1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN – TIỀN HÔN NHÂN CHO NHÓM ĐỐI TƯỢNG LÀ VỊ THÀNH NIÊN – THANH NIÊN VÀ CÁC CẶP NAM, NỮ CHUẨN BỊ KẾT HÔN NĂM 2011 (2)

32 3,5K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Kiến Thức Về Sức Khỏe Sinh Sản – Tiền Hôn Nhân Cho Nhóm Đối Tượng Là Vị Thành Niên – Thanh Niên Và Các Cặp Nam, Nữ Chuẩn Bị Kết Hôn Năm 2011
Tác giả BS Cki Đặng Phi Yến
Trường học Chi cục Dân số - KHHGĐ TP HCM
Năm xuất bản 2011
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 282,5 KB

Nội dung

TÓM TẮT:KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN – TIỀN HÔN NHÂN CHO NHÓM ĐỐI TƯỢNG LÀ VỊ THÀNH NIÊN – THANH NIÊN VÀ CÁC CẶP NAM, NỮ CHUẨN BỊ KẾT HÔN NĂM 2011 BS CKI Đặng Phi Yến Chi cục

Trang 1

TÓM TẮT:

KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN – TIỀN HÔN NHÂN CHO NHÓM ĐỐI TƯỢNG LÀ VỊ THÀNH NIÊN – THANH NIÊN VÀ CÁC CẶP NAM,

NỮ CHUẨN BỊ KẾT HÔN NĂM 2011

BS CKI Đặng Phi Yến (Chi cục Dân số - KHHGĐ TP HCM)

Đặt vấn đề: Trong điều kiện phát triển của xã hội ngày nay, độ tuổi bắt đầu dậy thì

ngày càng sớm trong khi tuổi kết hôn trung bình đang ngày càng cao, do đó khoảng thờigian tiền hôn nhân đang được kéo dài ra và tình trạng sống thử ở các bạn trẻ có xu hướngtăng dẫn đến có thai ngoài ý muốn, phải đi đến nạo phá thai làm ảnh hưởng xấu đến tìnhtrạng sức khỏe sinh sản Hậu quả là sẩy thai liên tiếp do hở eo tử cung, thai ngoài tử cung,nhau tiền đạo, vô sinh Bên cạnh đó, số người mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục,nhiễm HIV/AIDS càng ngày càng tăng Những hậu quả trên sẽ ảnh hưởng đến việc nângcao chất lượng dân số, đây là nội dung chủ yếu của Chiến lược Dân số-Sức khỏe sinh sảngiai đoạn 2011 – 2020 ở nước ta Vì vậy việc tiến hành khảo sát kiến thức sức khỏe sinhsản – tiền hôn nhân cho nhóm đối tượng là vị thành niên – thanh niên và các cặp nam, nữchuẩn bị kết hôn vô cùng quan trọng và cần thiết đối với quá trình triển khai “Mô hình tưvấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân” (gọi tắt là Mô hình)

Mục tiêu khảo sát: Xác định tỷ lệ vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết

hôn có kiến thức đúng về chăm sóc sức khỏe sinh sản và tiền hôn nhân

Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu định lượng qua khảo sát 420 vị thành

niên/thanh niên từ 15-24 tuổi và nam nữ chuẩn bị kết hôn tại 07 điểm triển khai mô hìnhtrên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: 03 điểm ở trường học (Ký túc xá Đại họcKinh tế, Trung học phổ thông Mạc Đỉnh Chi, Trung học phổ thông Trần Phú) và 04 điểm ở

04 quận-huyện (4, Bình Thạnh, Tân Phú và Hóc Môn)

Kết quả khảo sát:

- 40% có kiến thức chung đúng về nạo phá thai và hậu quả của nạo phá thai không

an toàn;

- 21% có kiến thức chung đúng về vô sinh và các nguyên nhân có thể gây vô sinh;

- 42% có kiến thức chung đúng về quan hệ tình dục an toàn và các biện pháp tránhthai hiện đại;

- 19% có kiến thức chung đúng về các tổn thương cơ quan sinh dục và các bệnh lâytruyền qua đường tình dục;

- 10% có kiến thức chung đúng về chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân;

Trang 2

- 62% có kiến thức chung đúng về sàng lọc trước sinh – sàng lọc sơ sinh.

Kết luận: Kết quả khảo sát sẽ là cơ sở để xây dựng một chương trình truyền thông –

giáo dục sức khỏe hiệu quả và phù hợp cho các nhóm đối tượng tại 07 điểm Mô hình đangtriển khai, từ đó từng bước nâng cao nhận thức và kỹ năng thực hành về chăm sóc sức khỏesinh sản – tiền hôn nhân, đồng thời cung cấp những căn cứ khoa học nhằm triển khai cóhiệu quả Mô hình giai đoạn 2011-2015, góp phần từng bước nâng cao chất lượng dân số,

và đạt được các mục tiêu của Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 – 2020trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

KHẢO SÁT KIẾN THỨC VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN – TIỀN HÔN NHÂN CHO NHÓM VỊ THÀNH NIÊN – THANH NIÊN VÀ NAM NỮ CHUẨN BỊ KẾT

về giới tính, thêm vào đó trong giai đoạn dậy thì, do sự phát triển của các nội tiết tố sinhdục nên vị thành niên/thanh niên có nhu cầu về tình dục Điều này đã dẫn đến việc quan hệtình dục trước hôn nhân Hậu quả là tình trạng nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên ngàycàng nghiêm trọng

Theo thống kê tại các bệnh viện công thuộc thành phố Hồ Chí Minh trong các nămqua thì thành phố Hồ Chí Minh là một trong những tỉnh thành có tỷ lệ phá thai cao nhấttrong cả nước Năm 2011, có 95.067 ca phá thai trong đó 3.876 trường hợp nữ vị thànhniên, chiếm 4,1% tổng số ca phá thai, so với các năm trước thì tỷ lệ nữ vị thành niên nạophá thai có tăng lên (năm 2008 là 2.496 trường hợp chiếm 2,15% tổng số ca phá thai, năm

2009 là có 2.427 trường hợp chiếm 2,42%, năm 2010 là 2.037 chiếm 2,29%)

Trong điều kiện phát triển của xã hội ngày nay, tuổi kết hôn trung bình đang ngàycàng cao có nghĩa khoảng thời gian tiền hôn nhân đang được kéo dài ra và tình trạng sốngthử ở các bạn trẻ có xu hướng tăng dẫn đến tình trạng có thai ngoài ý muốn dẫn đến pháthai làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản và dẫn đến những hậu quả như: sẩy thai liêntiếp do hở eo tử cung, thai ngoài tử cung, nhau tiền đạo, vô sinh Bên cạnh đó, số ngườimắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS càng ngày càng tăng và cùngvới định hướng Chiến lược Dân số/Sức khỏe sinh sản là nâng cao chất lượng dân số vì vậyviệc tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân là vô cùng quan trọng và cần thiết

Trang 3

Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị

kết hôn có kiến thức đúng về chăm sóc sức khỏe sinh sản và tiền hôn nhân

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định lượng qua khảo sát vị

thành niên/thanh niên từ 15-24 tuổi và nam nữ chuẩn bị kết hôn tại 7 điểm triển khai Môhình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”

Kỹ thuật chọn mẫu: Mẫu được chọn bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện

Nhìn chung, kiến thức về nạo phá thai còn thấp, chỉ có 39% vị thành niên/thanh niên

và nam nữ chuẩn bị kết hôn biết được nạo phá thai là một giải pháp thụ động nhằm giảiquyết những thai nghén ngoài ý muốn và chỉ nạo phá thai sau khi đã được cán bộ y tếchuyên ngành sản – phụ khoa và kế hoạch hóa gia đình tư vấn một cách thấu đáo và trướckhi được nạo phá thai, thai phụ phải được kiểm tra sức khỏe toàn diện và làm các xétnghiệm cần thiết Vẫn còn 9% vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn trả lờinạo phá thai là một trong những biện pháp tránh thai phổ biến và 6% trả lời nạo phá thaichỉ cần những thủ thuật đơn giản, bất kỳ cơ sở y tế nào cũng có thể thực hiện được

Đối với kiến thức về nạo phá thai không an toàn là cách nạo phá thai có thể gâynguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng thai phụ, thực hiện nạo phá thai ở các cơ sở y tế không

đủ điều kiện được phép thực hiện các thủ thuật này, nạo phá thai khi thai phụ chưa thấythực sự yên tâm, thoải mái và tin tưởng ở cơ sở y tế thực hiện những thủ thuật này và nạophá thai không an toàn là thực hiện nạo phá thai to, tỷ lệ vị thành niên/thanh niên và nam

nữ chuẩn bị kết hôn có kiến thức đúng là 84%

Trang 4

Đi vào kiến thức về hậu quả của nạo phá thai không an toàn, 58% vị thànhniên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn có kiến thức đúng của nạo phá thai không antoàn gây ra những hậu quả như: vô sinh, băng huyết, thủng tử cung, nhiễm trùng

Chỉ có 35% vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn có kiến thức đúng

về phá thai to là phá thai trên 12 tuần 10% trả lời phá thai to là phá thai trên 7 tuần, 21%trả lời phá thai to là phá thai trên 10 tuần, 35% trả lời phá thai to là phá thai trên 18 tuần

Qua khảo sát, nhận thức về nạo phá thai không an toàn có nhận thức khá hơn, nhưngkiến thức về nạo phá thai, hậu quả nạo phá thai không an toàn và kiến thức về phá thai to làchưa cao, các nội dung này cần được tập trung truyền thông, giáo dục sâu rộng hơn nữa đểnhằm hạn chế các hậu quả do thiếu kiến thức

Kiến thức về vô sinh và các nguyên nhân có thể gây vô sinh:

có thụ thai nhưng lần nào cũng sẩy Ngoài ra, có 8% trả lời vô sinh là trường hợp hai ngườichung sống và quan hệ tình dục thường xuyên trong vòng 2 tháng (không dùng biện pháptránh thai nào cả) mà không thấy thụ thai, hoặc có thụ thai nhưng lần nào cũng sẩy; 5% trảlời vô sinh chỉ gặp ở phụ nữ trên 30 tuổi; 8% trả lời vô sinh rất hiếm xảy ra và 2% trả lời

vô sinh hoàn toàn do nữ giới

Tuy nhiên, chưa đến ½ mẫu khảo sát (32%) có kiến thức đúng về nguyên nhân cóthể dẫn đến vô sinh

Có 66% vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn có kiến thức đúng về

tỷ lệ vô sinh ở nam và nữ là 40% vô sinh do nữ, 30% do nam, 20% do cả 2 giới, 10%không rõ nguyên nhân

Như vậy hiểu biết về vấn đề vô sinh chưa cao, điều này sẽ dẫn đến tình trạng chủquan, không cần đi khám sẽ làm cho thời gian cần cho việc phát hiện sớm và điều trị sớm

sẽ giảm dần và cơ hội muốn sinh con càng giảm

Kiến thức về quan hệ tình dục an toàn và các biện pháp tránh thai hiện đại

Trang 5

Kiến thức về biện pháp tránh thai vừa có tác dụng tránh thai, vừa có tác

dụng phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Có 85% vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn cho biết về tình dục antoàn là quan hệ tình dục không dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và quan hệ tình dục tránhđược các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS Tuy nhiên kiến thức về cácbiện pháp tránh thai hiện đại ở mức độ trung bình (50%) Điều này sẽ dẫn đến hậu quảmang thai ngoài ý muốn và tăng lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Phẩn lớn vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn (91%) biết bao cao su

là biện pháp tránh thai vừa có tác dụng tránh thai, vừa có tác dụng phòng ngừa các bệnhlây truyền qua đường tình dục Ngoài ra, vẫn có 2% trả lời thuốc tránh thai vừa có tác dụngtránh thai, vừa có tác dụng phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục; 3% trả lờivòng tránh thai vừa có tác dụng tránh thai, vừa có tác dụng phòng ngừa các bệnh lây truyềnqua đường tình dục và 5% trả lời vòng tránh thai vừa có tác dụng tránh thai, vừa có tácdụng phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Các biện pháp tránh thai tưởng chừng đơn giản nhưng thưc tế vị thành niên/thanh niên

và nam nữ chuẩn bị kết hôn là những người đối tượng chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhânnhưng vẫn chưa hiểu rõ chắc chắn các biện pháp tránh thai hầu như chỉ áp dụng các biệnpháp không an toàn thì không đảm bảo cho việc tránh thai, như vậy dễ dẫn đến tình trạngphá thai không an toàn

Kiến thức về các tổn thương cơ quan sinh dục và các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Trang 6

Kiến thức về các BLQĐTD

Hậu quả của BLQĐTD Hậu quả của hẹp bao

qui đầu không được điều trị

Các dấu hiệu thường gặp của các BLQĐTD

72% vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn nêu được đúng tên ít nhất

4 bệnh lây truyền qua đường tình dục Trong số những thanh niên đã biết về một bệnh lâytruyền qua đường tình dục nào đó chỉ có 35% vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bịkết hôn có kiến thức đúng về các bệnh lây truyền qua đường tình dục là bệnh lây truyềntrực tiếp từ người sang người do quan hệ tình dục không an toàn với người nhiễm bệnh, cóbệnh chữa khỏi hẳn, có bệnh không chữa khỏi hẳn và có bệnh có thuốc chủng ngừa, cóbệnh chưa có thuốc chủng ngừa Ngoài ra vẫn có 5% cho rằng tất cả các bệnh lây truyềnqua đường tình dục đều chữa khỏi hẳn; 7% trả lời tất cả các bệnh lây truyền qua đường tìnhdục đều không chữa được và 7% trả lời tất cả các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều

có thuốc chủng ngừa Và phần lớn vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn(81%) có kiến thức đúng về các dấu hiệu chung thường gặp của các bệnh lây truyền quađường tình dục như: tiết dịch bất thường ở dương vật và âm đạo, vết loét ở bộ phận sinhdục, nổi hạch bẹn, tiểu đau rát

Chỉ có 26% vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn biết bệnh lâytruyền qua đường tình dục có khả năng gây ra ung thư cổ tử cung là bệnh sùi mào gà và36% vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn có kiến thức đúng về hậu quảcủa hẹp bao qui đầu không được điều trị là: nhiễm trùng dương vật, vô sinh, có khả nănggây ra ung thư dương vật, tiểu khó, tiểu ít, tiểu nhỏ giọt Hiểu biết về hậu quả của hẹp baoqui đầu không được điều trị còn thấp, nếu chưa nhận biết hậu quả của hẹp bao qui đầukhông được điều trị cũng là đều bất lợi cho nam giới, vì vậy cần tăng cường truyền thôngmạnh cho nam giới về vấn đề này

Nhìn chung, hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục còn thấp, chưa biết

rõ hậu quả của các bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ dễ dẫn đến có mắc bệnh lâytruyền qua đường tình dục, và không được phát hiện sớm điều trị sớm sẽ dễ lây cho vợtrong kỳ mang thai, sinh con có bệnh sẽ làm giảm chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống.Kiến thức về chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân

Trang 7

Đa số vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn (72%) đều có biết lợi íchcủa khám sức khỏe tiền hôn nhân bao gồm các nội dung: chuẩn bị kiến thức, tâm lý đúngcho cuộc sống tình dục vợ chồng, để phát hiện những bệnh di truyền có thể ảnh hưởng đếncon cái sau này, chuẩn bị để có một cuộc sống tình dục thoải mái, thỏa mãn và an toànnhất, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch một cách hiệu quả nhất, phát hiện và điều trị sớm (nếucó) một số bệnh tật có thể ảnh hưởng đến vấn đề tình dục, mang thai, sinh đẻ về sau.

Kiến thức về sàng lọc trước sinh – sàng lọc sơ sinh

Tìm hiểu kiến thức của vị thành niên/thanh niên và nam nữ chuẩn bị kết hôn về trình

tự tiến hành sàng lọc trước sinh – sàng lọc sơ sinh, ta thấy có 66% vị thành niên/thanh niên

và nam nữ chuẩn bị kết hôn biết đúng trình tự là: tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân,sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh Tuy nhiên chỉ có 42% vị thành niên/thanh niên vànam nữ chuẩn bị kết hôn biết chính xác về mục đích của sàng lọc trước sinh – sàng lọc sơsinh là giúp phát hiện sớm những dị tật, bất thường ở thai nhi và trẻ sơ sinh, phát hiện sớmcác bệnh lây truyền từ mẹ sang con và góp phần nâng cao chất kượng dân số Ngoài ra, còn

có 18% trả lời mục đích của sàng lọc trước sinh – sàng lọc sơ sinh là giúp sản phụ biếtđược chính xác giới tính của thai nhi và trẻ sơ sinh Có 63% vị thành niên/thanh niên cókiến thức đúng về thời gian tiến hành sàng lọc sơ sinh là sau khi trẻ sinh ta từ 24 – 48 giờ

Trang 8

1 Mặc dù đối tượng vị thành niên/thanh niên đã có sự hiểu biết nhất định về nạo pháthai không an toàn, những hậu quả của việc nạo phá thai, tuy nhiên sự nhận thức này cònchưa vững chắc Vì vậy việc thông tin, giáo dục và tuyên truyền để đối tượng này có đủkiến thức và kỹ năng để áp dụng phòng tránh và giảm thiểu hậu quả do mang thai và nạophá thai cần được nhân rộng.

2 Hiểu biết của vị thành niên/thanh niên về vấn đề vô sinh chưa cao, điều này sẽ dẫnđến tình trạng chủ quan, không cần đi khám sẽ làm cho thời gian cần cho việc phát hiệnsớm và điều trị sớm sẽ giảm dần và cơ hội muốn sinh con càng giảm

3 Mặc dù đa số các đối tượng vị thành niên/thanh niên đã có kiến thức về tình dục antoàn và các biện pháp tránh thai hiện đại nhưng chỉ ở mức độ trung bình Vấn đề này đặt racho công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe sinh sản của thành phố cần phải đi vào chiềusâu, hướng tới kỹ năng và tính cụ thể hơn nữa

4 Phần lớn vị thành niên/thanh niên đã biết đến những bệnh lây truyền qua đườngtình dục, nhưng kiến thức cụ thể còn hạn chế Điều này có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễmcao và lây lan trong cộng đồng vì vậy việc truyền thông, giáo dục về vấn đề này cần đượcquan tâm hơn

5 Kiến thức của vị thành niên/thanh niên về lợi ích của việc khám sức khỏe tiền hônnhân đạt tỷ lệ khá cao tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ đối tượng này chưa xácđịnh được đối tượng của chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân Điều này cho thấy mức độ tiếpcận thường xuyên các thông tin về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân của đối tượngnày là chưa cao

6 Mức độ quan tâm và sự hiểu biết về sàng lọc trước sinh và sơ sinh còn chưa cao, vìvậy cần phối hợp, tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa về vấn đề này

KIẾN NGHỊ

1 Khảo sát kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản-tiền hôn nhân là một nội dung rấtquan trọng, là tiền đề để triển khai Mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân (gọi tắt

là Mô hình) cho đối tượng là vị thành niên-thanh niên và các cặp nam-nữ chuẩn bị kết hôn

Mô hình chính là bước đầu trong việc triển khai chương trình sàng lọc trước sinh và sànglọc sơ sinh nhằm nâng cao chất luợng dân số đầu đời Do đó, ngành Dân số thành phố kiếnnghị Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình tăng cường kinh phí mở rộng hoạt động Môhình để Mô hình ngày càng tiếp cận rộng rãi các đối tượng như trên, do đó có thể cung cấpcác dịch vụ tư vấn, truyền thông, và khám sức khỏe tiền hôn nhân phủ rộng trên địa bànthành phố

2 Lãnh đạo Đảng, chính quyền ở các địa phương, Ban Giám hiệu tại các trường cótriển khai Mô hình cần tăng cường chỉ đạo và hỗ trợ tích cực các hoạt động của Mô hìnhtại các điểm Như thế các điểm Mô hình mới có thể duy trì và phát triển bền vững

Trang 9

3 Cần đẩy mạnh các hoạt động phối hợp cấp thành phố giữa Chi cục DS-KHHGĐthuộc Sở Y tế với các sở ban ngành đoàn thể thành phố, cũng như phối hợp cấp quận-huyện giữa Phòng Y tế và các ban ngành đoàn thể quận-huyện đặc biệt là phối hợp vớingành Tư pháp, Giáo dục và Đoàn Thanh niên để giúp cho Mô hình tiếp cận rộng rãi hơntới các đối tượng là VTN/TN, các cặp nam-nữ chuẩn bị kết hôn trong cộng đồng và trườnghọc

4 Các điểm cần triển khai lồng ghép các hoạt động của Mô hình đặc biệt là nội dung

tư vấn, truyền thông giáo dục với các hoạt động truyền thông của các sự kiện khác nhằmtăng cường kiến thức và kỹ năng của VTN/TN và cặp nam-nữ chuẩn bị kết hôn./

Tài liệu tham khảo:

- Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệtChiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản

- Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011-2020

- Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam củathành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2015-2015

- Quyết định số 25/QĐ-BYT ngày 07 tháng 01 năm 2011 của Bộ Y tế về việc ban hànhhướng dẫn chuyên môn về tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân;

- Công văn 225/TCDS-DS ngày 09 tháng 4 năm 2011 của Tổng cục Dân số-Kế hoạchhóa gia đình về việc xây dựng và triển khai Mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hônnhân;

- Chăm sóc sức khỏe sinh sản – Tài liệu của Bộ Y tế và Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ

em (2002)

- Family Planning and Population Unit, Department of Reproductive Health andResearch, World Health Organization Gather Guide To Counseling Population Reports.Series J, Number 48

Trang 10

Giáo dục kiến thức sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi thành niên/thanh niên: Việc làm cần thiết

25/11/2014

Lứa tuổi vị thành niên (VTN) gắn với giai đoạn dậy thì, bước chuyển từ trẻ con trở thành người lớn Vì vậy, sự phát triển mạnh về thể chất, tâm sinh lý dẫn đến thái độ, hành vi muốn khẳng định mình đã lớn.

Tuổi VTN/thanh niên (TN) thường bắt đầu có nhu cầu nảy nở tình cảm với bạn khác giới.Chính sự tò mò, kích thích bởi những thước phim về tình yêu và sách giáo dục giới tính

đã ảnh hưởng không nhỏ đến chuyện học làm người lớn của VTN/TN Nếu như không cócái nhìn đúng đắn và không được giáo dục, định hướng từ trong nhà trường, gia đình, xãhội, chuyện yêu đương và quan hệ tình dục sớm ở độ tuổi VTN/TN dễ dẫn đến nhiều hệlụy xấu Vì vậy, chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) VTN/TN là điều vô cùng cần thiết

Ở tỉnh ta, mô hình chăm sóc SKSS VTN/TN được duy trì từ nhiều năm nay Năm 2014,Chi cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) đã hỗ trợ trên 110 triệu đồng thựchiện mô hình chăm sóc SKSS VTN/TN tại 45 điểm trường THCS và THPT trên toàn tỉnh.Ngoài ra, 192 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều được cấp kinh phí 192 triệu đồng thựchiện mô hình Trưởng phòng Truyền thông, giáo dục Chi cục DS-KHHGĐ - Đoàn VănNgà cho biết, nội dung chủ yếu của mô hình là các hoạt động truyền thông Thời gian qua,các trường đều duy trì tổ chức hoạt động sinh hoạt ngoại khóa, hội thi, nói chuyện chuyên

đề về SKSS VTN/TN, tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộlớp, cán bộ Đoàn, giáo viên Bên cạnh đó, ngành còn cung cấp số điện thoại Tổng đài tưvấn DS-SKSS-KHHGĐ, hỗ trợ cho các thư viện trường học những tài liệu về nội dungSKSS VTN/TN, Một số điểm trường còn thành lập các câu lạc bộ, góc học thân thiệnsinh hoạt định kỳ hằng tháng,

Trường THPT Tân Thạnh là 1 trong 45 điểm trường được hỗ trợ thực hiện mô hình Từ đầunăm đến nay, trường tổ chức riêng về tư vấn chăm sóc SKSS VTN/TN cho học sinh (HS)được 3 lần Ngoài ra, trường còn tổ chức tuyên truyền lồng ghép vào các buổi sinh hoạt dưới

cờ, những giờ sinh hoạt lớp Thầy Đoàn Văn Xem, giáo viên dạy môn Sinh của trường chobiết: “Hiện nay, trong chương trình sách giáo khoa dành cho HS thuộc khối phổ thông vềmôn Ngữ văn, Giáo dục công dân, nhất là môn Sinh học đều có lồng ghép nội dung liênquan đến SKSS để các em nắm bắt Tại trường có điểm thuận lợi chính là cán bộ làm nhiệm

vụ y tế lại là người phụ trách hậu sản nên những kiến thức về SKSS VTN/TN đều nắm rất

rõ Vì vậy, những lần tư vấn về SKSS đều thu hút nhiều HS tham gia đặt câu hỏi Một số em

do tâm lý e ngại có thể viết giấy hoặc trực tiếp gặp cán bộ tư vấn của trường để được giảiđáp những thắc mắc những vấn đề liên quan đến giới tính, chuyện yêu đương, SKSS, Ngoài ra, trường thành lập Đội đồng đẳng với 56 HS tham gia Ngoài việc truyền đạt lạinhững nội dung đã sinh hoạt hằng tháng, các em trong đội còn là những tuyên truyền viênđắc lực, cùng tâm sự, chia sẻ những chuyện thầm kín, khó nói ở lứa tuổi học trò Khôngnhững vậy, trường còn có Câu lạc bộ Chuyện chúng mình do 6 giáo viên phụ trách là nơi đểcác em giải bày những thắc mắc, những thì thầm, giúp các em định hướng đúng hơn vềSKSS

Trang 11

Trường THPT Tân Thạnh do có nhiều HS xa nhà đến ở trọ nên rất khó trong công tác quản lý.

Vì vậy, để hạn chế tình trạng một số em ham chơi lêu lổng, tụ tập tìm hiểu về bạn đời sớm,thỉnh thoảng, những giáo viên trong các câu lạc bộ này phối hợp Đoàn trường đột kích kiểmtra các nhà trọ HS để truy bài cho các em Em Nguyễn Huỳnh Hương Trà, HS lớp 10C1 chiasẻ: Em cũng như các bạn, khi đến tuổi dậy thì đều rất muốn được trang bị kiến thức về chămsóc SKSS Từ đó, giúp chúng em bảo vệ, chăm sóc bản thân, có môi trường sống và học tậplành mạnh

Mô hình chăm sóc SKSS VTN/TN đã nhận được sự quan tâm của các ngành, các cấp, đặcbiệt là Phòng Giáo dục và Đào tạo, Ban Giám hiệu các trường THCS, THPT và sự hưởngứng của HS Tuy nhiên, theo kết quả giám sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật vềSKSS, sức khỏe tình dục trong TN của HĐND tỉnh cho thấy, tỷ lệ phá thai tuổi VTN trongcác cơ sở y tế công lập có xu hướng tăng trong những năm gần đây; tình trạng tảo hôn, bạolực gia đình, bạo hành giới vẫn còn xảy ra ở một số địa phương, Vì vậy, rất cần sự chungtay của toàn xã hội để giảm thiểu tình trạng trên Có một số ý kiến cho rằng, thà vạchđường cho hươu chạy đúng bằng cách trang bị những kiến thức về SKSS trong chươngtrình học, rèn luyện kỹ năng sống, cung cấp rộng rãi các thông tin trên các kênh thích hợp;tạo điều kiện để VTN/TN tiếp cận dễ dàng các phương tiện và biện pháp tránh thai thíchhợp trong những trường hợp cần thiết còn hơn để hươu lạc lối

THỰC TRẠNG CHUNG VỀ MANG THAI TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ CÁC

CHƯƠNG TRÌNH/CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ

THỰC TRẠNG CHUNG VỀ MANG THAI TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ CÁC CHƯƠNG TRÌNH/CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH

NIÊN

Mai Xuân Phương[1]

I THỰC TRẠNG MANG THAI TUỔI VỊ THÀNH NIÊN

Trang 12

hội do việc mang thai sớm.

Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) cho biết, mỗi năm có khoảng 16 triệu em gái tuổi

15-19 sinh con; cứ 10 trẻ vị thành niên (VTN) thuộc nhóm này thì 9 đã lập gia đình Các biếnchứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹvới các em gái 15-19 tuổi ở các nước có thu nhập thấp và trung bình Trên toàn cầu, cứ 3

nữ thanh niên tuổi 20-24 thì có 1 người (khoảng 70 triệu người) kết hôn trước tuổi 18

2012, tỉ lệ phá thai VTN ở Bệnh viện Từ Dũ tăng cao đột biến lên 6,8% Theo các chuyêngia, việc gia tăng này có thể xuất phát từ 2 lý do: Thực sự là do số ca nạo phá thai tăng lên,hoặc do các em nhận thức tốt hơn về phá thai an toàn nên đến các Bệnh viện chuyên khoa,

có trang thiết bị, tay nghề bác sĩ tốt

Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế), tỷ lệ vị thành niên có thai trong tổng số ngườimang thai tăng liên tục qua các năm: Năm 2010: 2,9%; năm 2011: 3,1%; năm 2012: 3,2%,tương ứng tỷ lệ phá thai ở lứa tuổi này là 2,2% (2010), 2,4% (2011) và 2,3% (2012)

Theo điều tra quốc gia về VTN và thanh niên Việt Nam lần thứ 2 (SAVY 2) năm 2009, tỉ

lệ nạo phá thai ở VTN trên tổng số ca đẻ ước tính khoảng 20%, cao hơn nhiều so với

số liệu của Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Từ Dũ Vì thế, theo các chuyêngia, sự chênh lệch này phản ánh mảng tối trong việc phá thai không an toàn hiện nay

Thống kê của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cho thấy, trung bình mỗi năm cả nước

có khoảng 300 ngàn ca nạo hút thai ở độ tuổi 15-19, trong đó 60 - 70% là học sinh, sinhviên Theo Tổng cục Dân số-KHHGĐ, mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt Nam trong 10năm gần đây giảm, nhưng tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ VTN, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng,chiếm hơn 20% các trường hợp nạo phá thai

Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở VTN Việt Namngày càng sớm Tuy nhiên, kiến thức của VTN về phòng tránh thai, HIV và các bệnh lâytruyền qua đường tình dục khác vẫn còn rất hạn chế - chỉ có khoảng 20,7% sử dụng biệnpháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên

Với con số mang thai và nạo hút thai VTN như trên, Việt Nam là nước có tỷ lệ nạo pháthai ở tuổi VTN cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới Đây không chỉ là mộtgánh nặng, thách thức lớn cho công tác dân số, mà đáng lưu tâm hơn là nó để lại những

Trang 13

hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ Nguyên nhân của thực trạng trên được các chuyên giadân số lý giải đó là do tình trạng tảo hôn và quan hệ tình dục trước hôn nhân; các dịch vụchăm sóc sức khỏe sinh sản, tình dục còn chưa được phổ biến rộng rãi; giới trẻ chưa đượctrang bị đầy đủ kiến thức về giới tính; tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS, sức khỏetình dục không dễ dàng, đặc biệt là VTN, thanh niên sống ở nông thôn và miền núi.

Hậu quả

Nguyên nhân của thực trạng trên là do tảo hôn và quan hệ tình dục trước hôn nhân; cácdịch vụ chăm sóc SKSS, tình dục chưa được phổ biến rộng rãi; thiếu kiến thức về SKSS,thiếu số liệu thống kê chính thức về tình trạng mang thai, tỷ lệ phá thai và sinh con sớm ởtuổi vị thành niên Những rủi ro thường xảy ra khi sinh con ở tuổi VTN gồm: nguy cơsinh non, sinh nhẹ cân, thai lưu và chết sơ sinh cao Bên cạnh đó, kết hôn sớm cũng khiếncác em phải chịu áp lực trong sinh nở, chăm sóc con cái và gia đình khi chưa đủ trưởngthành

II CÁC CHƯƠNG TRÌNH/CHÍNH SÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN

1 Môi trường pháp lý cho thực hiện các can thiệp

Cho đến nay, có thể nói, Việt Nam đã có một hệ thống các văn bản chính sách thuận lợicho việc triển khai các can thiệp nhằm đáp ứng nhu cầu SKSS VTN Tuy chưa có mộtChiến lược quốc gia, song SKSS VTN đã được đề cập trong nhiều văn bản pháp lý quantrọng (luật, pháp lệnh, chiến lược) về chăm sóc SKSS hoặc chăm sóc và bảo vệ sức khỏecho VTN

Tháng 11/2005, Luật Thanh niên được Quốc hội thông qua - một dấu mốc quan trọng choviệc hoàn thiện các quyền của thanh niên Đây là văn bản chính thức giúp hoàn thiện môitrường pháp lý cho các can thiệp SKSS VTN ở Việt Nam Điều 21 và 22 quy định về chínhsách đầu tư, khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng các cơ sở y tế, cơ sở hoạt độngthể dục, thể thao; phát triển các hoạt động tư vấn về tình yêu, hôn nhân, gia đình, thực hiện

kế hoạch hóa gia đình trong thanh niên; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho thanhniên, tổ chức tư vấn cho thanh niên về dinh dưỡng, sức khỏe tinh thần, SKSS, kỹ năngsống, phòng chống ma túy, HIV/AIDS, các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Trang 14

Tháng 1/2003, Pháp lệnh Dân số được ban hành và sửa đổi vào 8/2008 Pháp lệnh gồm cácgiải pháp thực hiện cho từng nhóm đối tượng, giáo dục giới tính, SKSS và kỹ năng sống tạicác trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, giáo dục dạy nghề và phổthông Tháng 6/2006, Luật Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS đã được Quốc hội nướcCHXHCN Việt nam thông qua.

Tháng 11/2011, Chiến lược Dân số và SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 được Chínhphủ phê duyệt “Cải thiện tình hình SKSS của VTN&TN thông qua việc giáo dục, tư vấn

và cung cấp các dịch vụ SKSS phù hợp với lứa tuổi” và “Nâng cao sự hiểu biết của phụ nữ

và nam giới về giới tính và tình dục để thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm sinh sản,xây dựng quan hệ tình dục an toàn, có trách nhiệm, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau nhằmnâng cao SKSS và chất lượng cuộc sống” Đó là giải pháp mở rộng các hình thức giáo dục,nâng cao chất lượng giáo dục dân số, SKSS, giới và giới tính trong và ngoài nhà trường;giải pháp về chăm sóc SKSS và nâng cao dân trí, tăng cường vai trò của gia đình và bìnhđẳng giới

Hiện nay, nhằm hiện thực hóa Luật thanh niên, một số các kế hoạch tổng thể, chương trìnhhành động liên quan đến chăm sóc sức khỏe và SKSS cho VTN đã được các Bộ và cơ quanchức năng đưa ra Tháng 6 năm 2006, Bộ Y tế đã phê duyệt “Kế hoạch tổng thể Quốc gia

về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe vị thành niên và thanh niên Việt Nam giai đoạn

2006 – 2010 và định hướng 2020” Tháng 4 năm 2007, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ ChíMinh cũng đã đưa ra: “Chương trình hành động chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thànhniên, thanh niên năm 2006-2010” “Kế hoạch tổng thể giáo dục HIV và sức khỏe sinh sảntrong nhà trường” đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo phê duyệt tháng 3 năm 2007…

Có thể thấy rằng, một chiến lược chăm sóc SKSS cho VTN&TN bao gồm hệ thống các vănbản pháp lý đề cập đến vấn đề chăm sóc SKSS VTN, các chương trình hành động nêu lênmục tiêu, giải pháp và sự phân định trách nhiệm các tổ chức, cơ quan nhà nước trong việcthực hiện là một đáp ứng hết sức cơ bản của Nhà nước và Chính phủ đối với các nhu cầuSKSS VTN hiện tại cũng như trong tương lai Các văn bản pháp lý này thể hiện sự cam kếtcủa Chính phủ trong các hỗ trợ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cũng như hỗ trợ tài chính

2 Cung cấp dịch vụ y tế

Trang 15

Dù còn nhiều hạn chế về chất lượng, mức độ thân thiện, bảo mật, các dịch vụ lâm sàng,cận lâm sàng, điều trị về SKSS và cung cấp các biện pháp tránh thai của hệ thống y tế nhànước đã đáp ứng phần nào nhu cầu của VTN Sự cởi mở về mặt chính sách của nhà nước(chủ trương xã hội hóa công tác y tế, khuyến khích hành nghề y, dược tư nhân…) đã bướcđầu tạo điều kiện cho sự ra đời các cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS VTN do các tổ chức phichính phủ, các tổ chức cộng đồng hoặc các cá nhân phụ trách Chính hệ thống dịch vụ này

đã bổ sung cho hoạt động của các dịch vụ nhà nước và mở ra hướng đi mới cho việc pháttriển đa dạng các hình thức cung ứng dịch vụ linh hoạt, thân thiện cho VTN, thậm chí dànhriêng cho những nhóm đối tượng khác nhau như nam, nữ, học sinh, VTN nghiện chích matúy, VTN nhiễm HIV Trong tương lai, các cơ sở cung cấp dịch vụ SKSS VTN của các tổchức, cá nhân không thuộc nhà nước sẽ đóng vai trò quan trọng, giúp việc cung cấp dịch

vụ SKSS VTN trở nên đa dạng, hiệu quả hơn

Bộ Y tế đã ban hành “Chuẩn quốc gia về dịch vụ SKSS” (2002) và hiện nay đang xây dựng

“Hướng dẫn quốc gia về dịch vụ sức khỏe thân thiện dành cho VTN&TN” Đây là đáp ứngquan trọng tiến tới hoàn thiện về mặt chất lượng, kỹ thuật đối với các dịch vụ SKSS cungcấp cho VTN Tháng 8 năm 2006, Bộ Y tế ra quyết định (số 23/2006/QĐ-BYT) chuyển đổicác Trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em và KHHGĐ ở các tỉnh, thành phố trựcthuộc TW trước đây thành các Trung tâm chăm sóc SKSS, theo đó các trung tâm chăm sócSKSS tỉnh/thành phố sẽ có khoa Chăm sóc SKSS vị thành niên và nam học

3 Cung cấp thông tin – giáo dục - truyền thông

Trong lĩnh vực giáo dục, nối tiếp với chương trình thí điểm giáo dục dân số được thực hiện

từ những năm đầu của thập kỷ 80, từ năm 1998, các nội dung giáo dục SKSS VTN đượcxác định cần ưu tiên và đưa vào lồng ghép, tích hợp trong 4 môn học: Sinh học, Địa lý,Giáo dục công dân, Ngữ văn của chương trình giảng dạy chính khóa Tuy nhiên, hiệu quảthực hiện phương thức giáo dục lồng ghép này không cao do thời lượng các môn học chínhkhóa đã quá tải, giáo viên thiếu kiến thức và có thái độ e ngại khi nói về các vấn đề SKSS

Thực tế, giáo dục SKSS VTN lại chứa đựng rất nhiều chủ đề nhạy cảm, tế nhị, học sinhkhó có thể trình bày, trao đổi một cách cụ thể trong môi trường lớp học, trước mặt thầy cô

và bạn bè khác giới Đối với chủ đề này, cần phải có một môi trường phù hợp để các em cóthể tin tưởng bày tỏ, trao đổi một cách thoải mái tất cả những hiểu biết, quan điểm, khúcmắc của mình Để đáp ứng nhu cầu đó, các nội dung giáo dục SKSS VTN đã được nghiên

Trang 16

cứu, truyền tải tới học sinh dưới các hình thức mềm dẻo, linh hoạt và đa dạng thông quacác hoạt động ngoại khóa 2 Từ năm học 2006 – 2007, hoạt động ngoại khóa giáo dụcSKSS/TD VTN chính thức được đưa vào khung chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớpcho học sinh các trường phổ thông Hiện nay, công tác tập huấn cho đội ngũ giáo viên vềcác nội dung và phương pháp giáo dục SKSS VTN thông qua hoạt động ngoại khóa đangđược tiến hành tại các địa phương.

Các hoạt động truyền thông cung cấp thông tin, tư vấn về SKSS VTN tới các đối tượngVTN ngoài trường học đã được Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thực hiện vớinhiều hình thức như: biên soạn các tài liệu giáo dục SKSS VTN (tờ rơi, sách, sổ tay, bănghình…); tổ chức chiến dịch truyền thông; thiết lập trang web và đường dây nóng tư vấn vềcác vấn đề SKSS VTN Các mô hình can thiệp về SKSS VTN dành cho VTN đã luôn đượcĐoàn thanh niên chú trọng phát triển: Trung tâm tư vấn thanh niên; Câu lạc bộ tiền hônnhân và SKSS; Góc dịch vụ thân thiện dành cho VTN đặt trong các cơ sở của Đoàn thanhniên; Thanh niên tình nguyện thực hiện giáo dục về SKSS VTN Tuy nhiên, hiện naymức độ đáp ứng của tổ chức Đoàn tại tuyến cơ sở còn không đồng đều Các hoạt động canthiệp SKSS VTN nói trên được tổ chức rời rạc, thiếu tính đồng bộ và quy mô

Việc tuyên truyền về SKSS VTN trong cộng đồng, tới các bậc cha mẹ cũng đã bắt đầuđược thực hiện Hội Phụ nữ, Hội nông dân là đã tham gia thực hiện nhiệm vụ này Tuynhiên, các can thiệp còn rất ít và chỉ mới ở những bước ban đầu Thực tế, dưới góc độchính sách và xây dựng chương trình, nội dung này hoàn toàn được coi là tiểu phần xâydựng môi trường thuận lợi cho việc tiến hành các can thiệp về SKSS VTN chứ chưa đượcđánh giá ở tầm chiến lược như là một yếu tố nền tảng, trực tiếp nâng cao SKSS VTN

4 Cam kết tài chính cho thực hiện các can thiệp

Thách thức quan trọng đối với Chính phủ hiện nay là ưu tiên về SKSS VTN chỉ là mộttrong rất nhiều ưu tiên về phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo Mặc dù ngânsách nhà nước chi cho các hoạt động y tế, giáo dục năm sau đều cao hơn so với năm trướcsong thực chất còn rất eo hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển Việc thực hiện cáccam kết về mặt tài chính cho các can thiệp về SKSS VTN từ trước đến nay gặp nhiều khókhăn

Ngày đăng: 18/06/2015, 18:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w