1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại ngành than tại quảng ninh

142 523 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 12,45 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI HOÀNG THỊ KIM THÙY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI NGÀNH THAN TẠI QUẢNG NINH CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ : 60.44.03.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN DANH THÌN HÀ NỘI - 2014 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn về đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại ngành than tại Quảng Ninh” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Những số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa từng được công bố trên bất kỳ công trình nào. Hà Nội, tháng năm 2014. Tác giả luận văn Hoàng Thị Kim Thùy Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành khoa học môi trường, tôi đã nhận được rất nhiều sự dạy bảo, hướng dẫn, góp ý của các thày cô Khoa Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến các thày cô phục trách sau đại học, khoa Môi trường đã tận tình dạy bảo tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Trần Danh Thìn đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn tôi nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới ban quản lý đào tạo sau đại học Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện cho tôi học tập và hoàn thành khóa học. Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thành bản luận văn này bằng sự nhiệt tình và năng lực của mình. Tuy nhiên, thời gian và năng lực có hạn nên bản luận văn này không thể tránh khỏ những thiếu sót, rất mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến quý báu của thày cô và các bạn. Hà Nội, tháng năm 2014 Tác giả luận văn Hoàng Thị Kim Thùy Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các từ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình viii MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu của đề tài 2 1.3 Yêu cầu 2 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1 Hiện trạng phát triển ngành than trên thế giới và tại việt nam 3 1.1.1 Hiện trạng phát triển ngành than trên thế giới 3 1.1.2 Hiện trạng phát triển sản xuất ngành than tại Việt Nam 4 1.1.3. Nhận xét, đánh giá chung hiện trạng sản xuất than của Việt Nam và Quảng Ninh 10 1.2. Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại trên thế giới và tại việt nam 10 1.2.1. Khái quát về chất thải nguy hại 10 1.2.2. Quản lý CTNH là gì? 19 1.2.3. Hiện trạng quản lý CTNH trên thế giới 20 1.2.4. Hiện trạng quản lý CTNH tại Việt Nam 23 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 25 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 25 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 25 2.2. Nội dung nghiên cứu 25 2.2.1. Khái quát hoạt động sản xuất than tại Quảng Ninh 25 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv 2.2.2 Mô hình thu gom và xử lý CTNH của Xí nghiệp xử lý CTNH tại Quảng Ninh 25 2.2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTNH ngành than 25 2.3. Phương pháp nghiên cứu 25 2.3.1. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp 25 2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 26 2.3.3. Phương pháp điều tra và khảo sát 26 2.3.4. Phương pháp lấy mẫu 26 2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu và minh họa 29 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hoạt động sản xuất than của tỉnh Quảng Ninh 30 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 30 3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội 31 3.1.3. Hoạt động sản xuất than của tỉnh Quảng Ninh 32 3.2. Hiện trạng quản lý CTNH của ngành than tại Quảng Ninh. 33 3.2.1. Hiện trạng phát sinh CTNH trong ngành than tại Quảng Ninh 33 3.2.2. Hiện trạng quản lý và xử lý CTNH ngành than tại Quảng Ninh 37 3.3. Đánh giá chung về hiện trạng quản lý CTNH tại ngành than 40 3.4. Phương pháp xử lý CTNH ngành than 41 3.5. Mô hình xử lý CTNH của ngành than tại Xí nghiệp xử lý CTNH 42 3.5.1. Vị trí địa lý của Xí nghiệp xử lý CTNH 42 3.5.2. Cơ cấu tổ chức 42 3.5.3. Phương thức xử lý CTNH của Xí nghiệp xử lý CTNH 43 3.5.4. Chất lượng môi trường tại Xí nghiệp xử lý CTNH 56 3.6. Đánh giá hiện trạng xử lý CTNH và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTNH 60 3.6.1. Đánh giá chung về hiện trạng xử lý CTNH của ngành than 60 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v 3.6.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTNH ngành than tại Quảng Ninh 61 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65 1. Kết luận 65 2. Kiến nghị 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD: Nhu cầu oxy sinh học. BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường. CN: Công nghiệp. CTNH: Chất thải nguy hại. COD: Nhu cầu oxy hóa học. CP: Cổ phần. HTXL: Hệ thống xử lý. KLN: Kim loại nặng. KCN: Khu công nghiệp. QĐ: Quyết định. NĐ: Nghị định. NTCN: Nước thải công nghiệp MTV: Một thành viên. SP: Sản phẩm. SX: Sản xuất. QCVN: Quy chuẩn Việt Nam. TKV: Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn. TM: Thương mại. UNEP: United Nations Environmental Programme. (Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc). EPA: United States Environmental Protection Agency. (Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1 Tổng hợp phương pháp quan trắc các thông số ô nhiễm trong khí thải 27 2.2 Tổng hợp phương pháp quan trắc các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp 28 2.3 Tổng hợp phương pháp quan trắc các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp 29 3.1 Tổng hợp các thành phần chất thải nguy hại trung bình trong năm của một số công ty thuộc ngành than 34 3.2 Kết quả phân tích chất lượng môi trường khí thải ống khói lò đốt 56 3.3 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thải của các dây chuyền xử lý CTNH 57 3.4 Kết quả phân tích chất lượng môi trường nước thải sau khi đã qua xử lý 59 3.5 Kết quả phân tích chất lượng tro xỉ của lò đốt CTNH 60 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 1.1 Phân loại chất thải theo danh mục luật định của EPA (Mỹ) (17) 19 3.1 Sơ đồ tổ chức Xí nghiệp xử lý CTNH 43 3.2 Sơ đồ thu gom, phân loại, lưu trữ và xử lý CTNH 44 3.3 Sơ đồ công nghệ xử lý dầu thải của Xí nghiệp xử lý CTNH 46 3.4 Sơ đồ xử lý ắc quy phế thải thải tại Xí nghiệp xử lý CTNH 48 3.5 Sơ đồ dây chuyền xứ lý thùng phuy và các sản phẩm từ thép 49 3.6 Sơ đồ quy trình công nghệ của lò đốt rác thùng quay FB-500R (21) 50 3.7 Sơ đồ xử lý nước thải công nghiệp tại Xí nghiệp xử lý CTNH (20) 54 3.8 Mô hình quản lý CTNH chung trong ngành than tại Quảng Ninh 64 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Chất lượng môi trường cũng là một trong những nền tảng của sự tồn tại và phát triển bền vững. Bất cứ hoạt động gì của con người cũng diễn ra trong môi trường, vì thế nó cũng có những tác động nhất định tới môi trường. Khai thác than và sản xuất than là một trong các hoạt động lớn gây tác động tới chất lượng môi trường không khí, đất, nước và hệ sinh thái. Trong đó, các chất thải như dầu thải, thùng phuy chứa dầu, chứa sơn, ắc quy thải, lốp đã qua sử dụng phát sinh trong quá trình khai thác và sàng tuyển than, máy móc thiết bị sản xuất làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng môi trường khu vực và cảnh quan trung. Cùng với quá trình đầu tư mở rộng công suất ngành than – khoáng sản như hiện nay, việc phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại gia tăng do sản xuất là không tránh khỏi. Do đó cần có biện pháp giảm thiểu các tác động do chất thải phát sinh trong sản xuất tới môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững trong thời kỳ phát triển kinh tế của ngành cũng như của tỉnh Quảng Ninh. Mặt khác, công tác quản lý chất thải nguy hại cũng đang là một vấn đề thời sự nóng hổi hiện đang được thế giới quan tâm, bởi tất cả đều nhận thức được rằng: nếu không có biện pháp quản lý chất thải nguy hại một cách hiệu quả, đúng đắn thì những hậu quả không thể lường trước được, khiến chúng ta và cả thế hệ mai sau phải gánh chịu. Vì vậy, để phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường các cơ quan quản lý nhà nước đã thường xuyên kiểm tra, giám sát và đã ban hành một số chính sách cụ thể, một số văn bản đã được ban hành cụ thể như sau: Điều 36 trong luật bảo vệ môi trường Việt Nam quy định các vấn đề bảo vệ môi trường đối với khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tập trung; Ngày 26 tháng 12 năm 2006 Bộ tài nguyên và Môi trường ra Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT về danh mục chất thải nguy hại kèm theo Quyết định này được áp dụng để nhận biết, phân loại các CTNH làm căn cứ cho việc quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật; [...]... nhiễm và cải thiện môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững Từ những thực tiễn trên, nhằm giảm thiểu sự phát sinh CTNH mà cụ thể là của ngành than tại tỉnh Quảng Ninh tác giả đưa ra đề tài như sau: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại ngành than tại Quảng Ninh 1.2 Mục tiêu của đề tài Đánh giá thực trạng quản lý CTNH ngành than tại Quảng Ninh, từ đó đề xuất một số giải. .. số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTNH, bảo vệ môi trường 1.3 Yêu cầu - Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sản xuất than của tỉnh Quảng Ninh - Tìm hiểu thực trạng phát thải CTNH của các đơn vị ngành than thuộc tập đoàn than tại Quảng Ninh - Đánh giá thực trạng quản lý CTNH ngành than tại địa phương - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTNH ngành than, góp... xuất than tại Quảng Ninh 2.2.2.1 Hiện trạng phát sinh CTNH trong ngành than tại Quảng Ninh 2.2.2.2 Hiện trạng quản lý, xử lý CTNH trong ngành than tại Quảng Ninh 2.2.2 Mô hình thu gom và xử lý CTNH của Xí nghiệp xử lý CTNH tại Quảng Ninh 2.2.3.1 Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp 2.2.3.2 Vị trí địa lý của Xí nghiệp 2.2.3.3 Trang thiết bị, công nghệ, quy trình xử lý CTNH 2.2.3.4 Đánh giá hiệu quả xử lý CTNH... đề quản lý hoạt động sản xuất than tại Quảng Ninh, cũng như của Việt Nam càng phải chặt chẽ hơn bao giờ hết 1.2 Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại trên thế giới và tại việt nam 1.2.1 Khái quát về chất thải nguy hại 1.2.1.1 Chất thải nguy hại là gì? Khái niệm về thuật ngữ chất thải nguy hại (Hazardous Waste) lần đầu tiên xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại các nước Âu – Mỹ, sau đó mở... nghiệp Page 24 Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu CTNH phát sinh của các Xí nghiệp, Công ty thuộc ngành than tại Quảng Ninh Thực trạng quản lý CTNH thuộc ngành than tại Quảng Ninh 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu − Địa điểm: Công ty TNHH một thành viên môi trường – TKV, tại Km 4, Cẩm Thủy, thành Phố Cẩm Phả, Quảng Ninh − Thời gian nghiên cứu:... chôn rác tại bãi chôn lấp chờ sau xử lý (24) * Philippin Nói chung CTNH được đổ vào nước hay đổ vào bãi rác công cộng Hiện tại ở Philippin chưa có công trình xử lý chất thải nguy hại tập trung, một số ít chất thải được xử lý tại chỗ Hiện đang có một đề án nghiên cứu về xử lý chôn lấp chất thải nguy hại do EU tài trợ (24) * Thái Lan Chất thải nguy hại tại Thái Lan đã được đưa vào hệ thống xử lý trung... chất thải nguy hại, tỷ lệ xử lý chất thải rắn bằng các phương pháp như đốt, xử lý cơ học, hóa /lý, sinh học, chôn lấp rất khác nhau Qua số liệu thống kê về tình hình xử lý chất thải rắn của một số nước trên thế giới cho thấy rằng: Nhật Bản là nước sử dụng phương pháp thu hồi chất thải rắn hiệu quả cao nhất (38%), sau đó đến Thụy Sỹ (33%) Dưới đây là những mô tả tổng quan về tình hình quản lý chất thải. .. xuất, và đổ thải các đất đá thải làm thay đổi địa hình, địa dạng, tiêu biểu là các mỏ than Quảng Ninh Hoạt động khai thác than tại Quảng Ninh là quá lớn, kéo theo việc phát sinh các chất thải công nghiệp nguy hại khá nhiều Các CTNH phát sinh chủ yếu là: Dầu thải, ắc quy chì (bao gồm cả ắc quy ô tô và ắc quy tàu), má phanh có chứa amiăng, các giẻ lau, đất, mùn cưa nhiễm dầu Do vậy, Vấn đề quản lý hoạt... CTNH, đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý chất thải nói chung và chất thải nguy hại nói riêng tại Hồng Kông (24) Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 * Malaysia Tại đây đã xây dựng cơ sở xử lý CTNH tập trung từ năm 1995-1996, đây là cơ sở xử lý với công nghệ hiện đại vận hành trên cơ sở thu hồi vốn hoàn toàn Chất thải nguy hại được liệt kê và chứa giữ riêng... phí… thường đòi hỏi cao mà đối với một nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam thì khó có thể đáp ứng Quản lý CTNH là một hoạt động khó khăn, tốn kém có tính nguy hiểm cao (do liên quan đến các chất nguy hại) đòi hỏi có sự đầu tư đồng bộ về khoa học kỹ thuật, đào tạo trình độ, nâng cao năng lực…thì hoạt động quản lý mới có thể đạt được hiệu quả cao 1.2.3 Hiện trạng quản lý CTNH trên thế giới . mà cụ thể là của ngành than tại tỉnh Quảng Ninh tác giả đưa ra đề tài như sau: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại ngành than tại Quảng Ninh 1.2. Mục tiêu. quản lý CTNH của ngành than tại Quảng Ninh. 33 3.2.1. Hiện trạng phát sinh CTNH trong ngành than tại Quảng Ninh 33 3.2.2. Hiện trạng quản lý và xử lý CTNH ngành than tại Quảng Ninh 37 3.3. Đánh. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại ngành than tại Quảng Ninh là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Những số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực.

Ngày đăng: 01/09/2020, 12:00

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w