1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn giải phẫu sinh lý và thần kinh cấp cao GIẤC NGỦ VÀ CHIÊM BAO

37 3,8K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Trong giai đoạn đó các chức năng của cơ thể được ngưng hoạt động một phần, đồng thời sự nhạy cảm với các tácnhân kích thích bên ngoài cũng bị giảm đi nhưng vẫn dễ dàng hồi phục lại sau k

Trang 1

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

MÔN: GIẢI PHẪU SINH LÝ VÀ THẦN KINH CẤP CAO

Trang 2

Mỗi ngày chúng ta thường dành 1/3 thời gian của mình để ngủ Do đây là một hành động quáquen thuộc nên dường như chúng ta mặc nhiên coi nó là một biểu hiện sinh lý của con người,nhưng giấc ngủ và chiêm bao rất kì diệu và đặc biệt Biết bao nhiêu câu hỏi được đặt ra xoayquanh chủ đề này

Tại sao con người phải ngủ?

Ngủ có tác dụng gì đối với con người?

Điều gì diễn ra trong khi con người ngủ?

Tại sao trong khi ngủ con người lại mơ?

Liệu những giấc mơ ấy có ý nghĩa gì không?

Các nhà thần kinh học cũng như các nhà tâm lý học đã đi tìm hiểu và giải đáp những khúc mắc

đó suốt nửa sau TK XX Sau đây là một vài hiểu biết mà nhóm chúng em góp nhặt nhỏ nhoi ít ỏi

từ những kiến thức rộng lớn

A GIẤC NGỦ

1 Khái niệm giấc ngủ:

Ngủ là một giai đoạn nghỉ ngơi của thể xác và trí não, giúp cơ thể phục hồi và tăng cường sứckhoẻ bị hao tổn lúc thức và lúc lao động Trong giấc ngủ, quá trình đồng hoá chiếm ưu thế, nhờ

đó mà tăng cường thu nạp các chất vào cơ thể nói chung và vào não nói riêng Trong giai đoạn

đó các chức năng của cơ thể được ngưng hoạt động một phần, đồng thời sự nhạy cảm với các tácnhân kích thích bên ngoài cũng bị giảm đi nhưng vẫn dễ dàng hồi phục lại sau khi thức giấc Ngủ là một trạng thái ức chế mang tính chu kỳ gồm những chuỗi sóng thay đổi theo một chu kỳnhất định Thời gian ngủ là thời gian mà rất nhiều hoạt động xảy ra Trong quá trình ngủ mốiquan hệ giữa các giác quan và vận động với môi trường bị gián đoạn một phần

Theo Pavlov ngủ và chiêm bao là những hiên tượng liên quan với quá trình ức chế diễn ra trongnão bộ Ngủ là một nhu cầu bắt buộc của cơ thể người và rất nhiều loại động vật, ngay cả côn

trùng, ếch nhái cũng có những giai đoạn ngưng hoạt động như trạng thái ngủ ở động vật có vú

2 Đặc điểm điện não ở người khi ngủ :

Để hiểu về vấn đề này trước tiên ta cần hiểu điện não đồ ở người là gì? Như chúng ta đã biết, các

tế bào thần kinh trong vỏ các bán cầu đại não cũng như các tế bào thần kinh trong các cấu trúckhác nhau của hệ thần kinh trung ương có khả năng phát các xung điện khi chúng bị kích thíchhoặc có các xung động từ các tế bào thần kinh khác truyền đến Trong vỏ não có rất nhiều synapphát sinh các điện thế hưng phấn và ức chế Sự tổng cộng các điện thế tế bào và điện thế synap

sẽ tạo ra điện thế tổng hợp được tổng hợp bằng các dao động điện thế Nếu đặt lên bề mặt vỏ nãohay đặt trên da đầu hai điện cực và nối chúng với máy ghi điện não ta có thể ghi được các daođộng điện từ vỏ não được gọi là điện não đồ (electroenphalogram-EEG), theo tần số và biên độ

Trang 3

có thể phân biệt trên điện não đồ của người bình thường bốn loại nhịp cơ bản, đó là nhịp alpha,nhịp beta, nhịp têta, nhịp delta

Bằng cách đặt lên đầu người đang ngủ hai điện cực và nối chúng với máy ghi điện não ta có thểghi được sơ đồ điện não người khi ngủ Các biến đổi về các sóng điện não có thể chia làm nămgiai đoạn tương ứng với các giai đoạn chuyển từ trạng thái thức sang trạng thái ngủ và với độ sâucủa giấc ngủ

Giai đoạn thứ nhất (I) còn được gọi là giai đoạn A, đặc điểm sóng alpha chiếm ưu thế,

thực chất đây là trạng thái nghỉ của não bộ, con người vẫn chưa ngủ nhưng đã hơi mơmàng Thời gian cho giai đoạn này chiếm 10% chu kì ngủ

Giai đoạn thứ hai (II), giai đoạn B, lúc này trên điện não có đủ các loại sóng alpha, beta,

theta con người đang ở trạng thái thiu thiu ngủ Trong não bộ có sự “đấu tranh” giữa cácquá trình hưng phấn và ức chế Giai đoạn này chiếm đến 53% thời gian chứng tỏ đây làmột giai đoạn quan trọng

Giai đoạn thứ ba (III), giai đoạn C, lúc này trên điện não bắt đầu xuất hiện các thoi ngủ

(sleep spindles) giống các thoi sóng alpha, nhưng có tần số là 14-16 Hz dao động trong

Trang 4

một giây, con người lúc này đã ngủ nhưng chưa sâu Giai đoạn này chỉ chiếm có 5% thờigian.

Giai đoạn thứ tư (IV), giai đoạn D, trên điện não bắt đầu xuất hiện các sóng chậm (sóng

delta) nằm xen lẫn với các thoi ngủ, đây là giai đoạn biểu hiện cho giấc ngủ sâu

Giai đoạn thứ năm (V), giai đoạn E, ở giai đoạn này các sóng delta chiếm ưu thế trên

điện não, lúc này con người chìm vào giấc ngủ say Hai giai đoạn này chiếm 10% thờigian

Năm giai đoạn trên tạo thành pha ngủ gọi là pha ngủ chậm Nhiều tài liệu chia pha ngủchậm thành 4 giai đoạn là do có sự gộp lại của hai giai đoạn IV và V

Tiếp theo giai đoạn E là giai đoạn P (P là viết tắt của từ Paradox, có nghĩa là ngược đời) Đặcđiểm của giai đoạn này là trên điện não chỉ có các sóng beta là sóng đặc trưng cho não đang hoạtđộng, nên người ta gọi giai đoạn ngủ này là pha ngủ nghịch hay pha ngủ nhanh Trong giai đoạnnày còn quan sát được ở đối tượng đang ngủ những vận động nhanh của mắt, do vậy người tacòn gọi đây là giai đoạn ngủ có vận động nhanh của mắt ( Rapid eye movement sleep – REMS).Ngoài ra pha ngủ này còn được gọi là ngủ hành não, vì nguyên nhân gây ra trạng thái này nằm ởhành não và giai đoạn này chiếm 22%

Các yếu tố ảnh hưởng tới từng giai đoạn chưa được nghiên cứu, có ý kiến cho rằng đóng vai tròquan trọng trong quá trình này là sự biến động của hormon…

3 Chu kỳ ngủ

Dựa trên những biến đổi các sóng trên điện não đồ ghi được trong giấc ngủ từ tối tới sáng, người

ta chia giấc ngủ làm hai pha: pha ngủ chậm và pha ngủ nhanh Các pha ngủ chậm và pha nhủnhanh xuất hiện xen kẽ nhau, tạo ra chu kỳ ngủ

Trong đó pha ngủ chậm kéo dài 1h đến 1h30 phút, pha ngủ nhanh chỉ dài khoảng 15- 30 phút.Như vậy, một chu kỳ dài khoảng 1h30 phút - 2h và trong một đêm có thể có đến 4 hoặc 5 chu kỳngủ Điều đáng chú ý là càng về sáng thời gian của pha ngủ nhanh càng kéo dài hơn so với cácpha trước đó, và người ta cũng nhận ra rằng trong pha ngủ nhanh nếu đánh thức đối tượng đangngủ dậy thì đa số( 90- 95%) cho biết họ đang thấy chiêm bao và có thể kể lại chi tiết về giấc mơ

họ vừa thấy

Trong quá trình ngủ ấy diễn ra sự biến đổi các chức năng thực vật và chức năng vân động Nhiềunghiên cứu cho thấy rằng khi ngủ chuyển hóa năng lượng giảm khoảng 8,7%

Các biểu hiện sinh lý của 5 giai đoạn trong một chu kỳ:

1 Thiu thiu ngủ: Các cơ chế sinh lý của giấc ngủ được khởi động.

Trang 5

2 Giấc ngủ chậm - nhẹ nhàng Các chức năng

thực vật của cơ thể chậm lại Nhịp thở diễn ra đều

đặn suốt pha ngủ chậm Máu cung cấp cho não có

tăng lên

3 Giấc ngủ chậm - sâu Tim và cơ bắp chuyển

sang trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn

4 Giấc ngủ chậm - nghịch Gần giống như giấc

ngủ chậm - sâu và chuẩn bị cho giai đoạn sau

Lúc này, các nơ-ron hoạt động mạnh

5 Giấc ngủ nghịch ( ngủ ngược pha) Khuôn

mặt và tròng mắt cử động Hoạt động của não gia

tăng Đây là giai đoạn của giấc mơ Nhu cầu oxy

diễn ra tối đa, nhịp thở tăng lên hoặc không đều

và có thể ngừng thở trong vòng 5s hay nhiều hơn

nữa Huyết áp ở ngoại vi trong lúc ngủ giảm

xuống khoảng 8- 10mmHg, nhưng ở pha ngủ này

huyết áp ngoại vi đạt đến mức như lúc thức tỉnh

Dòng máu cung cấp cho não tăng mạnh nhất là

vào lúc này (80% so với mức bình thường) Nhịp

tim có thay đổi, lúc nhanh, lúc chậm so với bình

thường, đôi khi còn quan sát được hiện tượng

Trang 6

Biểu hiện đặc trưng trong chức năng vận động khi ngủ là giảm trương lực cơ, biên độ của lực cơcũng giảm, đặc biệt vào giai đoạn đầu của pha ngủ nhanh Khi ngồi ngủ thường thấy đầu gụcxuống đó là biểu hiện của sự giảm trương lực cơ cổ

Trang 7

4 Cơ chế hình thành giấc ngủ:

Có nhiều thuyết giải thích về cơ chế gây ra giấc ngủ, trong đó có các thuyết:

Thuyết về trung khu ngủ của Economo

Nghiên cứu não những người chết vì bị bệnh viêm não gây ngủ dật dờ, Economo nhậnthấy trong não những người này có những biến đổi về cấu trúc ở thành sau của não thấtIII và trên các thành của ống Sylvius, vùng nằm giữa não trung gian và não giữa, ông gọivùng này là trung khu ngủ, còn vùng nằm trước nó là trung khu đảm bảo trạng thái thứctỉnh Thuyết trung khu ngủ của Economo về sau được chứng minh chính là một vùng củathể lưới thân não nằm xung quanh ống Sylvius

Thuyết về các độc tố gây ngủ của Legendre và Picrron

Hai ông cho rằng do quá trình trao đổi chất, mà trong cơ thể đã tích tụ các chất có tácdụng gây ngủ Chúng sẽ được đào thải qua giấc ngủ và não bộ sẽ trở lại trạng thái thứctỉnh

Thuyết ngủ của Pavlov

Ngủ và ức chế có điều kiện là quá trình có bản chất giống nhau Ông cho rằng ngủ là quátrình ức chế lan tỏa, ban đầu khuếch tán khắp vỏ não, sau đó lan đến các nhân dưới vỏ,não trung gian và não giữa

Nhưng nhiều công trình nghiên cứu ngày nay cho thấy tham gia vào điều hòa trạng thái thức ngủ

có nhiều cấu trúc thần kinh từ vỏ não đến hành não cũng như các yếu tố thể dịch và nhiều yếu tốkhác Não thức tỉnh là nhờ có các luồng xung động hướng tâm từ các cơ quan cảm giác, (đặc biệt

là cơ quan cảm giác thị giác, thính giá), cũng như các luồng hưng phấn từ thể lưới truyền lên vỏnão, duy trì trạng thái trương lực các tế bào thần kinh ở vỏ não Ở trạng thái thức tỉnh, các vùng

vỏ não đặc biệt là vùng trán luôn gửi các xung động xuống kìm hãm các trung khu gây ngủ ởvùng thể lưới thân não nằm xung quanh ống Sylvius, ở vùng dưới đồi, cũng như ở vùng cạnhnhân trước thị (nucleus preopticus) Như vậy, lúc thức tỉnh có hai cấu trúc được hoạt hóa là vỏnão và thể lưới thân não cùng các cấu trúc khác của não bộ, còn các trung khu ngủ bị ức chế

Có nhiều yếu tố gây ra trạng thái ngủ :

- Hoạt động kéo dài làm cho các tế bào thần kinh trong vỏ não chuyển dần sang trạng thái

ức chế

- Hoạt động của “đồng hồ sinh học” xác định nhịp ngày đêm (khoảng 24,5- 24,6 giờ)

- Do tác động của các chất dẫn truyền thần kinh có trong não (noradrenalin, acetylcholin,

….)

Trang 8

- Do giảm bớt các luồng hướng tâm (thị giác, thính giác, cảm giác, nội tạng … ).

- Do giảm các luồng hoạt hóa từ thể lưới lên vỏ não

- Do tác động của các yếu tố có điều kiện (chỗ ngủ quen thuộc, giờ giấc ổn định, ánh sángban ngày, thân nhiệt…)

Các yếu tố trên gây ức chế nhiều vùng trên vỏ não, trong đó có vùng trán, luồng ức chế rừ vùngtrán đến kìm hãm hoạt động của các trung khu ngủ nằm dưới vỏ não bị yếu dần và cuối cùng mấthẳn Các trung khu ngủ được giải phóng khỏi ức chế phát các luồng xung động đên ngăn chặncác xung hoạt hóa từ thể lưới thân não, do đó trương lực của chúng càng giảm, quá trình ức chếtrong tế bào thần kinh càng phát triển dẫn đến giấc ngủ ngày càng sâu, trên điện não đồ chỉ còncác sóng chậm

5 Các dạng ngủ

Có một số dạng ngủ khác nhau như: ngủ theo chu kỳ ngày đêm, ngủ theo chu kỳ mùa, ngủ dogây mê, ngủ thôi miên và ngủ bệnh lý Trong đó ngủ theo chu kỳ ngày đêm và ngủ theo mùa làngủ sinh lý, còn các dạng ngủ khác là do tác động không sinh lý lên cơ thể

Ngủ theo chu kỳ ngày đêm là một hoạt động sinh lý bình thường ở hầu hết mọi người và

các loại động vật khác, tuy nhiên ở mỗi thời điểm, mỗi nơi khác nhau, mỗi lứa tuổi thìchu kỳ ngủ lại khác nhau Ví dụ: ở người trưởng thành thường ngủ một lần mỗi ngày (cónơi lại ngủ 2 lần mỗi ngày), trẻ sơ sinh ngủ 21 tiếng mỗi ngày, trẻ em 10 tuổi ngủ 10tiếng mỗi ngày, người trưởng thành từ 7-8 tiếng mỗi ngày, trong khi đó người có tuổi chỉngủ khoảng 5-6 tiếng mỗi ngày

Trang 9

Ngủ theo chu kỳ mùa liên quan với các phản ứng bảo vệ, nhằm hạn chế hoạt động trong

những điều kiên không thuận lợi Có một số loại động vật thường ngủ theo mùa với 2mùa cơ bản đó là:

Ngủ vào mùa đông : chuột sóc, gấu bắc cực…

Ngủ vào mùa hè : nhím, một số loại chuột, vượn sóc…

Ngủ do gây mê có thể gây ra bằng cách:

Cho thở không khí có lẫn ete hay clorofom

Các chất được đưa vào cơ thể như rượu, morphin và nhiều chất độc khác

Cách kích thích dòng điện…

Trang 10

Ngủ bệnh lý do nhiều nguyên nhân khác nhau:

Thiếu máu

Não bị chèn ép

Các khối u trong bán cầu đại não

Tổn thương các cấu trúc khác nhau ở thân não

Ngủ bệnh lý thường kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tháng hoặc nhiều năm

Trang 11

Ngủ thôi miên là dạng ngủ đặc biệt, ngủ nhân tạo, là trạng thái ức chế được gây ra bởi

các kích thích yếu kéo dài, đơn điệu

6 REMS – Rapid eyes movement sleep

Giấc ngủ được chia làm 2 giai đoạn sinh lý cơ bản: giai đoạn không vận động nhãn cầu nhanh(NREM) chiếm 75% thời gian ngủ, và giai đoạn vận động nhãn cầu nhanh (REM) chiếm 25%thời gian ngủ Nếu giấc ngủ chậm gần như đồng nhất với sự phục hồi của cơ thể thì REMS cầnthiết để phục hồi tâm trí Trạng thái REM là "cái đích" cần phải đạt tới để có một giấc ngủ ngonthực sự Đây là một giai đoạn khá quan trọng của giấc ngủ Nhiều nghiên cứu cho thấy nhữngngười mất ngủ thường có xu hướng ngủ bù GĐ II và REMS vào các ngày hôm sau Hơn nữachúng ta thường nằm mơ trong REMS

Nếu bạn ngủ mà không mơ thì có nghĩa là bạn không có giấc ngủ say đúng nghĩa Khi đạtđược trạng thái REM, não bộ của chúng ta ở mức hoạt động thấp nhất và cơ thể ở trạng thái nghỉngơi tốt nhất Trạng thái REM càng kéo dài thì cơ thể càng nhanh hồi phục sau những công việcvất vả và căng thẳng

Theo tự nhiên, giấc ngủ ở trạng thái REM sẽ cân bằng lại cơ thể để chúng ta trở về trạngthái làm việc hiệu quả nhất Não bộ sẽ điều khiển cơ thể tự lấy lại cân bằng và hồi phục saunhững tổn thất về sức khỏe; hoóc-môn sẽ được tiết ra và cơ bắp được nới lỏng để tiếp tục làmviệc

Trang 12

7 Ý nghĩa của giấc ngủ

Về ý nghĩa của giấc ngủ nói chung và các pha ngủ nói riêng, nhiều công trình nghiên cứu chothấy, nếu bị mất ngủ kéo dài con vật thí nghiệm sẽ chết Ví dụ chó con chết sau 4 ngày mất ngủ,chó trưởng thành chết sau 17-21 ngày mất ngủ Trong não những con vật bị chết vì mất ngủ cónhững biến đổi lớn về hình thái, đặc biệt có sự xuất hiện các không bào và hiện tượng tiêu sắctrong các tế bào thần kinh ở vỏ não Từ đó ta thấy rõ vai trò của giấc ngủ là bảo vệ các tế bàothần kinh khỏi bị suy kiệt vì hoạt động kéo dài Còn về ý nghĩa của pha ngủ nhanh, có ý kiến chorằng nó có tác dụng :

- Tẩy sạch khỏi các tế bào thần kinh các chất chuyển hóa bị tích tụ trong các giai đoạnkhác của chu kỳ thức ngủ

=> tăng cường sức đề kháng: hệ miễn dịch được tăng cường, bạch cầu và khángthể được sản xuất nhiều hơn

- Bảo đảm cho giai đoạn phục hồi hoạt động của các tế bào thần kinh có thể diễn ra được

=> giúp tái tạo tế bào, ăn ngon miệng hơn, quá trình chuyển hoá trong cơ thể hoạtđộng hiệu quả hơn

- Bảo đảm cho việc loại trừ các thông tin cần thiết mà não bộ đã tiếp nhận được, tạo điềukiện cho quá trình tiếp nhận thông tin mới được dễ dàng

- Bảo đảm cho quá trình chuyển trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn

- Bảo đảm cơ chế của giấc chiêm bao, giải quyết những phản ứng cảm xúc đang diễn ra khingủ và đảm bảo sự thích nghi tối ưu của cơ thể đối với những điều kiện xung quanh trongthời gian ngủ

8 Một số bệnh liên quan đến giấc ngủ :

Rối loạn giấc ngủ (sleep disorders)

a Mất ngủ:

Ở những người này, việc đi vào giấc ngủ và duy trì nó trở nên khó khăn, làm cho thờigian ngủ ít đi và chập chờn không sâu Nguyên nhân đa phần liên quan đến tình trạng căngthẳng, lo âu, trầm cảm và các bệnh rối loạn tâm thần khác, đôi khi là triệu chứng của một bệnhthực thể

Một số bệnh nhân mất ngủ có cảm giác tê bì, căng cứng chân tay như có dòi bò, rất khó chịu Các biểu hiện này tăng rõ lên vào chiều tối và trước khi đi ngủ Mất ngủ xảy ra ít nhất 3 lần/tuần, trong thời gian ít nhất là một tháng mới có thể gọi là bệnh

Có 3 loại mất ngủ

Trang 13

Bắt đầu - không thể ngủ được

Duy trì - thức giấc nhiều lần trong đêm và khó ngủ lại,

Kết thúc - dậy sớm vào sáng hôm sau và không ngủ lại được

Hay nếu phân loại theo thời gian thì có 2 loại mất ngủ:

Mất ngủ cấp tính : mất ngủ có thể xảy ra đột ngột trong một vài ngày Loại này thường domột nguyên nhân đột xuất như bị đau nhức, gặp biến cố lớn như mất việc làm, mất người thân…

Mất ngủ mãn tính khi kéo dài nhiều ngày liên tiếp Mất ngủ mãn tính có thể thứ phát docác nguyên nhân cơ thể như đau nhức vì tê thấp, khó thở vì suy tim, vì bị suyễn…hoặc donguyên nhân tâm thần như bị trầm cảm, lo âu…

Mất ngủ thường có nguyên nhân nhưng sau khi không tìm thấy nguyên nhân ta gọi là mấtngủ nguyên phát

Tình trạng mất ngủ kéo dài làm bệnh nhân lo lắng, sợ hãi thậm chí trầm cảm và hậu quả

là càng mất ngủ hơn Cách điều trị tốt là điều trị nguyên nhân, dùng thuốc để ngủ chỉ là biệnpháp cuối cùng, cần hạn chế và dùng ngắn hạn

Trang 14

Những nguyên nhân gây mất ngủ :

- Bệnh tâm thần kinh như: trầm cảm, tâm thần phân liệt, hưng cảm, sa sút tâm thần…

- Do stress: Học hành quá căng thẳng, công việc qua áp lực, nhiều mâu thuẫn dođồngnghiệp, gia đình, do mắc bệnh nặng hoặc bệnh mạn tính, do sang chấn tinh thần sau chấnthương, sau khi có người thân bị bệnh nặng, hoặc qua đời, sau li hôn, sau mất việc…hoặc mấtngủ gặp ngay ở những người quá lo sợ mất ngủ, nghĩ đến mất ngủ nhiều cũng không ngủ được

- Mất ngủ do thiểu năng tuần hoàn não: gặp trong bệnh thoái hoá đốt sống cổ, cao huyết

áp, huyết áp thấp, bệnh tim, bệnh thận, mỡ máu cao…hay gặp tình trạng rất dễ ngủ, thậm chí ngủgật vào ban ngay, chập tối Đặc biệt dễ ngủ gật khi xem sách bão, xem tivi nhưng lại hoàn toànkhó ngủ vào ban đêm

- Do rối loạn nhịp sinh học và lịch thức ngủ: du lịch dài ngày, do lệch múi giờ (vừa dichuyển từ nước này sang nước khác thường mất ngủ trong vòng 1, 2 tuần đầu), do công việc phảilàm đêm như làm ca, nghiên cứu, ôn thi vào bạn đêm

- Do một số bệnh lý làm ảnh hưởng đến giấc ngủ như hội chứng chân không yên, viêmloét dạ dày thực quản có luồng trào ngược dạ dày thực quản, khó thở trong bệnh hen phế quảnthường khó tở vào ban đêm gần sáng làm bệnh nhân phải tỉnh giấc, cơn hạ canxi cấp, ở trẻ em bịcòi xương sớm

- Do sử dụng thuốc: Nghiện rượu sẽ làm cho giấc ngủ ngắn, thuốc tránh thai, thuốc giảm béo, thuốc giúp hưng phấn thần kinh, vitamminC, và thậm chí là cả thuốc ngủ nếu dùng nhiều sẽ gây cho cơ thể “quen thuốc” phải chờ có thuốc mới có thể ngủ được, nếu dừng thuốc đột ngột sẽ gây hội chứng cai thuốc khiến bệnh nhân mất ngủ, buồn bã chân tay,người bứt dứt khó chịu, rối lọan cảm giác, cảmgiác như có dòi bọ bò trong xương…

b Bệnh nghẹt thở ngáy: Nhiều người ngáy, một ít người ngáy và nghẹt thở khi ngủ.

Trong trường hợp điển hình, người bệnh thường mập, họ ngủ được nhưng không cảm thấy khoẻkhi phải thức dậy vào buổi sáng; họ luôn luôn buồn ngủ và có thể ngủ gục dễ dàng

Trang 15

c Chứng ngủ nhiều: Một số người ngủ gật nhiều ban ngày hoặc kéo dài thời gian ngủ

ban đêm, ngủ nhiều được chia làm ba loại chính là ngủ nhiều nguyên phát, ngủ rũ và hội chứngngừng thở khi ngủ

Ngủ rũ là một tình trạng bệnh lý thần kinh mạn tính, có đặc điểm là bệnh nhân đi vào

giấc ngủ không thể cưỡng lại được trong khi đang nghỉ ngơi hoặc hoạt động Các cơn ngủ rũthường ngắn và hay phối hợp với ngã khuỵu (mất trương lực cơ đột ngột), kèm theo đó là các ảogiác nửa thức nửa ngủ và hiện tượng liệt khi ngủ

Trang 16

Ngủ nhiều nguyên phát : ban đêm bệnh nhân ngủ nhiều, nhưng ban ngày lại rất buồn

ngủ và hay ngủ gật Tuy nhiên, người bệnh vẫn có khả năng chống lại những cơn buồn ngủ này.Tình trạng ngủ nhiều tồn tại ít nhất từ một tháng trở lên và ảnh hưởng tới sinh hoạt hằng ngày

Hội chứng ngừng thở khi ngủ: Đây là rối loạn hiếm gặp Biểu hiện là ngừng hô hấp

khoảng 20-40 giây trong khi ngủ Nguyên nhân là tắc nghẽn đường lưu thông khí hoặc tổnthương ở não (u thân não) hay là do hậu quả của bệnh thần kinh - cơ hoặc là tổn thương trungtâm hô hấp ở hành tuỷ (ví dụ, sau tai biến mạch máu não) Hội chứng này gây giảm bão hòa oxy

và tăng nồng độ carbonic trong máu, làm bệnh nhân có nhiều lúc tỉnh giấc ngắn trong đêm Việcđiều trị chứng bệnh này có thể dùng Theophylline, nhưng thông thường là điều trị bằng thông khínhân tạo

d Rối loạn nhịp thức ngủ là hiện tượng mất đồng bộ nhịp thức ngủ của người bệnh và

của người thường Quá trình bệnh lý này thường gây những thời điểm tỉnh giấc bất thường tronggiấc ngủ, kèm theo những hành vi tự động, lú lẫn tâm thần và quên Chính vì vậy mà giấc ngủngắn, không sâu, bệnh nhân cảm thấy không thỏa mãn Nguyên nhân gây bệnh thường là yếu tốtâm lý, nhưng cũng có thể là bệnh thực thể hoặc di truyền

e Mộng du chính là một biểu hiện của rối loạn giấc ngủ

Mộng du xảy ra ở giai đoạn III và IV của pha ngủ chậm Bệnh nhân đi trong trạng tháivắng ý thức hoàn toàn: đang ngủ tự nhiên ngồi dậy, có thể có những hoạt động phức tạp như đi,mặc quần áo, nói, la hét, lái xe Trong khi đi, nét mặt của người bệnh đơn điệu, không đáp ứngvới lời nói của người khác, có thể tỉnh lại sau một kích thích mạnh từ bên ngoài Các hành vi kếtthúc khi bệnh nhân thức dậy sau một vài phút rối loạn ý thức, thường gặp nhất là quay lại giường

Trang 17

ngủ tiếp Mộng du hay xảy ra vào 1/3 đầu của thời gian ngủ trong đêm Khi tỉnh lại, bệnh nhân

chỉ nhớ vài chi tiết đã xảy ra Bạo lực có thể xảy ra trong mộng du ở người lớn

Mộng du liên quan chặt chẽ với những cơn hoảng sợ về ban đêm Đó là các cơn hoảngloạn cực độ trong lúc ngủ sâu, kéo dài 1-10 phút, bệnh nhân la hét giãy giụa, chạy trốn…

9 Để có giấc ngủ ngon đúng nghĩa, lành mạnh :

Trước tiên, cần điều trị những bệnh lý có liên quan, tránh làm căng thẳng thần kinh, loại

bỏ stress hại là một yếu tố cần thiết cho mọi nguyên nhân gây mất ngủ

Nên ưu tiên cho giấc ngủ

Nên đi bộ hoặc vận động thể lực vừa sức để giúp giải toả căng thẳng, máu huyết lưu thông Tắm nước ấm trước 20 phút trước khi đi ngủ

Nên ăn những thức ăn tốt cho giấc ngủ

Có thể bật nhẹ đài, âm thanh của nó sẽ tạo tiếng động nhỏ và đều giúp ức chế vỏ não làm ngủ dễ hơn

Nếu thấy khi nằm quá 30 phút mà không ngủ được, hãy dậy và đọc sách, báo, rửa mặt bằng nước lạnh và nên uống một cốc mật ong ấm, có thể ngủ lại được

Không nên tự ý dùng thuốc an thần, gây ngủ khi chưa đi khám và tư vấn bởi bác sĩ

B CHIÊM BAO

I.Khái niệm

Trang 18

Chiêm bao phát sinh trong quá trình ngủ Chiêm bao thường xuất hiện trong giaiđoạn REMS và trong 1 đêm chúng ta thường có nhiều giấc chiêm bao Chiêm bao phụthuộc vào quá trình ngủ và cũng là đặc thù xảy ra trong quá trình ngủ Có nhiều ngườichắc chắn rằng họ chưa mơ bao giờ nhưng sự thật trong lúc ngủ họ có nằm mơ, chỉ cóđiều là mơ ít hơn người khác Nằm mơ là 1 lần trải nghiệm sâu sắc kèm theo những hìnhảnh bất thường và phản ứng xúc cảm cao độ như buồn, vui, sợ hãi.

Theo các nhà tâm lí học, chiêm bao là 1 chuỗi nhữg hình ảnh, suy nghĩ, cảm xúcxuất hiện trong khi ngủ Giấc chiêm bao hay chiêm bao có 2 cấp độ:

+Nội dung rõ ràng,có thể nhớ được

+Nội dung ẩn,thể hiện hay liên quan đến 1 ý muốn

II.Cơ chế của chiêm bao:

Như chúng ta đã biết, sự giải phóng ức chế và trạng thái hoạt động của các tế bàothần kinh trong não trong thời gian ngủ được gây ra bởi các kích thích khác nhau

từ môi trường bên ngoài cũng như bên trong cơ thể Gíấc chiêm bao có thể phátsinh dưới ảnh hưởng của các kích thích từ bên ngoài hoặc bên trong Các kíchthích đó gây ra các cảm giác tương ứng trong giấc chiêm bao

Tính chất đặc biệt của các cảm giác phát sinh trong lúc ngủ do tác động của cáckích khác nhau, đó là tính rất nhạy cảm của các tế bào thần kinh đối với các kíchthích yếu Do đó, khi ngủ thường xuyên xuất hiện các cảm giác đối với tác dụngcủa các kích thích yếu, mà ở trạng thái thức tỉnh chúng ko thể gây được 1 cảmgiác nào Hoặc 1 kích thích đau nhẹ phát sinh từ 1 cơ quan nội tạng nào đó có thểgây ra 1 cảm giác đau mạnh, làm cho ta tiếp nhận được như 1 triệu chứng bệnh

Ngày đăng: 21/06/2015, 12:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w