1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO VỀ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN TP.HCM

16 2,3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1 MB

Nội dung

Thị trường bất động sản (BĐS) là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế thị trường vì thị trường này liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản cực lớn cả về quy mô, tính chất cũng như giá trị của các mặt trong nền kinh tế quốc dân.Các phương tiện báo chí , truyền hình luôn đề cập tới thị trường bất động sản tới những vấn đề cập nhập của thị trường này; hoạt động thị trường bất động sản ngày càng sôi động cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng. Điều đó cho thấy rằng, tầm quan trọng và ảnh hưởng của thị trường bất động sản đến đời sống kinh tế xã hội là rất to lớn. Thật vậy, bởi bất động sản nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Trang 1

MỤC LỤC

I- MỞ ĐẦU 2

1 Sự cần thiết nghiên cứu 2

2 Mục tiêu – Nội dung- Phương pháp nghiên cứu 3

II- THỰC TRẠNG 3

1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội TP.HCM 3

a) Điều kiện tự nhiên 3

b) Điều kiện KT-XH: 4

2 Tình hình liên quan tới TTBĐS TP Hồ Chí Minh 6

3 Thực trạng thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh 7

III- CƠ SỞ KHOA HỌC 9

1 Cơ sở khoa học 9

2 Cơ sở thực tiễn 11

IV- GIẢI PHÁP 12

1 Quan Điểm 12

2 Mục tiêu 12

3 Các giải pháp 12

a) Trước mắt 13

b) Lâu dài 13

V- KẾT LUẬN 13

1 Kết luận 13

2 Kiến nghị 13

Tài Liệu Tham Khảo 14

Phụ Lục 15

Trang 2

I- MỞ ĐẦU

1 Sự cần thiết nghiên cứu

- Thị trường bất động sản (BĐS) là một trong những thị trường quan trọng của nền kinh tế thị trường vì thị trường này liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản cực lớn cả về quy mô, tính chất cũng như giá trị của các mặt

trong nền kinh tế quốc dân.Các phương tiện báo chí , truyền hình luôn đề

cập tới thị trường bất động sản tới những vấn đề cập nhập của thị trường này; hoạt động thị trường bất động sản ngày càng sôi động cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng Điều đó cho thấy rằng, tầm quan trọng và ảnh hưởng của thị trường bất động sản đến đời sống kinh tế xã hội là rất to lớn Thật vậy, bởi bất động sản nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay

- Cùng với khả năng phát triển mạnh mẽ,thị trường BĐS cũng không tránh khỏi những tác động từ nhiều hướng như :tâm lý dân cư ,chu chuyển luồng vốn đầu tư qua lại giữa các thị trường,các chính sách tín dụng ,các quy định

về đất đai.Chính vì lẽ đó, thị trường BĐS đã trãi qua nhiều giai đoạn thăng hoa nhưn cũng có thời kỳ trầm lắng

- Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để điều tiết thị trường BĐS nhằm đảm bảo thị trường đi theo đúng hướng và là động lực cho sự phát triển kinh tế.Tuy nhiên những tác động tích cực đến thị trường từ những chính sách cần một khoảng thời gian để phát huy hiệu quả và hơn thế nữa ,nhiều chính sách được ban hành ở bất kỳ quốc gia nào đều phải đánh đổi nhửng lợi ích kinh tế trước mắt để đạt hiệu quả lâu dài & bền vững.Do dó những thay đổi chính sách về tài chính, chính sách

tiền tệ ,tín dụng ,thuế liên quan tới

BĐS ,cùng với tác động lớn từ sự

mất cân đối cung – cầu trên thị

trường BĐS ,tình trạng lạm phát , sự

bất ổn của kinh tế toàn cầu,hiện

tượng suy thoái thị trường BĐS ở

nhiều nước trên thế giới đã khiến thị

trường BĐS ở TP.HCM từ đầu năm

Trang 3

trở ngại trong sự phát triển Trước thực trạng trên ,việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp giúp thị trường BĐS tại TP.HCM phát triển trở lại và hoạt động ổn định là vấn đề cấp thiết trong thời điểm này

2 Mục tiêu – Nội dung- Phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu:

- Đề tài “ Thực trạng thị trường BĐS ở TP.HCM ,giải pháp thúc đẩy,sự hình thành và phát triển ” nhằm cung cấp những thông tin về thực trạng thi trường BĐS ở TP.HCM những vấn đề liên quan tới thị trường BĐS ,tìm hiểu những vấn đề bất cập cũng như tìm ra những giải pháp trong nước cũng như ngoài nước phù hợp với tình hình trong nước nói chung và TP.HCM nói riêng để giúp thị trường BĐS tại TP.HCM phục hồi ,vững chắc và phát triển trong giai đoạn hiện nay

Nội dung nghiên cứu :

- Tìm hiểu thực trạng cũng như đề xuất giải pháp ,bài học kinh nghiệm áp dụng

Phương pháp nghiên cứu :

- Phương pháp nghiên cứu dữ liệu được sử dụng nhiều để nghiên cứu cơ sở

lý luận nhằm đặt nền tản cho việc xây dựng và phát triển thị trường BĐS Phương pháp này sử dụng để xem xét ,tìm tòi hệ thống và tóm tắt những kết quả nghiên cứu có liên quan,để bổ sung thêm phục vụ cho việc nghiên cứu

- Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp tổng hợp ,so sánh…

II- THỰC TRẠNG

1 Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội TP.HCM

a) Điều kiện tự nhiên

- Thành phố Hồ Chí Minh có tọa độ 10°10' – 10°38' Bắc và 106°22' – 106°54' Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông

và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,

Trang 4

Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang Nằm ở miền Nam Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, Thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về cả đường bộ, đường thủy và đường không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế

- Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần Tây Bắc, trung bình 10-25m Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32m như đồi Long Bình ở quận 9 Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5m Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5-10m

- Thành phố Hồ Chí Minh gồm có bốn điểm cực:

 Cực Bắc là xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi

 Cực Tây là xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi

 Cực Nam là xã Long Hòa, huyện Cần Giờ

 Cực Đông là xã Thạnh An, huyện Cần Giờ

b) Điều kiện KT-XH:

Kinh tế:

- Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc Năm 2010, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.800 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 1168 USD/năm.Tổng GDP cả năm 2010 đạt 418.053 tỷ đồng (tính theo gía thực

tế khoảng 20,902 tỷ USD), tốc độ tăng trưởng đạt 11.8%.

Trang 5

- Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội

- Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp cũng gây khó khăn cho nền kinh tế Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn

Tòa nhà Bitexco Financial tại trung tâm Thành Phố vào ban đêm

Văn hóa -xã hội :

- Theo số liệu của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, dân số thành phố vào giữa năm 2010 là 7.396.446 người, mật độ 3.531 người/km2

Trang 6

- Những lý do lịch sử và địa lý đã khiến Sài Gòn luôn là một thành phố đa dạng về văn hóa Ngay từ giai đoạn thành lập, dân cư của Sài Gòn đã thuộc nhiều dân tộc khác nhau: Kinh, Hoa, Chăm Thời kỳ thuộc địa rồi chiến tranh Việt Nam, Sài Gòn hấp thụ thêm nền văn hóa Âu Mỹ Cho tới những thập niên gần đây, những hoạt động kinh tế, du lịch tiếp tục giúp thành phố

có một nền văn hóa đa dạng hơn

2 Tình hình liên quan tới thị trường bất động sản (TTBĐS) TP Hồ Chí Minh

- Theo thống kê sơ bộ, năm 2009 trên địa bàn TP có 303 công trình xây dựng thuộc các bộ-ngành, 931 công trình được xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách địa phương và 1.104 công trình được xây dựng bằng các nguồn vốn khác Để đảm bảo chất lượng các công trình trên địa bàn TP, trong năm

2009, các cơ quan quản lý nhà nước đã kiểm tra 741 công trình

- Nguồn cầu tiềm năng trên thị trường BĐS tương đối lớn Khi mà giá vàng vẫn đang ở mức cao và có những diễn biến phức tạp thì mọi người sẽ chuyển lợi nhuận từ kênh đầu tư vàng sang bất động sản

- Các hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực bất động sản đang

và sẽ tiếp tục diễn ra trong vài năm tới mang lại cơ hội cho TTBĐS

- Các dự án được đầu tư nhiều, tuy nhiên, không ít dự án chậm tiến độ hoặc

không công khai

Trang 7

3 Thực trạng thị trường bất động sản TP Hồ Chí Minh

- Thị trường BĐS đóng băng trong một thời gian dài Các dự án đứng im do thiếu vốn, bất động sản giảm giá hàng loạt và các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản ra sức kêu cứu

- Ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, cho rằng trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp cũng phải tuân theo quy luật thị trường: có doanh nghiệp tiếp tục phát triển và có doanh nghiệp bị đào thải Thị trường bất động sản Việt Nam vốn chẳng hoạt động theo quy luật cung cầu Những người có nhu cầu về nhà ở thực sự thì không thể mua nổi vì giá nhà quá đắt Phần lớn các dự án đều dành cho người có tiền Họ đổ tiền để đầu cơ, rồi đẩy giá nhà đất lên cao hơn nữa, khiến thị trường bị méo mó

Trang 8

- Thị trường căn hộ tại TP.HCM nói chung vẫn đang tiếp tục ế ẩm Theo ghi nhận của Công ty Colliers International Việt Nam, mặc dù các chủ đầu tư

dự án có kinh nghiệm tại Q.7 và các quận xung quanh vẫn tìm được nguồn khách hàng, nhưng các dự án từ trung bình đến lớn đang trong quá trình xây dựng đang gặp khó khăn để thu hút người mua

- Theo ông Lê Xuân Trường, giám đốc điều hành Batdongsan.com.vn và Công ty Bất động sản B.D.S, trong ngắn hạn, thị trường còn khó khăn do nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục bất ổn, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước tăng trưởng thấp, chính sách tiền tệ vẫn bị thắt chặt, tâm lý bi quan và đứng ngoài thị trường… Đây sẽ là những yếu tố có tác động tiêu cực tới thị trường bất động sản trong năm 2012

- Theo đó, xu hướng giảm giá bất động sản sẽ còn tiếp diễn, có những phân khúc hoặc khu vực mức giảm có thể xuống tiếp tới một vài chục phần trăm trong vòng 1-2 năm tới Không chỉ các nhà đầu tư lướt sóng phải bán tháo bất động sản với giá rẻ, mà ngay cả các doanh nghiệp, chủ đầu tư cũng phải

hạ giá bán, thậm chí phải bán lại dự án để thu hồi vốn nếu không muốn lâm vào tình cảnh bị phá sản

- Ngoài ra, lạm phát cao là một mối đe dọa lớn cho các nhà đầu tư bất động sản Lạm phát xảy ra có thể khiến khả năng phát triển kinh tế giảm trong nhiều năm

- Sự bùng nổ của “bong bóng nhà đất” đã tạo ra hiệu ứng đảo ngược Nhà đầu

Trang 9

đơn giản là rút tiền từ máy ATM, do đó, họ không có đủ nguồn vốn tền mặt

để hoạt động Việc giảm vốn chủ sở hữu bất động sản xuống với một tốc độ nhanh hơn nhiều so với bất kỳ nguồn tiền nào mà chính phủ bơm vào nền kinh tế Điều này đang tạo ra một áp lực lớn về lạm phát

- Bất động sản giảm giá, người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu và tỷ lệ thất nghiệp cao sẽ dẫn đến đẩy cao tình trạng lạm phát Lạm phát có thể dẫn đến giá bất động sản luôn ở mức trì trệ hoặc thậm chí đi xuống Áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp và cá nhân có thể dẫn đến việc gia tăng các dự án nhà ở

bỏ trống Và cuối cùng sẽ dẫn đến việc cho thuê nhà đất cũng giảm Điều này chắc chắn không phải tin tốt lành cho các nhà đầu tư bất động sản

- Các thủ tục hành chính, luật pháp, thuế, chính sách còn chưa phù hợp Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới TTBĐS nói chung và TTBĐS TP.HCM nói riêng

III- CƠ SỞ KHOA HỌC

1 Cơ sở khoa học

Trang 10

- Công ty Knight Frank cho rằng, các yếu tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu mua căn hộ gồm sự gia tăng dân số, mức độ đô thị hóa, thu nhập tăng và sự xuống cấp của nhiều dự án cũ Những yếu tố này tạo ra một nhu cầu dài hạn trong tương lai của thị trường căn hộ Hiện tại nhu cầu cho phân khúc căn

hộ bình dân đang ở mức cao, đặc biệt là những căn hộ nhỏ, thiết kế hợp lý với giá bán từ 700 triệu đến 1,2 tỷ đồng

- Dù thị trường địa ốc khủng hoảng liên tục ba năm liền, song các chuyên gia

dự báo từ quý III/2012 phân khúc nhà chung cư giá rẻ sẽ có nhiều cơ hội phục hồi mạnh mẽ Tại hội thảo “Cơ hội nào cho thị trường bất động sản năm 2012?” diễn ra ngày 25/2, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Đặng Hùng Võ dự báo: "Phân khúc nhà ở giá rẻ của thị trường bất động sản có thể phục hồi trước tiên vào giữa năm 2012 Nếu tình hình xấu hơn, phân khúc này sẽ phục hồi vào cuối năm 2012 hoặc muộn hơn chút ít"

- Chuyên gia này phân tích, trong chiến lược phát triển mở rộng diện tích nhà

ở của Việt Nam, chung cư sẽ chiếm 80% Theo xu hướng này người dân sẽ dần thay đổi sự nhìn nhận và lựa chọn về nhà ở Giới kinh doanh cũng sẽ thay đổi quan điểm về đầu tư chung cư trong thời gian tới Trước đây, các nhà đầu tư không quan tâm đến việc tính giá thành sản phẩm bởi bán giá bao nhiêu cũng hết hàng vì nguồn cung ít Song hiện nay giá cả lại là nhân

tố quyết định và bị canh tranh gay gắt

- Trong khi đó, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa - Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia dự báo: "Nếu đến hết quý II các ngân hàng có chuyển biến tích cực thì quý III, IV hệ thống ngân hàng sẽ vượt qua khó khăn Khi đó lãi suất chắn chắn giảm và trở thành xu thế tất yếu Đây là nhân tố tích cực để bất động sản phục hồi"

- Chuyên gia này dự báo,

lượng hàng tồn kho của bất

động sản phải đến năm

2013 mới được giải quyết

Thị trường bất động sản

Việt Nam nhiều khả năng

sẽ ấm lên vào năm 2013

Vì vậy, doanh nghiệp nào

Trang 11

đang xây dựng dở dang nên tiếp tục dự án để chuẩn bị cơ hội mới

- Ông Nghĩa cho rằng, trong thời gian tới bất động sản có thể đón nhận những giải pháp tích cực từ Bộ xây dựng và Chính phủ Đó là sự chuẩn bị hình thành hai định chế tài chính mới để hỗ trợ cho thị trường địa ốc: ngân hàng xây dựng và quỹ phát triển nhà ở Khi đó, việc huy động vốn cho các dự án

và vay bất động sản sẽ thuận lợi hơn

2 Cơ sở thực tiễn

- Các doanh nghiệp đã tổ chức hàng loạt hội thảo lớn nêu khó khăn, liên tục vận động Chính phủ về mặt chính sách Ngày 11/4/2012, Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM đã làm việc với Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Theo

đó, kiến nghị Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Thành Ủy, Ủy ban Nhân dân Tp.HCM và Sở Xây Dựng Tp.HCM cho giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 25% xuống còn 18-20% và cho giãn nộp thuế đến hết năm

2013

- Các công ty quản lý bất động sản nhận định rằng, nhiều khách mua tiềm năng đang có tâm lý chờ đợi với kỳ vọng giá nhà sẽ còn giảm nữa trong thời gian tới thì mới quyết định mua Do vậy họ cho rằng, các chủ đầu tư nếu muốn bán được hàng cần phải làm cho khách mua cảm thấy khoản đầu tư

họ bỏ ra là đáng giá Vì vậy, các chính sách khuyến mãi và chiến lược tiếp thị tốt là rất cần thiết như chiết khấu, kéo dài lịch thanh toán, hỗ trợ vay ngân hàng, bốc thăm trúng thưởng và chiết khấu khi mua nhiều Hay áp dụng hình thức “thuê để sở hữu” - cho phép người mua có thể dọn vào ở sau khi đặt cọc chỉ 20% giá trị nhà, khoản còn lại sẽ trả sau hai năm

Ngày đăng: 17/06/2015, 11:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w