QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM

57 1.3K 8
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN  BÀI TIỂU LUẬN MÔN: QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI CHUYÊN ĐỀ: QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM GVHD : PGS.TS LÊ THANH HẢI Lớp : QLMT 2012 Nhóm thực hiện : Trần Lê Nhật Giang. MSHV: 1280100037 Trần Thị Khánh Hòa MSHV: 201210017 Võ Châu Duy Bảo MSHV: 1280100030 TP. Hoà Chí Minh, thaùng 12 naêm 2013 MỤC LỤC CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM MỞ ĐẦU Mục tiêu của tiểu luận (1) Mục tiêu chung Xác định được chất thải phát sinh của ngành sản xuất mỹ phẩm và biện pháp quản lý/xử lý phù hợp. (2) Mục tiêu cụ thể - Lập cơ sở lý thuyết về dòng vật chất đi vào và công nghệ sản xuất của ngành sản xuất mỹ phẩm; cơ sở xác định, phân loại và xử lý/quản lý chất thải; - Xác định tính chất chung, các loại chất thải phát sinh và phân loại CTR – CTNH theo dòng vật chất đầu ra; - Thực hiện xác định chất thải, phân loại và đề xuất biện pháp quản lý/xử lý phù hợp theo điển hình Công ty TNHH Mỹ phẩm ARIA Việt Nam; Trang 3 CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM CHẤT THẢI NGUY HẠI 1.1. Định nghĩa chất thải nguy hại Khái niệm về thuật ngữ “chất thải nguy hại” (Hazardous Waste) lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại các nước Âu – Mỹ, sau đó mở rộng ra nhiều quốc gia khác. Sau một thời gian nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại trong luật và các văn bản dưới luật về môi trường. Chẳng hạn như: - Chất thải nguy hại là những chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích, họat tính, có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người, và động vật (định nghĩa của Philipine). - Chất thải nguy hại là những chất mà do bản chất và tính chất của chúng có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường, và những chất này yêu cầu các kỹ thuật xử lý đặc biệt để lọai bỏ hoặc giảm đặc tính nguy hại của nó (định nghĩa của Canada). - Ngòai chất thải phóng xạ và chất thải y tế, chất thải nguy hại là chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn, và các bình chứa khí) do họat tính hóa học, độc tính, nổ, ăn mòn hoặc các đặc tính khác, gây nguy hại hay có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng hay khi được cho tiếp xúc với chất thải khác (theo UNEP, 1985). - Trong Đạo luật RCRA (Resource Conservation and Recovery Act – 1976: Đạo luật về thu hồi và bảo tồn tài nguyên) của Mỹ: chất thải (ở các dạng rắn, lỏng, bán rắn, và các bình khí) có thể được coi là chất thải nguy hại khi: • Nằm trong danh mục chất thải chất thải nguy hại do Cục Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ (EPA) đưa ra (gồm 4 danh sách). • Có một trong 4 đặc tính (khi phân tích) do EPA đưa ra gồm cháy-nổ, ăn mòn, phản ứng và độc tính. Các phân tích để thử nghiệm này cũng do EPA qui định. • Được chủ nguồn thải (hay nhà sản xuất) tự công bố là chất thải nguy hại. Bên cạnh đó, chất thải nguy hại còn gồm các chất gây độc tính đối với con người ở liều lượng nhỏ. Đối với các chất chưa có các chứng minh của nghiên cứu dịch tễ trên con Trang 4 CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM người, các thí nghiệm trên động vật cũng có thể được dùng để ước đoán tác dụng độc tính của chúng lên con người. Tại Việt Nam, chất thải nguy hại được xác định như sau: (1) Chất thải nguy hại (CTNH) là những chất thải có tên (mỗi tên chất thải tương ứng với một mã CTNH) trong Danh mục CTNH do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành (gọi tắt là Danh mục CTNH), được chia thành hai loại sau: a) Là CTNH trong mọi trường hợp (có ký hiệu ** trong Danh mục CTNH); b) Có khả năng là CTNH (có ký hiệu * trong Danh mục CTNH) có ít nhất một tính chất nguy hại hoặc một thành phần nguy hại vượt ngưỡng CTNH. Ngày 14/4/2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT quy định về Quản lý chất thải nguy hại, nội dung Thông tư nêu rõ các đặc tính của CTNH, danh mục các chất thải nguy hại phát sinh trong hoạt động sản xuất. 1.2. Nguồn gốc và phân loại chất thải nguy hại (2) 1.2.1. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại tiêu dùng, các họat động trong cuộc sống hay các hoạt động công nghiệp mà chất thải nguy hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể là vô tình hay cố ý. Tuỳ theo cách nhìn nhận mà có thể phân thành các nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể chia các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành 4 nguồn chính như sau: - Từ các hoạt động công nghiệp (ví dụ khi sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng dung môi methyl chloride, xi mạ sử dụng cyanide, sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môi là toluene hay xylene…). - Từ hoạt động nông nghiệp (ví dụ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại). - Thương mại (quá trình nhập - xuất các hàng độc hại không đạt yêu cầu cho sản xuất hay hàng quá hạn sử dụng…). - Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (ví dụ việc sử dụng pin, hoạt động nghiên cứu khoa học ở các Phòng thí nghiệm, sử dụng dầu nhớt bôi trơn, acqui các lọai…). Trang 5 CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất và phụ thuộc rất nhiều vào loại ngành công nghiệp (bảng 1.1). So với các nguồn phát thải khác, đây cũng là nguồn phát thải mang tính thường xuyên và ổn định nhất. Các nguồn phát thải từ dân dụng hay từ thương mại chủ yếu không nhiều, lượng chất thải tương đối nhỏ, mang tính sự cố hoặc do trình độ nhận thức và dân trí của người dân. Các nguồn thải từ các hoạt động nông nghiệp mang tính chất phát tán dạng rộng, đây là nguồn rất khó kiểm soát và thu gom, lượng thải này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức cũng như trình độ dân trí của người dân trong khu vực. 1.2.2. Phân loại chất thải nguy hại Có nhiều cách phân loại chất thải nguy hại, nhưng nhìn chung đều theo 2 cách như sau: - Theo đặc tính (dựa vào định nghĩa trên cơ sở 4 đặc tính cơ bản) - Theo danh sách liệt kê được ban hành kèm theo luật Theo đặc tính • Tính cháy (Ignitability) Một chất thải được xem là chất thải nguy hại thể hiện tính dễ cháy nếu mẫu đại diện của chất thải có những tính chất như sau: 1. Là chất lỏng hay dung dịch chứa lượng alcohol < 24% (theo thể tích) hay có điểm chớp cháy (plash point) nhỏ hơn 60 o C (140 o F). 2. Là chất thải (lỏng hoặc không phải chất lỏng) có thể cháy qua việc ma sát, hấp phụ độ ẩm, hay tự biến đổi hóa học, khi bắt lửa, cháy rất mãnh liệt và liên tục (dai dẳng) tạo ra hay có thể tạo ra chất nguy hại, trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn. 3. Là khí nén 4. Là chất oxy hóa • Tính ăn mòn (Corrosivity) pH là thông số thông dụng dùng để đánh giá tính ăn mòn của chất thải, tuy nhiên thông số về tính ăn mòn của chất thải còn dựa vào tốc độ ăn mòn thép để xác định chất thải có nguy hại hay không. Nhìn chung một chất thải được coi là chất thải nguy hại có tính ăn mòn khi mẫu đại diện thể hiện một trong các tính chất sau: Trang 6 CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM 1. Là chất lỏng có pH nhỏ hơn hoặc bằng 2 hay lớn hơn hoặc bằng 12.5. 2. Là chất lỏng có tốc độ ăn mòn thép lớn hơn 6,35 mm (0.25 inch) một năm ở nhiệt độ thí nghiệm là 55 oC (130 oF ). • Tính phản ứng (Reactivity) Chất thải được coi là nguy hại và có tính phản ứng khi mẫu đại diện chất thải này thể hiện một tính chất bất kỳ trong các tính chất sau: 1. Thường không ổn định và dễ thay đổi một cách mãnh liệt mà không gây nổ 2. Phản ứng mãnh liệt với nước 3. Ở dạng khi trộn với nước có khả năng nổ 4. Khi trộn với nước, chất thải sinh ra khí độc, bay hơi, hoặc khói với lượng có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường. 5. Là chất thải chứa cyanide hay sulfide ở điều kiện pH giữa 2 và 11.5 có thể tạo ra khí độc, hơi, hoặc khói với lượng có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường. 6. Chất thải có thể nổ hoặc phản ứng gây nổ nếu tiếp xúc với nguồn kích nổ mạnh hoặc nếu được gia nhiệt trong thùng kín. 7. Chất thải có thể dễ dàng nổ hoặc phân hủy (phân ly) nổ, hay phản ứng ở nhiệt độ và áp suất chuẩn. 8. Là chất nổ bị cấm theo Luật định. • Đặc tính độc (Toxicity) Để xác định đặc tính độc hại của chất thải ngoài biện pháp sử dụng bảng liệt kê danh sách các chất độc hại được ban hành kèm theo luật của mỗi nước, hiện nay còn phổ biến việc sử dụng phương pháp xác định đặc tính độc hại bằng phương thức rò rỉ (Toxicity Charateristic Leaching Procedure-TCLP) để xác định. Kết quả của các thành phần trong thí nghiệm được so sánh với giá trị được cho phép trong QCVN 07:2009/BTNMT, nếu nồng độ lớn hơn giá trị trong bảng thì có thể kết luận chất thải đó là chất thải nguy hại. 1.3. Các phương pháp xử lý CTNH (2) Trang 7 CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM 1.3.1. Các phương pháp hoá học và vật lý Xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp vật lý nhằm tách chất nguy hại ra khỏi chất thải bằng các phương pháp tách pha. Xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp hoá học nhằm thay đổi tính chất hoá học của chất thải để chuyển nó về dạng không nguy hại. - Lọc: lọc là phương pháp tách hạt rắn từ dòng lưu chất khi qua môi trường xốp. Các hạt rắn được giữ lại ở vật liệu lọc. Quá trình lọc có thể thực hiện nhờ chệnh lệch áp suất gây bởi trọng lực, lực li tâm, áp suất chân không, áp suất dư. - Kết tủa: là quá trình chuyển chất hoà tan thành dạng không tan bằng các phản ứng hoá học tạo tủa hay thay đổi thành phần hoá chất trong dung dịch, thay đổi điều kiện vật lý của môi trường để giảm độ hoà tan của hoá chất, phần không tan sẽ kết tinh. Phương pháp kết tủa thường dùng kết hợp với các phương pháp tách chất rắn như lắng cặn, li tâm và lọc. - Oxy hoá khử: phản ứng oxy hoá khử là phản ứng trong đó trạng thái oxy hoá của một chất phản ứng tăng lên trong khi trạng thái oxy hoá cuả một chất khác giảm xuống. - Bay hơi: bay hơi là làm đặc chất thải dạng lỏng hay huyền phù bằng phương pháp cấp nhiệt để hoá hơi chất lỏng. Phương pháp này thường dùng trong giai đoạn xử lý sơ bộ để giảm số lượng chất thải cần xử lý cuối cùng. - Đóng rắn và ổn định chất thải: đóng rắn là làm cố định hoá học, triệt tiêu tính lưu động hay cô lập các thành phần ô nhiễm bằng lớp võ bền vững tạo thành một khối nguyên có tính toàn vẹn cấu trúc cao. Phương pháp này nhằm giảm tính lưu động của chất nguy hại trong môi trường. 1.3.2. Các phương pháp sinh học Chất thải nguy hại cũng có thể xử lý bằng phương pháp sinh học ở điều kiện hiếu khí và yếm khí như chất thải thông thường. Tuy nhiên, bổ sung chủng loại vi sinh phải thích hợp và điều kiện tiến hành được kiểm soát chặt chẽ hơn. Trang 8 CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM - Quá trình hiếu khí: quá trình xử lý sinh học hiếu khí là quá trình hoạt động của vi sinh vật chuyển chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ (quá trình khoáng hoá) trong điều kiện có oxy. Sản phẩm của quá trình là CO 2 , H 2 O. - Quá trình yếm khí: quá trình xử lý sinh học yếm khí là quá trình khoáng hoá, nhờ vi sinh vật ở điều kiện không có oxy. Công nghệ xử lý sinh học yếm khí tạo thành sản phẩm khí sinh học CH 4 chiếm phần lớn, CO 2 và H 2 , N 2 , H 2 S, NH 3 . 1.3.3. Phương pháp nhiệt (thiêu đốt chất thải) Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp khác và áp dụng cho các chất thải có khả năng cháy được, cả chất thải nguy hại rắn, lỏng, khí… Tuỳ theo các thành phần của chất thải mà khí thải sinh ra có thành phần khác và nhờ vào sự oxy hoá và phân huỷ nhiệt độ, các chất hữu cơ sẽ được khử độc tính và phá vỡ cấu trúc, các sản phẩm cháy thông thường được tạo ra là bụi, CO 2 , CO, SO x , NO x . Tuy nhiên việc thiêu đốt chất thải nguy hại thường tạo ra tỉ lệ % không nhỏ các khí: HCl, HS, Cl 2 và một số khí độc hại khác như dioxin và furan. Như vậy xử lý bằng phương pháp đốt có các ưu điểm: phân huỷ hầu như hoàn toàn chất hữu cơ, nhiệt độ đốt lớn hơn >1500 0 C thì tỷ lệ phân huỷ chất hữu cơ đạt đến 99,9999%, thời gian xử lý nhanh, diện tích công trình nhỏ, gọn. Bên cạnh đó phương pháp này có một số nhược điểm: đó là tạo ra khí dioxin và furan nhất là điều kiện đốt không được giám sát chặt chẽ. Để hạn chế dioxin và furan trong quá trình đốt chất thải nguy hại, chất thải rắn thì chúng ta khống chế nhiệt độ cho lò đốt ở hai cấp nhiệt đố nguồn sơ cấp: 700 – 1000 0 C, nhiệt độ nguồn thứ cấp > 1200 0 C. Sau đó khí thải lò đốt sẽ được giảm nhiệt nhiệt độ ngay lập tức trước khí cho qua hệ thốngxử lý khí thải. Thông thường nhiệt độ giảm từ 120 – 200 0 C Thông thường để nâng cao nhiệt độ thứ cấp tức nâng cao hiệu suất đốt và hiệu suất xử lý thành phần nguy hại thì cần chú ý đến các yếu tố sau: + Độ kín của bồn + Thể tích của bồn + Chế độ của quá trình cháy (tỷ lệ oxy vào) có thể đốt điện + Việc xáo trộn rác + Hiệu ứng xoáy của bồn đất. Trang 9 CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM 1.3.4. Phương pháp chôn lấp an tòan chất thải nguy hại Chôn lấp là công đoạn cuối cùng không thể thiếu trong hệ thống Quản lý Chất thải nguy hại. Chôn lấp là biện pháp nhằm cô lập chất thải nhằm làm giảm độc tính, giảm thiểu khả năng phát tán chất thải vào Môi trường. Các chất thải nguy hại được phép chôn lấp vào Bãi chôn lấp cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau: + Chỉ có chất thải vô cơ (ít hữu cơ) + Tiềm năng nước rỉ thấp + Không có chất lỏng + Không có chất nổ + Không có chất phóng xạ + Không có lốp xe + Không có chất thải lây nhiễm Thông thường các Chất thải nguy hại được chôn lấp bao gồm: + Chất thải kim loại có chứa chì + Chất thải có chứa thành phần Thuỷ ngân + Bùn xi mạ và bùn kim loại + Chất thải amiăng + Chất thải rắn có Xyanua + Bao bì nhiễm bẩn và thùng chứa bằng kim loại + Cặn từ quá trình thiêu đốt chất thải Trong quá trình chôn lấp cần kiểm soát được các khả năng xảy ra phản ứng do sự tương thích của chất thải khi hai chất thải rò rỉ tiếp xúc với nhau, các chất khí sinh ra và nước rò rỉ từ bãi chôn lấp ra môi trường xung quanh. Khi vận hành bãi chôn lấp chất thải nguy hại phải thực hiện các biện pháp quan trắc Môi tường, công việc này cũng phải thực hiện sau khi đã đóng bãi. Sau khi đóng bãi, việc bảo trì bãi cũng rất quan trọng. Do đó công tác quan trắc bãi chôn lấp trong thời gian hạot động và sau khi đóng cửa bãi chôn lấp cần phải thực hiện nghiêm túc. Muốn việc vận hành và quan trắc Bãi chôn lấp có hiệu quả cần phải tuân thủ một số nguyên tắc khi lựa chọn, thiết kế và vận hành bãi chôn lấp Chất thải nguy hại. Trang 10 [...]... báo Chất thải nguy hại (10) Dựa theo thành phần và tính chất nguy hại tại bảng 3.1, ngành sản xuất mỹ phẩm có thể sử dụng các loại dấu hiệu sau: Dấu hiệu chung CTNH: Dễ cháy Chất lỏng dễ cháy Chất rắn dễ cháy Dễ nổ, dễ cháy Chất ôxi hóa Độc cho hệ sinh thải Ăn mòn Trang 32 CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM 3.4 Biện pháp quản lý/ xử lý Đối với các cơ sở sản xuất mỹ phẩm, chất thải nguy hại được quản lý. .. chứa hóa chất gây tác hoạt động estrogen đáng kể , được đo bằng sự gia tăng trong tỷ lệ gia tăng của các tế bào ung thư vú trong ống nghiệm Nghiên cứu cho thấy các hóa chất này được tích lũy trong động vật hoang dã và con người Trang 23 CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM CHƯƠNG III CHẤT THẢI NGUY HẠI TỪ NGÀNH MỸ PHẨM 3.1 Các loại CTNH phát sinh Cơ sở xác định chất thải nguy hại từ ngành mỹ phẩm - Thông... với các sản phẩm dạng rắn Trang 13 CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM Điểm khác biệt của công nghệ sản xuất các dòng mỹ phẩm chủ yếu ở khâu phối trộn nguy n liệu và chiết rót thành phẩm Qua đó, các thành phần chất thải phát sinh cũng khác nhau tùy theo dòng mỹ phẫm: Hình 1.2 Phân loại chất thải đặc trưng từ các dòng sản phẩm 2.3 Nguy n vật liệu sử dụng Theo Hiệp định hòa hợp trong quản lý mỹ phẩm giữa... các hợp chất halogen Rắn ** 7 Các loại chất hấp thụ đã qua sử dụng 03 06 07 Đ, ĐS và bã lọc khác Rắn ** 8 Bùn thải có chứa các thành phần nguy 03 06 08 Đ, ĐS hại từ quá trình xử lý nước thải Bùn * Các sản phẩm chưa qua sử dụng bị 19 03 loại bỏ từ quá trình sản xuất Trang 24 CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM STT Tên chất thải Mã số Tính QL chất CTNH nguy hại Trạng thái tồn tại Ngưỡng CTNH 9 Hóa mỹ phẩm. .. Quản lý chất thải nguy hại, nội dung Thông tư nêu rõ các đặc tính của CTNH (8); - Quy chuẩn QCVN 07:2009/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng Chất thải nguy hại; Bảng 3.1 Các loại CTNH phát sinh trong ngành mỹ phẩm theo Thông tư 12/2011/TTBTNMT ngày 14/4/2011 STT Tên chất thải Mã số Tính QL chất CTNH nguy hại Trạng thái tồn tại Ngưỡng CTNH 1 Dịch cái thải và dung dịch tẩy rửa 03 06 01 Đ, C thải. ..CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM CHƯƠNG II TỔNG QUAN NGÀNH MỸ PHẨM 2.1 Phân loại mỹ phẩm Mỹ phẩm có tên tiếng Pháp là Cosmétiques, tiếng Anh là Cosmetics có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Kosmein có nghĩa là làm đẹp Vài mươi năm trước, mỹ phẩm được bào chế theo cách thủ công và sử dụng theo kinh nghiệm của mỗi dân tộc, mỗi địa phương Người sáng lập ra công ty mỹ phẩm nổi tiếng thế giới đã từng pha chế mỹ. .. vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại Các bình chứa áp suất và hoá chất 19 05 thải 15 Hóa chất và hỗn hợp hóa chất thải từ 19 05 02 Đ, ĐS PTN Bảng 3.2 Các thành phần nguy hại phát sinh trong ngành mỹ phẩm theo USEPA (9) STT LOẠI THẢI CHẤT KÍ HIỆU/TÊN GỌI ĐỘC TÍNH KHÁC CHỈ SỐ UN/NA CHẤT THẢI AXIT/KIỀM MẠNH 1 Amoni Hydroxit Amoni Hydroxit, Chất ăn mòn NH4OH, Amoniac NA2672 2 Axit Bromhydric HBr Chất. .. ORM-A Chất dễ cháy(3) NA2761 UN2762 41 các chất thải khác 42 chất thải dễ cháy Chất lỏng dễ UN1993 cháy(3,4) UN1325 Chất rắn dễ cháy NA1993 43 Chât thải nguy hại ORM-E UN9189 3.2 Quản lý CTNH ngành mỹ phẩm Theo mục 1, 2 và mục 3 từ Điểm 3.1 đến 3.6 tại Phụ lục 7 của Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguy n và Môi trường, cụ thể: 1 Bao bì chuyên dụng chất thải nguy. .. hoặc sử dụng có giới hạn: có 155 hóa chất/ nhóm hóa chất (5); Trang 14 CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM - Các chất bảo quản được sử dụng hoặc sử dụng có giới hạn: có 59 hóa chất/ nhóm hóa chất (5); - Các chất được phép sử dụng hoặc sử dụng có giới hạn trong sản phẩm chống tia UV: có 35 hóa chất/ nhóm hóa chất (5); Thành phần nguy n vật liệu sử dụng trong mỹ phẩm rất đa dạng và có thể được chia thành những... được va chạm, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng thông thường Trang 28 CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM 1.1.3 Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín để đảm bảo ngăn chất thải rò rỉ hoặc bay hơi ra ngoài 1.1.4 Chất thải lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc chất thải có các thành phần nguy hại dễ bay hơi phải chứa trong bao bì cứng không vượt quá 90% . kết luận chất thải đó là chất thải nguy hại. 1.3. Các phương pháp xử lý CTNH (2) Trang 7 CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM 1.3.1. Các phương pháp hoá học và vật lý Xử lý chất thải nguy hại bằng. một số nguy n tắc khi lựa chọn, thiết kế và vận hành bãi chôn lấp Chất thải nguy hại. Trang 10 CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM CHƯƠNG II TỔNG QUAN NGÀNH MỸ PHẨM 2.1. Phân loại mỹ phẩm Mỹ phẩm. Trang 9 CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH MỸ PHẨM 1.3.4. Phương pháp chôn lấp an tòan chất thải nguy hại Chôn lấp là công đoạn cuối cùng không thể thiếu trong hệ thống Quản lý Chất thải nguy hại. Chôn

Ngày đăng: 16/06/2015, 22:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM CHẤT THẢI NGUY HẠI

    • 1.1. Định nghĩa chất thải nguy hại

    • 1.2. Nguồn gốc và phân loại chất thải nguy hại (2)

      • 1.2.1. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại

      • 1.2.2. Phân loại chất thải nguy hại

      • 1.3. Các phương pháp xử lý CTNH (2)

        • 1.3.1. Các phương pháp hoá học và vật lý

        • 1.3.2. Các phương pháp sinh học

        • 1.3.3. Phương pháp nhiệt (thiêu đốt chất thải)

        • 1.3.4. Phương pháp chôn lấp an tòan chất thải nguy hại

        • CHƯƠNG II

        • TỔNG QUAN NGÀNH MỸ PHẨM

          • 2.1. Phân loại mỹ phẩm

          • 2.2. Công nghệ sản xuất (4)

          • Hình 2.1. Quy trình sản xuất của ngành mỹ phẩm

          • Hình 1.2. Phân loại chất thải đặc trưng từ các dòng sản phẩm

            • 2.3. Nguyên vật liệu sử dụng

              • a. Phthalates

              • Bảng 2.1. Các loại Phthalate thông dụng

                • b. Triclosan

                • Triclosan là một chất kháng khuẩn và kháng nấm. Nó là một phenoxy polychloro phenol . Mặc dù nhiều sản phẩm tiêu dùng chứa triclosan, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) ở thời điểm hiện tại không có bằng chứng cho thấy triclosan trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân cung cấp một lợi ích khác cho sức khỏe ngoài tác dụng chống viêm lợi của nó trong kem đánh răng.[ 1 ] Các FDA không khuyến cáo sử dụng thay đổi của người tiêu dùng các sản phẩm có chứa triclosan cách này hay cách khác do bằng chứng an toàn hiện nay không đủ. 

                • c. 1,4-dioxane

                • d. Parabens

                • e. Ethylene Oxide

                • f. 1,3-butadiene

                • g. Hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs)

                • h. Chiết xuất từ nhau thai

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan