1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH KIẾN TRÚC CHÙA LONG QUANG

24 519 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,27 MB

Nội dung

Long Quang Cổ Tự, tên thường gọi chùa Long Quang thuộc hệ phái Bắc tông. Khung viên chùa 7.000m2 nằm trên diện tích đất 11.700m2, tọa lạc tại số 1556, khu vực Bình Chánh, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Hiện nay do Đại đức Thích Bình Tâm làm trụ trì.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH BÀI BÁO CÁO MÔN: BẢO TỒN VÀ TRÙNG TU DI TÍCH KIẾN TRÚC Đề tài: CHÙA LONG QUANG VÀ QUÁ TRÌNH TRÙNG TU GVHD: THs.KTS Trần Đức Phi SVTH: Nguyễn Thị Nhung MSSV: 071748C LỚP : 07QH1D I,GIỚI THIỆU 1,Vị trí Long Quang Cổ Tự, tên thường gọi chùa Long Quang - thuộc hệ phái Bắc tông. Khung viên chùa 7.000m2 nằm trên diện tích đất 11.700m2, tọa lạc tại số 155/6, khu vực Bình Chánh, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Hiện nay do Đại đức Thích Bình Tâm làm trụ trì. 2,Những đặc điểm chính ngôi chùa Khởi nguyên từ một thảo am nhỏ bé. Đến năm Canh Dần 1829, mới chuyển thành ngôi chùa, từ năm Bính Thân 1835 có tên LONG TRƯỜNG TỰ (1835 – 1860), năm Canh Thân 1860 được đổi lại là LONG QUANG TỰ (1860 – 1966), đến năm Bính Ngọ 1966 có tên gọi LONG QUANG CỔ TỰ cho đến ngày nay. “Long Quang Cổ Tự” - đúng như tên gọi, từ ngày khởi nguyên đến nay ngôi chùa đã tròn 185 tuổi. So với thời gian lịch sử thì chưa phải dài, tuy nhiên từ ngày ra đời đến nay chùa Long Quang đã cùng với quê hương đất nước trãi qua hai cuộc chiến tranh ác liệt chống Pháp và Mỹ xâm lược. Nhìn chung, dù phải trải qua nhiều biến cố trong lịch sử nhưng nhà chùa vẫn là nơi tu dưỡng tâm linh thanh tịnh cho các nhà sư và nhân dân trong vùng. Đồng thời, còn là nơi cưu mang, nuôi chứa nhiều cán bộ cách mạng, là nơi ủng hộ kháng chiến và góp công góp sức chống giặc cứu nước. Với những đặc điểm và thành tích nêu trên, chùa Long Quang đã được Bộ Văn hoá Thông tin - nước Cộng hoà XHCN Việt Nam công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá cấp quốc gia vào ngày 21/6/1993. Ban đầu các vị sư của chùa tu theo hệ phái “Thiền Lâm Tế” du nhập từ Trung Quốc sang, nhưng nhà chùa không chỉ thờ duy nhất tượng Phật Tổ mà trong chùa tôn trí thờ rất nhiều tượng Phật theo phong cách chùa Phật ở Việt Nam. Hiện nay nhà chùa đã gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chuyển thành hệ phái Bắc tông. II.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Theo lời của trụ trì và những tư liệu còn lại của chùa, đồng thời có tham khảo tư liệu hồ sơ di tích về chùa tại Bảo tàng thành phố Cần Thơ thì chùa Long Quang được khởi nguyên từ năm Ất Dậu 1824 – năm Minh Mạng thứ V. Vị trí khung viên của chùa tại thôn Bình Thủy (nằm trên ba phường Long Hoà, Long Tuyền, Bình Thủy hiện nay), thuộc tổng Định Thái, huyện Vĩnh Định; Sang đời Tự Đức và thời Pháp thuộc đổi thành tổng Định Thới, huyện Ô Môn; Đến năm 1954, địa danh trên đổi thành ấp Bình Phó, xã Long Tuyền, tỉnh Phong Dinh; Sau năm 1975, chùa thuộc ấp Bình Nhựt B, xã Long Tuyền, thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang; Năm 1992, tỉnh Hậu Giang chia làm 2 tỉnh (Cần Thơ, Sóc Trăng) thì vị trí chùa nằm tại ấp Bình Nhựt B, xã Long Hòa, thành phố Cần Thơ, tỉnh Cần Thơ và hiện nay là khu vực Bình Chánh, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. Kể lại rằng, thuở ban đầu ở đây còn hoang sơ, Phật giáo chưa được phổ biến rộng rãi. Khoảng năm Mậu Thìn 1807 (năm Gia Long thứ VI), trong thôn có một cậu bé tên Võ Văn Quyền mới lên 10 tuổi, đã dốc lòng cầu đạo, lặn lội tìm tới chùa Linh Quang ở Gia Định quy y, được Hòa thượng Thiên Ấn nhận làm đệ tử - đặt pháp danh Liễu Huệ. Sau 10 năm thọ pháp tu học, từ chú tiểu Liễu Huệ phát nguyện thế độ, rồi thọ đại giới. Năm 20 tuổi, sư Liễu Huệ cầu chánh pháp nhãn tạng và được pháp hiệu Thiện Quyền. Thiền sư Thiện Quyền tiếp tục vân du cầu học với nhiều Chư Tôn Đức khắp các sơn môn như Chùa Giác Lâm ở Gia Định, chùa Huê Nghiêm ở Thủ Đức… được các Tổ sư thời bấy giờ trao truyền hết nội ngoại điển. Đến năm Ất Dậu 1824, Ngài mới trở về quê quán dựng một thảo am nhỏ để tu hành và truyền bá Phật pháp. 5 năm sau, năm Canh Dần 1829 – năm Minh Mạng thứ X, có nhiều tín đồ quy y thọ giới. Thiền sư Liễu Huệ phát nguyện chuyển cái thảo am nhỏ, để xây dựng thành một ngôi chùa. Được đông đảo bà con phật tử đồng lòng góp sức, đến năm Bính Thân 1835, ngôi chùa cất bằng gổ, lợp ngói cơ bản hoàn thành. Ngài đặt hiệu là “LONG TRƯỜNG TỰ”, với ước nguyện cầu mong ngôi chùa bền như trời đất, vững như núi sông theo ý của câu đối Hán tự “Dữ thiên địa long hưng – Hoà sơn hà trường cửu”. Sau đó, Thiền sư gởi đơn tấu lên vua Minh Mạng, xin cho phép duy trì ngôi chùa và giữ giới tu hành. Đơn tấu đã được nhà vua chấp nhận và ghi vào sổ bộ của triều đình vào ngày mồng 9 tháng 10 năm Đinh Dậu - 1836. Cùng thời gian này, thân mẫu của bà Đặng Thị Tây và ông Đặng Văn Khánh, hiến cúng dường thêm một phần đất, để mở rộng thêm diện tích cho nhà chùa có được cho đến bây giờ. Thiền sư Liễu Huệ (Võ Văn Quyền) đã sống hết lòng với sự tu hành tại chùa cho đến khi mản phần. Có thể coi chùa Long Trường thời ấy là ngôi chùa có cao Tăng đầu tiên ở khu vực Cần Thơ. Sau khi Thiền sư Liễu Huệ qua đời, đến khoảng năm Kỷ Mùi 1859, có nhà sư Trần Quảng Hiền về trụ trì. Lúc bấy giờ ngôi chùa bị hư hỏng nặng, sư Quảng Hiền tập trung xây dựng lại ngôi chùa, đến khoảng năm 1860, 1861 hoàn thành và đổi tên lại là “LONG QUANG TỰ” với mong muốn đem lại ánh sáng ấp áp, mang đến niềm vui, hạnh phúc thịnh vượng cho mọi người. Đến năm Ất Sửu 1889, có Hòa thượng Từ Quang - pháp hiệu Ngộ Cảm, về trụ trì chùa, ông là nhà sư nhưng cũng là một thầy thuốc nam rất giỏi. Trong thời gian 33 năm sống và tu ở đây Hoà thượng Từ Quang đã coi mạch bốc thuốc chữa bệnh cho rất nhiều người dân. Với tài năng đức độ đó, Hòa thượng được bà con nhân dân nơi đây rất mực tôn kính. Hoà thượng viên tịch vào năm Nhâm Tuất 1924, hưởng dương 49 tuổi. Sau khi Hoà thượng Từ Quang mất, nhà sư Đặng Văn Vị - pháp danh Trí Thới, huý hiệu Chơn Khương (đệ tử của Hoà thượng Từ Quang) trông coi ngôi chùa. Đến năm Canh Ngọ 1930, ngôi chùa đã bị xuống cấp trầm trọng, sư Trí Thới đã được các thân hào nhân sĩ và bổn đạo trong địa phương cúng dường nhiều tiền của để tái thiết lại ngôi chùa. Cuối năm 1930 chùa được xây dựng hoàn thành với qui mô kiên cố tường gạch, mái lợp ngói gồm một ngôi chánh điện có 3 gian rộng rải và một nhà khói. Bên trong chánh điện tôn trí lại bộ tượng thờ của Thầy Tổ để lại trang nghiêm cân đối hài hòa đẹp mắt. Cùng thời gian này, trong chùa có 6 vị nhà tu và hàng trăm người thường xuyên đến chùa lễ bái. Để tránh tai mắt của nhóm Hương Chiếu Hội Tề ở Bình Thủy dòm ngó, làm khó dể, sư Trí Thới mời ông Tòng Hiên (là chiến sĩ Văn Thân ở Quảng Ngãi chạy vào Nam lánh nạn) đến ở tại chùa vừa dạy thuốc, dạy chữ vừa truyền bá tư tưởng yêu nước cho nhân dân ở địa phương. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động này bị bọn mật thám của chánh quyền đô hộ nghi ngờ, nên ông Tòng Hiên phải lánh qua chùa Long Phước ở Nha Mân – Sa Đét, nhưng cũng bị giặc phát hiện, ông Tòng Hiên phải trở lại chùa Long Quang lần thứ hai, được nhà chùa bảo bọc cho đến mười năm sau ông mới trở về Quảng Ngãi. Đến năm Ất Dậu 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai. Sau khi chiếm đóng Cần Thơ (tháng 10/1945) để mở rộng vùng kiểm soát chúng tìm kiếm những nơi có đình chùa lớn để đóng đồn bót. Sư Trí Thới là nhà sư yêu nước, đã hưởng ứng phong trào tiêu thổ kháng chiến chống Pháp xâm lược. Nhà sư cùng bổn đạo thỉnh bộ tượng Phật xuống thờ ở nhà khói, tháo giỡ toàn bộ ngôi chánh điện. Đồng thời hiến quả đại hồng chung cổ của chùa cho cách mạng để lấy đồng làm đạn chống giặc ngoại xâm. Và chùa Long Quang còn là cơ sở nuôi chứa nhiều cán bộ cách mạng hoạt động nội thành. Sư Trí Thới sử dụng nhà khói để lưu giữ bảo vệ bộ tượng thờ của Thầy Tổ để lại và tu ở đó đến ngày 13 tháng 7 năm 1963 viên tịch, hưởng thọ 85 tuổi. Năm Giáp Thìn 1964, bà Hai Đức và bà con phật tử thỉnh mời Thầy Chơn Khánh (ông Nguyễn Văn Phước), pháp danh Thiện Hiếu – tục gọi ông Bảy Phúc (là đệ tử cầu pháp của Hòa thượng Pháp Thân - chùa Hội Linh) người ở ấp Bình Thường, xã Long Tuyền về trông coi chùa và nhang đèn kinh kệ sớm hôm. Lúc bấy giờ ngôi nhà khói xuống cấp hư hỏng nặng, được bà con nhân dân trong vùng ủng hộ, thầy Chơn Khánh sử dụng vật liệu tháo gở chùa trước đây còn lại, tiến hành xây cất lại ngôi chùa trên nền cũ. Khi chùa xây gần xong, bị bom đạn Mỹ bắn phá hư hại hoàn toàn. Thầy cùng với bà con tổ chức đấu tranh quyết liệt, buộc Mỹ và chánh quyền Sài Gòn phải đến bù vật liệu để xây dựng lại chùa. Đến năm Bính Ngọ 1966, ngôi chánh điện đã được xây xong. Thầy Thích Chơn Khánh trụ trì và tu ở chùa được gần 20 năm, viên tịch năm 1983. Đến năm 1987, mái tôn cũ bị mục, bà con trong xóm tháo bỏ tôn lợp lại bằng ngói. Sau khi Thầy Chơn Khánh mất, gần 10 năm nhà chùa không có ai trụ trì. Việc nhang đèn được bà con phật tử ở gần trông coi. Mãi đến năm Nhâm Thân 1992, được sự thỉnh cầu của bà con phật tử, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Cần Thơ bổ nhiệm Đại đức Thích Bình Tâm về trụ trì chùa. Đại đức Thích Bình Tâm, thế danh Nguyễn Thanh Phong - sinh năm Giáp Thìn 1964, tại xã Tân Thới, huyện Phong Điền, Cần Thơ. Từ nhỏ đã sống và sinh hoạt trong nhà chùa gia đình ở Nhà Bàn, Tịnh Biên, Châu Đốc – An Giang. Đại đức Bình Tâm xuất gia năm 1988 và tu học tại Thiền viện Thường Chiếu, Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Trong thời gian 5 năm tu học, rèn luyện gia công gia hạnh, được quý sư Thầy Hoà thượng Bổn viện quý mến yêu thương tận tâm trao truyền Phật pháp, đến năm 1992 mới trở về Cần Thơ. Được Giáo hội Phật giáo tỉnh Cần Thơ bổ nhiệm về làm trụ trì chùa Long Quang cho đến ngày nay. Hiện nay ngoài công việc trụ trì chùa, Đại đức Bình Tâm còn tham gia và giữ nhiều chức vụ trong Giáo hội như Phó ban đại diện Phật giáo quận Bình Thủy; Chánh thư ký Ban trị sự, kiêm Trưởng ban Văn hoá Phật giáo của thành hội Giáo hội Phật giáo Cần Thơ. Đại đức Thích Bình Tâm là một vị sư trẻ, đạo cao đức trọng, bản thân hăng hái trong hoạt động Phật sự nên có nhiều uy tính trong Giáo hội, đồng thời được đông đảo bà con phật tử kính mến. ( Đại đức Thích Bình Tâm ) III. MỘT VÀI NÉT VỀ KIẾN TRÚC CỦA CHÙA Khởi nguyên từ một thảo am nhỏ bé. Đến năm Canh Dần 1829, mới chuyển thành ngôi chùa, từ năm Bính Thân 1835 có tên LONG TRƯỜNG TỰ (1835 – 1860), năm Canh Thân 1860 được đổi lại là LONG QUANG TỰ (1860 – 1966), đến năm Bính Ngọ 1966 có tên gọi LONG QUANG CỔ TỰ cho đến ngày nay.“Long Quang Cổ Tự” - đúng như tên gọi, từ ngày khởi nguyên đến nay ngôi chùa đã tròn 185 tuổi. So với thời gian lịch sử thì chưa phải dài, tuy nhiên từ ngày ra đời đến nay chùa Long Quang đã cùng với quê hương đất nước trãi qua hai cuộc chiến tranh ác liệt chống Pháp và Mỹ xâm lược. Nhìn chung, dù phải trải qua nhiều biến cố trong lịch sử nhưng nhà chùa vẫn là nơi tu dưỡng tâm linh thanh tịnh cho các nhà sư và nhân dân trong vùng. Đồng thời, còn là nơi cưu mang, nuôi chứa nhiều cán bộ cách mạng, là nơi ủng hộ kháng chiến và góp công góp sức chống giặc cứu nước. Với những đặc điểm và thành tích nêu trên, chùa Long Quang đã được Bộ Văn hoá Thông tin - nước Cộng hoà XHCN Việt Nam công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá cấp quốc gia vào ngày 21/6/1993. Ban đầu các vị sư của chùa tu theo hệ phái “Thiền Lâm Tế” du nhập từ Trung Quốc sang, nhưng nhà chùa không chỉ thờ duy nhất tượng Phật Tổ mà trong chùa tôn [...]... bày trí các long vị, các bức di ảnh của các cố Hoà thượng trụ trì chùa Đối di n bàn thờ Hậu Tổ ở giữa là cửa sau của chùa Sát vách hai bên cửa đặt hai bàn thờ, bên phải thờ các tượng Bồ Đề Đạt Ma, Quang Công và Giám Trai, bên trái thờ các tượng Viêm Dương, Long Vương và Phán quan… VI,QUÁ TRÌNH TRÙNG TU Chùa Long Quang đã được sư Võ Văn Quyền dựng lên vào năm 1825 với tên gọi ban đầu là Long Trường... nay, nhà chùa được tiếp tục xây dựng mới và mở rộng thêm các khu giảng đường, trai đường, thiền đường, tăng đường, khu hoa viên, vườn tháp… ước tính kinh phí hơn một tỷ đồng do bà con phật tử gần xa cúng dường V,Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ Chùa Long Quang ngày nay đã khang trang và bề thế hơn rất nhiều.Qúa trình trùng tu từ trức đến nay tuy không giữ được nhiều nét cổ xưa do chiến tránh tàn phá nhưng chùa là nơi... Thị Tây và ông Đặng Văn Khánh, hiến cúng dường thêm một phần đất, để mở rộng thêm di n tích cho nhà chùa có được cho đến bây giờ 1859: Ngôi chùa bị hư hỏng nặng, sư Quảng Hiền tập trung xây dựng lại ngôi chùa, đến khoảng năm 1860, 1861 hoàn thành và đổi tên lại là LONG QUANG TỰ” với mong muốn đem lại ánh sáng ấp áp, mang đến niềm vui, hạnh phúc thịnh vượng cho mọi người     Cuối năm 1930 chùa được... lưu niệm ghi tóm tắc nội dung công nhận nhà chùa là di tích lịch sử - văn hóa và ngày trùng tu lại ngôi chánh điện Phía bên phải sân, dựng tượng đài Quán Thế Âm Bồ Tát lộ thiên cao hơn 4 mét Ngôi chánh điện ở giữa, xây theo lối kiến trúc Thượng lầu Hạ yên rộng 324m2, Vách bằng tường gạch, mái lợp ngói - trùm cã 4 phía hành lang chung quanh, bên dưới đóng trần và mái được xây bao bọc bằng hệ thống máng... rải và một nhà khói Bên trong chánh điện tôn trí lại bộ tượng thờ của Thầy Tổ để lại trang nghiêm cân đối hài hòa đẹp mắt 1964: Thầy Chơn Khánh sử dụng vật liệu tháo gở chùa trước đây còn lại, tiến hành xây cất lại ngôi chùa trên nền cũ Chùa được xây dựng lại lần gần nhất vào năm Bính Ngọ 1966 Được Nhà nước CHXHCN Việt Nam cấp kinh phí hơn 150 triệu đồng để trùng tu lại ngôi chánh điện vào năm 1994 Và. .. giữa LONG QUANG CỔ TỰ” bên dưới là “xã Long Hòa – Tp.Cần Thơ” tất cả đều bằng chữ Việt; cổng nhỏ bên trái gắn hai chữ “TỪ BI”, bên phải gắn hai chữ “TRÍ TU ”; Vị trí khuôn viên chùa khá rộng (7000m2) nằm cặp con đường làng của Rạch Phố Chùa (hướng bên trái từ Bình Thủy đi vào) Trên sân chùa, ở giữa xây một hồ nổi nhỏ trồng sen, chung quanh vách hồ gắn những cánh hoa sen cách điệu Phía trước cửa chùa. .. lư hương, hai bên xếp hai chân đèn và hai bục dĩa dùng đựng hoa quả Tất cả đều bằng gổ Trước điện thờ đặt một lư hương lớn thếp vàng, hai bên có hai ghế đôn bài trí chuông và mỏ… Điện thờ Phật trung tâm Đối di n điện thờ chính là bàn thờ Hộ Pháp và Ông Tiêu Hai bên là hai cửa ra vào Góc tường hai bên cửa, một bên thờ ông Thiện và để Hồng chung, một bên thờ ông Ác và để trống Sát vách bên phải, trên... rất nhiều tượng Phật theo phong cách chùa Phật ở Việt Nam Hiện nay nhà chùa đã gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chuyển thành hệ phái Bắc tông Nhìn từ ngoài, mặt tiền chùa khoảng 50 mét được xây hàng rào bằng song sắt, bên trái là cổng tam quan bề thế với hai tầng mái ngói, đầu mái uốn công có gắn hoa văn, hai bên nóc gắn cặp bạch long ngẩng cao đầu quay ngược vào bánh xe pháp luân ở giữa Cổng giữa,... giữa tôn trí Đức Bồ Tát A Di Đà, bên trái Bồ Tát Đại Thế Chí, bên phải Bồ Tát Quán Thế Âm; bậc thấp tôn tượng Di Lặc Bồ Tát miệng cười tươi vui vẽ và được các nghệ nhân gắn thêm 6 đứa trẻ leo trèo bên hông, trên tay, trên vai Bồ Tát, đứa thổi sáo, đứa ngoáy tai… vui đùa với Đức Phật; phía trước xếp tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn, bằng gổ dài một mét, được chạm trổ hoa văn tuyệt mỹ; phía trước nữa... được thiết kế có tất cả năm cửa ra vào, hai cửa chính phía trước, một cửa sau và hai cửa phụ hai bên hông Ngay giữa trung tâm là điện thờ chính Phía trước điện thờ chính, bên trên treo bức hoành phi bằng gổ được chạm trổ mềm mại như một tấm lụa căng ngang, ở giữa gắn bốn chữ Hán “ĐẠI HÙNG BẢO ĐIỆN”; bên dưới gắn khung bao lam cũng được chạm trổ hoa văn tinh xảo thếp vàng Điện thờ chính được đóng bằng . tên LONG TRƯỜNG TỰ (1835 – 1860), năm Canh Thân 1860 được đổi lại là LONG QUANG TỰ (1860 – 1966), đến năm Bính Ngọ 1966 có tên gọi LONG QUANG CỔ TỰ cho đến ngày nay. Long Quang Cổ Tự” - đúng. tên LONG TRƯỜNG TỰ (1835 – 1860), năm Canh Thân 1860 được đổi lại là LONG QUANG TỰ (1860 – 1966), đến năm Bính Ngọ 1966 có tên gọi LONG QUANG CỔ TỰ cho đến ngày nay. Long Quang Cổ Tự” - đúng. CHÙA LONG QUANG VÀ QUÁ TRÌNH TRÙNG TU GVHD: THs.KTS Trần Đức Phi SVTH: Nguyễn Thị Nhung MSSV: 071748C LỚP : 07QH1D I,GIỚI THIỆU 1,Vị trí Long Quang Cổ Tự, tên thường gọi chùa Long Quang - thuộc

Ngày đăng: 16/06/2015, 11:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w