chuyên đề chính thức

64 243 0
chuyên đề chính thức

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP XXX PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Cơn bão suy thoái kinh tế “quét” qua Việt Nam khiến thị trường nhân lực phải cắt giảm đáng kể. Nhưng đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp tái cơ cấu, đồng thời rốt ráo kiếm và giữ cho được nhân tài. Bởi lẽ Người tài thời nào cũng được trọng dụng, nhưng tìm được hiền tài đã khó, giữ chân họ còn khó hơn bội lần. Bất lực nhìn nhân tài lần lượt “rũ áo ra đi”, đó là tình cảnh chung của những người làm nhân sự trong các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ trước sự lôi kéo hấp dẫn của các doanh nghiệp lớn. Thực tế đó khiến rất nhiều doanh nghiệp đứng trước những bài toán khó. Tăng lương thưởng trong lúc khó khăn tài chính thực sự không phải là biện pháp lâu dài và dễ gây sự mất cân bằng và sự ổn định trong nội bộ doanh nghiệp. Gây sức ép, thực hiện các cam kết bằng giấy tờ và trách nhiệm chỉ khiến nhân viên mau chóng ra đi. Do đó để doanh nghiệp tồn tại và phát triển cùng với nền kinh tế thị trường như hiện nay, đời hỏi nhà quản lí phải biết khai thác hết tiềm năng và sử dụng hợp lí nguồn nhân lực của doanh nghiệp mình để giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm và tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Muốn vậy doanh nghiệp cần thỏa mãn các nhu cầu về lợi ích tinh thần và vật chất cho người lao động. Hay nói cách khác, cần có biện pháp tạo động lực làm việc cho công nhân viên. . Nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ công nhân viên, CTCP XXX đã triển khai công tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ công nhân viên ngay từ khi mới thành lập và trong quá trình hoạt động. Và có thể cạnh tranh được, bên cạnh việc tập trung phát triển sản phẩm công ty đã rất chú trọng công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên – là công tác tạo điều kiện cho Công ty phát huy và khai thác những nguồn lực hiện có, giúp công ty dần dần khắc phục được những khó khăn trước mắt cũng như lâu dài. Tuy nhiên trong thời gian qua công tác này tại công ty vẫn chưa đạt hiệu quả và mục đích như mong muốn. SVTH: 1 Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP XXX Với lí do trên đây, trong quá trình thực tập tại CTCP XXX, tôi đã chọn đề tài “ Giải pháp tạo động lực làm việc cho công nhân viên tại CTCP XXX” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Trên cơ sở lí luận khoa học và thực tiễn nghiên cứu thực hiện đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP XXX nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc cho CNV tại công ty. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu những lí luận chung về công tác tạo động lực làm việc cho CNV. - Phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP XXX. - Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của CNV. Qua đó, phân tích so sánh, đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến động lực làm việc của CNV. - Đề xuất một số giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP XXX 3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Động lực làm việc của CNV tại CTCP XXX. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác tạo động lực làm việc của CNV tại CTCP XXX. + Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại CTCP XXX. + Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp: thu thập các số liệu, tài liệu trong giai đoạn 2011 - 2012 từ các phòng ban có liên quan tại CTCP XXX. Số liệu sơ cấp: thu thập thông tin qua phỏng vấn công nhân viên bằng bảng hỏi từ ngày 4 tháng 3 đến ngày 16 tháng 3. 4. Câu hỏi nghiên cứu SVTH: 2 Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP XXX - Những chính sách tạo động lực làm việc của công ty đã tác động đến CNV như thế nào? - Nhân tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân viên? 5. Giả thuyết nghiên cứu - Những chính sách tạo động lực làm việc cho CNV của công ty hiện tại vẫn chưa đạt hiệu quả và mục đích như mong muốn. - Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của CNV: điều kiện làm việc, lương thưởng, đào tạo thăng tiến, quan hệ với đồng nghiệp và cấp trên, an toàn công việc, sự hấp dẫn của bản thân công việc. 6. Quy trình nghiên cứu Sơ đồ 1: Quy trình nghiên cứu 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp thu thập dữ liệu - Thông tin thứ cấp nội bộ: Được cung cấp thông qua Phòng nhân sự, bao gồm các thông tin như thông tin chung về CTCP XXX, thông tin về nhân sự, thông tin về chính sách tạo động lực làm việc cho CNV,… SVTH: 3 Thiết kế bảng hỏi Xây dựng bảng câu hỏi chính thức Chuẩn bị kế hoạch và đề cương nghiên cứu Tính cỡ mẫu Phỏng vấn định tính Xác định vấn đề nghiên cứu Viết báo cáo Phỏng vấn thử bằng bảng câu hỏi Xử lý thông tin thu được Hiệu chỉnh bảng câu hỏi Phỏng vấn chính thức Phân tích thông tin đã xử lý Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP XXX - Thông tin thứ cấp bên ngoài: các khoá luận, chuyên đề có liên quan về việc tạo động lực làm việc cho CNV, các lý thuyết về động viên nhân viên,… - Thông tin sơ cấp: Điều tra công nhân viên thông qua phiếu điều tra. Số lượng phiếu điều tra phát ra là 138 phiếu, lượng phiếu hợp lệ thu về là 113 phiếu. Nguyên nhân là do công việc chưa ổn định nên một số công nhân đã nghỉ việc tạm thời, ngoài ra một số CNV đi công tác ở các tỉnh thành phố khác trong thời gian điều tra. 7.2 Phương pháp điều tra – phỏng vấn Điều tra phỏng vấn gồm hai giai đoạn - Giai đoạn 1: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Dựa trên cơ sở lí luận đã được xác định ở chương 1, kết hợp với phân tích tình hình thực tế tại doanh nghiệp và qua tham khảo ý kiến của công nhân viên tại công ty, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực làm việc cho CNV. - Giai đoạn 2: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Từ các biến đo lường ở giai đoạn nghiên cứu định tính, xác định được các tiêu chí đánh giá quá trình tạo động lực làm việc cho công nhân viên. Nghiên cứu thiết kế thang đo Likert với 5 mức độ: rất không đồng ý, không đồng ý, bình thường, đồng ý, rất đồng ý. Cuối cùng bảng hỏi được thiết kế phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Để bảng hỏi có chất lượng tốt tôi tiến hành phỏng vấn thử 20 công nhân viên tại công ty. Sau khi chỉnh sửa bảng hỏi và đánh giá độ tin cậy của thang đo, tiến hành phỏng vấn chính thức bằng bảng hỏi. 7.3 Phương pháp chọn mẫu - Kích thước mẫu: Điều tra 30 công nhân viên với câu hỏi: Anh ( chị) vui lòng khoanh tròn vào ý kiến anh ( chị) cho là đúng. Công ty đã rất chú trọng công tác tạo động lực làm việc cho công nhân viên về lương, thưởng, điều kiện làm việc, mối quan hệ đồng nghiệp, đào tạo-thăng tiến, sự hấp dẫn bản thân công việc. 1.Rất không đồng ý 2.Không đồng ý 3.Bình thường 4.Đồng ý 5.Rất đồng ý SVTH: 4 Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP XXX Từ kết quả điều tra, chuyển biến định tính 5 mức độ: rất không đồng ý, không đồng ý, bình thường, đồng ý, rất đồng ý chuyển về biến định tính 2 mức độ: không đồng ý ( rất không đồng ý, không đồng ý, bình thường); đồng ý ( đồng ý, rất đồng ý). Sau đó, xác định p là xác xuất số CNV đồng ý rằng công ty đã chú trọng đến công tác tạo động lực làm việc cho CNV, q là xác xuất số CNV không đồng ý rằng công ty đã chú trọng đến công tác tạo động lực làm việc cho CNV. Theo kết quả điều tra, có 12 người cho rằng công ty chưa chú trọng công tác tạo động lực làm việc cho công nhân viên và 18 người cho rằng công ty đã chú trọng công tác tạo động lực làm việc cho công nhân viên. Vậy p = 18: 30 = 0.6 q = 12 : 30 = 0.4 Từ kết quả p, q trên, áp dụng công thức tính cỡ mẫu N * Z 2 *p*(1-p) n= N*ℰ 2 + p(1-p)Z 2 Trong đó: n: kích thước mẫu ℰ: sai số mẫu cho phép (ℰ = 0.05) Z = 1,96 với độ tin cậy 95% N: Tổng thể mẫu - Phương pháp chọn mẫu: Ngẫu nhiên hệ thống Căn cứ số liệu công nhân viên, lập danh sách theo vần. Xác định khoảng cách lấy mẫu K = Tổng thể/kích thước mẫu. Ta có: Tổng thể = 220 Kích thước mẫu = 138 => K= 220 / 138 = 1.59 ≃ 2 Ta lấy khoảng cách là 2 Dựa trên danh sách đã lập ta tiến hành chọn mẫu. Đơn vị đầu tiên ta chọn ngẫu nhiên, những mẫu tiếp theo bằng đơn vị trước cộng với 2. SVTH: 5 Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP XXX 7.4 Phương pháp xử lí số liệu Sử dụng phần mềm xử lý số liệu SPSS 16.0. - Hệ số tương quan Để kiểm định mối quan hệ giữa các khía cạnh tạo động lực làm việc cho CNV trong mô hình nghiên cứu, sử dụng phương pháp tương quan với hệ số tương quan ‘ Pearson corelation coeppicient’ được kí hiệu ‘ r’. Giá trị trong khoảng -1 ≤ r ≤ 1 Nếu r > 0 thể hiện tương quan đồng biến Nếu r< 0 thể hiện tương quan nghịch biến Nếu r = 0 hai biến không có mối tương quan Nếu │r│-> 1: quan hệ hai biến càng chặt Nếu │r│-> 0: quan hệ hai biến càng yếu Mức ý nghĩa sig của hệ số tương quan, cụ thể: Sig < 0.05: mối tương quan khá chặt Sig < 0.01 mối tương quan rất chặt - Kiểm định giá trị trung bình về công tác tạo động lực làm việc đối với từng nhân tố Sử dụng Crobach alpha để kiểm tra độ tin cậy các tham số ước lượng trong tập dữ liệu trước khi tiến hành kiểm định. Kiểm định One Sample T-Test được sử dụng để kiểm định xem giá trị trụng bình của mẫu về công tác tạo động lực làm việc đối với từng nhân tố có thể suy rộng ra tổng thể không. Các giả thuyết: H 0 : Trung bình đánh giá của CNV tại CTCP XXX về các yếu tố tạo động lực làm việc là bằng 0 ( 0 là giá trị kiểm định). H 1 : Trung bình đánh giá của CNV tại CTCP XXX về các yếu tố tạo động lực làm việc là khác 0 Miền bác bỏ (với mức ý nghĩa 5%): SVTH: 6 Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP XXX + Nếu Sig < 0.05 bác bỏ giả thuyết H 0 và chấp nhận giả thuyết H 1 . + Nếu Sig >= 0.05 chưa có đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H 0 - Kiểm định sự khác biệt về công tác tạo động lực làm việc đối với từng nhân tố theo đặc điểm cá nhân Kiểm định công tác tạo động lực làm việc đối với từng nhân tố theo đặc điểm cá nhân có sự khác biệt hay không giữa các nhóm lao động theo giới tính, thâm niên công tác, độ tuổi, chức danh. Cụ thể để kiểm định sự khác biệt về công tác tạo động lực làm việc theo nhân tố giới tính sử dụng phương pháp Independent Test. Tương tự đối với nhân tố thâm niên công tác, độ tuổi, chức vụ được kiểm định bằng phương pháp kiểm định ANOVA . Kiểm định Kolmogrov – Smirnov Z được thực hiện trước đó nhằm kiểm định tính phân phối chuẩn của phương sai của các nhân tố trước khi tiến hành kiểm định sự khác biệt của giá trị trung bình. Các giả thuyết: H 0 : Không có sự đánh giá khác nhau về các nhân tố tạo động lực làm việc giữa các nhóm CNV theo các tiêu thức (giới tính, bộ phận làm việc, độ tuổi…). H 1 : Có sự đánh giá khác nhau về các nhân tố tạo động lực làm việc giữa các nhóm CNV theo các tiêu thức (giới tính, bộ phận làm việc, độ tuổi…). Miền bác bỏ (với mức ý nghĩa 5%): + Nếu Sig. < 0.05 bác bỏ giả thuyết H 0 và chấp nhận giả thuyết H 1 . + Nếu Sig. >= 0.05 chưa có đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H 0 . - Phân tích hồi quy tuyến tính Sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính để xác định mức ý nghĩa và mối tương quan tuyến tính của các biến trong mô hình. Phương pháp chọn từng bước (stepwise selection) là sự kết hợp của phương pháp đưa dần vào, loại trừ dần Mô hình: Y = α + β1 * X 1 + β2 * X 2 + β3 * X 3 + + βn * X n Trong đó: Y là biến phụ thuộc X 1 , X 2 , X n là các biến độc lập. SVTH: 7 Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP XXX α : Hệ số tự do β1, β2, , βn là hệ số hồi quy ứng với từng biến độc lập X 1 , X n Hệ số xác định R 2 điều chỉnh được sử dụng để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F để kiểm định khả năng mở rộng mô hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ các giả thuyết các hệ số của tổng thể bằng 0. Nhằm đảm bảo độ tin cậy của mô hình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, ta sử dụng kiểm định tính độc lập của phần dư ( sử dụng đại lượng thống kê Durbin – Watson, hiện tượng đa cộng tuyến, tính độ chấp nhân Tolerance và hệ số phóng đại VIF) 8. Kết cấu chuyên đề Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, kiến nghị, chuyên đề gồm ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở khoa học về công tác tạo động lực làm việc cho CNV. Chương 2: Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP XXX Chương 3: Định hướng và giải pháp tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP XXX PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG NHÂN VIÊN 1.1 Cơ sở lí luận SVTH: 8 Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP XXX 1.1.1 Khái niệm động lực Khái niệm động lực được các nhà khoa học xã hội sử dụng và mở rộng. Theo họ, động lực hay nói cụ thể hơn là động lực thúc đẩy là một yếu tố hoặc quá trình thúc đẩy cá nhân hành động. có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về động lực. Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt được các mục tiêu của tổ chức.( PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân và Th.s Nguyễn Văn Điềm – Giáo trình quản trị nhân lực) Động lực của người lao động là những nhân tố bên trong kích thích con người nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực lao động là sự sẵn sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức, cũng như của bản thân người lao động.( Th.s Bùi Anh Tuấn – Giáo trình hành vi tổ chức) 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của công nhân viên Động lực làm việc chịu ảnh hưởng bởi ba yếu tố cơ bản sau: Yếu tố thuộc về người lao động, yếu tố thuộc về công việc, yếu tố thuộc về tổ chức. Yếu tố về người lao động: Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo động lực làm việc cho người lao động. Mặc dù tất cả các yếu tố khác đều tốt nhưng người lao động không muốn làm việc thì không thể có kết quả lao động tốt được. Nó không những phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích về cuộc sống của người lao động mà còn phụ thuộc vào thái độ đối với công việc, trình độ, năng lực của người lao động. Người lao động phải hăng say, đam mê công việc, có đầy đủ năng lực và tự tin thì họ mới có thể hoàn thành tốt công việc được giao. Yếu tố về công việc: Đây là yếu tố cơ bản để có thể làm cho động lực của người lao động biến đổi. Người lao động chỉ có thể nỗ lực hết mình để hoàn thành tốt công việc được giao và đạt được kết quả tốt nhất khi được đặt vào một công việc phù hợp. Do đó nhà quản lí bố trí đúng người đúng việc. Yếu tố thuộc về tổ chức: Người lao động nằm bên trong tổ chức, do đó khi mà giữa người lao độngvà tổ chức không có được sự thống nhất thì họ không thể nào nỗ lực hết mình được. Môi trường làm việc bên trong tổ chức có thật sự tốt và kích thích người lao SVTH: 9 Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP XXX động làm việc hay không. Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cũng là một yếu tố quan trọng, nếu trong tổ chức mà người lãnh đạo thân thiện với người lao động thì sẽ tạo được sự hưng phấn cho người lao động. Điều kiện làm việc cũng có ảnh hưởng rất lớn đến người lao động, khi điều kiện môi trường lao động được đảm bảo thì năng suất và hiệu quả lao động được tăng lên. 1.1.3 Khái niệm tạo động lực làm việc cho công nhân viên Tạo động lực làm việc cho công nhân viên được hiểu là việc xây dựng, thực thi các biện pháp, giải pháp, khuyến khích người lao động nâng cao nằng suất lao động, phát huy tính sáng kiến cải tiến kỹ thuật thông qua các đòn bẩy về kích thích vật chất và tinh thần (Giáo trình Hành vi tổ chức- TS Bùi Anh Tuấn. Nxb Thống kê 2003) 1.1.4 Vai trò của công tác tạo động lực làm việc cho công nhân viên. Tạo động lực cho người lao động là trách nhiệm và mục tiêu của người quản lý. Điều quan trọng nhất là thông qua các biện pháp chính sách có thể khai thác, sử dụng có hiệu quả và phát huy tiềm năng nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Một khi người lao động có động lực làm việc thì sẽ tạo ra khả năng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công tác. Không những thế nó còn tạo ra sự gắn bó và thu hút lao động giỏi về với tổ chức. Tạo động lực mang lại nhiều lợi ích cho người lao động, tổ chức và xã hội Đối với người lao động - Làm tăng năng suất lao động cá nhân: Khi có động lực lao động thì người lao động sẽ thấy yêu thích công việc và làm việc hăng say, kết quả là năng suất lao động cá nhân được nâng cao rõ rệt. Năng suất tăng lên dẫn tới tiền lương cũng được nâng cao hơn trước và nâng cao thu nhập cho người lao động - Phát huy được tính sáng tạo: Tính sáng tạo thường được phát huy khi con người cảm thấy thoải mái, tự nguyện khi thực hiện một công việc nào đó. - Tăng sự gắn bó với công việc và công ty hiên tại: khi đã cảm thấy yêu thích và cảm nhận được sự thú vị trong công việc thì sẽ hình thành bên trong họ sự gắn bó với tổ chức hiện tại của mình. SVTH: 10 [...]... Phòng Tài chính - Quản lý và thực hiện công tác hoạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp - Quản lý thông tin và lập báo cáo tài chính của toàn công ty SVTH: 23 Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP XXX - Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính Phòng nhân sự : - Công tác chính. .. thống đánh giá có các điểm yếu như trên, chính sách thưởng thường chưa gắn với kết quả thực hiện công việc, đặc biệt là với khối nhân viên hành chính Và mặc dù đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nhưng công tác tổ chức tiến hành hoạt động này mới chỉ dừng lại ở chỗ: Tổ chức đào tạo manh mún, tự phát; tổ chức chính thức nhưng nhu cầu của cá nhân vẫn đóng... đánh giá chưa phục vụ hiệu quả cho việc cung cấp đầu vào cho chính sách đãi ngộ tương xứng với kết quả thực hiện công việc và hướng tới đáp ứng mục tiêu chung của doanh nghiệp Nguyên nhân là do hệ thống đánh giá thường dựa vào các mục tiêu đề ra một cách chủ quan theo hướng đưa từ trên xuống, mục tiêu thường chưa cụ thể hoặc SVTH: 19 Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP... có thể nói là nhân tố rất quan trọng để tạo động lực cho nhân viên làm việc Chính sách lương bổng là chiến lược kích thích, động viên nhân viên nhằm duy trì, củng cố và phát triển lực lượng lao động mãi mãi làm việc với công ty Chính sách đó phải linh động, uyển chuyển phù hợp với hoàn cảnh xã hội, với khả năng SVTH: 16 Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP XXX của từng... PHÒNG VẬT TƯ – P1 PHÒNG TÀI CHÍNH – P2 BTFCM PHÂN XƯỞNG XÂY LẮP XLFCM PHÒNG NHÂN SỰ - P3 ĐỘI ÉP CỌC EC PHÒNG KĨ THUẬT – P4 SVTH: ĐỘI BÓC XẾP LÁI XE BXLX PHÒNG KINH TẾ KĨ THUẬT – P5 PHÒNG KIỂM SOÁT BẢO VỆ 22 Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP XXX Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức hoạt động ( Nguồn : Phòng nhân sự - CTCP XXX) Tất cả các phòng ban, đều thuộc quyền quản lý của... thiết lập chỉ tiêu thăng tiến rõ ràng cho CNV của mình Lãnh đạo cần phải hiểu rõ nhân viên của mình để đưa ra những chính sách hợp lý Chính sách đó phải đảm bảo công bằng và kích thích được động lực làm việc cho CNV 1.1.6.6 Tạo động lực bằng việc tạo sức hấp dẫn cho công việc SVTH: 18 Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP XXX Nhìn chung, người lao động muốn đảm nhận công... lòng về nhân tố lương thưởng và phúc lợi Ban lãnh đạo cần phải xem xét lại chính sách phân bổ lương thưởng và phúc lợi cho CNV Quan sát ở bảng 2.6, ban lãnh đạo cần quan tâm tìm hiểu thêm mức SVTH: 35 Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP XXX lương của các doanh nghiệp trên cùng địa bàn để đưa ra chính sách lương hấp dẫn hơn ( giá trị trung bình thấp nhất 2.71) Bên cạnh... hội và được người SVTH: 12 Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP XXX khác thừa nhận Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn Bao gồm các vấn đề tâm lý như: Được dư luận... phát; tổ chức chính thức nhưng nhu cầu của cá nhân vẫn đóng vai trò quan trọng Đứng trước môi trường cạnh tranh với chính sách mở cửa như hiện nay và chính sách tạo động lực làm việc cho nhân viên như vậy thì chắc chắn các doanh nghiệp Việt Nam khó mà tồn tại và phát triển được Nhận thức được tầm quan trọng đó các nhà lãnh đạo của các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đang dần đặt công tác tạo động lực... (tăng cường dương tính hay tăng cường tích cực) nhà quản trị khuyến khích người lao động đó lập lại những gì mà anh ta đã SVTH: 13 Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP XXX làm trước đây Phần thưởng có thể được dùng bằng tiền, quyết định đề bạc hay lời khen ngợi - Bằng hình phạt (tăng cường âm tính), nhà quản trị quở trách người lao động về lỗi lầm mà anh ta đã mắc phải . định vấn đề nghiên cứu Viết báo cáo Phỏng vấn thử bằng bảng câu hỏi Xử lý thông tin thu được Hiệu chỉnh bảng câu hỏi Phỏng vấn chính thức Phân tích thông tin đã xử lý Chuyên đề tốt nghiệp:. tuyến, tính độ chấp nhân Tolerance và hệ số phóng đại VIF) 8. Kết cấu chuyên đề Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, kiến nghị, chuyên đề gồm ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở khoa học về công tác tạo. Chuyên đề tốt nghiệp: Giải pháp tạo động lực làm việc cho CNV tại CTCP XXX PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Cơn bão suy thoái kinh tế “quét” qua

Ngày đăng: 17/06/2015, 16:34

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan