1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn giải phẫu sinh lý và thần kinh cấp cao Sáng tạo và tư duy sáng tạo

26 1,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 107,5 KB

Nội dung

Có thể nói sáng tạo cómặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần” Theo quan điểm của S.Freud – cha đẻ của phân tâm học về sáng tạo thì cho rằng: “Sáng tạo cũng giống như g

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TPHCM

12/2010

Trang 2

DẪN LUẬN

Sáng tạo là một trong những năng lực vô tận của con người Sáng tạo là một trongnhững nguyên nhân chính thúc đẩy quá trình phát triển và hiện đại hóa của xã hội loàingười Ngày nay, người ta không chỉ nhìn nhận sáng tạo ở việc tìm ra cái mới phục vụcho cuộc sống, mà dần đi vào nghiên cứu sâu hơn về bản chất, cấu trúc, cơ chế tâm lí củahoạt động sáng tạo Đồng thời, ngày càng có nhiều công cụ tư duy giúp con người năngđộng hơn trong tư duy, rèn luyện và phát huy sức sáng tạo của cá nhân và tập thể

Chính vì thế, sáng tạo dần trở thành một đối tượng nghiên cứu quan trọng củanhiều ngành khoa học Sáng tạo vốn dĩ là một “địa hạt” hết sức đặc biệt nên đã thu hút sựquan tâm của khá nhiều lĩnh vực nghiên cứu giao thoa Hiểu rõ hơn về sự sáng tạo dướigóc độ tâm lí học sẽ giúp con người điều chỉnh tư duy, phát huy tối đa năng lực sáng tạocủa mình Với những mong muốn đó, nhóm đã đi vào nghiên cứu, sưu tầm và hệ thốnglại đề tài: “Sáng tạo và tư duy sáng tạo”

Trang 3

MỤC LỤC

DẪN LUẬN………

I KHÁI NIỆM……… 4

II BẢN CHẤT CỦA SÁNG TẠO……… 6

III CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA SỰ SÁNG TẠO……… 8

IV CƠ CHẾ TÂM LÝ CỦA SỰ SÁNG TẠO………13

V PHÂN BIỆT SÁNG TẠO VỚI TRÍ THÔNG MINH……… 16

VI Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO……….17

VII TÍNH Ỳ TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO……… 20

VIII MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SUY LUẬN SÁNG TẠO……….23

TÀI LIỆU THAM KHẢO………27

Trang 4

CHƯƠNG I KHÁI NIỆM VỀ SÁNG TẠO

1 Khái niệm sáng tạo:

Sáng tạo là một hoạt động quan trọng trong hệ thống các hoạt động thần kinh cấpcao ở con người Theo cách hiểu tổng quát và phổ biến hiện nay thì sáng tạo là hoạt độngtìm ra cái mới Theo từ điển Tiếng Việt thì sáng tạo được hiểu là hoạt động “tìm ra cáimới, cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đã có”

Một số định nghĩa khác:

Theo từ điển triết học: “Sáng tạo là quá trình hoạt động của con người tạo ranhững giá trị vật chất, tinh thần mới về chất Các loại hình sáng tạo được xác định bởiđặc trưng nghề nghiệp như khoa học kĩ thuật, tổ chức quân sự, Có thể nói sáng tạo cómặt trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất và tinh thần”

Theo quan điểm của S.Freud – cha đẻ của phân tâm học về sáng tạo thì cho rằng:

“Sáng tạo cũng giống như giấc mơ hiện hình, là sựu tiếp tục và thay thế trò chơi trẻ concũ.”

J.P.guilford: “Tư duy sáng tạo là sự tìm kiếm và thể hiện nhưng phương pháplogic trong tình huống có vấn đề, tìm kiếm những phương pháp khác nhau và mới củaviệc giải quyết vấn đề”

Còn theo giáo sư Chu Quang Thiêm, ĐH Bắc Kinh thì sáng tạo là căn cứ vàonhững ý tưởng đã có sẵn làm tài liệu rồi cắt xén chọn lọc tạo ra một hình tượng mới

Theo L.X.Vugotxki thì sáng tạo được hiểu là hoạt động tạo ra cái mới không phânbiệt kết quả tạo ra có ý nghĩa về mặt hiện thực hay tư duy

J.H.Lasva cho rằng sáng tạo là sự lựa chọn và sử dụng những phương tiện mới,cách giải quyết mới

Ở Việt Nam, cũng có nhiều tác giả có quan niệm khác nhau về khái niệm sáng tạo:Tác giả Trần Hiệp – Đỗ Long :Sáng tạo là hoạt động tạo lập phát hiện những giátrị vật chất và tinh thần, đòi hỏi cá nhân phải có năng lực, kĩ năng

Tác giả Nguyễn Đức Uy cho rằng đó là sự đột khởi thành sản phẩm lien hệ mới

mẻ nảy sinh từ sự độc đáo của một cá nhân

Trang 5

Tác giả Nguyễn Huy Tú cho rằng quá trình sáng tạo là tổ hợp các phẩm chất vànăng lực mà nhờ đó mà con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình tòm ra được nhữngnét mới, độc đáo.

 Như vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về sáng tạo nhưng gần như tất cả đềuđồng tình sáng tạo phải là quá trình tạo ra hay hướng đến cái mới Bằng tư duy độc lập,con người đã phối hợp, biến đổi và xây dựng những cái mới trên bình diện cá nhân hay

xã hội từ những kinh nghiệm sẵn có của mình

2 Một số khái niệm liên quan:

a) Tư duy sáng tạo:

Tư duy sáng tạo là khả năng giải quyết các vấn đề bằng cách tạo ra một cái mới,nhưng đạt được kết quả một cách có hiệu quả Tư duy sáng tạo nhấn mạnh đến khả năng

tư duy, suy luận logic, phán xét để đưa ra những ý tưởng mới Con người luôn phải tưduy sáng tạo vì mọi thứ luôn vận động, biến đổi Trong giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạogiúp con người tìm ra nhiều cách giải quyết và lựa chọn cách giải quyết tối ưu, hợp lýnhất và hiêu quả nhất

b) Năng lực sáng tạo:

Năng lực sáng tạo là khả năng tạo ra những cái mới hoặc giải quyết vấn đề mộtcách mới mẻ của con người Năng lực sáng tạo có tiền đề trước hết bởi phẩm chất trí tuệ,phẩm chất trí nhớ, xúc cảm… Như vậy, năng lực sáng tạo liên quan chặt chẽ tới hoạtđộng sáng tạo và là yếu tố thể hiện rõ trong hoạt động sáng tạo cũng như quyết định chấtlượng của hoạt động sáng tạo

Trang 6

CHƯƠNG II BẢN CHẤT CỦA SÁNG TẠO

Đi tìm bản chất của sáng tạo không thể tách rời khái niệm của chúng Chính từnhững quan niệm khác nhau về sáng tạo mà các nhà nghiên cứu đã nhìn nhận và khámphá ra ở sự sáng tạo những bản chất khác nhau Trước hết, các nhà Phân tâm học đã xemsáng tạo như một trò chơi của trẻ con, đồng hóa sáng tạo với vô thức và làm “hẹp” đinhững gì con người có thể tạo ra trong cuộc sống Mặt khắc, các nhà nghiên cứu về sángtạo ở Tiệp Khắc cũ lại cho rằng sáng tạo là quá trình mà kết quả là sự tạo ra cái mới hoặc

sự kết hợp mới từ những cái cũ Chính Einstein đã phát triển bản chất này của sáng tạobằng mô hình:

Ý tưởng (đã được biểu đạt một cách hợp lí, mới mẻ, hấp dẫn) => đào sâu, nghiêncứu => sản phẩm sáng tạo

Như vậy, từ quan điểm trên, sáng tạo được xem là việc thực hiện hai chức năngtạo ra ý tưởng mới, giải quyết nhiệm vụ và tạo ra sản phẩm mới nên có bản chất là tư duy

có định hướng để đạt đến một hiệu quả của việc giải quyết vấn đề

Mặt khác, tác giả Vưgốtxki đã khẳng định: “Sự sáng tạo thật ra không phải chỉ có

ở nơi nó tạo ra những tác phẩm lịch sử vĩ đại, mà ở khắp nơi khi nào con người tưởngtượng, phối hợp, biến đổi và tạo ra một cái gì mới, cho dù cái mới ấy nhỏ bé đến đâu đinữa so với những sáng tạo của các thiên tài” Quan điểm này mang đậm tính nhân văn,khẳng định sáng tạo là năng lực vốn có của tất cả mọi người

Ngày nay, các nhà Tâm lý học hiện đại đã xem sáng tạo là hoạt động tâm lí caonhất của con người, ở đó luôn có sự tham gia của các quá trình tâm lí khác trong sự kếthợp rất chặt chẽ Tiền đề của tư duy sáng tạo là năng lực sáng tạo (cốt lõi), năng lực tưduy, tưởng tượng, trí nhớ, xúc cảm, động cơ và ý chí Từ đó, sáng tạo được nghiên cứuthông qua ba thuộc tính cơ bản:

- Tính mới mẻ: tạo ra cái “mới mẻ” trên hai phương diện so sánh là cá nhân và xã

hội Sáng tạo ở mọi lứa tuổi, trên những đối tượng khác nhau đều có ý nghĩa nhưng chỉkhác ở vấn đề cần giải quyết, trình độ tự lập trong sáng tạo

- Tính độc lập – tự lập: tồn tại cả trong tư duy và trong hoạt động Tư duy độc lập

giúp nảy sinh những giải pháp mới Khả năng độc lập trong hoạt động bộc lộ trong việcđặt mục đích tìm giải pháp giải quyết vấn đề qua 3 khâu: nhận ra, giải quyết và kiểm tra,đánh giá

- Tính có lợi: Sáng tạo phải tạo ra cái mới đảm bảo tính hiện thực, phục vụ cho lợi

ích của con người, của xã hội

Trang 7

Như vậy, từ những nhận định trên, bản chất của sự sáng tạo có thể được đúc kết ở

ba điểm chính sau:

- Sáng tạo là việc tạo ra cái mới ở những mức độ khác nhau

- Cái mới con người tạo ra nhằm để phục vụ cho cuộc sống con người, nhu cầucủa xã hội

- Quá trình tạo ra cái mới của sáng tạo có sự tham gia khá đầy đủ của các quá trìnhtâm lý của cá nhân

Trang 8

CHƯƠNG III CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA SỰ SÁNG TẠO

1 Một số đặc điểm tâm lý của quá trình sáng tạo:

Nhận ra vấn đề mới dưới những luận điểm đã quen thuộc được hình thành dựa trên

sự nhạy cảm vấn đề

Nhìn ra chức năng mới ở một đối tượng nào đó để gần gũi, quen thuộc

Nhận ra cấu trúc đối tượng đang xét bằng cách tìm ra những quy luật ẩn chứa.

Sự chọn lựa các giải pháp, nhào nặn các giải pháp mới + đã có, tìm và quyết định

giải pháp độc đáo

Như vậy, dù có được hiểu ở bất kì khía cạnh nào thì sáng tạo vẫn là một quá trìnhtâm lý Sự khác biệt ở đây là quá trình này diễn ra một cách liên tục – không ngừnghướng đến cá nhân và xã hội nhằm đem lại những kết quả tốt nhất

2 Cấu trúc tâm lý của sự sáng tạo:

Theo Tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn (ĐH Sư Phạm TPHCM), cấu trúc tâm lý của

sự sáng tạo được chia thành sáu thành phần, cụ thể như sau:

a) Thành phần linh hoạt (Flexibility):

CẤU TRÚC TÂM LÝ

LINH

HOẠT ĐỘC ĐÁO MỀM DẺO

CẤU TRÚC – KẾ HOẠ- CH

NHẠY CẢM VẤN ĐỀ

MỞ RỘNG

AD, ĐỊNH NGHĨA LẠI

Trang 9

Thành phần linh hoạt là khả năng biến đổi thông tin đã thu nhận, thay đổi hệ thống

tri thức, chuyển đổi góc nhìn, nhìn thông tin dưới nhiều góc độ khác nhau ngay khi vừa tiếp nhận Thành phần linh hoạt bao gồm hai phần là linh hoạt bột phát và linh hoạt thích ứng

- Linh hoạt bột phát: linh hoạt nhận ra vấn đề lập tức từ nhiều góc độ, quan điểm

Ví dụ: Trong vòng 30 giây hãy kể tất cả những công dụng của một viên gạch mà bạn biết.Càng nhiều đáp án sáng tạo được đưa ra (nhưng vẫn hợp logic) càng thể hiện rõ tính linh hoạt bột phát này

- Linh hoạt thích ứng: linh hoạt chọn lựa giải pháp, cách tiếp cận phù hợp với vấn

đề thông qua tư duy Linh hoạt thích ứng sẽ mất nhiều thời gian đầu tư suy nghĩ, chọn lựagiải pháp, phương án tiếp cận phù hợp hơn linh hoạt bột phát, thể hiện qua những test về xếp que diêm,…

b) Thành phần độc đáo (Originality):

Thành phần độc đáo là tính độc lập trong giải quyết vấn đề đặt ra, từ đó tự thân nảy sinh ra những ý tưởng mới, những giải pháp mới Thành phần này được tạo ra từ 2 yếu tố:

- Sự hiếm lạ - duy nhất

- Sự liên tưởng xa

c) Thành phần mềm dẻo (Fluency):

Thành phần mềm dẻo là năng lực tổ hợp thông tin nhanh chóng, tạo ý tưởng mới

từ thông tin vừa mới tiếp nhận Thành phần này đòi hỏi người tiếp nhận thông tin trong thời gian ngắn, phải nhanh chóng tổ hợp thông tin, phát kiến ra những ý tưởng mới để giải quyết hay phát triển vấn đề

Thành phần này được tạo nên bởi các yếu tố:

- Lưu loát trong từ ngữ, cách biểu đạt

- Lưu loát trong ý tưởng

- Lưu loát trong liên tưởng

d) Thành phần cấu trúc kế hoạch (Elaboration):

Trang 10

Thành phần cấu trúc kế hoạch là năng lực xây dựng cấu trúc từ thông tin đã có,xây dựng giải pháp từ ý tưởng sáng tạo Thành phần này bao gồm các năng lực xây dựngcấu trúc mới từ các thông tin đã biết, năng lực xây dựng các kế hoạch thực hiện giải pháp

từ những ý tưởng mới, cho phép cá nhân nghĩ ra được các bước hành động liên tiếp, tổchức và phối hợp của cơ ngón tay, cơ mặt…Thông thường, thành phần cấu trúc kế hoạch

có thể ước lượng bằng các test sử dụng ngôn ngữ

e) Thành phần nhạy cảm vấn đề (Sensibility):

Thành phần nhạy cảm vấn đề là sự nhanh chóng phát hiện ra sai lầm, mâu thuẫn,thiếu hụt hay thiếu logic, thiếu ngắn gọn, chưa tối ưu… hay khả năng nắm bắt dễ dàngnhanh chóng các vấn đề, nhận ra ý nghĩa mới của sự vật từ những thông tin còn thiếu hụtcủa mình để từ đó nảy sinh ý muốn cấu trúc lại sự vật, hiện tượng cho hợp lí, hài hòa hơn,thích hợp hơn để tạo ra cái mới Thành phần này thể hiện ở sự cởi mở, thái độ thôngthoáng trong tiếp xúc với ngoại giới và con người

f) Thành phần mở rộng áp dụng, định nghĩa lại sự vật, hiện tượng (Redefinition):

Thành phần mở rộng áp dụng, định nghĩa lại sự vật, hiện tượng là sự áp dụng một cách hoàn toàn mới, hoàn toàn khác với một đồ vật, hiện tượng hoặc một bộ phận của nó

VD: Vật nào có thể sử dụng để châm lửa?

3 Các cấp độ của sáng tạo: Có hai cách phân loại phổ biến

a) Dựa trên giá trị sản phẩm

Trang 11

- Cấp độ 1: Những sản phẩm có giá trị khách quan.

- Cấp độ 2: Sản phẩm sáng tạo có giá trị chủ quan

b) Dựa trên tính chất của sản phẩm sáng tạo: gồm 5 cấp độ cụ thể

- Sáng tạo biểu hiện

- Sáng tạo chế tạo

- Sáng tạo phát kiến

- Sáng tạo cải biến (đổi mới, cải cách)

- Sáng tạo trí tuệ đặc biệt

Nghiên cứu biểu hiện của 5 cấp độ sáng tạo này, tác giả Đặng Thị Vân

trong“Thực nghiệm phương pháp dạy học nêu vấn đề trong giờ học lý thuyết nhằm nâng cao các hiệu quả phát huy tính sáng tạo học tập của sinh viên” được đăng trên Tạp chí

Tâm lý học 11/2010 đã khảo sát trong sinh viên ở Hà Nội, kết quả thu được:

0%

Trang 12

CHƯƠNG IV CƠ CHẾ TÂM LÝ CỦA SỰ SÁNG TẠO

1 Cơ chế sinh lý:

Theo các nhà tâm lý học hiện đại, hoạt động tích cực của bán cầu đại não là tiền đềrất quan trọng để sự sáng tạo xuất hiện Bán cầu đại não là cơ sở để những ý tưởng xuấthiện khi nó hoạt động một cách tập trung Ở mỗi bán cầu não có những ưu thế về một sốhoạt động thần kinh cấp cao như:

- Bán cầu trái thiên về trí nhớ, ngôn ngữ, lí luận, tính toán, phân tích, tư duy hội tụ

- Bán cầu phải thiên về trực giác, ngoại cảm, cảm xúc, các liên hệ thị giác – khônggian, cảm nhận âm nhạc, tư duy phân kì

Trước đây, nhiều người thường tuyệt đối hóa vai trò của bán cầu não trái tronghoạt động tư duy Tuy nhiên, hiện nay người ta bắt đầu nhìn nhận khách quan hơn về vaitrò của hai bán cầu não Theo Ganong (1983): Bán cầu não phải có chức năng xử lí cácquan hệ nghe và nhìn trong không gian, gọi là bán cầu biểu tượng Bên cạnh đó, bán cầunão trái có chức năng ngôn ngữ và phân tích, gọi là bán cầu minh bạch Như vậy, từnhững phân tích trên, ta thấy chức năng của não phải là chính là “tố chất” của sự sángtạo Tuy nhiên, để có sự sáng tạo thì cần hai bán cầu não phải hoạt động cân bằng và phốihợp nhau

2 Cơ chế tâm lý:

a) Cơ chế logic:

Cơ chế lôgic xem xét sáng tạo theo một cấu trúc nhất định Quá trình sáng tạođược xem như một chu trình trải qua tuần tự các bước tư duy Chính vì thế, cơ chế lôgicđặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của yếu tố tư duy trong khi sáng tạo Trong tư duy có sángtạo và trong sáng tạo có tư duy Tư duy được xem là một yếu tố quan trọng đặc biệt trong

cơ chế logic của sáng tạo A.N.Leonchiev đã nhận xét: “Tư duy là mắt xích trung tâm củahoạt động sáng tạo”

Trong cơ chế lôgic, có đến hơn 20 cách phân chia các bước của quá trình sáng tạo,trong đó có 2 cách được sử dụng rộng rãi:

- Quan niệm hoạt động sáng tạo theo 3 bước :

 Bước 1: Cảm nhận được vấn đề

Trang 13

+ Cảm thấy đang tồn tại vướng mắc nào đó về lí luận hoặc thực tiễn.

+ Biểu đạt được vướng mắc của mình

+ Mong muốn giải quyết vấn đề

 Bước 2: Đưa ra giả thuyết, giải quyết dự kiến

+ Gắn vấn đề với tri thức, kinh nghiệm

+ Đưa ra những giải pháp

+ Chọn 1 giải pháp

 Bước 3: Kiểm tra giả thuyết

+ Thực thi giả thuyết, giải pháp đã chọn

+ Đánh giá giải pháp trên cơ sở kết quả của nó

- Ngoài ra cũng có quan niệm quá trình sáng tạo diễn ra 6 bước:

 Nhận ra vấn đề

 Phân tích vấn đề

 Gắn vấn đề vào những quan hệ với những lĩnh vực tri thức chuyên biệt nhất định

 Xây dựng giả thuyết, giải pháp dự kiến

 Kiểm chứng giả thuyết

 Xác định giải pháp mới, nhận thức mới, đạt được cái mới

b) Cơ chế linh cảm trực giác:

Trong quá trình sáng tạo, có những khoảnh khắc dù không có sự tham gia của ýthức, chúng ta vẫn đột phát ra những ý tưởng mới, những giải pháp mới một cách tình cờ,ngẫu nhiên Các nhà khoa học giải thích hiện tượng này bởi cơ chế linh cảm trực giác.Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng linh cảm trực giác là tính đặc thù cần quan tâm bậc nhấtkhi nghiên cứu về sáng tạo Đây là một cơ chế còn tương đối mới mẻ trong nghiên cứu,chính vì thế luôn nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học

Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn đã nhận xét: “Linh cảm hay trực giác, cho phép con ngườisuy luận đúng đắn trong một vài tình huống, khởi phát ý tưởng đột ngột mà bản thân

Ngày đăng: 21/06/2015, 12:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w