1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của Nho Giáo đến văn hóa truyền thống Việt Nam

17 894 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Đây là một tiểu luận về môn Triết học trong chương trình Cao học tại ĐHBK TpHCM, nội dung nói về sự ảnh hưởng của Nho Giáo đến văn hóa Việt Nam. Dĩ nhiên Nho Giáo ảnh hưởng rất nhiều đến Văn hóa Việt Nam, nó ảnh hưởng lên các mặt văn hóa truyền thống khác nhau của Việt Nam, có tích cực và tiêu cực. Điều đặc biệt của bài này là tôi đã phân tích ảnh hưởng của Nho Giáo lên con người và bản chất của họ thông qua các dẫn chứng về những danh nhân văn hóa Việt Nam nhằm làm nổi bật vai trò của nhân tố con người trong sự ảnh hưởng này bởi con người luôn là cốt lõi cho mọi giá trị văn hóa của một dân tộc. Bài này rất phù hợp với các bạn đang tìm ý tưởng cho đề tài tiểu luận môn Triết.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HOÀNG ANH HUY MHV: 13050187

VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC NHO GIÁO ĐỐI VỚI VĂN HOÁ

TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS ĐÀO DUY THANH

TP HỒ CHÍ MINH - 2014

Trang 2

MỤC LỤC

I Mở đầu 2

II Nội dung 3

II.1 Nho giáo 3

II.2 Nội dung và quan điểm của Nho giáo 3

II.3 Các tác phẩm kinh điển của Nho giáo 3

II.4 Sự du nhập của triết lý nho giáo Trung Hoa vào Việt Nam và ảnh hưởng của nó 3

III Kết luận 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 Ghi Chú:

[1] → [14]: Trích dẫn tham khảo

[15]→[28]: Chỉ tham khảo

“Con người luôn là cốt lõi cho mọi giá trị văn hoá truyền thống của một quốc

gia”

Trang 3

I Mở đầu

Trong một thế giới luôn vận động và biến đổi, tôi vẫn thường tự hỏi liệu có gì tồn tại được mãi mãi hay không? Rồi trong một phút bất giác chợt nhận ra rằng tri thức con người sẽ luôn thay đổi theo thời gian, nhưng những giá trị về vật chất và tinh thần

do nó tạo ra thì có lẽ là tương đối bền vững cho đến khi có một cuộc cách mạng đổi thay nó Mỗi cá nhân, gia đình và xã hội đều có những giá trị riêng đặc trưng mà ta còn gọi là văn hoá (văn hoá cá thể, văn hoá gia đình và văn hoá xã hội), tiêu chuẩn chính cho việc đánh giá Vậy để thẩm định giá trị của một quốc gia rõ là phải thông qua những tinh hoa trong văn hoá truyền thống của quốc gia đó Với Việt Nam của chúng ta, một quốc gia có không ít những giá trị văn hoá truyền thống: chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, kiên cường, bất khuất, cần cù, chăm chỉ, hiếu học, … Quả thực khó có thể kể ra đầy đủ các giá trị văn hoá truyền thống của ta, tuy nhiên theo cá nhân tôi, các giá trị này đều được thể hiện thông qua các phong tục tập quán, các nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, các di chỉ đền đài lăng tẩm đã và đang có của ta Không thể tồn tại một quốc gia mà nền văn hoá truyền thống không chịu ảnh hưởng ít nhiều những tác động từ bên ngoài Một quốc gia nhỏ nhất như Công quốc Monaco vẫn phải chịu sự ảnh hưởng từ Giáo hội Công Giáo Roma [1], hay quốc gia lớn nhất như Nga, nền văn hoá truyền thống cũng không thoát khỏi những ảnh hưởng của các bộ lạc trước đó trên cả phần đất thuộc Châu Á và Châu Âu (việc du nhập Ki-tô giáo từ Đế quốc Đông La Mã năm 988, thời Trung Đại lãnh thổ của các bộ lạc người Goth, Hun, Avar gốc Thổ, Scythia gốc Iran hay Ugric gốc Phần Lan, … đều thuộc lãnh thổ Nga ngày nay) [2] Vậy nên, xét các yếu tố ảnh hưởng đến văn hoá truyền thống Việt Nam không thể không kể đến Nho giáo Trung Hoa Cũng đã có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau về vấn đề này, tuy nhiên chỉ xét trên bình diện chung mà chưa đánh giá được cụ thể mức độ ảnh hưởng hay chưa làm rõ được vấn đề, có lẽ là do gặp phải nhiều ý kiến trái chiều Vẫn xét ảnh hưởng của triết học Nho giáo đến văn hoá truyền thống của Việt Nam, nhưng tôi sẽ giới hạn để có thể cụ thể hoá ảnh hưởng của triết học Nho giáo thông qua các nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc và các đền đài lăng tẩm của ta, vì theo tôi con người luôn là cốt lõi cho mọi giá trị văn hoá truyền thống của một quốc gia

Trang 4

II Nội dung

II.1 Nho giáo [3]

Nho giáo là một thuật ngữ bắt đầu từ chữ Nho, theo Hán Tự từ Nho gồm từ nhân (người) đứng cận chữ Nhu (cần, đợi, chờ) Nho Giáo còn gọi là nhà nho, người đọc sách thánh hiền, được thiên hạ trọng dụng để dạy bảo người đời, ăn ở cho phù hợp với luân thường đạo lý

Người sáng lập ra Nho giáo là Khổng Tử (551-479 TCN), tên Khâu, tự Trọng

Ni người nước Lỗ, Khổng Tử đã hệ thống hóa những tri thức cũng như tư tưởng trước đây thành học thuyết gọi là Nho học hay Nho giáo

II.2 Nội dung và quan điểm của Nho giáo

Nội dung của Nho giáo được thể hiện trong Ngũ Kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lễ và Kinh Xuân Thu), Tứ thư (Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử) Quan điểm của nho giáo thể hiện trong Tam Cương đó là các mối quan hệ vua-tôi, cha-con, vợ chồng và Ngũ Thường (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) Nho giáo ảnh hưởng hầu hết các nước phong kiến phương Đông qua quá trình giao thoa và đồng hóa Nội dung cụ thể có thể tham khảo [3]

II.3 Các tác phẩm kinh điển của Nho giáo

Gồm có Tứ thư và Ngũ kinh, các sách này chủ yếu viết về các vấn đề xã hội, chính trị, đạo đức, những kinh nghiệm, triết lý, Nội dung cụ thể về việc giải thích các quyển sách này tham khảo [4]

II.4 Sự du nhập của triết lý nho giáo Trung Hoa vào Việt Nam và ảnh hưởng của

Là một hệ thống triết lý, đạo đức và tôn giáo do Khổng Tử sáng lập, Nho giáo không chỉ là tài sản riêng của Trung Hoa mà gần như hầu hết các nước lân cận đều bị ảnh hưởng bởi nó (Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, )

Theo qui luật logic, cái gì cũng phải có nền tảng của nó, vậy nên, là một người Việt Nam, tôi cũng rất muốn tìm hiểu về những giá trị văn hoá truyền thống của mình

có nền tảng từ đâu Ngược dòng thời gian về với những dòng sử thời Bắc thuộc: Nhà Hán cai trị nước ta, triết lý nho giáo và văn hoá Trung Hoa được truyền bá vào Việt Nam với ý đồ đồng hoá lấy người Việt cai trị người Việt, sự truyền bá này chỉ trong

Trang 5

phạm vi các đô thị lớn thời bấy giờ, do đó chỉ có một bộ phận người Việt tiếp nhận được triết lý này thông qua quá trình giúp việc cho các viên quan cai trị người Hán như các Tộc Trưởng, Hào Trưởng, Tù Trưởng, Lạc Hầu, Lạc Tướng, … Thời này chữ

“trung” mà bọn cai trị muốn người giúp việc hiểu là trung thành tuyệt đối với Thiên

Tử nhà Hán “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”, nhưng người Việt luôn có tinh thần yêu nước truyền thống (Phù Đổng Thiên Vương đánh đuổi giặc Ân, An Dương Vương 2 lần đánh đuổi quân Tần 208 TCN) nên cách hiểu và hành động không như sự mong muốn của bọn cai trị người Hán, luôn có những cuộc khởi nghĩa nổi dậy và kháng chiến chống quân xâm lược từ thế kỷ I-X (Hai Bà Trưng năm 40, Bà Triệu năm

248, Lã Hưng năm 262, Triệu Chỉ năm 299, Lý Bí năm 542, Triệu Quang Phục năm

557, Mai Thúc Loan năm 722, Phùng Hưng với em là Phùng Hải năm 779, Dương Thanh năm 791-820, Khúc Thừa Dụ năm 906, Dương Đình Nghệ năm 931, Ngô Quyền năm 939, Lê Hoàn 981 phá tan quân Tống) [5]

Năm 1070 Lý Thánh Tông cho lập văn miếu thờ Khổng Tử và Chu Công coi như là mốc ghi nhận tiếp thu chính thức Nho giáo trên bình diện cả nước

Thời kỳ này ở Trung Hoa triết học Khổng Mạnh đã được đổi thành Tống Nho Thời này Phật giáo rất thịnh nên Nho giáo chưa ở địa vị độc tôn nhưng cũng rất quan trọng, Nho giáo Việt Nam về cơ bản là sự tiếp thu Nho giáo Trung Hoa nhưng không giữ nguyên bản mà có sự chọn lọc dung hoà với chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Cũng trong năm 1070 Quốc Tử Giám được xây dựng ngay kinh thành Thăng Long, nền Đại học Việt Nam được khai sinh Trường này dành cho giới quý tộc, quan lại và con em

Trang 6

của họ Đồng thời một số trung tâm giáo dục Nho học được mở ra khắp các đô thị trong nước, tư tưởng Nho giáo ngày càng được truyền bá rộng rãi Quân sự thời này được tổ chức và luyện tập theo binh pháp Trung Hoa, Việt Quốc Công Lý Thường Kiệt với đội Thiên Tử Quân; là đội quân được huấn luyện tinh nhuệ có tổ chức chặt chẽ và kỷ luật nghiêm minh Biết được nhà Tống đang âm mưu xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt chủ trương phòng thủ bằng cách tấn công trước nên ông đã viết bài:

“Phạt Tống lộ bố văn”, trong này sử dụng nhiều vấn đề trong học thuyết “Âm Dương”, hầu cho nhân dân Trung Hoa ở những nơi ông sắp chinh phạt hiểu rằng việc ông làm

là việc hiển nhiên (qui luật của trời đất), ông nhận được sự ủng hộ của nhân dân sở tại Kết quả cuộc chinh phạt thành công mỹ mãn, ông và Tôn Đản đã đập tan 3 căn cứ quân sự lớn dùng làm bàn đạp để chuẩn bị tấn công Việt Nam (Liêm Châu, Ung Châu

và Khâm Châu) Để trả thù năm 1076, nhà Tống sai 2 danh tướng Quách Quỳ và Triệu Tiết đem quân qua đánh ta, gặp phải phòng tuyến Sông Cầu chúng ngừng lại đóng quân, ở phòng tuyến này xảy ra trận quyết chiến Như Nguyệt năm 1077, để đánh nhanh thắng nhanh nên Lý Thường Kiệt viết bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” để khích lệ lòng quân, tương truyền nhân đêm trời tối Lý Thường Kiệt đã cho người vào miếu thờ Trương Hát gần chiến tuyến đọc to bài thơ ấy lên Lời thơ hùng hồn lại được đọc dõng dạc nơi chốn tôn nghiêm khiến quân sĩ tưởng là lời của thần linh sông núi nên tinh thần mạnh mẽ hơn Chớp thời cơ, Lý Thường Kiệt ra lệnh đánh mạnh, trận Như Nguyệt toàn thắng, dẫn đến các trận sau liên tiếp thắng lợi và quét sạch ngoại xâm ra khỏi bờ cõi Dù thắng lợi, nhưng Lý Thường Kiệt vẫn viết thư đề nghị giảng hoà nhằm tránh sự trả thù “dùng biện sĩ giảng hoà không nhọc tướng tá, không tốn xương máu quân sĩ mà bảo tồn được tôn miếu xã tắc” [6] Câu nói này cho ta thấy lòng nhân nghĩa trí đức của Lý Thường Kiệt, rõ ràng chất Nho không chỉ ảnh hưởng đến văn thơ, hay trong binh pháp đánh trận mà nó còn ảnh hưởng mạnh mẽ trong suy nghĩ và hành động của ông

Trang 7

Dưới thời Trần nền Nho học Việt Nam đã hoà quyện với chủ nghĩa dân tộc yêu nước qua ba lần đánh đuổi ngoại xâm, Nho học là biểu hiện tập trung của sự phát triển

nho giáo Chế độ giáo dục thi cử có từ thời nhà Lý được nâng lên một trình độ mới, chính qui và chặt chẽ hơn (Quốc Tử Giám nay mở rộng cho các tầng lớp khác vào học) Nhà Trần đã tổ chức nhiều khoa thi và việc thi cử ngày càng được xem trọng Năm 1232 nhà Trần đặt ra học vị Thái Học Sinh (đời Lê đổi thành Tiến Sĩ) Năm 1247 tiếp tục đặt thêm lệ lấy đỗ tam khôi hay còn gọi là “Tam Nguyên” (Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa) Năm 1305 lại đặt thêm học vị Hoàng Giáp (đỗ thứ tư, sau Thám Hoa) Thời Trần đã đào tạo ra rất nhiều nho gia nổi tiếng như: Chu Văn An, Nguyễn Trung Ngạn, Trương Hán Siêu, Phạm Sư Mạnh, Mạc Đỉnh Chi, Lê Văn Hưu, Nguyễn Hiền, … Tạm chỉ lướt sơ qua một số lĩnh vực văn hoá mang đậm ảnh hưởng của Nho giáo thời này như văn học, một số tác phẩm rất có giá trị (“Việt Điện U Linh Tập” do Lý Tế Xuyên sưu tầm, chắt lọc và soạn thảo ra; tập sách này cũng là cơ sở ban đầu để rồi thời Lê Sơ, Vũ Quỳnh và Kiều Phú soạn ra bộ “Lĩnh Nam Chích Quái”) hay sử học đời Trần, bảng nhãn Lê Văn Hưu cho ra đời bộ “Đại Việt Sử Ký” năm

1272 gồm 30 quyển rất có giá trị, có nhiều lời bình sâu sắc của ông (chi tiết và bố cục

có nhiều điểm giống với sử ký của Tư Mã Thiên đời Hán), đặc biệt y học thời Trần tiếp thu toàn bộ nền y học Trung Quốc thời bấy giờ cùng với những giá trị y học cổ truyền của tổ tiên những thời trước (Phạm Bân - một thầy thuốc giỏi của Thái Y Viện), đáng chú ý là Trần Hưng Đạo, không chỉ là tướng tài, ông còn là một thầy thuốc giỏi, ông sưu tầm rất nhiều cây thuốc quí về trồng trong khu đất thuộc Thái Ấp của mình, cho đến nay vẫn còn (khu Dược Sơn thuộc huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương), còn về nghệ thuật ca múa thời Trần cũng có tiếp thu từ phương Bắc chút ít, không làm thay đổi bản sắc vốn có của ta, mà bổ sung và làm phong phú thêm (theo Đại Việt Sử Ký toàn thư, sau cuộc chống quân Nguyên lần thứ 2, ta bắt được kép hát nổi tiếng của Trung Quốc là Lý Nguyên Cát, người này ở lại Việt Nam múa vui cho triều Trần, sau

đó sáng tác rất nhiều tuồng tích cho ta trong đó có tuồng “Tây Vương Mẫu hiến vườn đào” rất nổi tiếng) [7] Trở lại vấn đề ảnh hưởng của Nho giáo đến giá trị văn hoá truyền thống của ta, ở thời này nhân vật lịch sử mang đậm ảnh hưởng Nho giáo mà tôi muốn nhắc đến không ai khác, đó chính là vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, trong bài “Dụ Chư Tỳ Tướng Hịch Văn” (Hịch Tướng Sĩ), ông nói: “Nay

ta chọn binh pháp các nhà hợp thành một quyển, gọi là Binh Thư Yếu Lược” [8], “các

Trang 8

nhà” ở đây rõ ràng muốn nói tới binh pháp Tôn Tử, Nhạc Phi, … hay ở trong cuộc chiến chống quân Nguyên–Mông lần thứ II (27/01/1285), thế giặc quá mạnh, ta phải

lui quân về Vạn Kiếp, vua Trần Nhân Tôn đã nói: “thế giặc to như vậy, mà chống với

chúng thì muôn dân bị tàn sát, nhà cửa bị phá hoại, hay là Trẫm sẽ chịu hàng để cứu muôn dân?”, Hưng Đạo Vương tâu: “Bệ Hạ nói câu ấy là lời nhân đức, nhưng Tôn Miếu Xã Tắc thì sao? Nếu Bệ Hạ muốn hàng thì xin hãy chém đầu thần trước” [9] Xét

lời vua Nhân Tông thì rõ ràng đây là tư tưởng nhân đức, còn xét lời Hưng Đạo Vương

ta thấy ông rất mực yêu dân yêu nước “Tôn Miếu Xã Tắc”, ông thà chết chứ không muốn nhìn thấy cảnh mất nước, từ việc soạn binh thư, đến tất cả các lời nói cử chỉ và hành động của Trần Hưng Đạo đều toát lên những nét đặc trưng của Nho giáo như Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, trong con người ông thể hiện rõ nét một đấng quân tử đầu đội trời chân đạp đất

Tiếp tục với “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi viết thay lời Bình Định

Vương Lê Lợi, vẫn những ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo: “Việc nhân nghĩa cốt ở

yên dân”, “Trời thử lòng trao cho mệnh lớn”, “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn”,

“Lấy chí nhân để thay cường bạo”, hay “… thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh” [10],

(cấp thuyền, ngựa cho Mã Kỳ, Phương Chính, Vương Thông, Mã Anh về nước sau khi

đã thua trận), “Âu cũng nhờ trời đất tổ tông linh thiêng đã lặng thầm phù trợ”, gần như cái trí dũng, mưu lược và mọi suy nghĩ hành động của vị anh hùng dân tộc này đều mang đậm chất Nho, tuy nhiên trong cái nền tảng Nho ấy của Nguyễn Trãi lại kết hợp

và hoà quyện được một trí tuệ Việt đầy sáng tạo: tương truyền, Nguyễn Trãi sai người

lên thượng nguồn các con sông, lấy mỡ viết vào lá khô tám chữ: “Lê Lợi vi quân,

Trang 9

Nguyễn Trãi vi thần”, rồi cho kiến ăn đục thủng lỗ trên lá, thả lá xuống sông, người

dân sống ven sông và các khu vực lân cận tin là trời đã định “mệnh trời” Lê Lợi sẽ thắng và làm vua, nên đồn thổi khắp nước, việc này vô cùng có lợi cho sĩ khí quân lính cũng như niềm tin và sự ủng hộ của toàn dân

Dù là một nước nhỏ so với Trung Quốc nhưng ở thời nào Việt Nam cũng đều

có những người tài giỏi, thậm chí là phi thường, với chiến thắng thần tốc năm 1788, dẹp tan 29 vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy, Quang Trung Hoàng Đế đã trở thành một vị tướng được cả thế giới công nhận tài cầm quân có một không hai trong

lịch sử nhân loại, trong binh pháp của ông có câu: “Ân uy, độ lượng”, rõ ràng chữ

“nhân” trong Nho giáo vẫn luôn là nền tảng tạo nên nét đẹp riêng trong văn hoá Việt Nam Cùng với tài võ nghệ phi thường, Nguyễn Huệ còn có cái “trí” của một “quân tử” theo kiểu mẫu Nho Giáo, cũng khích lệ lòng quân bằng mưu trí nhưng không giống Nguyễn Trãi (khắc chữ trên lá khô), ông cho đúc 200 đồng tiền có hai mặt giống nhau, trước khi tấn công quân Thanh, ông đem mâm tiền có phủ vải đỏ ra cúng bái và bảo với quân lính: “Ba quân hãy cùng ta quan sát, nếu cả hai trăm đồng tiền này đều

sấp, thì đó là điềm trời báo chúng ta đại thắng Nhược bằng, có đồng ngửa, thì đó là

mâm tiền, cung kính dâng lên cao, rồi hất tung xuống sân, quân sĩ thấy các đồng tiền nhất loạt đều sấp, reo hò mừng rỡ, tin chắc trận ra bắc sẽ thắng quân Thanh Không chỉ vậy, phương pháp hành quân thần tốc của ông (một nhóm 3 người, luân phiên nghỉ trên võng, theo tương truyền) đã cho thấy tài biến hoá vô cùng sáng tạo trong binh pháp của ông Thông qua hình ảnh Quang Trung Hoàng Đế, một lần nữa cái giá trị của Nho giáo trong công cuộc giữ nước của cha ông ta được thể hiện rõ nét

Trang 10

Không chỉ có những vị anh hùng tài trí siêu quần, Việt Nam còn được biết đến với những tác phẩm thi ca mang tầm quốc tế như “Đoạn Trường Tân Thanh” (Truyện Kiều) [12] của danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Du, thông qua tuyệt tác này ta lại càng thấy rõ triết học Nho giáo luôn giữ vai trò nền tảng cho những tác phẩm nghệ thuật của Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn phong kiến Những tư tưởng về “thiên mệnh” hay “đạo trời” của Khổng Tử đã được Nguyễn Du vận dụng một cách triệt để đầy tinh tế:

“Trăm năm trong cõi người ta,

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Ngẫm hay muôn sự tại trời Trời kia đã bắt làm người có thân Bắt phong trần phải phong trần Cho thanh cao mới được phần thanh cao

Và trời cũng hết sức công bằng:

Có đâu thiên vị người nào Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai”

Chỉ xét riêng hai đoạn thơ mở đầu và kết thúc câu truyện, Nguyễn Du đều đã nhắc đến chữ “mệnh” do “trời” định, hay:

“Chém cha cái số hoa đào

Ngày đăng: 20/06/2015, 23:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w