1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn giải phẫu sinh lý và hoạt động thần kinh cao cấp bệnh Alzheimer

12 875 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 286 KB

Nội dung

Tuy nhiên, nĩ cĩ thể là một triệu chứng của bệnh Alzheimer, một bệnh não gây tử vong, là nguyên nhân gây suy giảm chậm trong tư duy, trí nhớ và kỹ năng lập luận.. Bệnh Alzheimer, thể bện

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN



Lớp: Tâm lý học K03 Giáo viên: Phạm Lê Bửu Trúc

Khóa: 2010 - 2014

Danh sách nhóm:

Nguyễn Văn Tuệ - 1056160096

Nguyễn Chí Trung - 1056160092

Bùi Thị Nhiều - 1056160055

Trương Thị Yến Nhi - 1056160054

Trang 2

Lê Thị Ngọc Lan - 0956030055

Giảm sút trí nhớ là một biểu hiện thường thấy ở người cao tuổi Tuy nhiên, nĩ cĩ thể là một triệu chứng của bệnh Alzheimer, một bệnh não gây tử vong, là nguyên nhân gây suy giảm chậm trong tư duy, trí nhớ và kỹ năng lập luận Đây là một căn bệnh chưa xác định rõ nguyên nhân và cũng chưa cĩ cách điều trị hồn tồn

Bệnh Alzheimer, thể bệnh nặng nhất trong nhĩm các bệnh sa sút tâm thần (cịn gọi

là sa sút trí tuệ, sa sút tâm trí) hiện nay là mối quan tâm hàng đầu của những nhà lão khoa trên tồn thế giới cũng như ở nước ta, khi tuổi thọ trung bình ngày càng cao, số người mắc bệnh này ngày càng nhiều.

Bệnh cho đến nay, cĩ tiên lượng nĩi chung là xấu, gây nhiều khĩ khăn đau khổ cho người bệnh, cho gia đình họ và cả cộng đồng xã hội.

1) Bệnh Alzheimer là gì?

Alzheimer (AD, SDAT) là bệnh thối hĩa cả não bộ

khơng hồi phục, gây nên chứng sa sút trí tuệ ở người cao

tuổi Tổn thương tế bào thần kinh ở vỏ não và những cấu

trúc xung quanh làm sa sút trí nhớ, giảm phối hợp vận

động, giảm cảm giác, nhận cảm sai , cuối cùng là mất trí

nhớ và chức năng tâm thần

Bệnh Alzheimer được bác sĩ tâm

thần và thần kinh học người Đức Alois

Alzheimer phát hiện ra vào năm 1906, căn bệnh này được đặt theo tên ông

2) Nguồn gốc của bệnh Alzheimer

Alzheimer gặp ở 5% người trên 60 tuổi và tỷ lệ này cứ 5 năm lại tăng lên gấp đơi Năm 1907, Alois Alzheimer đã mơ tả một bệnh nhân nữ 51 tuổi với các biểu hiện sa sút trí tuệ cĩ tính chất tiến triển do một bệnh mà ba năm sau đĩ Kraepelin đã đặt tên là "bệnh Alzheimer" (AD) Trải qua gần 100

Trang 3

năm, bệnh Alzheimer đã được chẩn đốn trên lâm sàng với nhiều thay đổi về các quan niệm bệnh học cũng như các thành tựu mới trong nghiên cứu về các bệnh nguyên, bệnh sinh Tuy nhiên các tác giả đều thừa nhận Alzheimer là một đơn thể bệnh Đây là quá trình bệnh lý cĩ hệ thống các triệu chứng lâm sàng và các tổn thương giải phẫu bệnh đặc trưng ở não được coi là các "tiêu chuẩn vàng" để làm chẩn đốn

Trong khi sa sút trí tụê là rối loạn phổ biến hàng thứ 2 trong các rối loạn tâm thần ở người cao tuổi, thì Alzheimer là bệnh đứng hàng đầu trong các căn nguyên gây sa sút trí tuệ: 50-60% các trường hợp sa sút trí tuệ là do bệnh Alzheimer; 10-15% các trường hợp sa sút trí tuệ là cĩ sự phối hợp giữa bệnh Alzheimer và bệnh mạch máu não

3) Những ai dễ mắc bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là một căn bệnh gây tử vong ở người cao tuổi đứng thứ 4 hiện nay Có rất nhiều yếu tố tác động góp phần làm tăng khả năng mắc bệnh Alzheimer:

Tuổi: Đây là yếu tố có nguy cơ lớn nhất dẫn đến mắc chứng bệnh Alzheimer Chỉ có 10% người cao niên ở lứa tuổi 65 mắc bệnh này nhưng gần như 50% người cao niên trên 80 tuổi mắc phải bệnh này Đây là độ tuổi mà hệ thống thần kinh đang bị lão hĩa, cơ thể giảm sức đề kháng, cơ chế sinh lý thay đổi theo chiều hướng xấu, do đĩ đây là độ tuổi dễ bị mắc bệnh nhiều nhất Tuy nhiên, những lứa tuổi 35 – 40 cũng cĩ thể mắc bệnh, nhưng tần suất mắc bệnh rất thấp Theo số liệu thống kê của các chuyên gia thì thấy số ca nhiễm bệnh trong 1000 người/ năm só sự tăng theo độ tuổi

Tuổi Số ca nhiễm bệnh trong 1000

người/năm

Trang 4

75 – 79 9

Giới tính: Phụ nữ dễ bị mắc bệnh hơn nam giới Do ở phụ nữ sự giảm estrogen sau mãn kinh cĩ liên quan rõ rệt đến giảm trí nhớ và sa sút tâm thần

Dân tộc: các dân tộc cĩ tần suất mắc bệnh Alzheimer khác nhau Người da trắng ít mắc bệnh hơn người Mỹ gốc Phi hoặc Tây Ban Nha Người châu Á cũng ít mắc bệnh hơn nơi khác Người ta cịn cho rằng bệnh chịu ảnh hưởng của yếu tố mơi trường, thí dụ người Nhật sống tại Mỹ cĩ tỷ lệ mắc bệnh cao hơn hẳn so với người Nhật sống tại Nhật

Tăng huyết áp: nhiều nghiên cứu cho thấy người cĩ huyết áp tâm thu cao cĩ nguy cơ cao bị Alzheimer Tăng huyết áp gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Hội chứng Down: người bị hội chứng này sẽ bị Alzheimer khi sống đến 40 tuổi và những bà mẹ sinh con bị Down sẽ cĩ nguy cơ cao bị Alzheimer

Môi trường: người ta phát hiện kẽm, đồng tích tụ trong mô não người bị Alzheimer Sống trong môi trường nhiễm kim loai, môi trường điện từ trường, nhiễm độc Một số yếu tố khác có liên quan đến chứng mắc Alzheimer như thiếu hụt Vitamin nhóm B, bệnh trầm cảm, trấn thương đầu, một nhóm người có điều kiện kinh tế kém và học vấn thấp, không thường xuyên làm việc trí não…v.v…

4) Dấu hiệu của bệnh Alzheimer

a) Các triệu chứng báo hiệu

- Thường bị nhầm lẫn, khĩ khăn trong việc nhận thức

- Hay ghi chép lặt vặt (tạo tiền đề để nhớ)

Trang 5

- Gọi điện cho người thân nhiều lần (gọi xong lại quên, gọi lại).

- Lẫn lộn các đồ vật, nhầm ngày, tháng, năm

b) Các triệu chứng toàn phát

- Mất trí nhớ: là triệu chứng đầu tiên và xuất hiện rất sớm, ngày càng nặng và không hồi phục Bệnh

nhân thường mất trí nhớ gần (quên những sự vật mới xảy ra) Dần dần họ quên ngày, tháng, quên tên vợ con của mình Khi ra khỏi nhà thì quên đường về, quên rửa mặt, quên cài cúc áo, quên mặt vợ (hoặc chồng) của mình

- Rối loạn ngôn ngữ: biểu hiện sớm và khó tìm từ để biểu hiện ý tưởng Họ khó phát âm, nói không trôi

chảy sau đó mất ngôn ngữ, nói xong nhưng không hiểu mình vừa nói gì

- Rối loạn phối hợp động tác: bệnh nhân không chú ý đến trang phục, mặc quần áo rất khó khăn, khó

thực hiện được công việc hàng ngày Bệnh nhân yếu cơ, run, hay bị chuột rút vì vậy ảnh hưởng đến các công việc vệ sinh cá nhân như tắm, rửa, thay quần áo

- Rối loạn chức năng nhận thức: vì rối loạn trí nhớ và chú ý dẫn đến rối loạn khả năng nhận thức Người

bệnh có rối loạn khả năng định hướng không gian, thời gian, mất khả năng tính toán đơn giản, mất khả năng đánh giá

- Trầm cảm: thường xuất hiện ở giai đoạn sớm, có 25-85% bệnh nhân có trầm cảm Tuy nhiên các triệu

chứng trầm cảm là không ổn định Có lúc bệnh nhân có ý định tự sát, nhưng sau đó lại xuất hiện khoái cảm

- Các triệu chứng loạn thần: gặp ở 10-30% số bệnh nhân Thường gặp là hoang tưởng bị hại, nhưng đôi

khi cũng có ảo thị giác với các hình ảnh kỳ quái

- Hình ảnh chụp cắt lớp (CT Scanner) não và chụp cộng hưởng từ (MRI) não có hình ảnh teo não lan

toả, giãn rộng các não thất

Bệnh Alzheimer là căn bệnh khởi phát chậm và từ từ, nhưng theo thời gian bệnh ngày càng nặng hơn Alzheimer có ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của cá nhân, không những thế nó còn ảnh hưởng đến gia đình, cộng đồng, xã hội Nguyên nhân của bệnh đến nay vẫn chưa phát hiện được chính xác, song có thể dưa trên những biểu hiện sớm nhất của bệnh Alzheimer ở người cao tuổi với những dấu hiệu sau:

- Mất trí nhớ làm ảnh hưởng đến quá trình công tác

Trang 6

- Gặp khó khăn trong thực hiện các thao tác quen thuộc.

- Có những vấn đề trong sử dụng ngôn ngữ

- Mất định hướng về thời gian và không gian

- Khả năng suy nghĩ giảm hoặc kém

- Gặp những rắc rối với các vấn đề mang tính trừu tựơng mà trước kia chưa hề gặp

- Hay để quên đồ đạc và khó nhớ lại được, mà có thì cần thời gian rất lâu để nhớ

- Thay đổi về cảm xúc, hành vi Mọi tính cánh từ trước khi mắc bệnh đều bị phai nhạt

- Thay đổi về nhân cách như khó tính, thờ ơ, có khuynh hướng cách ly với cộng đồng

- Trở nên trì trệ

- Sút cân không giải thích được những người mắc bệnh Alzheimer thường giảm khứu giác mà người bình thường không có

- Mất khả năng trong việc đi đứng

- Mất tập trung tư tưởng

Những dấu hiệu này cũng có thể gặp ở người khỏe mạnh bị lão hóa, tuy nhiên bác sĩ chuyên khoa

có thể phân biệt các triệu trứng này trên người bình thường và người bệnh Alzheimer Chẳng hạn như người cao tuổi không bị giảm kỹ năng ngôn ngữ, người bị bệnh lạ bị, họ khó khăn trong việc hoàn thành câu hoặc tìm ra một từ đúng, không có khả năng hiểu nghĩa của từ, giao tiếp không hoạt bát Ngoài ra các bác sĩ chẩn đoán trên điện não đồ, hình ảnh học, xét nghiệm máu, dịch não tủy, hay test thử khứu giác

Trang 7

5) Nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer

a) Yếu tố sinh học

Khi nghiên cứu người bi bệnh

Alzheimer, người ta đã phát hiện có sự

mất tế bào thần kinh và giảm thể tích

những vùng não chi phối trí nhớ, vùng

đảm nhận tâm thần kinh Khi xem xét

mô não về téâ bào học thấy có tổn

thương về mặt sinh học, đó là sự thoái

hóa của các mô thần kinh hoặc bị

tổn thương chỉ còn lại những ống nhỏ

ngăn cản vận chuyển chất dinh dưỡng

nuôi tế bào thần kinh Vấn đề này liên quan đến một Protein tên là TAU Trong những ngươi mắc bệânh Alzheimer thấy có sự xuất hiện một Protein gọi là beta Amyloid, chúng không hòa tan nên tích tụ thành những mảng keo Beta Amyloid làm chết tế bào thần kinh, làm giảm chất trung gian dẫn truyền thần kinh acetylcholine cần thiết cho trí nhớ Beta Amyloid cũng ngăn cản sự vận chuyển ion kali, natri, calcium qua màng tế bào (giúp cho quá trình truyền tín hiệu thần kinh) Sự có mặt của Protein Amylioid precursor (APP) làm tăng khả năng hủy hoại tế bào thần kinh của beta Amyloid Ngoài ra còn có vai trò của một số chất Protein khác như ERAB, mảng AMI (giống beta Amyloid)

b) Sự oxy hóa và đáp ưng viêm

Khi nghiên cứu những người mắc bệnh Alzheimer, các nhà khoa học phát hiện thấy sự xuất hiện của các gốc oxy tự do Sự xuất hiện quá nhiều chất này sẽ làm tổn thương té bào thần kinh Ngoài ra chất oxy hóa cũng liên quan với đáp ứng miễn dịch, đĩ là phản ứng

Trang 8

viêm (men cyclooxygenase và prostaglandin làm tổn thương tế bào thần kinh)

c) Yếu tố gen.

Gen cũng đóng vai trò có tính chất ảnh hưởng đến mắc bệnh Alzheimer Các gen đóng vai trò khởi phát muộn Alzheimer như ApoE2, ApoE3, Apoe4 Còn những đột biến gen PS1, PS2 hoặc gen kiểm soát APP sẽ làm cho bệnh Alzheimer khởi phát sớm hơn

Tiền sử gia đình cĩ người bị bệnh Alzheimer Các thành viên trong gia đình này cĩ thể mang các biến đổi di truyền đã được xác định rõ (ở nhiễm sắc thể 21,14,1 ) hoặc mang các kiểu gen làm tăng cơ địa dễ bị bệnh như ApoE4 Tần số xuất hiện bệnh là 50% trong số con các bệnh nhân Alzheimer cao gấp 4 lần so với những người khơng cĩ tiền sử gia đình bị bệnh này

d) Các yếu tố tác động khác

- Yếu tố nhiễm độc nhơm: tình trạng nhiễm độc nhơm dường như cĩ liên quan đến sự tăng lắng đọng protein β Amyloid và số lượng các đám rối sợi thần kinh trong não bệnh nhân Alzheimer

- Yếu tố nhiễm trùng (virus chậm) giống như bệnh creutzfeld-Jakob

- Các rối loạn chuyển hố: phản ứng oxy hố quá mức dẫn đến tăng các gốc tự do Các gốc tự do này cũng được cho là cĩ liên quan đến sự kết hợp và tăng lắng đọng protein Aβ gây chết tế bào thần kinh

Sự giảm lưu lượng máu não, rối loạn sinh tổng hợp các yếu tố dinh dưỡng thần kinh cũng được giả định là cĩ vai trị trong cơ chế gây bệnh Alzheimer

6) Tiến triển bệnh Alzheinmer

Các triệu chứng đầu tiên thường bị nhầm lẫn là cĩ liên quan đến lão hĩa hoặc stress Các kiểm tra tâm lý cĩ thể cho thấy những khĩ khăn về nhận thức nhẹ Những triệu chứng sớm cĩ thể ảnh hưởng phức tạp đến các sinh hoạt hàng ngày Đáng chú ý nhất là giảm trí nhớ như khĩ khăn trong việc nhớ các

sự kiện gần đây đã học được và khơng cĩ khả năng để tiếp thu các thơng tin mới Một số triệu chứng ban đầu của bệnh Alzheimer cĩ thể khơng được chú ý đến, đĩ là người bệnh cĩ những vấn đề với các chức năng điều hành não bộ về sự chú tâm, tính quy hoạch, tính linh hoạt, và tư duy trừu tượng, hoặc

Trang 9

suy yếu trong phần não bộ lưu trữ ngữ nghĩa (bộ nhớ của ý nghĩa, và các mối quan hệ, khái niệm) Những đặc điểm này thường là triệu chứng tiền lâm sàng của bệnh

Thời kỳ đầu

Một phần nhỏ trong số những bệnh nhân gặp khó khăn về ngôn ngữ, khó khăn về chức năng điều hành, nhận thức (agnosia), hoặc chức năng thực hiện các hoạt động (apraxia) Bệnh không ảnh hưởng đến tất cả các năng lực ký ức như nhau Những kỷ niệm xưa, những điều đã được học (ngữ nghĩa, khái niệm…), và tiềm thức bị ảnh hưởng ở một mức độ ít hơn những sự kiện vừa mới diễn ra Đặc trưng của vấn đề về ngôn ngữ chủ yếu là sự biểu hiện co lại của vốn từ vựng và giảm sự lưu loát từ, dẫn đến bần cùng hóa ngôn ngữ nói và viết Trong giai đoạn này, người bệnh Alzheimer vẫn có khả năng giao tiếp

cơ bản và vẫn thực hiện được các chức năng vận động như viết, vẽ hoặc mặc quần áo

Thời kỳ giữa

Người bệnh dần dần mất các khả năng thực hiện những vận động sinh hoạt hàng ngày, ngôn ngữ

bị xáo trộn, mất khả năng đọc viết Trong giai đoạn này, các vấn đề ký ức trở nên kém dần đi, bệnh nhân có thể không nhận ra những người thân quen như vợ/chồng, con cái, bạn bè… Các kỷ niệm lâu năm cũng bị xóa dần Hành vi và tâm lý cũng bị thay đổi, biểu hiện thường gặp là đi lang thang, khó chịu, tâm lý bất ổn dẫn đến khóc, tấn công người khác 1 cách vô thức, hoặc phản kháng lại sự chăm sóc của người thân, xuất hiện ảo tưởng và hoàn toàn không nhận thức được bệnh tình của bản thân mình, mất kiểm soát chức năng tiêu tiểu

Thời kỳ cuối

Trong giai đoạn cuối, bệnh nhân hoàn toàn phụ thuộc vào người chăm sóc Ngôn ngữ giảm thiểu chỉ còn các cụm từ đơn giản hoặc thậm chí là những từ đơn, cuối cùng dẫn đến hoàn toàn mất tiếng nói Dù

đã mất khả năng ngôn ngữ bằng lời nói, nhưng bệnh nhân thường có thể hiểu và trả lại các tín hiệu cảm xúc Bệnh nhân vẫn xuất hiện các động thái gây hấn, thờ ơ hoặc cực kỳ mệt mỏi Bệnh nhân cuối cùng không thể thực hiện ngay cả những công việc đơn giản nhất mà không cần trợ giúp, và liệt toàn thân Người bệnh Alzheimer sau đó thường sẽ chết bởi các tác nhân bên ngoài như nhiễm trùng, viêm phổi…

7) Điều trị bệnh Alzheimer

Có 3 phương thức cơ bản trong điều trị:

Trang 10

- Điều trị triệu chứng: nhằm cải thiện các triệu chứng về nhận thức hoặc làm giảm các rối loạn loạn thần, rối loạn hành vi

- Điều trị duy trì sự ổn định: làm dừng lại sự sa sút trí tuệ hoặc làm giảm nhẹ tiến triển của bệnh

- Điều trị dự phòng: ngăn ngừa khởi phát bệnh bằng cách tiến hành điều trị từ giai đoạn tiền triệu (hiện chưa có nghiên cứu nào được tiến hành theo chiến lược này)

Vì Alzheimer là một rối loạn không đồng nhất về bệnh nguyên, bệnh sinh, kể cả các biểu hiện lâm sàng ở các giai đoạn bệnh, việc điều trị cần có sự phối hợp nhiều liệu pháp Đặc biệt cần quan tâm tới chế độ chăm sóc lâu dài, cần có kế hoạch để nâng cao chất lượng cuộc sống cho cả bệnh nhân

và người chăm sóc họ

a) Trị liệu tăng cường chức năng dẫn truyền thần kinh hệ cholinergic: cơ chế là có sự giảm

thấp rõ rệt chất dẫn truyền acetylcholine (do giảm men tổng hợp C.A.T) trong não bệnh nhân Alzheimer (Đồng thời có cả sự tổn thương receptor tiếp nhận cholinecgic) Các thuốc hiện đang được

sử dụng là Tacrine (T.H.A); Donepezine (aricept); Galantamine; Rivastigmine (Exelone); Metrifonate; các chất Nootropic

b) Trị liệu chống oxy hoá: Vitamine E; vitamine C được cho là có tác dụng chống sự kết tập

các gốc tự do vào các protein Amyloid, làm chậm lại sự tiến triển của bệnh

c) Điều trị chống viêm: cơ chế là có phản ứng viêm rõ rệt tại các mảng lão suy và các mạch máu

thoái hoá dạng Amyloid Hơn nữa, thực tế cho thấy các bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp được dùng thuốc kháng viêm có tỷ lệ bị Alzheimer khá thấp Các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) thường được chọn hơn là Indomethacine

d) Điều trị thần kinh nội tiết: cơ chế là có nhiều bất thường trên trục dưới đồi, tuyến yên Các

chất ACTH, TRH, ADH, đặc biệt là estrogen đã được nghiên cứu điều trị nhằm tăng cường hoạt động nhận thức ở bệnh nhân Alzheimer

e) Điều trị bằng các chất tăng trưởng dinh dưỡng thần kinh, tăng cường chuyển hoá glucose não: Serebrolysin, tanakan, Hydergine

f) Điều trị các rối loạn tâm thần như hoang tưởng, ảo giác, trầm cảm, kích động, cơn kêu khóc

có thể sử dụng các thuốc an thần kinh, chống trầm cảm, giải lo âu xong cần lưu ý những hiệu quả đặc ứng do thuốc có thể xảy ra ở người già Các loại thuốc có hoạt tính kháng cholinergic có thể gây

Ngày đăng: 21/06/2015, 12:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w