Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhâp khẩu của công ty
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên sau khi tốt nghiệp kết thúc phần học lý thuyết tại trường Thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học được ở trường vào thực tế nhằm phân tích, lý giải và giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra, qua đó củng cố
và nâng cao kiến thức đã được trang bị, làm quen với công tác quản lý kinh tế
Đợt thực tập này được chia làm 2 giai đoạn Giai đoạn đầu là giai đoạn thực tập tổng hợp và giai đoạn 2 là giai đoạn thực tập chuyên đề Đối với mỗi giai đoạn thực tập thì yêu cầu là khác nhau: Giai đoạn thực tập tổng hợp đòi hỏi mỗi sinh viên phải có cái nhìn tổng quan và những nhận xét, đánh giá của riêng mình về tình hình thực tế của cơ quan nơi mà sinh viên thực tập Ngoài
ra còn cần phải có kết quả hoạt động và phương hướng hoạt động của cơ sở thực tập trong thời gian tới
Với những yêu cầu trên, trong năm tuần thực tập tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không Airimex, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo ThS Bùi Đức Tuân và tập thể các cô chú, anh chị trong công ty đã tận tình giúp đỡ
em hoàn thành bản báo cáo tổng hợp này Bản báo cáo gồm có các nội dung sau:
I Giới thiệu chung về công ty công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không
II Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất nhâp khẩu của công ty
III Phân tích hoạt động Marketing của công ty
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo ThS Bùi Đức Tuân đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt giai đoạn đầu của kỳ thực tập này
Em xin chân thành cảm ơn cô chú trong công ty đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho em hòan thành giai đoạn đầu cuả kỳ thực tập này
Trang 3NỘI DUNG
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG AIRIMEX
1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Ngày 21 tháng 3 năm 1989, Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không được thành lập theo quyết định số 197/QĐ/TCHK của tổng cục trưởng Tổng Cục Hàng Không Dân Dụng Việt Nam với tên gọi ban đầu là
“Công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành và dịch vụ Hàng Không”, đội ngũ lao động chính là Phòng Vật tư kĩ thuật của Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam với nhiệm vụ chính là tiến hành nghiệp vụ xuất nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị thuộc ngành Hàng không Việt Nam Lúc mới thành lập, công ty có
25 cán bộ công nhân viên là sĩ quan, công nhân viên quốc phòng; được tổ chức thành 3 phòng: Kế hoạch, Nghiệp vụ thương mại và Kế toán tài vụ
Sau khi luật Hàng Không ra đời năm 1991, công ty xuất nhập khẩu chuyên ngành và dịch vụ Hàng không được đặt dưới sự quản lí của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam
Ngày 30 tháng 7 năm 1994, Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định số1173/QĐ- TCCB-LĐ thành lập Công ty xuất nhập khẩu hàng không được hình thành với mã ngành kinh tế kĩ thuật là 25
Ngày 17 tháng 10 năm 2005, công ty tiến hành cổ phần hoá, chuyển từ công ty Nhà nước sang công ty cổ phần theo quyết định số 3892/QĐ-BGTVT
do bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải kí xác nhận
Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không được xác định là đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Hàng không Việt Nam theo Nghị định số 04/CP của Chính phủ ban hành Nhiệm vụ chính của công
ty là kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư, các máy móc thiết bị phụ tùng cho ngành Hàng Không và các loại vật tư, máy móc thiết bị dân dụng khác… Vốn
Trang 4điều lệ của công ty là 25 tỉ đồng, tổng số cán bộ công nhân viên là 140 người, thu nhập bình quân 4 triệu VND/ người/ tháng, mức chi trả cổ bình quân là 7,2 %/năm.
2 Cơ cấu tổ chức
2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của công ty
Nguồn: Phòng Hành chính công ty Airimex
2.2 Các phòng ban và chức năng nhiệm vụ
2.2.1 Phòng kinh doanh
Được thành lập từ năm 1995 để kinh doanh xuất nhập khẩu các loại hàng hoá ngoài ngành, làm đại diện bán vé máy bay cho hãng Hàng không Việt Nam
2.2.2 Phòng tài chính kế toán
Phòng Kinh doanh
Phòng Tài chính
kế toán
Chi nhánh phía nam
Các phòng Nghiệp vụ
Phòng Hành chính
kế hoạch
Tổng công ty Hàng Không Việt Nam
Ban Giám Đốc
Trang 5Nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán là thực hiện các công việc quản
lí về tài chính chung cho cả công ty như tình hình về tài sản, chi phí, doanh thu, lợi nhuận, thuế, lương…
Ngoài ra phòng tài chính có nhiệm vụ tham gia vào quá trình thực hiện, theo dõi quản lí hoạt động về tài chính trong toàn công ty theo các công việc sau: tổng hợp, theo dõi, quản lí trị giá của các hợp đồng, mở L/C và thực hiện các điều khoản liên quan đến hợp đồng, quản lí các chi phí cho việc kí kết và thực hiện hợp đồng, chịu trách nhiệm lập các báo cáo quyết toán tài chính trong kì
2.2.3 Phòng hành chính và kế hoạch
Nhiệm vụ của phòng hành chính kế hoạch là căn cứ vào tình trạng của công ty qua các năm, các thời kì để phân tích , đánh giá và nắm bắt nhu cầu của khách hàng, lên kế hoạch hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tiếp theo Ngoài ra, phòng còn có những nhiệm vụ sau:
- Quản lí hành chính chung cho công ty bao gồm: quản lí nhân sự, quản lí tài sản cố định, quản lí công văn
- Quản lí việc giao nhận hàng, quản lí kho và đội xe
- Quản lí chung các hoạt động như: Chuẩn bị kí kết hợp đồng, theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng
- Tổng hợp các báo cáo của các phòng ban trình cho giám đốc
- Thực hiện các công việc quảng cáo và quản lí thông tin
2.2.4 Phòng nghiệp vụ
Công ty có hai phòng nghiệp vụ là phòng nghiệp vụ một và phòng nghiệp vụ hai Phòng nghiệp vụ một thức hiện các nghiệp vụ liên quan đến hàng hoá và thiết bị mặt đất như: xe nâng hàng, vận tải, hệ thống hàng tầng sân bay Phòng nghiệp vụ hai thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thiết bị trên không như động cơ, thiết bị máy bay
Trang 6Phòng nghiệp vụ thực hiện các công việc của quá trình kí kết và thực hiện hợp đồng:
- Quản lí thông tin để kí kết hợp đồng
- Quản lí việc chuẩn bị kí kết hợp đồng và các bước thực hiện hợp đồng
- Nhận chứng từ thanh toán từ người bán
- Làm các thủ tục xuất nhập khẩu
- Khiếu nại (nếu có), thanh lí hợp đồng
- Thực hiện báo cáo tiến độ hợp đồng
2.2.5 Chi nhánh phía Nam
Đại diện chi nhánh phía nam thực hiện, giải quyết các công việc phía nam Tại chi nhánh này cũng có các phòng ban như trụ sở chính
3 Chức năng nhiệm vụ của công ty
Công ty Airimex và các thành viên trong Tổng công ty Hàng Không Việt Nam, chịu sự quản lí trực tiếp của ban lãnh đạo Tổng công ty Các công
ty có mối quan hệ trực tiếp với nhau như bạn hàng truyền thống của nhau về các loại hàng hoá, dịch vụ cho ngành Hàng Không và các ngành có liên quan
Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty:
- Nhập uỷ thác máy bay, động cơ, thiết bị, phụ tùng, linh kiện lẻ cho ngành hàng không Việt Nam
- Kí kết, thực hiện thanh lí hợp đồng, đại tu máy bay, động cơ, trang thiết bị, phụ tùng máy bay và thiết bị chuyên dùng cho ngành hàng không
- Nhận uỷ thác trang thiết bị may bay, trạm xưởng cho các sân bay, nhà ga và ngành quản lí không lưu
- Nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị có tư cách pháp nhân xăng dầu
mỡ phục vụ cho các máy bay, trang thiết bị mặt đất và các phương tiện khác
Trang 7- Mở rộng quy mô nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị không có chức năng nhập khẩu theo các quyết định cho phép của nhà nước, tạo điều kiện cho các đơn vị hoạt động và phát triển.
- Tổ chức mở rộng các hình thức nhập khẩu các mặt hàng khác được nhà nước cho phép
- Bảo toàn và phát triển vốn được giao
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ khác với Nhà nước và với Cục Hàng không dân dụng Việt Nam
- Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lí tài chính, tài sản
- Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên của công ty
Mặc dù chịu sự quản lí chung của Tổng công ty Hàng Không Việt Nam nhưng đó chỉ là sự quản lí về mặt hành chính chứ không phải quản lí về mặt kinh tế Các bộ phận kinh doanh tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh Các công ty kinh doanh độc lập và được tự do tìm kiếm nguồn hàng và các hoạt động khác Tuy nhiên công ty Airimex vẫn phải hoàn thành mục tiêu chung của ngành
II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY
1 Các sản phẩm xuất nhập khẩu của công ty
Hoạt động kinh doanh chính của công ty nhập khẩu các trang thiết bị phục vụ ngành hàng không Ngoài ra công ty còn kinh doanh xuất nhập khẩu thêm các hàng hoá khác ngoài ngành
Trang 8nươcs, vận chuyển hàng không là cửa ngõ giao lưu quan trọng với nước ngoài, do vậy số chuyến bay quá cảnh qua Việt Nam không ngừng tăng lên Đây là cơ hội về hàng hoá xuất nhập khẩu trên cả hai mặt số lượng và chất lượng Nắm bắt được nhu cầu này, công ty AIRIMEX đã chủ động tìm kiếm bạn hàng, đối tác để kí kết hợp đồng nhập khẩu trang thiết bị mặt đất.
1.2 Máy bay và khí tài máy bay
Máy bay và khí tài máy bay là hai phương tiện chủ chốt, quan trọng nhất của ngành hàng không Hoạt động nhập khẩu mặt hàng này là một mảng rất lớn trong hoạt động của công ty và chúng có giá trị rất lớn
Nhu cầu đi lại của hành khách và vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không ngày càng tăng, tần suất bay và số đường bay trong nước cũng như quốc tế cũng tăng theo tương ứng Để đáp ứng tốt nhu cầu này, cần thiết phải cung ứng máy bay đầy đủ và kịp thời và đảm bảo, nếu không phải dừng bay gây thiệt hại về kinh tế
Hiện nay, trong ngành hàng không, có rất nhiều máy bay cũ vẫn còn đang được sử dụng Do đó, nhu cầu thay thế số máy bay cũ này và bổ sung thêm các máy bay mới hiện đại có khả năng chuyên chở nhiều hơn và tốt hơn
là rất lớn Được sự đầu tư đúng đắn của Đảng và Chính phủ, trong những năm qua ngành hàng không đã sắm mới nhiều may bay hiện đại Nhưng do đồng vốn có hạn, hãng Hàng không Việt Nam vẫn phải thuê một số máy bay nước ngoài để đảm bảo số cho một số tuyến bay trong nước và quốc tế
Tương ứng với số may bay tăng cao thì yêu cầu sữa chữa bảo dưõng cũng rất lớn Điều này tạo điều kiện phát triển cho hoạt động nhập khẩu trang thiết bị, phụ tùng của công ty
Về khí tài máy bay, trong những năm qua, công ty AIRIMEX trong những năm qua thường tiến hành nhập phụ tùng máy bay và các hợp đồng đại
tu máy bay với giá trị lớn vì độ hình máy bay Việt Nam có nhiều máy bay cũ
Trang 9như IAN29, TUIS4, DC130… Sau một thời gian dài sử dụng, yêu cầu đổ mới thay thế phụ tùng là cần thiết Máy bay vận tải hàng không có yêu cầu rất cao
về kỹ thuật, độ an toàn Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là động cơ máy bay, lốp máy báy và các dịch vụ tu sửa, bảo dưỡng máy bay…
Trong những năm tới, ngành hàng không nước ta sẽ không ngừng phát triển lượng máy bay hiện đại, phụ tùng máy bay, trang thiết bị sửa chữa bảo dưỡng tại các xưởng máy bay của Việt Nam Do ngành Hàng không có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp các xưởng bay A75 của sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh và xưởng bay A76 của sân bay Nội Bài, Hà Nội thành các xưởng đại tu lớn có khả năng tiếp nhận cả những máy bay hiện đại như BOING và tất cả các máy bay khác Đây là cơ hội phát triển cho hoạt động nhập khẩu máy bay và khí tài máy bay của công ty trong những năm tới, đòi hỏi sự chủ động nắm vững nguồn hàng và đáp ứng tốt, đầy đủ cho các đơn
vị thuộc ngành hàng không
1.3 Nhiên liệu bay và dầu mỡ các loại.
Trước năm 1990, việc nhập khẩu xăng dầu cho ngành Hàng không chủ yếu thông qua PETROLIMEX Theo cách này, hiệu quả thấp, giá thành cao, phân phối chậm, không đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của ngành
Từ năm 1991, nghiệp vụ này được giao cho AIRIMEX đảm nhận, đã giải quyết được những hạn chế này Công ty đã đàm phán và ký kết được những hợp đồng giá cả thấp, tiết kiệm chi phí nhiên liệu đáng kể cho ngành Hàng không và đồng thời cũng tiết kiêm cho Nhà nước Kim ngạch nhập khẩu nhiên liệu bay và dầu mỡ chiếm 44,4% tổng kim ngạch nhập khẩu năm 1994
và 49,8% năm1995
Cuối năm 1995, xăng dầu Hàng không phát triển nhanh, do đó Tổng công ty Hàng không Việt Nam đã quyết định thành lập công ty xăng dầu Hàng không VINAPCO Việc nhập xăng dầu chuyển sang do VINAPCO chịu
Trang 10trách nhiệm đã làm giảm doanh thu lợi nhuận của công ty Công ty đã chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh xuát nhập khẩu của mình.
1.4 Thiết bị quản lí bay
Đây là những thiết bị vô cùng quan trọng để đáp ứng yêu cầu an toàn cao của mỗi chuyến bay Thiết bị an toàn bay đòi hỏi hiện đại, tính chất quốc tế cao, đảm bảo an toàn cao cho mỗi chuyến bay, do vậy yêu cầu nâng cấp, đổi mới là cần thiết Thiết bị quản lí bay bao gồm: thiết bị sân bay, thiết
bị theo dõi, quản lí không lưu, thiết bị thông báo bay, thông tin khí tượng
Nắm rõ tầm quan trọng của các thiết bị này, từ năm 1993, ngành Hàng không bắt đầu chuyên sâu vào mua sắm các trang thiết bị quản lí bay hiện đại,
do đó kim ngạch nhập khẩu của công ty không ngừng tăng lên
Trong những năm tới, thực hiện mục tiêu hiện đại hoá ngành Hàng không và giành quyền quản lí thông báo bay (FIR) trong khu vực chắc chắn
sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi cho công ty
1.5 Các trang thiết bị khác
Các trang thiết bị khác là các loại trang thiết bị phụ hoặc các dịch vụ phục vụ cho mỗi chuyến bay ngoài các trang thiết bị chính Các trang thiết bị này rất đa dạng tuỳ thuộc vào mỗi loại máy bay như
Hiện nay cũng như trong tương lai, chất lượng phục vụ phải tốt và luôn được nâng cao, đòi hỏi đáp ứng ngày càng đầy đủ và tốt hơn nữa, do đó phòng kinh doanh được thành lập để đáp ứng yêu cầu này
Ngoài ra, để cạnh tranh với các hãng Hàng không khác, để ngày càng năng cao chất lượng phục vụ hành khách trên những chuyến bay, công ty còn tiến hành nhập các loại rượu, bia, đồ ăn…
1.6 Kinh doanh khác
Ngoài kinh doanh các mặt hàng thuộc ngành Hàng không kể trên, công
ty còn kinh doanh các loại hàng hoá khác ngoài ngành Hàng không được Nhà
Trang 11nước cho phép Các loại mặt hàng này do phòng kinh doanh của công ty đảm nhiệm và thường là từ hoạt động đấu thầu Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hàng hoá này của công ty hàng năm tăng lên đáng kể.
Trước đây, công ty xuất khẩu gạo và bao bì sang Nga, nhưng đã dừng hoạt động này từ năm 2003 Và hiện nay, công ty đang hướng tới xuất khẩu
xe máy CKD, đồ gia dụng, nồi xoong chảo và hàng dệt may sang châu Phi
2 Thực trạng hoạt động xuất nhập khẩu của công ty
2.1 Công tác nghiên cứu thị trường Xuất Nhập Khẩu của Công ty
2.1.1 Nghiên cứu thị trường trong nước
Thực chất của hoạt động này là 1 khâu trong Marketing để phát hiện nhu cầu về sản phẩm nhập (đầu ra) Công ty xuất nhập khẩu hàng không AIRIMEX không phải là công ty trực tiếp sản xuất ra hàng hoá hữu hình cụ thể phục vụ khách hàng mà chỉ là công ty xuất nhập khẩu trực tiếp, nhận uỷ thác trong việc xuất nhập khẩu Do vậy nghiệp vụ chính của công ty là tiến hành các nghiệp vụ giao dịch để nhận được hợp đồng uỷ thác
Để thực hiện tốt công việc này, công ty chú trọng đến vai trò xúc tiến bán, chính sách có tính chất quyết định trong các hoạt động Marketing áp dụng đối với khách hàng của công ty Bên cạnh đó công ty đã lưu tâm đến các chính sách phân phối, chính sách nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng hiệu quả kinh doanh và tạo nên sự đồng bộ trong việc áp dụng chiến lược
2.1.2 Nghiên cứu thị trường nước ngoài
Nghiên cứu thị trường nước ngoài là thu thập, nghiên cứu các dữ liệu, thông tin với mục đích cuối cùng là lựa chọn nguồn cung ứng tốt nhất đem lại hiệu quả tối đa cho AIRIMEX và khách hàng trong nước Để tìm nguồn nhập khẩu, công ty AIRIMEX phải có một hệ thống thông tin hoàn hảo về các nhà cung ứng có tiềm năng lớn trên thế giới, ưu nhược điểm của các nhà cung ứng, và các thông tin quan trọng khác để giúp công ty có thể mua hàng hoá
Trang 12với những yêu cầu đúng số lượng, các tiêu chuẩn chất lượng bảo hành phù hợp yêu cầu, đúng thời cơ, giá cả sức mua cạnh tranh, trong những điều kiện cung ứng tốt nhất có thể.Khi đã tham gia WTO, nhu cầu về thông tin cho các doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, và các nguồn tin ngày càng phong phú đa dạng Từ đó giúp cho việc tiếp cận thị trường của công ty Arimex được dễ dang hơn.
Công ty AIRIMEX sẽ căn cứ vào hợp đồng uỷ thác, hợp đồng nội để đánh giá chi tiết, cụ thể về tình hình chất lượng hàng hoá cần nhập khẩu, căn
cứ vào thông tin nghiên cứu thị trường, của các nhà cung ứng để lập ra bản danh sách các nhà cung cấp phù hợp từ đó sẽ lựa chọn nhà cung ứng tối ưu để
kí kết hợp đồng
Thị trường chủ yếu hiện nay của công ty là các nước Asean, các nước
EU, Nga và Mỹ Đặc biệt các thiết bị phụ tùng, kỹ thuật, sân baĩ, thiết bị lắp ráp máy bay hầu hết Việt Nam đều nhập khẩu từ Châu Âu
Công ty có văn phòng đại diện tại Liên Bang Nga, đây cũng là trụ sở chính của công ty tại châu Âu, phụ trách công việc tìm hiểu thị trường quốc
tế, kí kết các hợp đồng Ngoài ra công ty thường tham khảo thông tin về nhà cung cấp qua các nguồn tài liệu:
+ Quảng cáo trực tiếp của các hãng gửi cho công ty qua các catalogue, đơn chào hàng của các hãng trên tạp chí chuyên ngành, trên các phương tiện thông tin
+ Tài liệu từ các hội chợ thương mại và triển lãm chuyên ngành
+ Các phòng, tổ chức thương mại
+ Các khách hàng cũ, lâu năm
+ Các nguồn thông tin tin cậy khác
Công việc này có tầm quan trọng đặc biệt, công ty đã chú ý tới khâu này trong quá trình hoạt động song kết quả vẫn chưa cao Vẫn có trường hợp
Trang 13hàng hoá nhập khẩu với giá cao hơn mức giá công ty có thể mua của nhà cung ứng khác với cùng loại sản phẩm và chất lượng.
2.2 Xác định nguồn hàng xuất nhập khẩu
Khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, AIRIMEX cũng như các doanh nghiệp Việt Nam khác tiếp cận với thị trường thế giới dễ dàng hơn Hơn nữa thị trường cũng như nhu cầu thế giới về hàng hoá dịch vụ trên toàn thế giới ngày một tăng, do vậy, nhu cầu về vận chuyển và thị trường
về sản phẩm và dịch vụ trong ngành hàng không có nhiều cơ hội phát triển
Mở ra lĩnh vực kinh doanh mới, mở rộng phạm vi hoạt động công ty sẽ phải xác định nguồn hàng mới cho phù hợp với điều kiện chuyên chở hiện có, công tác bảo quản, kho vận phải được chứng nhận rõ ràng theo tiêu chuẩn Quốc Tế, các quy trình phải theo đúng nguyên tắc của các hiệp định thương mại, theo quy tắc mà WTO đã đề ra và các bản cam kết mà Việt Nam đã kí với WTO
Các nguồn hàng nhập khẩu hiện tại của AIRIMEX gồm các nhà sản xuất máy bay lớn trên thế giới như hãng BOEING của Mĩ với các máy bay BOEING 737-200, 737-300 và hiện đại nhất là BOEING 747, 767 đang được
sử dụng rộng rãi; hãng AIRBUS (công ty liên doanh giữa Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha) với các sản phẩm chính là AIRBUS 310, 330, 340 và hiện đại nhất A380; các hãng thuộc Liên Xô cũ gồm các máy bay thuộc loại TU, IN nhưng trong 2 năm gần đây các loại máy bay này không còn được đưa vào sử dụng kinh doanh; ATR của Pháp
Ngoài các hãng chuyên sản xuất máy bay lớn trên thế giới, công ty còn nhập khẩu các phụ tùng, thiết bị của các nhà sản xuất hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau như điện tử thông tin, cơ khí của nhiều nước trên thế giới:
- Đức: cung cấp các máy cơ khí, máy đo hiệu nghiệm, xe nạp điện cấp điện xoay chiều, thiết bị soi động cơ, thiết bị trạm xưởng…
Trang 14- Nhật: cung cấp chủ yếu là xe nâng hàng, xe kéo, xe xúc hàng, đầu kéo, băng vận chuyển hành lí, trạm vệ sinh mặt đất và các công nghệ vi điện tử như ra đa, điện thoại, cầu tầu…
- Hồng Kông: cung cấp xe tra nạp, cân điện từ…
- Bỉ: cung cấp hệ thống dẫn đường băng và các đèn tín hiệu dẫn đường…
Ngoài ra là các nguồn hàng phục vụ việc xuất nhập khẩu các sản phẩm kinh doanh khác ngoài ngành hàng không mà công ty mới mở rộng khi Việt Nam gia nhập WTO, rất đa dạng tuỳ thuộc vào các hợp đồng mua bán các công ty trong nước làm ăn với bạn hàng nước ngoài uỷ thác cho Airimex hoặc
do Arimex tiến hành đấu thầu
2.3 Giao dịch kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu
Hợp đồng bán do nhân viên thực thi dự án lập phải đầy đủ và trung thành với hồ sơ chào hàng và phương án kinh doanh Trong trường hợp nội dung hợp đồng có sự khác biệt hoặc phát sinh so với hồ sơ chào hàng và phương án kinh doanh thì sự thay đổi hay phái sinh đó không được gây phương hại cho công ty và phải có sự hợp lí
Dịch hợp đồng sang tiếng nước ngoài: chuyên viên thực thi dự án chịu trách nhiệm dịch hợp đồng Bản dịch hợp đồng sau khi có chữ kí tắt của