghệ và công nghiệp phần mềm, chuyển giao công nghệ, tư vấn Mục tiêu xuyên suốt là huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước nhằm gia tăng quy mô phát triển khu vực dịch vụ thương mại theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa; đồng thời tạo ra sự thay đổi nhanh chóng về chất, tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ - thương mại trong cơ cấu kinh tế. Ngoài việc tập trung đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa các ngành, lĩnh vực kinh tế chủ yếu nêu trên, nước ta cũng đã triển khai các chương trình hiện đại hóa các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác, như đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân; đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, đồng bộ góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước. 3. Quan điểm và chủ trương của Đảng về phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Trong tiến trình của các cuộc cải biến cách mạng xã hội theo hướng tiến bộ, con người luôn là mục tiêu, đồng thời là động lực của tiến trình đó. Như vậy vai trò của nhân tố con người được xem như chủ thể của toàn bộ tiến trình cách mạng. Quan niệm này xuất phát từ một nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Marx : “Con người là chủ thể của các quan hệ xã hội”. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng do con người, vì con người. Chính vì mục tiêu cao cả của cuộc cách mạng đó mà khi hình dung trên những nét đại thể về xã hội tương lai. Marx và Engels đã đặt con người vào vị trí trung tâm. Con người là chủ thể xây dựng, đồng thời là kết quả của sự phát triển xã hội đó. Công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay ở nước ta do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng cũng là nhằm đạt tới mục tiêu cao cả trên. Để đạt tới mục tiêu đó, nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ là thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tức là phải làm sao phát huy vai trò tích cực của con người Việt Nam cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Điều đó có nghĩa là phải tìm ra những giải pháp tốt nhất nhằm phát huy nhân tố con người – chủ thể của toàn bộ tiến trình đó. Nhận thức được tầm quan trọng của nhân tố đó, trong các Nghị quyết Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VII, VIII, IX, X, Đảng ta luôn đánh giá cao sự phát huy nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. _ Nghị quyết IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII nêu rõ: “Cùng với khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy. Như vậy giáo dục là một dạng đầu tư cho sự phát triển vì nó là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Sự nghiệp giáo dục đào tạo có tính xã hội hóa cao, nền giáo dục và đào tạo tốt sẽ cho chúng ta nguồn nhân lực với đủ sức mạnh, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài. Do vậy sự nghiệp giáo dục phải là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, đồng thời phải tranh thủ sự hợp tác, ủng hộ của các nước trên thế giới thông qua việc hợp tác giáo dục. _ Đại hội lần thức VIII của Đảng đã quán triệt một trong những quan điểm về công nghiệp hóa – hiện đại hóa là : “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững. Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tích lũy cho đầu tư phát triển. Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện đời sống nhân dân, phát triển văn hóa, giáo dục, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường”. _ Tiếp theo đến đại hội thứ IX, Đảng ta đã xác định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa”, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một xã hội học tập”. Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội”. _ Đại hội X xác định : “Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới; xây dựng nền giáo dục của dân, do dân và vì dân. Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo; từng bước xây dựng nền giáo dục hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. II. Thực trạng nguồn nhân lực và một số giải pháp phát huy nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay 1. Thực trạng nguồn nhân lực Nhận thức về nguồn nhân lực của Việt Nam đang còn có những ý kiến khác nhau. Trên phương tiện thông tin đại chúng, người ta thường nói đến thế mạnh của Việt Nam là nguồn nhân công rẻ mạt và kêu gọi các nhà đầu tư hãy đầu tư vào Việt Nam vì Việt Nam có nguồn nhân công rẻ mạt. Tại sao lại nói như vậy? Một số người chưa đánh giá đúng về nguồn nhân lực của Việt Nam. Quan điểm chỉ đạo về vấn đề này cũng chưa rõ ràng. Khả năng để tổ chức khai thác nguồn nhân lực còn bất cập. Vì vậy, để nghiên cứu nó, phải tìm hiểu xem nguồn nhân lực ở Việt Nam xuất phát từ đâu và đang ở trong tình trạng nào? a) Nguồn nhân lực từ nông dân Tính đến năm 2007, số dân của cả nước là 84,156 triệu người, trong đó, nông dân chiếm khoảng hơn 61 triệu 433 nghìn người, bằng khoảng 73% dân số của cả nước. Số liệu trên đây phản ánh một thực tế là nông dân nước ta chiếm tỷ lệ cao về lực lượng lao động xã hội. Theo các nguồn số liệu mà nhóm chúng tôi thống kê được, đến năm 2007, cả nước có khoảng 113.700 trang trại, 7.240 hợp tác xã nông, lâm nghiệp, thủy sản; có 217 làng nghề và 40% sản phẩm từ các ngành, nghề của nông dân được xuất khẩu đến hơn 100 nước. Như vậy, so với trước đây, nông thôn nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong nông dân ở nước ta vẫn chưa được khai thác, chưa được tổ chức, vẫn bị bỏ mặc và từ bỏ mặc đã dẫn đến sản xuất tự phát, manh mún. Người nông dân chẳng có ai dạy nghề trồng lúa. Họ đều tự làm, đến lượt con cháu họ cũng tự làm. Có người nói rằng, nghề trồng lúa là nghề dễ nhất, không cần phải hướng dẫn cũng có thể làm được. ở các nước phát triển, họ không nghĩ như vậy. Mọi người dân trong làng đều được hướng dẫn tỉ mỉ về nghề trồng lúa trước khi lội xuống ruộng. Nhìn chung, hiện có tới 90% lao động nông, lâm, ngư nghiệp và những cán bộ quản lý nông thôn chưa được đào tạo. Điều này phản ánh chất lượng nguồn nhân lực trong nông dân còn rất yếu kém. Sự yếu kém này đẫ dẫn đến tình trạng sản xuất nông nghiệp nước ta vẫn còn đang trong tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất theo kiểu truyền thống, hiệu quả sản xuất thấp. Việc liên kết "bốn nhà" (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) chỉ là hình thức. Tình trạng đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, làm cho một bộ phận lao động ở nông thôn dôi ra, không có việc làm. Từ năm 2000 đến năm 2007, mỗi năm nhà nước thu hồi khoảng 72 nghìn ha đất nông nghiệp để phát triển công nghiệp, xây dựng đô thị và rơi vào túi những ông có chức, có quyền ở địa phương, gây nên bất hợp lý trong chính sách đối với người nông dân.  Chính vì nguồn nhân lực trong nông thôn không được khai thác, đào tạo, nên một bộ phận nhân dân ở nông thôn không có việc làm ở các khu công nghiệp, công trường. Tình trạng hiện nay là các doanh nghiệp đang thiếu nghiêm trọng thợ có tay nghề cao, trong khi đó, lực lượng lao động ở nông thôn lại dư thừa rất nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là chính sách đối với nông dân, nông thôn, nông nghiệp chưa rõ ràng. b) Nguồn nhân lực từ công nhân Về số lượng giai cấp công nhân Việt Nam tính đến năm 2007 , có khoảng dưới 5 triệu người, chiếm 6% dân số của cả nước, trong đó, công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ thấp, khoảng gần 2 triệu người, bằng khoảng 40% so với lực lượng công nhân nói chung của cả nước; lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước có khoảng 2,70 triệu, chiếm gần 60%. Xu hướng chung là lực lượng công nhân trong các doanh nghiệp nhà nước ngày càng ít đi, trong khi đó, lực lượng công nhân của khu vực ngoài nhà nước ngày càng tăng lên. Công nhân có tay nghề cao chiếm tỷ lệ rất thấp so với đội ngũ công nhân nói chung. Trình độ văn hóa, tay nghề, kỹ thuật của công nhân còn thấp. Số công nhân có trình độ cao đẳng, đại học ở Việt Nam có khoảng 150 nghìn người, chiếm khoảng 3,3% so với đội ngũ công nhân nói chung ở Việt Nam. Số công nhân xuất khẩu lao động tiếp tục tăng, tuy gần đây có chững lại. Từ năm 2001 đến năm 2006, Việt Nam đã đưa được gần 375 nghìn người lao động đi làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ, tăng gấp 4 lần so với thời kỳ 1996-2000 (95 nghìn người). Hiện nay, lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài có khoảng 500 nghìn người, làm việc tại trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề. Vì đồng lương rẻ mạt, công nhân không thể sống trọn đời với nghề, mà phải kiếm thêm nghề phụ khác như đi làm xe ôm trong buổi tối và ngày nghỉ, làm nghề thủ công, buôn bán thêm, cho nên đã dẫn đến tình trạng nhiều người vừa là công nhân, vừa không phải là công nhân. Trong các ngành nghề của công nhân, tỷ lệ công nhân cơ khí và công nghiệp nặng còn rất thấp, khoảng 20% trong tổng số công nhân của cả nước, trong khi đó, công nhân trong các ngành công nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm lại chiếm tỷ lệ cao, khoảng 40%. Sự già đi và ít đi của đội ngũ công nhân Việt Nam đã thấy xuất hiện. Với tình hình này, công nhân khó có thể đóng vai trò chủ yếu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về mặt chính trị, thực chất, công nhân Việt Nam chưa có địa vị bằng trí thức, công chức, viên chức, rất khó vươn lên vị trí chủ đạo trong đời sống xã hội và trong sản xuất, kinh doanh. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do sự quan tâm chưa đầy đủ và chưa có chính sách có hiệu quả trong việc xây dựng giai cấp công nhân. c) Nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức Nếu tính sinh viên đại học và cao đẳng trở lên được xem là trí thức, thì đội ngũ trí thức Việt Nam trong những năm gần đây tăng nhanh. Riêng sinh viên đại học và cao đẳng phát triển nhanh: năm 2000, cả nước có 899,5 nghìn người; năm 2002: 1.020,7 nghìn người; năm 2003: 1.131 nghìn người; năm 2004: 1.319,8 nghìn người. Năm 2005: 1,387,1 nghìn người; năm 2006 (mới tính sơ bộ: prel): 1.666, 2 nghìn người,… Cả nước đến năm 2007 có 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; 1.131 giáo sư; 5.253 phó giáo sư; 16 nghìn người có trình độ thạc sĩ; 30 nghìn cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ; 52.129 giảng viên đại học, cao đẳng, trong đó có 49% của số 47.700 có trình độ thạc sĩ trở lên, gần 14 nghìn giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 11.200 giáo viên dạy nghề và 925 nghìn giáo viên hệ phổ thông; gần 9.000 tiến sĩ được điều tra, thì có khoảng 70% giữ chức vụ quản lý và 30% thực sự làm chuyên môn. Đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài, hiện có khoảng 300 nghìn người trong tổng số gần 3 triệu Việt kiều, trong đó có khoảng 200 giáo sư, tiến sĩ đang giảng dạy tại một số trường đại học trên thế giới. Số trường đại học tăng nhanh. Tính đến đầu năm 2007, Việt Nam có 143 trường đại học, 178 trường cao đẳng, 285 trường trung cấp chuyên nghiệp và 1.691 cơ sở đào tạo nghề. Cả nước hiện có 74 trường và khối trung học phổ thông chuyên với tổng số 47,5 nghìn học sinh tại 63/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 7 trường đại học chuyên. Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông chuyên so với tổng dân số của cả nước đạt 0,05%, còn chiếm rất thấp so với thế giới. Bên cạnh nguồn nhân lực là trí thức trên đây, nguồn nhân lực là công chức, viên chức (cũng xuất thân từ trí thức) công tác tại các ngành của đất nước cũng tăng nhanh: Tổng số công chức, viên chức trong toàn ngành xuất bản là gần 5 nghìn người làm việc tại 54 nhà xuất bản trong cả nước (trung ương 42, địa phương 12). Tổng số nhà báo của cả nước là 14 nghìn phóng viên chuyên nghiệp và hàng nghìn cán bộ, kỹ sư, nghệ sĩ, nhân viên làm việc trong các cơ quan báo chí và hàng chục nghìn người khác là cộng tác viên, nhân viên, lao động tham gia các công đoạn in ấn, tiếp thị quảng cáo, phát hành, làm việc tại 687 cơ quan báo chí, hơn 800 báo, tạp chí, báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình. Đội ngũ công chức, viên chức của ngành thuế Việt Nam hiện có gần 39 nghìn người; ngành hải quan của Việt Nam là 7.800 người, ngành kho bạc là 13.536 người. Tính đến tháng 6-2005, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách pháp luật của các cơ quan trung ương là 824 người, trong đó có 43 tiến sĩ luật (chiếm 5,22%), 35 tiến sĩ khác (chiếm 4,25%), 89 thạc sĩ luật (chiếm 10,08%), 43 thạc sĩ khác (chiếm 5,22%), 459 đại học luật (chiếm 55,70%), 223 đại học khác (chiếm 27,06%), 64 người có 2 bằng vừa chuyên môn luật, vừa chuyên môn khác (chiếm 7,77%),… Cả nước có 4.000 luật sư (tính ra cứ 1 luật sư trên 24 nghìn người dân). Bên cạnh sự tăng nhanh từ nguồn nhân lực trí thức, công chức, viên chức đã dẫn ra trên đây, thấy rằng, ở Việt Nam hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực từ trí thức, công chức, viên chức còn quá yếu. Có người tính rằng, hiện vẫn còn khoảng 80% số công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan công quyền chưa hội đủ những tiêu chuẩn của một công chức, viên chức như trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng công việc. Có 63% tổng số sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm, không ít đơn vị nhận người vào làm, phải mất 1-2 năm đào tạo lại. Trong số 37% sinh viên có việc làm, thì cũng không đáp ứng được công việc. Bằng cấp đào tạo ở Việt Nam chưa được thị trường lao động quốc tế thừa nhận. Năm 2007, số sinh viên tốt nghiệp đại học là 161.411. Theo ước tính, mỗi tấm bằng đại học, người dân bỏ ra 40 triệu đồng, còn nhà nước đầu tư khoảng 30 triệu đồng. Như vậy, với tỷ lệ 63% số sinh viên ra trường chưa có việc làm, cho thấy kinh phí đầu tư của sinh viên thất nghiệp (161.411 sinh viên x 63% x 70 triệu), ít nhất thất thoát 7.117 tỷ đồng (trong đó, 4.067 tỷ đồng của dân và 3.050 tỷ đồng của nhà nước).  Nói tóm lại, nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức (trong đó có công chức, viên chức) ở Việt Nam, nhìn chung, còn nhiều bất cập. Sự bất cập này đã ảnh hưởng [...]... cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Xu thế thời đại, vấn đề toàn cầu hóa, nhất là trong điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đang đặt ra nhiều thách thức cho đất nước, trong đó có áp lực ngày càng tăng về việc chuẩn bị nguồn nhân lực thích ứng và đi kịp với yêu cầu của thời đại Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp cách mạng của quần chúng mà trong đó lực. .. các khu công nghiệp là hết sức cần thiết và có tính chiến lược lâu dài Ngày nay, không ai có thể phủ nhận vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực kỹ thuật nói riêng đối với sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Bởi vì, nguồn nhân lực, nhất là nhân lực kỹ thuật chính là lực lượng lao động đã, đang và sẽ tham gia đắc lực vào tiến... tiến hành thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa như là "một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội" Đây cũng là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới của cách mạng nước ta Trong hàng loạt phương thức và biện pháp để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề xây dựng và phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật... trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là nguồn lực có ý nghĩa quyết định đối với các nguồn lực khác cũng như quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng Sau gần 20 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, trên địa bàn cả nước ta nói chung nguồn nhân lực kỹ thuật tại các khu công nghiệp đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc tạo ra khối lượng lớn sản phẩm hàng hóa lớn, phong phú và đa dạng, tạo tiền đề. .. Đánh giá vai trò nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang lôi cuốn, tác động đến tất cả các nước cũng như đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Đối với nước ta, từ xuất phát điểm là nền kinh tế tiểu nông, muốn thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và nhanh chóng đạt đến trình độ của một nước phát triển theo mục tiêu "dân giàu, nước mạnh", tất... trung bình, nhưng rất ít nước tiếp tục đi lên được để trở thành một nước công nghiệp, vì những nước này, không có chính sách hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực C KẾT LUẬN Bất cứ một sự phát triển nào cũng đều phải có một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Bên cạnh những nguồn lực như vật lực, tài lực thì nguồn nhân lực là yếu tố chủ chốt nhất và quyết định nhất Do vậy, trong bất cứ xã hội... rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước Một đất nước rất ít tài nguyên thiên nhiên như ở Việt Nam, cần phải lấy nguồn nhân lực làm tài nguyên thay thế, gọi là tài nguyên nguồn nhân lực, hoặc tài nguyên con người Hai l : Nâng cao hơn nữa đến chất lượng con người và chất lượng cuộc sống Chất lượng con người, trước hết, phải tính đến vấn đề. .. lượng cán bộ khoa học công nghệ và các công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng Do đó, trong quá trình phát triển, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đòi hỏi phải có đầy đủ nguồn nhân lực về số lượng, đảm bảo về chất lượng và có trình độ cao 3 Những giải pháp về phát huy nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay Hiện nay, mục tiêu phát triển của đất nước đã được Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định... đúng đắn về việc được phép đầu tư vào cái gì trong nguồn nhân lực; cải thiện chính sách tiền tệ và tài chính, phát triển cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa giáo dục là những vấn đề quan trọng vào thời điểm hiện nay Chín l : Cải thiện thông tin về nguồn nhân lực theo hướng rộng rãi và dân chủ, làm cho mọi người thấy được tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực của nước ta và trên thế giới Mở những đợt tuyên... chính trị Bốn l : Chính phủ và các cơ quan chức năng của Chính phủ có biện pháp giải quyết hiệu quả những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài của nguồn nhân lực, trong đó có vấn đề khai thác, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, tạo một chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong việc khai thác, đào tạo, sử dụng từ nguồn nhân lực trong công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ,… Năm l : Nhà nước phải có kế . về phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước II. Thực trạng nguồn nhân lực và một số giải pháp phát huy nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện. ĐỀ TÀI THẢO LUẬN : PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC PHẦN MỘT : ĐỀ CƯƠNG SƠ LƯỢC A. LỜI MỞ ĐẦU B. NỘI DUNG I. Khái niệm công nghiệp hóa – hiện đại. trò nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa 3. Các giải pháp nhằm phát huy nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay a) Định hướng phát

Ngày đăng: 31/07/2014, 23:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w