THÔI MIÊN (HYPROSIS)

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn giải phẫu sinh lý và thần kinh cấp cao GIẤC NGỦ VÀ CHIÊM BAO (Trang 31)

V. Ý nghĩa của những giấc chiêm bao

THÔI MIÊN (HYPROSIS)

Nha sĩ Oscar N. Lucas(1975) đã đi lang thang khắp nơi để giúp bệnh nhân bị mắc chứng khó cầm máu, đặc biệt là khi họ nhổ răng. Lucas đã thử kiểm soát việc máu chảy bằng thôi miên-một trạng thái ý thức được kích thích bởi lời nói và hành động của nhà thôi miên, khi đó, những ám thị của nhà thôi miên được chủ thể sẵn sàng đón nhận. Trong khi thôi miên, Lucas đề nghị bệnh nhân của ông ngậm nước đá để cầm máu.Hiệu ứng của lời đề nghị đó thật kì diệu.

Việc kiểm soát thành công trạng thái đau đớn đã khiến thôi miên được chấp nhận như 1 công cụ chuyên môn để giảm đau. Nhiều bệnh nhân được thôi miên đã cảm thấy ít đau hoặc không đau khi đi nhổ răng, sau khi bị bỏng nặng, khi sinh nở và khi bị ung thư giai đoạn cuối. Thôi miên cũng được sử dụng để đẩy nhanh tốc độ phục hồi cho những bệnh nhân bị đau tim, để chữa các bệnh ngoài da và chữa dị ứng.

Thôi miên là trạng thái có nguồn gốc với trạng thái ngủ. Chúng sinh ra trong cùng những điều kiện như nhau và phát triển trên cơ sở của sự khuyếch tán, ức chế trong vỏ não. Thôi miên có thể phát sinh khi có tác dụng của các kích thích yếu hoặc đều đều, lặp lại hoặc kéo dài.

2.Các dạng thức sinh lý:

Không có 1 dạng thức sinh lý nhất quán nào đi cùng với thôi miên. Huyết áp, tim mạch, nhịp thở đều có thể khác nhau tùy theo những ám thị của nhà thôi miên đưa ra. Nhưng thường theo biểu hiện bên ngoài,trạng thái thôi miên phát triển theo 3 giai đoạn:

1.Buồn ngủ:Người bị thôi miên ngồi yên,mí mắt muốn nhắm lại nhưng

vẫn còn giữ được liên hệ với xung quanh.

2.Thiu thiu ngủ: Các bộ phận của cơ thể có thể đặt ở bất cứ 1 tư thế nào

trong 1 thời gian dài.

3.Miên hành: Người bị thôi miên ko phản ứng lại với các kích thích từ bên

Trong 1 số trường hợp,các dạng thức EEG cũng giống như các dạng thức của giai đoạn ngủ REM. Tuy nhiên, thường thì có thể phân biệt được chúng với trạng thái ý thức khi bình thường. Sự phát triển của trạng thái thôi miên cũng giống như sự phát triển của giấc ngủ. Sự khác nhau giữa chúng ở chỗ trạng thái vỏ não chỉ bị ức chế 1 phần hay ức chế không hoàn toàn còn 1 số vùng tự do (cứ điểm thường trực) mà qua chúng người bị thôi miên giữ được mối liên hệ với thế giới bên ngoài. Các cứ điểm thường trực còn được hình thành với cả tín hiệu thứ 2(tiếng nói) , đó là cơ sở sinh lý của sự liên hệ bằng tiếng nói giữa người bị thôi miên và người thôi miên, bảo đảm cho người bị thôi miên thi hành mệnh lệnh của người thôi miên.

3.Các dạng thức chủ thể:

Mặc dù các nhà khoa học không đồng ý với nhau về cơ chế làm việc của thôi miên nhưng họ lại đồng ý với nhau về các dạng thức cơ bản của hành vi và chủ thể gắn liền với thôi miên.

a.Thôi miên ảnh hưởng đến sự suy xét và khả năng bị ám thị. Một người bị thôi miên sẽ không để ý tới sự suy xét của chính họ và chấp nhận những ám thị của nhà thôi miên. Trong 1 phiên thôi miên, chủ thể có thể sẽ không để ý tới thông tin giác quan là giấy thì có màu trắng và dễ dàng chấp nhận ám thị là giấy có 1 màu khác không phải màu trắng (Orne,1980). Mức nhạy cảm của mỗi người đối với thôi miên cũng rất khác nhau. Vì thế người ta sử dụng các trắc nghiệm về độ nhạy cảm với thôi miên để dự đoán mức độ người ta mong muốn đạt được đối với những

ám thị thôi miên. Một giải pháp cho những ai lo lắng đối với sự kiểm soát là biện pháp tự thôi miên. Ở đây con người học cách thôi miên chính họ,cho nên họ dễ dàng tuân theo những ám thị của bản thân họ. Đôi khi việc tuân theo những ám thị của chính mình là việc rất đơn giản, tuy nhiên không phải lúc nào cũng vậy. Bạn có thể thấy rằng, thật dễ dàng chấp nhận 1 ám thị của bạn là dừng học tập ngay lúc này. Tuy nhiên bạn sẽ thấy không dễ gì tuân theo 1 ám thị đi chơi nếu ngày mai bạn có 1 kì thi quan trọng.

b.Thôi miên cũng tác động tới thư giãn. Thôi miên nhẹ có thể được tạo ra bởi những quy trình tương tự như kĩ thuật thư giãn. Nhà thôi miên có thể hướng dẫn đối tượng thắt chặt rồi sau đó nới lỏng các nhóm cơ, như các cơ ở tay hay mặt.

c.Thôi miên cũng ảnh hưởng đến sự tập trung. Nhiều quy trình thôi miên có tác dụng tập trung sự chú ý vào 1 số mục tiêu, ví dụ như 1 ngọn đèn hay giọng nói của nhà thôi miên. Ngoài việc tập trung sự chú ý thì thôi miên còn ảnh hưởng tới quá trình phân chia sự tập trung giữa 2 nhiệm vụ.

d.Thôi miên cũng ảnh hưởng đến trí nhớ. Nó có thể làm giảm hoặc tăng khả năng nhớ lại những sự kiện đã qua. Chứng quên hậu thôi miên là 1 ví dụ cho thấy thôi miên có thể làm giảm trí nhớ.

Hypermnesia là sự tăng trí nhớ,có thể là do thôi miên mà có. Một quy trình kích thích để tạo ra trạng thái này là ám thị đối tượng rằng, họ có thể kiểm soát được trí nhớ của họ. Họ có thể chiếu trí nhớ của mình lên màn hình. Chẳng hạn, thôi miên đã được sử dụng để cải thiện trí nhớ của nhân chứng trong vụ tai nạn máy bay (Hilgard & Dzieszkwoski,198).

4.Vấn đề tồn tại và những ứng dụng

Do không có các dạng thức sinh lý khác biệt trong thôi miên đã làm nảy sinh 2 khả năng:

Một là, thôi miên không tạo ra 1 trạng thái chuyển đổi ý thức.

Hai là, có sự tồn tại của các dạng thức sinh lý phân biệt, nhưng các nhà khoa học chưa phát hiện ra chúng.

Trong khi cuộc tranh cãi về những cơ chế đằng sau thôi miên vẫn đang tiếp tục thì các nhà khoa học đã phát hiện ra các ứng dụng mới như nâng cao kĩ năng cho vận động viên điền kinh, kiểm soát việc ăn uống quá độ và các thói quen xấu. Thậm

chí thôi miên còn đang len lỏi vào các trường đại học, thôi miên được dùng để điều trị nỗi lo học hành cho các sinh viên,thúc đẩy mục tiêu cảm xúc và hành vi của họ

KẾT LUẬN

Chiêm bao quan trọng và phong phú hơn rất nhiều so với những gì mà chúng ta nhận thấy. Nhiều nhà tâm lý học đã sử dụng chiêm bao để giải mã tâm lý của người khác cũng như để khám phá những cách thức thay đổi cuộc sống đối với các bệnh nhân. Nếu quan tâm tới chiêm bao thì chúng ta đã tiến 1 bước dài trong việc tìm hiểu các dạng ý thức khác.

Mà một giấc chiêm bao đẹp bắt nguồn từ một giấc ngủ tốt. Thời gian bạn ngủ không bằng chất lượng của giấc ngủ. Hãy tự chăm sóc cho giấc ngủ cũng như giấc chiêm bao của mình đúng cách, để ta có thể hồi phục cả về vật chất lẫn tinh thần. Tránh các căng thẳng ban ngày, rượu chè, những bộ phim kinh dị… để có một giấc ngủ thật sâu và một ngày đầy hứng khởi vào sáng hôm sau.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn giải phẫu sinh lý và thần kinh cấp cao GIẤC NGỦ VÀ CHIÊM BAO (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w