1. Trang chủ
  2. » Tất cả

QUẢN lý CHẤT THẢI NGUY hại TRONG NGÀNH sản XUẤT mỹ PHẨM NGHIÊN cứu điển HÌNH tại CÔNG TY TNHH mỹ PHẨM ARIA VIỆT NAM

45 1,1K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,46 MB

Nội dung

- Ngòai chất thải phóng xạ và chất thải y tế, chất thải nguy hại là chất thải dạng rắn, lỏng, bán rắn, và các bình chứa khí do họat tính hóa học, độc tính, nổ, ăn mòn hoặc các đặc tính k

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN LỚP: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

KHÓA: 2011



MÔN:

QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN, CHẤT THẢI NGUY HẠI

QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI

TRONG NGÀNH SẢN XUẤT MỸ PHẨM –

NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH

MỸ PHẨM ARIA VIỆT NAM

GV: PGS TS LÊ THANH HẢI HVTH

Trang 2

MỤC LỤC

2

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

4

Trang 5

CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM CHẤT THẢI NGUY HẠI

1.1 Định nghĩa chất thải nguy hại

Khái niệm về thuật ngữ “chất thải nguy hại” (Hazardous Waste) lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại các nước Âu – Mỹ, sau đó mở rộng ra nhiều quốc gia khác Sau một thời gian nghiên cứu phát triển, tùy thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và

xã hội cũng như quan điểm của mỗi nước mà hiện nay trên thế giới có nhiều cách định nghĩa khác nhau về chất thải nguy hại trong luật và các văn bản dưới luật về môi trường Chẳng hạn như:

- Chất thải nguy hại là những chất có độc tính, ăn mòn, gây kích thích, họat tính, có thể cháy, nổ mà gây nguy hiểm cho con người, và động vật (định nghĩa của Philipine)

- Chất thải nguy hại là những chất mà do bản chất và tính chất của chúng có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người và/hoặc môi trường, và những chất này yêu cầu các kỹ thuật xử lý đặc biệt để lọai bỏ hoặc giảm đặc tính nguy hại của nó (định nghĩa của Canada)

- Ngòai chất thải phóng xạ và chất thải y tế, chất thải nguy hại là chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn, và các bình chứa khí) do họat tính hóa học, độc tính, nổ, ăn mòn hoặc các đặc tính khác, gây nguy hại hay có khả năng gây nguy hại đến sức khỏe con người hoặc môi trường bởi chính bản thân chúng hay khi được cho tiếp xúc với chất thải khác (theo UNEP, 1985)

- Trong Đạo luật RCRA (Resource Conservation and Recovery Act – 1976: Đạo luật về thu hồi và bảo tồn tài nguyên) của Mỹ: chất thải (ở các dạng rắn, lỏng, bán rắn, và các bình khí)

có thể được coi là chất thải nguy hại khi:

Kỳ (EPA) đưa ra (gồm 4 danh sách)

• Có một trong 4 đặc tính (khi phân tích) do EPA đưa ra gồm cháy-nổ, ăn mòn, phản ứng và độc tính Các phân tích để thử nghiệm này cũng do EPA qui định

• Được chủ nguồn thải (hay nhà sản xuất) tự công bố là chất thải nguy hại

Bên cạnh đó, chất thải nguy hại còn gồm các chất gây độc tính đối với con người ở liều lượng nhỏ Đối với các chất chưa có các chứng minh của nghiên cứu dịch tễ trên con người, các thí nghiệm trên động vật cũng có thể được dùng để ước đoán tác dụng độc tính của chúng lên con người

Tại Việt Nam, xuất phát từ nguy cơ bùng nổ việc phát sinh chất thải nguy hại từ quá trình công nghiệp hóa của đất nước, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 quy định như sau:

“Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác” Ngày 14/4/2011, Bộ Tài nguyên và Môi

trường ban hành Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT quy định về Quản lý chất thải nguy hại, nội dung Thông tư nêu rõ các đặc tính của CTNH, danh mục các chất thải nguy hại phát sinh trong hoạt động sản xuất

Trang 6

Qua các định nghĩa được nêu ở trên cho thấy hầu hết các định nghĩa đều đề cập đến đặc tính (cháy-nổ, ăn mòn, hoạt tính và độc tính) của chất thải nguy hại Có định nghĩa đề cập đến trạng thái của chất thải (rắn, lỏng, bán rắn, khí), gây tác hại do bản thân chúng hay khi tương tác với các chất khác, có định nghĩa thì không đề cập Nhìn chung, nội dung của các định nghĩa thường sẽ phù thuộc rất nhiều vào tình trạng phát triển khoa học – xã hội của mỗi nước Trong các định nghĩa nêu trên có thể thấy rằng định nghĩa về chất thải nguy hại của Mỹ là rõ ràng nhất

và có nội dung rộng nhất Việc này sẽ giúp cho công tác quản lý chất thải nguy hại được dễ dàng hơn

1.2 Nguồn gốc và phân loại chất thải nguy hại

1.2.1 Nguồn phát sinh chất thải nguy hại

Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại tiêu dùng, các họat động trong cuộc sống hay các hoạt động công nghiệp mà chất thải nguy hại có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau Việc phát thải có thể do bản chất của công nghệ, hay do trình độ dân trí dẫn đến việc thải chất thải có thể là vô tình hay cố ý Tuỳ theo cách nhìn nhận mà có thể phân thành các nguồn thải khác nhau, nhìn chung có thể chia các nguồn phát sinh chất thải nguy hại thành 4 nguồn chính như sau:

- Từ các hoạt động công nghiệp (ví dụ khi sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng dung môi methyl chloride, xi mạ sử dụng cyanide, sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môi là toluene hay xylene…)

- Từ hoạt động nông nghiệp (ví dụ sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại)

- Thương mại (quá trình nhập - xuất các hàng độc hại không đạt yêu cầu cho sản xuất hay hàng quá hạn sử dụng…)

- Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (ví dụ việc sử dụng pin, hoạt động nghiên cứu khoa học ở các Phòng thí nghiệm, sử dụng dầu nhớt bôi trơn, acqui các lọai…)

Trong các nguồn thải nêu trên thì hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất và phụ thuộc rất nhiều vào loại ngành công nghiệp (bảng 1.1) So với các nguồn phát thải khác, đây cũng là nguồn phát thải mang tính thường xuyên và ổn định nhất Các nguồn phát thải từ dân dụng hay từ thương mại chủ yếu không nhiều, lượng chất thải tương đối nhỏ, mang tính sự cố hoặc do trình độ nhận thức và dân trí của người dân Các nguồn thải từ các hoạt động nông nghiệp mang tính chất phát tán dạng rộng, đây là nguồn rất khó kiểm soát

và thu gom, lượng thải này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng nhận thức cũng như trình độ dân trí của người dân trong khu vực

Bảng Một số ngành công nghiệp tương ứng

xylene, ethyl benzene, toluene, isopropanol, toluen disisocyanate, ethanol, acetone, methyl ethyl ketone, tetrahydrofuran, methylene chloride, 1,1,1-trichloroethane, trichloroethylene

• Chất thải dễ cháy không theo danh nghĩa (otherwise specified)

6

Trang 7

• Chất thải chứa acid/base mạnh: ammonium hydroxide, hydrobromic acid, hydrochloric acid, potassium hydroxide, nitric acid, sulfuric acid, chromic acid, phosphoric acid

• Các chất thải hoạt tính khác: sodium permanganate, organic peroxides, sodium perchlorate, potassium perchlorate, potassium permanganate, hypochloride, potassium sulfide, sodium sulfide

• Phát thải từ xử lý bụi, bùn

benzene, methyl isobutyl ketone, methyl ethyl ketone, chlorobenzene

• Các chất thải dễ cháy không theo danh nghĩa (otherwise specified)

• Dung môi thải: methyl chloride, carbon tetrachloride, trichlorotrifluoroethane, toluene, xylene, kerosene, mineral spirits, acetone

• Chất thải acid/base mạnh: amonium hydroxide, hydrobromic acid, hydrochloric acid, hydrofluoric acid, nitric acid, phosphoric aic, potssium hydroxide sodium hydroxide, sulfuric acid

Sản xuất gia công kim

loại

trichloroethylene, methylenechloride, 1,1,1-trichloroethane, carbontetrachloride, toluene, benzene, trichlorofluroethane, chloroform, trichlorofluoromethane, acetone, dichlorobenzene, xylene, kerosene, white sprits, butyl alcohol

• Chất thải acid/base mạnh: amonium hydroxide, hydrobromic acid, hydrochloric acid, hydrofluoric acid, nitric acid, phosphoric acid, nitrate, sodium hydroxide, potassium hydroxide, sulfuric acid, perchloric acid, acetic acid

• Chất thải xi mạ

• Bùn thải chứa kim loại nặng từ hệ thống xử lý nước thải

• Chất thải chứa cyanide

• Chất thải cháy được không theo danh nghĩa (otherwise specified)

• Chất thải hoạt tính khác: acetyl chloride, chromic acid, sulfide, hypochlorites, organic peroxides, perchlorate, permanganates

Công nghiệp giấy • Dung môi hữu cơ chứa clo: carbon tetrachloride, methylene

chloride, tetrachloroethulene, trichloroethylene, trichloroethane, các hỗn hợp dung môi thải chứa clo

hydroxide, hydrobromic acid, hydrochloric acid,

• hydrofluoric acid, nitric acid, phosphoric acid, potassium

Trang 8

hydroxide, sodium hydroxide, sulfuric acid

• Sơn thải: chất lỏng có thể cháy, chất lỏng dễ cháy, ethylene dichloride, chlorobenzene, methyl ethyl ketone, sơn thải có chứa kim loại nặng

Nguồn: David H.F Liu, Béla G Lipták “Environmental Engineers’ Handbook” second edition, Lewis Publishers, 1997.

1.2.2 Phân loại chất thải nguy hại

Có nhiều cách phân loại chất thải nguy hại, nhưng nhìn chung đều theo 2 cách như sau:

- Theo đặc tính (dựa vào định nghĩa trên cơ sở 4 đặc tính cơ bản)

- Theo danh sách liệt kê được ban hành kèm theo luật

2 Là chất thải (lỏng hoặc không phải chất lỏng) có thể cháy qua việc ma sát, hấp phụ độ

ẩm, hay tự biến đổi hóa học, khi bắt lửa, cháy rất mãnh liệt và liên tục (dai dẳng) tạo ra hay có thể tạo ra chất nguy hại, trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn

3 Là khí nén

4 Là chất oxy hóa

Tính ăn mòn (Corrosivity)

pH là thông số thông dụng dùng để đánh giá tính ăn mòn của chất thải, tuy nhiên thông

số về tính ăn mòn của chất thải còn dựa vào tốc độ ăn mòn thép để xác định chất thải có nguy hại hay không Nhìn chung một chất thải được coi là chất thải nguy hại có tính ăn mòn khi mẫu đại diện thể hiện một trong các tính chất sau:

1 Là chất lỏng có pH nhỏ hơn hoặc bằng 2 hay lớn hơn hoặc bằng 12.5

2 Là chất lỏng có tốc độ ăn mòn thép lớn hơn 6,35 mm (0.25 inch) một năm ở nhiệt độ thí nghiệm là 55oC (130oF)

Tính phản ứng (Reactivity)

Chất thải được coi là nguy hại và có tính phản ứng khi mẫu đại diện chất thải này thể hiện một tính chất bất kỳ trong các tính chất sau:

8

Trang 9

1 Thường không ổn định và dễ thay đổi một cách mãnh liệt mà không gây nổ

2 Phản ứng mãnh liệt với nước

3 Ở dạng khi trộn với nước có khả năng nổ

4 Khi trộn với nước, chất thải sinh ra khí độc, bay hơi, hoặc khói với lượng có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường

5 Là chất thải chứa cyanide hay sulfide ở điều kiện pH giữa 2 và 11.5 có thể tạo ra khí độc, hơi, hoặc khói với lượng có thể gây nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường

6 Chất thải có thể nổ hoặc phản ứng gây nổ nếu tiếp xúc với nguồn kích nổ mạnh hoặc nếu được gia nhiệt trong thùng kín

7 Chất thải có thể dễ dàng nổ hoặc phân hủy (phân ly) nổ, hay phản ứng ở nhiệt độ và áp suất chuẩn

8 Là chất nổ bị cấm theo Luật định

Đặc tính độc (Toxicity)

Để xác định đặc tính độc hại của chất thải ngoài biện pháp sử dụng bảng liệt kê danh sách các chất độc hại được ban hành kèm theo luật của mỗi nước, hiện nay còn phổ biến việc sử dụng phương pháp xác định đặc tính độc hại bằng phương thức rò rỉ (Toxicity Charateristic Leaching Procedure-TCLP) để xác định Kết quả của các thành phần trong thí nghiệm được so sánh với giá trị được cho trong Bảng 1.2 (gồm 25 chất hữu cơ, 8 kim loại và 6 thuốc trừ sâu), nếu nồng độ lớn hơn giá trị trong bảng thì có thể kết luận chất thải đó là chất thải nguy hại

Bảng Nồng độ tối đa chất ô nhiễm đối với độc tính Nhóm

Nhóm CTNH theo EPA

Chất ô nhiễm

Nồng độ tối đa (mg/l)

Trang 10

a: Thành phần ô nhiễm độc tính theo EP trước đây

Nguồn: RCRA (Mỹ), điều 40, phần 261.24

- Lọc: lọc là phương pháp tách hạt rắn từ dòng lưu chất khi qua môi trường xốp Các hạt

rắn được giữ lại ở vật liệu lọc Quá trình lọc có thể thực hiện nhờ chệnh lệch áp suất gây

bởi trọng lực, lực li tâm, áp suất chân không, áp suất dư

- Kết tủa: là quá trình chuyển chất hoà tan thành dạng không tan bằng các phản ứng hoá

học tạo tủa hay thay đổi thành phần hoá chất trong dung dịch, thay đổi điều kiện vật lý của môi trường để giảm độ hoà tan của hoá chất, phần không tan sẽ kết tinh

Phương pháp kết tủa thường dùng kết hợp với các phương pháp tách chất rắn như lắng cặn, li tâm và lọc

- Oxy hoá khử: phản ứng oxy hoá khử là phản ứng trong đó trạng thái oxy hoá của một

chất phản ứng tăng lên trong khi trạng thái oxy hoá cuả một chất khác giảm xuống

- Bay hơi: bay hơi là làm đặc chất thải dạng lỏng hay huyền phù bằng phương pháp cấp

nhiệt để hoá hơi chất lỏng Phương pháp này thường dùng trong giai đoạn xử lý sơ bộ để giảm số lượng chất thải cần xử lý cuối cùng

- Đóng rắn và ổn định chất thải: đóng rắn là làm cố định hoá học, triệt tiêu tính lưu động

hay cô lập các thành phần ô nhiễm bằng lớp võ bền vững tạo thành một khối nguyên có

10

Trang 11

tính toàn vẹn cấu trúc cao Phương pháp này nhằm giảm tính lưu động của chất nguy hại trong môi trường

1.3.2 Các phương pháp sinh học

Chất thải nguy hại cũng có thể xử lý bằng phương pháp sinh học ở điều kiện hiếu khí và yếm khí như chất thải thông thường Tuy nhiên, bổ sung chủng loại vi sinh phải thích hợp và điều kiện tiến hành được kiểm soát chặt chẽ hơn

- Quá trình hiếu khí: quá trình xử lý sinh học hiếu khí là quá trình hoạt động của vi sinh

vật chuyển chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ (quá trình khoáng hoá) trong điều kiện

có oxy Sản phẩm của quá trình là CO2, H2O

- Quá trình yếm khí: quá trình xử lý sinh học yếm khí là quá trình khoáng hoá, nhờ vi

sinh vật ở điều kiện không có oxy Công nghệ xử lý sinh học yếm khí tạo thành sản phẩm khí sinh học CH4 chiếm phần lớn, CO2 và H2, N2, H2S, NH3

1.3.3 Phương pháp nhiệt (thiêu đốt chất thải)

Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn các phương pháp khác và áp dụng cho các chất thải có khả năng cháy được, cả chất thải nguy hại rắn, lỏng, khí…

Tuỳ theo các thành phần của chất thải mà khí thải sinh ra có thành phần khác và nhờ vào

sự oxy hoá và phân huỷ nhiệt độ, các chất hữu cơ sẽ được khử độc tính và phá vỡ cấu trúc, các sản phẩm cháy thông thường được tạo ra là bụi, CO2, CO, SOx, NOx Tuy nhiên việc thiêu đốt chất thải nguy hại thường tạo ra tỉ lệ % không nhỏ các khí: HCl, HS, Cl2 và một số khí độc hại khác như dioxin và furan Như vậy xử lý bằng phương pháp đốt có các ưu điểm: phân huỷ hầu như hoàn toàn chất hữu cơ, nhiệt độ đốt lớn hơn >15000C thì tỷ lệ phân huỷ chất hữu cơ đạt đến 99,9999%, thời gian xử lý nhanh, diện tích công trình nhỏ, gọn

Bên cạnh đó phương pháp này có một số nhược điểm: đó là tạo ra khí dioxin và furan nhất là điều kiện đốt không được giám sát chặt chẽ

Để hạn chế dioxin và furan trong quá trình đốt chất thải nguy hại, chất thải rắn thì chúng

ta khống chế nhiệt độ cho lò đốt ở hai cấp nhiệt đố nguồn sơ cấp: 700 – 10000C, nhiệt độ nguồn thứ cấp > 12000C Sau đó khí thải lò đốt sẽ được giảm nhiệt nhiệt độ ngay lập tức trước khí cho qua hệ thốngxử lý khí thải Thông thường nhiệt độ giảm từ 120 – 2000C

Thông thường để nâng cao nhiệt độ thứ cấp tức nâng cao hiệu suất đốt và hiệu suất xử lý thành phần nguy hại thì cần chú ý đến các yếu tố sau:

+ Thể tích của bồn

+ Chế độ của quá trình cháy (tỷ lệ oxy vào) có thể đốt điện

+ Việc xáo trộn rác

1.3.4 Phương pháp chôn lấp an tòan chất thải nguy hại

Trang 12

Chôn lấp là công đoạn cuối cùng không thể thiếu trong hệ thống Quản lý Chất thải nguy hại Chôn lấp là biện pháp nhằm cô lập chất thải nhằm làm giảm độc tính, giảm thiểu khả năng phát tán chất thải vào Môi trường

Các chất thải nguy hại được phép chôn lấp vào Bãi chôn lấp cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

+ Chỉ có chất thải vô cơ (ít hữu cơ)

Thông thường các Chất thải nguy hại được chôn lấp bao gồm:

+ Chất thải kim loại có chứa chì

+ Chất thải có chứa thành phần Thuỷ ngân

+ Bùn xi mạ và bùn kim loại

+ Chất thải rắn có Xyanua

+ Bao bì nhiễm bẩn và thùng chứa bằng kim loại

+ Cặn từ quá trình thiêu đốt chất thải

Trong quá trình chôn lấp cần kiểm soát được các khả năng xảy ra phản ứng do sự tương thích của chất thải khi hai chất thải rò rỉ tiếp xúc với nhau, các chất khí sinh ra và nước rò rỉ từ bãi chôn lấp ra môi trường xung quanh

Khi vận hành bãi chôn lấp chất thải nguy hại phải thực hiện các biện pháp quan trắc Môi tường, công việc này cũng phải thực hiện sau khi đã đóng bãi Sau khi đóng bãi, việc bảo trì bãi cũng rất quan trọng Do đó công tác quan trắc bãi chôn lấp trong thời gian hạot động và sau khi đóng cửa bãi chôn lấp cần phải thực hiện nghiêm túc

Muốn việc vận hành và quan trắc Bãi chôn lấp có hiệu quả cần phải tuân thủ một số nguyên tắc khi lựa chọn, thiết kế và vận hành bãi chôn lấp Chất thải nguy hại

12

Trang 13

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN NGÀNH MỸ PHẨM

Mỹ phẩm có tên tiếng Pháp là Cosmétiques, tiếng Anh là Cosmetics có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Kosmein có nghĩa là làm đẹp

Bản năng làm đẹp có lẽ đã phát sinh từ khi con người xuất hiện trên trái đất Theo các tài liệu cổ xưa, phụ nữ thành Babylone đã có những công thức bôi da để cho da được tươi trẻ

Phụ nữ Ai Cập thời Cổ Đại đã biết cách trang điểm và chăm sóc ngoại h́nh Họ dùng các chất màu lấy từ khoáng sản và thực vật để trang điểm khuôn mặt Về phương diện chăm sóc da

họ biết cách giữ vệ sinh da: dùng một loại bột nhão làm từ tro và đất sét để làm xà bông tắm rửa gọi là “Souabou” Họ còn làm kem trắng da bằng vôi chín và muối chì, các loại kem dưỡng da bằng sữa lừa, mật ong, đất sét, bột mì, dầu thực vật (dầu cọ, dầu mè, dầu hạnh nhân)

Vài mươi năm trước, mỹ phẩm được bào chế theo cách thủ công và sử dụng theo kinh nghiệm của mỗi dân tộc, mỗi địa phương Người sáng lập ra công ty mỹ phẩm nổi tiếng thế giới

đã từng pha chế mỹ phẩm trong “nhà bếp” với những dụng cụ pha chế như dụng cụ nấu bếp Ngày nay, công nghiệp mỹ phẩm được thực hiện trong những phòng thí nghiệm tối tân, quy tụ các chuyên viên của nhiều ngành (hóa học, sinh học, y học, vật lý học, dược học …) và được trang bị những máy mọc hịện đại nhất: máy phân tích hình ảnh, máy siêu âm, máy cộng hưởng

từ hạt nhân Việc nuôi cấy được da người trong phòng thí nghiệm (da nhân tạo sống) đã góp phần quan trong vào sự tiến triển của ngành mỹ phẩm: mỹ phẩm thử nghiệm sẽ được bôi lên da nhân tạo rồi sẽ được khảo sát nhanh chóng tác dụng trên da, tính thấm, tính độc hại, mà không cần phải thử nghiệm trên da người bình thường mất nhiều thời gian

Ngành mỹ phẩm đã trở nên một ngành khoa học được giảng dạy trong các trường đại học và viện nghiên cứu mỹ phẩm

Mỹ phẩm bao gồm các loại kem chăm sóc da, sữa, bột, nước hoa, son môi, móng tay và ngón chân sơn móng tay, mắt và trang điểm mặt, thuốc nhuộm tóc, thuốc xịt tóc và gel, chất khử mùi, chất khử trùng tay, sản phẩm em bé, dầu tắm…

- Mắt: viết kẻ mắt, kẻ lông mày, kem chải lông mi, mí mắt giả…

- Môi: son môi, chất làm ẩm môi, chất làm bóng môi…

Trang 14

- Móng tay, chân: sơn, thuốc tẩy sơn…

Trong các loại mỹ phẩm, đáng lưu ý nhất là kem chăm sóc da hay còn gọi kem dưỡng

da Đây là loại mỹ phẩm đuợc dùng nhiều nhất và nếu sử dụng không đúng có thể gây tác hại trầm trọng Kem chăm sóc da xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều, có đủ chủng loại, nhưng xét về mặt tác dụng có thể phân thành 5 loại chính sau đây:

- Kem lạnh (cold creams): có dạng nhũ tương (emulsion) dùng làm sạch da Dạng nhũ tương là dạng bào chế được dùng nhiều nhất cho kem dưỡng da, đó là hệ phân tán chất béo không tan thành những hạt rất mịn trong dung dịch có nước tạo thành thể đồng nhất (sữa chúng ta uống là nhũ tương rất hoàn hảo của thiên nhiên mà các nhà bào chế rất muốn bắt chước)

- Kem tẩy (cleansing creams): không phải dạng nhũ tương mà là dạng đặc, cũng nhằm làm làm sạch da

- Kem thoa qua đêm (night creams): làm dịu da, làm ẩm da, làm da mịn hơn

- Kem lót (foundation creams): tạo lớp lót bảo vệ da khi trang điểm

- Kem chống nám, kem bảo vệ…

2.2 Quy trình sản xuất

Sản phẩm Điện Dung môi bốc hơi

CTNH: - Cặn hóa chất

- Giẻ lau dính hóa chất

- Sản phẩm rơi vãi

Chiết – Rót – Định hình Đóng gói – Vô chai Bao bì kim loại Bao bì giấy Nhãn mác Dung môi bốc hơi

Dung môi bốc hơi

Trang 15

- Hóa chất thải;

- Nguyên liệu rơi vãi

- Bao bì, thùng đựng nguyên vật liệu ban đầu sau sử dụng

Chuẩn bị nguyên liệu

CTNH: Sản phẩm hư hỏng

Qui trình Chất thải

Hiện nay ở nước ta chủ yếu chỉ thực hiện công đoạn phối trộn các nguyên liệu có sẵn để tạo ra các sản phẩm mỹ phẩm, do đó, quy trình sản xuất có thể được tóm tắt như sau:

Mỗi ngành hàng có sản phẩm đầu ra khác nhau, tuy nhiên vẫn có chung quá trình sản xuất tổng quát cơ bản như trên

Chuẩn bị nguyên liệu: các nguyên liệu dạng rắn (phẩm màu, bột) được nghiền, dầu khoáng và nước trộn riêng và sau đó phối trộn với tất cả các thành phần nguyên liệu với thời gian và nhiệt độ thích hợp, để tạo thành hỗn hợp đồng nhất Ứng với mỗi sản phẩm sẽ có bồn hòa trộn riêng và quá trình cơ học thích hợp để phối trộn

Thành phẩm có thể được lọc trước khi chiết rót vào chai, lo hoặc bình xịt đối với các sản phẩm dạng lỏng, dạng kem hoăc định hình đối với các sản phẩm dạng rắn

2.3 Nguyên liệu sử dụng

Cơ bản hiện nay, ngành mỹ phẩm là một bộ phận của ngành sản xuất hóa hữu cơ Ở Việt Nam, sản xuất mỹ phẩm chủ yếu là phối trộn các nguyên liệu hữu cơ, màu và tinh dầu có nguồn gốc từ thực vật, tổng hợp để tạo ra sản phẩm Do đó, nguyên liệu chính để sản xuất mỹ phẩm hầu hết là các hóa chất hữu cơ

2.1.1 Danh mục các chất bảo quản sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm

Chất bảo quản là những chất có thể được thêm vào các sản phẩm mỹ phẩm cho mục đích chính của ức chế sự phát triển của vi sinh vật trong các sản phẩm gồm một số chất như sau:

Bảng Danh mục các chất bảo quản sử dụng trong sản xuất mỹ phẩm

(including isethionate and p-hydroxy- benzoate (+)

Trang 16

đươngBenzalkonium chloride

sóc tóc; 1.0 %Sản phẩm khác; 0.5%

Trang 17

31 Poly(1-hexamethylenebiguanide hydrochloride) 0.3%

2.1.2 Danh mục các chất chống tia UV sử dụng trong mỹ phẩm

Các chất chống UV là những chất chứa trong các sản phẩm mỹ phẩm chống nắng, đặc biệt nhằm mục đích lọc tia UV để bảo vệ da khỏi tác dụng nhất định có hại của các tia bức xạ mặt trời

Bảng Danh mục các chất chống tia UV sử dụng trong mỹ phẩm ST

Nồng độ tối đa cho phép

2-Hydroxy-4-methoxybenzo-phenone-5sulfonic acid

(Benzophenone-5) and its sodium salt

5% (of acid)

sodium and triethanolamine của chúng

(octyl dimethyl PABA)

8%

Trang 18

16 alpha-(2-Oxoborn-3-ylidene) toluene-4sulphonic acid và muối của

chúng

6% (expressed as acid)

hexylester;

Diethylamino Hydroxybenzoyl Hexyl

Benzoate; CAS No 302776-68-7)

10 % in sunscreen products

2.1.3 Các chất tạo màu thường được sử dụng

:

Bảng Các chất tạo màu tham gia vào quá trình sản xuất mỹ phẩm

18

Trang 19

2. Caramel Nâu

2,4,6-tris[1,1’-byphenyl]-4-yl- (ETH50)

Isopropyl Alcohol, Toluene,

Xylene1,1,1-Trichloroethane, Ethylene Dichloride

chế – nước

Dạng tổng hợp (chủ yếu là các ester có nhiệt độ sôi cao) như glyceryl diacetate, benzyl benzoate, các loại tinh dầu

các dạng tổng hợp

Trang 20

2.4 Chất thải nguy hại từ ngành mỹ phẩm

Như đã trình bày ở các nội dung trên, hiện tại ở Việt Nam ngành sản xuất mỹ phẩm chủ yếu là phối trộn các nguyên liệu (gồm nguyên liệu hóa học có nguồn gốc hữu cơ, vô cơ và từ các hợp chất trích xuất từ tự nhiên…), do đó, chất thải nguy hại phát sinh từ ngành chủ yếu là các hóa chất, cụ thể như sau:

QL CTNH

Tính chất nguy hại

Trạng thái tồn tại

Nguồn phát sinh

Phương pháp

xử lý

Chất thải từ quá trình sản xuất xà

phòng, chất tẩy rửa và mỹ phẩm 03 06

1

Dịch cái thải và dung dịch tẩy rửa

thải có gốc nước (Nipagin

TH-SH

2

Dịch cái thải, dung dịch tẩy rửa và

dung môi có gốc halogen hữu cơ

TĐ-HR

TH-SH-3

Các loại dịch cái thải, dung dịch tẩy

rửa và dung môi hữu cơ thải khác

(acetone; benzene; toluene )

Từ quá trình chiết tách

TĐ-C

Rắn/Lỏng

Từ qt chưng cất

TĐ-HR

Rắn/Lỏng

Từ qt chưng cất

TĐ-C

Từ HT XL khí thải

TĐ-HR20

Trang 21

TH-SH-7 Các loại chất hấp thụ đã qua sử dụng

Từ HT XL khí thải

TĐ-C

8

Bùn thải có chứa các thành phần

nguy hại từ quá trình xử lý nước thải

(acetone; benzene; toluene)

Từ HT XL nước thải

C

Các sản phẩm chưa qua sử dụng bị

loại bỏ từ quá trình sản xuất 19 03

trường

TĐ-HR

Bao bì thải (bao gồm cả bao bì thải

phát sinh từ đô thị đã được phân

loại, trừ các loại nêu tại phân

nhóm mã 14 01)

18 01

10

Bao bì cứng thải bằng nhựa có

chứa/bị nhiễm các thành phần nguy

hại (Chai lọ mỹ phẩm, thùng chứa

hóa chất…)

Chuẩn bị nguyên liệu ban đầu

Xử lý sản phẩm thu hồi

SR-SH

trộn/Phối trộn

TĐ-C

Chất thải từ quá trình sản xuất,

điều chế, cung ứng, sử dụng sơn và

HR

Rắn/Lỏng

Hòa trộn/Phối trộn

TĐ-HR

Hòa trộn/Phối trộn

TĐ-HRGhi chú:

C: Phương pháp chôn lấp

TĐ: Phương pháp thiêu đốt

HR: Phương pháp hóa rắn

Ngày đăng: 18/11/2020, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w