Đánh giá hiện trạng xử lý CTNH và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTNH

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại ngành than tại quảng ninh (Trang 69)

6. Công ty cổ phần than Đèo Na

3.6. Đánh giá hiện trạng xử lý CTNH và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTNH

hiệu quả quản lý CTNH

3.6.1. Đánh giá chung vềhiện trạng xử lý CTNH của ngành than

Ngành than là ngành tương đối phát triển mạnh tại Quảng Ninh nói riêng và của cả nước nói chung. Hoạt động sản xuất mở rộng, kèm theo đó là việc phát sinh CTNH ngày càng nhiều. Tuy nhiên, TKV cũng đã chú trọng đến hoạt động xử lý CTNH, xây dựng xí nghiệp xử lý CTNH trong Tập đoàn.

CTNH đã được đưa đi xử lý, không để thải ra gây ảnh hưởng xấu đến đến môi trường xung quanh. Các chỉ tiêu chất lượng môi trường không khí, nước thải sau xử lý và tro xỉ từ hệ thống lò đốt tại đơn vị xử lý CTNH theo QCVN được đảm bảo.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 61 Đối với chất lượng nước thải 3 dây chuyền xử lý CTNH tại Xí nghiệp xử lý CTNH, các chỉ tiêu KLN đều vượt ngưỡng cho phép (cột B-QCVN 40:2011/BTNMT). TKV cần phải đảm bảo NTCN phải được xử lý triệt để, không để xảy ra hiện tượng đổ thẳng ra ngoài môi trường xung quanh.

3.6.2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý CTNH ngành than tại Quảng Ninh

3.6.2.1. Xây dựng hệ thống thu gom chất thải rắn nguy hại

Đảm bảo 100% các Xí nghiệp, Công ty than có hợp đồng cam kết về quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại.

Quá trình thu gom CTNH tại nguồn được thực hiện bởi chính các công nhân sản xuất trong một Xí nghiệp, Công ty than. Tùy từng dây chuyền sản xuất và bố trí lao động mà mỗi nhà máy có thể có một phương thức vận hành khác nhau. Có thể thu gom theo từng ca, ngày hay tuần. Việc thu gom bởi Công ty than quản lý chất thải đến khu xử lý sẽ được tiến hành theo thỏa thuận giữa các Công ty than và Xí nghiệp thu gom xử lý.

Việc thu gom, phân loại và đóng gói chất thải nguy hạiđều rất quan trọng để tiến hành bước tiếp theo là xử lý CTNH. Các công tác này phải được thực hiện bởi chủ nguồn thải là chính các Công ty than.

Những kiện hàng chứa chất lỏng nguy hại (ngoại trừ chất lỏng dễ cháy, dầu thải) đựng trong các bao bì có dung tích nhỏ hơn 120ml phải được sắp xếp sao cho phần nắp bao bì phải hướng lên phía trên và phải dùng nhãn chỉ hướng biểu thị thẳng đứng của bao bì, đồng thời có đủ chỗ trống để dán nhãn và những dấu hiệu yêu cầu trong này và theo luật định khác.

Đối với dầu thải được lưu chứa trong thùng phuy, phải được in rõ nhãn mác loại dầu thải gán lên thùng phuy.

Các chất thải khác như giẻ lau, đất, mùn cưa, cát nhiễm dầu phải được đóng gói trong các bao bì và phải được ghi rõ nhãn mác in trên bao bì.

Các chất thải lây nhiễm từ hoạt động y tế của một số Công ty than, cũng phải

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62

3.6.2.2. Củng cố khả năng giảm thiểu, tái sử dụng, phân loại và tồn trữ CTNH

Thu gom, vận chuyển và đặc biệt là đốt chất thải là rất đắt tiền. Cần phải có chiến lược giảm thiểu CTNH tại các Công ty than và tái sử dụng chất thải khi đó chi phí xử lý chất thải sẽ giảm.

Các biện pháp bao gồm:

- Tận dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu chất thải. - Thu hồi, tái chế và tái sử dụng chất thải.

- Xử lý, chôn lấp và biến đổi chất thải nguy hại thành chất thải không nguy hại. - Chôn lấp hợp vệ sinh (ở bãi chôn lấp riêng biệt)

Biện pháp quản lý chất thải nguy hại cần được thực hiện như sau:

- Tất cả các nguồn thải và khối lượng chất thải phải được xác định chính xác. Mỗi Xí nghiệp và Công ty than phải lập một danh sách các nguồn thải nguy hại và các đặc tính của chúng. Chất thải nguy hại có thể phân loại dựa vào hệ thống phân loại của Việt Nam với đặc điểm sau đây:

+ Tính dễ cháy : hầu hết là các chất bay hơi và các dung dịch lỏng dễ cháy, chất khí...

+ Tính ăn mòn: acid, base...

+ Tính hoạt động: cyanide, sulfide...

+ Tính độc: các hợp chất độc.

- Các Xí nghiệp, Công ty than cần phải đặt mục tiêu là giảm thiểu cả số lượng chất thải lẫn thành phần độc hại trong chất thải. Biện pháp giảm thiểu cần phải được thực hiện như sau:

+ Không sản xuất chất thải nguy hại (không dùng nguyên kiệu, hóa chất độc).

+ Tái chế nguyên liệu nếu có thể (ví dụ sử dụng lại chất thải cho một công đoạn nào đó trong Xí nghiệp).

+ Nếu nguyên liệu và hóa chất độc cần cho công nghệ sản xuất vàkhông thể tái chế chúng, thì phải biến đổi chúng thành những hợp chất không độc.

+ Trong trường hợp không thể biến đổi chúng thành chất thải không nguy hại, khi đó cẩn thận tồn trữ và thuê đơn vị xử lý.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 63

- Thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại từ từng Xí nghiệp, Công ty than phải được hoạch định tốt và phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về kỹ thuật và độ an toàn. Chất thải công nghiệp nguy hại phải được phân loại ngay tại nguồn và được vận chuyển riêng từng loại chất thải tùy vào đặc tính của chúng.

- Khi nguồn chất thải hại được xác định và đã tận dụng mọi phương cách để giảm thiểu hoặc tái sử dụng chất thải, xí nghiệp phải có biện pháp kiểm soát chất thải nghiêm ngặt. Tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm (chất lượng và số lượng) để quyết định việc đóng cửa xí nghiệp hay đổi mới công nghệ.

3.6.2.3. Áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

Theo Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định mới ban hành đưa mức xửphạt khá cao về các hành vi vi phạm luật môi trường, trong đó bao gồm công tác quản lý CTNH (từ các khâu thu gom, đóng gói, vận chuyển, xử lý CTNH). Áp dụng nguyên tắc này, thì công tác quản lý CTNH sẽ dễ dàng hơn; bắt buộc các đơn vị trong ngành than tại Quảng ninh phải có những thay đổi tích cực trong quy chế quản lý CTNH.

Mặt khác, Các đơn vị ngành than tại Quảng Ninh đều do sự chỉ đạo từ TKV. Do đó, ngay trong chính Tập đoàn cũng nên có quy chế xử phạt riêng nội bộ, đưa ra các sức ép để hoàn thiện quy chế quản lý CTNHtới các công ty than tại Quảng Ninh.

3.6.2.4. Tăng cường công tác đào tạo và nâng cao nhận thức về quản lý CTNH

- Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về quản lý CTNH cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý CTNH tại ngay các Xí nghiệp, Công ty than và

Xí nghiệp xử lý CTNH có chức năng thu gom, vận chuyển, tồn trữ xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện những chương trình tăng cường nhận thức cho công nhân trong các xí nghiệp về tác động của chất thải nguy hại đến

con người và môi trường.

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm cho các cán bộ quản lý CTNH tại Xí nghiệp xử lý CTNH. Đảm bảo NTCN trong Xí nghiệp xử lý CTNH phải được xử lý triệt để

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 64 trước khi xả thẳng ra ngoài môi trường. Đây là một phần ý thức rất quan trọng của đơn vị xử lý CTNH trong TKV.

Như vậy, công tác quản lý CTNH tại Quảng Ninh ngay trong tập đoàn than tại Quảng Ninh cần được liên kết chặt chẽ thực hiện, tác giả xin đưa ra mô hình quản lý như sau:

Hình 3.8. Mô hình quản lý CTNH chung trong ngành than tại Quảng Ninh

Các công ty than thuộc TKV TKV

Công ty TNHH MTV môi trường - Vinacomin Các công ty than thuộc TKV Xí nghiệp xử lý chất thải nguy hại Thu gom, phân loại, dán nhãn Tái chế thiêu hủy CTNH Xử lý các chất thải sau tái chế. Thu gom, phân loại, dán nhãn Thu gom, phân loại, dán nhãn Vận chuyển CTNH Vận chuyển CTNH

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 65

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại ngành than tại quảng ninh (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)