1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007)”

82 795 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 617,5 KB

Nội dung

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những loại hình bảo hiểm ra đời khá sớm, phát triển theo quá trình phát triển của xã hội và đến này đối với bất cứ một quốc gia nào thì BHXH cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với người lao động

Trang 1

xã hội để đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động

Cũng chính vì vậy công tác chi trả các chế độ BHXH có vai trò vô cùngquan trọng, nó là khâu cuối cùng trong việc thực hiện các chế độ BHXH vàliên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động Bởi vậy, thực hiện tốtcông tác chi trả mới có thể đảm bảo được đời sống vật chất và tinh thần củangười lao động, đảm bảo được quyền lợi của họ từ đó mới phát huy được hếtvai trò của chính sách BHXH Công tác chi trả các chế độ BHXH phản ánhchất lượng của dịch vụ BHXH và trong một chừng mực nào đó nó còn thểhiện tính ưu việt của chế độ xã hội Hơn nữa tỉnh Hà Tĩnh là địa bàn có số đốtượng tham gia và thụ hưởng trợ cấp BHXH rất lớn, với số tiền chi trả hàngnăm lên tới hàng trăm tỷ đồng, bởi vậy công tác chi trả các chế độ BHXHđang ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của hàng nghìn người lao động trênđịa bàn, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hộicủa tỉnh

Trang 2

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác chi trả các chế độ BHXHnên trong thời gian thực tập ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh, em đã tìm hiểu và chọn đề

tài: “Phân tích thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007)” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Nội dung đề tài bao gồm có 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về BHXH và công tác chi trả các chế

độ BHXH

Chương 2: Thực trạng chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh Chương 3: Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác chi trả các

chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới

Em xin chân thành cảm ơn các cô chú tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh,

và đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Văn Định đã chỉ bảo tận tình và giúp đỡ vàtạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên

đề thực tập tốt nghiệp này

Trang 3

Chương I: Những vấn đề cơ bản về BHXH và công tác chi trả

các chế độ BHXH

I Tổng quan về BHXH

1 Sự cần thiết khách quan và vai trò của BHXH

Trong lịch sử phát triển của loài người, con người muốn tồn tại và pháttriển trước hết phải ăn, mặc, ở và đi lại v.v Để thoả mãn những nhu cầu tốithiểu đó, con người phải lao động để tạo ra những sản phẩm cần thiết Khi sảnphẩm đó được tạo ra ngày càng nhiều đời sống con người ngày càng đầy đủ

và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn Như vậy, việc thoả mãn nhữngnhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc và chính khả nănglao động của họ Nhưng trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉgặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thường.Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phátsinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sốngkhác Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau hay bị tai nạn lao động và khả năng tựphục vụ bị suy giảm v.v khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cầnthiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại có cái còn tăng lên, thậmchí còn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới như: cần được khám chữa bệnh vàđiều trị khi ốm đau; tai nạn thương tật nặng cần có người chăm sóc nuôidưỡng v.v Bởi vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con người và xã hộiloài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhaunhư:san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng; đi vay, đi xin hoặc dựavào sự cứu trợ của nhà nước v.v Rõ ràng, những cách đó là hoàn toàn thụđộng và không chắc chắn

Khi nền kinh tế hàng hóa phát triển, việc thuê mướn nhân công trở nênphổ biến Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau đã

Trang 4

phải cam kết cả việc bảo đảm cho người làm thuê có một thu nhập nhất định

để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu khi không may bị ốm đau, tai nạn,thai sản v.v Trong thực tế, nhiều khi các trường hợp trên không xảy ra vàngười chủ không phải chi ra một đồng nào Nhưng cũng có khi xảy ra dồndập, buộc họ phải bỏ ra một lúc nhiều khoản tiền lớn mà họ không muốn Vìthế, mâu thuẫn chủ – thợ phát sinh, giới thợ liên kết đấu tranh buộc giới chủthực hiện cam kết Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có tácđộng nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội Do vậy, Nhà nước đã phải đứng

ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn Sự can thiệp này một mặt làm tăng vai tròcủa Nhà nước, mặt khác buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp mộtkhoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở xácsuất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê Số tiền đóng góp của cả chủ và thợhình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia Quỹ này còn được

bổ sung từ ngân sách Nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống chongười lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi Chính nhờ những mốiquan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của người lao động được dàn trải,cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được bảo vệ, sản xuấtkinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn không cần thiết

Vì vậy, nguồn quỹ tiền tệ tập trung được thiết lập ngày càng lớn và nhanhchóng Khả năng giải quyết các phát sinh lớn của quỹ ngày càng đảm bảo

Toàn bộ những hoạt động và những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽtrên được thế giới quan niệm là BHXH đối với người lao động Như vậy,BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với ngườilao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng laođộng, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trungnhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần đảm bảo

an toàn xã hội

Trang 5

Sự ra đời và phát triển của BHXH có vai trò rất lớn đối với người laođộng, người sử dụng lao động và Nhà nước, cụ thể:

Đối với người lao động: Nhờ có BHXH mà rủi ro, bất lợi của người laođộng được dàn trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càngđược đảm bảo ổn định Từ đó, làm cho người lao động an tâm trong lao độngsản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển

Đối với người sử dụng lao động: BHXH phục vụ lợi ích của người sửdụng lao động vì góp phần duy trì quan hệ lao động ổn định Người lao độngđược bảo hiểm sẽ yên tâm phấn khởi làm việc, nâng cao năng suất lao động

và chất lượng sản phẩm, góp phần giữ vững, thậm chí làm tăng lợi nhuận chongười sử dụng lao động

Đối với Nhà nước: BHXH có tác dụng to lớn trên cả hai bình diện.Trên bình diện xã hội, BHXH giúp duy trì ổn định quan hệ lao động, quan hệ

xã hội, thực hiện công bằng xã hội, góp phần bảo đảm đời sống cho người laođộng và gia đình họ, đảm bảo an toàn quốc gia Trên bình diện kinh tế, quỹBHXH là một kênh tài chính quan trọng góp phần phát triển đất nước; đặcbiệt là đối với những quốc gia đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ nhưViệt Nam chúng ta Như vậy, sự xuất hiện của BHXH là một tất yếu kháchquan khi mà mọi thành viên trong xã hội đều cảm thấy sự cần thiết phải thamgia hệ thống BHXH và sự cần thiết phải tiến hành bảo hiểm cho người laođộng

2 Sự ra đời và phát triển của BHXH

2.1 Trên thế giới

BHXH đã xuất hiện từ rất lâu mà mầm mống của nó từ thế kỷ XIII ởNam Âu khi nền công nghiệp và kinh tế hàng hoá đã bắt đầu phát triển Tuynhiên ban đầu BHXH chỉ mang tính chất sơ khai, với phạm vi nhỏ hẹp Từ thế

Trang 6

kỷ XVI đến thế kỷ XVIII một số nghiệp đoàn thợ thủ công ra đời, để bảo vệlẫn nhau trong hoạt động nghề nghiệp họ đã thành lập nên các quỹ tương trợ

để giúp đỡ lẫn nhau (ở Anh năm 1973 đã thành lập hội “bằng hữu” để giúp đỡcác hội viên khi bị ốm đau, tai nạn nghề nghiệp)

Năm 1883, nước Phổ (Cộng hoà liên bang Đức ngày nay) đã ban hànhluật bảo hiểm ốm đau đầu tiên trên thế giới, đánh dấu sự ra đời của bảo hiểm

xã hội Bảo hiểm xã hội đã trở thành một trong những quyền của con người

và được xã hội thừa nhận Tuyên ngôn nhân quyền của Liên Hợp Quốc(10/12/1948) đã ghi: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội

có quyền hưởng bảo hiểm xã hội” Ngày 4/6/1952, Tổ chức lao động quốc tế(ILO) đã ký công ước Giơnevơ (102) về “Bảo hiểm xã hội cho người laođộng” đã khẳng định tất yếu các nước phải tiến hành bảo hiểm xã hội chongười lao động và gia đình họ Theo Công ước 102 tháng 6 năm 1952 tạiGiơnevơ của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) phạm vi của BHXH là trợ cấpcho 9 chế độ sau: Chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấptuổi già, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia đình, trợcấp thai sản, trợ cấp khi tàn phế, trợ cấp cho người còn sống( trợ cấp mấtngười nuôi dưỡng)

Nhưng trên thực tế không phải nước nào cũng thực hiện được toàn bộ 9chế độ trên và không phải nước nào cũng có phạm vi, đối tượng nguồn hìnhthành quỹ giống nhau Có nghĩa là việc thực hiện BHXH ở những nước khácnhau thì khác nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng nước và hoàn cảnh cụthể của mỗi giai đoạn phát triển mà mỗi nước có những hình thức áp dụngkhác nhau cho phù hợp

Trên thế giới có 33 nước thực hiện được 9 chế độ, trên 84 nước chưathực hiện được chế độ thứ 3 ( trợ cấp thất nghiệp), 9 nước chưa thực hiệnđược chế độ thứ sáu ( trợ cấp gia đình)

Trang 7

2.2 Tại Việt Nam

Bảo hiểm xã hội ( BHXH ) được thực hiện ở Việt Nam từ năm 1945 vàtrải qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi đặc biệt trong các năm 1961, 1985, 1995

Năm 1961, một Nghị định của chính phủ được ban hành để cung cấpcác dịch vụ phúc lợi xã hội cho tất cả các cán bộ viên chức làm việc trongngành nội chính, giáo dục, y tế, các doanh nghiệp Nhà nước, nội vụ Hệ thốngnày chỉ chịu trách nhiệm bảo hiểm cho khoảng 600.000 đến 700.000 ngườitrên tổng số dân là 17 triệu người của miền Bắc Việt Nam ( theo số liệu củanăm 1962) Năm 1964 Nghị định 218 thực hiện BHXH cho quân nhân

Từ năm 1975 thì chính sách BHXH được thực hiện thống nhất trong cảnước

Chế độ BHXH bao gồm: trợ cấp hưu trí, mất sức lao động và tử tuất,cùng các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghềnghiệp do cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đóng góp

Trước năm 1995, BHXH do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chịutrách nhiệm quản lý thực hiện về các chế độ trợ cấp dài hạn ( hưu trí, tử tuất,tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người nghỉ việc ), Tổng Liên đoànLao động chịu trách nhiệm quản lý thực hiện về các khoản chi trả trợ cấpngắn hạn (trợ cấp ốm đau, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đốivới người đang làm việc)

Từ tháng 1 năm 1995, Bộ Luật Lao động có hiệu lực, trong đó chươngXII về BHXH để hướng dẫn thực hiện Bộ luật Lao động Ngày 16-2-1995Chính phủ ban hành Nghị định 19/CP thành lập hệ thống BHXH Việt Nam đểquản lý thực hiện chính sách BHXH và quản lý quỹ BHXH Ngày 26-1-1995Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 12/CP về điều lệ BHXH đối vớidân sự với 5 chế độ BHXH: chế độ trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp

Trang 8

tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí và trợ cấp tử tuất; và ngày15-7-1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 45 quy định về BHXH đối vớiquân sự ( quân đội, công an) Trong 2 nghị định của Chính phủ có quy định

về hình thành quỹ BHXH trên cơ sở thu BHXH bao gồm người sử dụng laođộng đóng 15% quỹ lương và người lao động đóng 5% tiền lương hàng tháng.Quỹ này sử dụng để chi trả cho 5 chế độ trên Quỹ BHXH được bảo tồn, tăngtrưởng và được Nhà nước bảo hộ

Ngày 24-1- 2002 Chính phủ có Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg chuyển

hệ thống BHYT trực thuộc Bộ Y tế sang BHXH Việt Nam và ngày 6-12-2002Chính phủ ra Nghị định 100/NĐ-CP quyết định chức năng nhiệm vụ, quyềnhạn và tổ chức bộ máy của BHXH ( bao gồm cả bảo hiểm y tế )

Để phù hợp với quá trình phát triển và hội nhập, từ năm 1998 đến nayChính phủ đã ban hành nhiều văn bản nhằm sửa đổi, bổ sung chính sáchBHXH Sự thay đổi về chính sách BHXH đã được cụ thể hoá tại Nghị định số01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ và đặc biệt là tại LuậtBHXH Luật BHXH được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/07 làmột sự kiện vô cùng quan trọng trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật

về BHXH ở nước ta Nhiều nội dung mới, thể hiện những bước cải cách cầnthiết trong lĩnh vực BHXH đã được đưa vào luật BHXH Đó là việc quy địnhlại đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, số lượng, nội dung của các chế độBHXH bắt buộc như mức đóng, mức hưởng, thời gian hưởng…cũng có nhiềuthay đổi Ngoài ra, luật BHXH còn mở ra loại hình BHXH tự nguyện và bảohiểm thất nghiệp với những quy định về đối tượng tham gia, mức đóng, điềukiện hưởng, thời gian và mức hưởng rất rõ ràng cụ thể Hiện nay, luật BHXH

là văn bản có tính pháp lý cao nhất về BHXH ở Việt Nam

Trang 9

Trong thời chiến cũng như thời bình, Đảng và Nhà nước ta đã luônquan tâm đến chính sách BHXH cho người lao động Do đó, chế độ BHXH đãtrải qua nhiều giai đoạn, nhiều lần được sửa đổi, bổ sung và cải tiến, từngbước phát triển thành một hệ thống các chế độ BHXH tương đối hoàn chỉnh

3 Bản chất, đối tượng, chức năng và tính chất của BHXH

3.1 Bản chất của Bảo hiểm xã hội

Có thể nói, bản chất của BHXH được thể hiện ở những nội dung chủyếu sau đây:

- BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất làtrong xã hội mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan

hệ thuê mướn lao động phát triển đến một mức độ nào đó Kinh tế càng pháttriển thì BHXH càng đa dạng và hoàn thiện Vì thế có thể nói kinh tế là nềntảng của BHXH hay BHXH không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước

- Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làmtrong BHXH có thể là những rủi ro ngẫu nhiên, trái với ý muốn chủ quan củacon người như: Ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Hoặc cũng cóthể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: Tuổi già,thai sản Đồng thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong và ngoài quátrình lao động

- Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệlao động và diễn ra giữa 3 bên: Bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên đượcBHXH Bên tham gia BHXH có thể chỉ là người lao động hoặc cả người laođộng và người sử dụng lao động Bên BHXH (bên nhận nhiệm vụ BH) thôngthường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ Bên đượcBHXH là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộccần thiết

Trang 10

- Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phảinhững biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệtập trung được tồn tích lại Nguồn quỹ này do các bên tham gia BHXH đónggóp là chủ yếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.

- Mục tiêu của BHXH là nhằm đáp ứng những nhu cầu thiết yếu củangười lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm.Mục tiêu này đã được tổ chức lao động quốc tế (ILO) cụ thể hoá như sau:

+ Xây dựng điều kiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và các nhucầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em

+ Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật

+ Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảonhu cầu sinh sống thiết yếu của họ

3.2 Đối tượng của Bảo hiểm xã hội

Đối tượng của BHXH chính là thu nhập của người lao động bị biến

động giảm hoặc mất đi do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làmcủa những người lao động tham gia BHXH

Đối tượng tham gia BHXH là người lao động và người sử dụng lao

động Tuy vậy, tuỳ theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước màđối tượng này có thể là tất cả hoặc một bộ phận những người lao động nào đó

3.3 Chức năng của Bảo hiểm xã hội

- Bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao độngđược bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất việc làm do bị giảm hoặc mất khảnăng lao động hoặc mất việc làm theo những điều kiện xác định Đây là chứcnăng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế

tổ chức hoạt động của BHXH

Trang 11

- Góp phần kích thích, khuyến khích người lao động hăng hái lao độngsản xuất, nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội.Chức năng này thể hiện như một đòn bẩy kinh tể kích thích người lao độngnâng cao năng suất lao động cá nhân và kéo theo là năng suất lao động xã hội.

- Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những ngườitham gia BHXH Tham gia BHXH không chỉ có người lao động mà cả nhữngngười sử dụng lao động Các bên tham gia đều phải đóng góp vào quỹBHXH Như vậy, theo quy luật số đông bù số ít, BHXH thực hiện phân phốilại giữa những người lao động có thu nhập cao và thấp, giữa những ngườikhoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc Thực hiệnchức năng này có nghĩa là BHXH góp phần thực hiện công bằng xã hội

- Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và người sử dụng lao

động vốn có những mâu thuẫn nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công,thời gian lao động Thông qua BHXH, những mâu thuẫn đó sẽ được điều hoà

và giải quyết Đặc biệt, cả hai giới này đều thấy nhờ có BHXH mà mình cólợi và được bảo vệ Từ đó làm cho họ hiểu nhau hơn và gắn bó lợi ích đượcvới nhau Đối với Nhà nước và xã hội, chi cho BHXH là cách thức phải chi ítnhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời sống chongười lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định, kinh tế,chính trị và xã hội được phát triển và an toàn hơn

BHXH đã phát huy tiềm năng của số đông và ưu điểm của nhiềuphương thức hoạt động trong kinh tế thị trường để đảm bảo an toàn đời sốngcho người lao động cũng như cho xã hội Đồng thời BHXH cũng tạo ra sự gắn

bó chặt chẽ về lợi ích, cả lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của các bên thamgia BHXH, cũng như của các bên đó đối với Nhà nước

Trang 12

3.4 Tính chất của BHXH

BHXH gắn liền với đời sống của người lao động, vì vậy nó có một sốtính chất cơ bản sau:

- Tính tất yếu khách quan trong đời sống xã hội:

Trong quá trình lao động sản xuất người lao động có thể gặp nhiều biến

cố, rủi ro khi đó người sử dụng lao động cũng rơi vào tình cảnh khó khănkhông kém như: Sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, vấn đề tuyển dụng và hợpđồng lao động luôn phải được đặt ra để thay thế Sản xuất càng phát triểnnhững rủi ro đối với người lao động và những khó khăn đối với người sửdụng lao động càng nhiều và trở nên phức tạp, dẫn đến mối quan hệ chủ - thợngày càng căng thẳng Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước phải đứng ra canthiệp thông qua BHXH Và như vậy, BHXH ra đời hoàn toàn mang tínhkhách quan trong đời sống kinh tế - xã hội của mỗi nước

- BHXH vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội, đồng thời còn có tính dịch vụ.

BHXH là bộ phận chủ yếu của hệ thống bảo đảm an sinh xã hội, vì vậytính xã hội của nó thể hiện rất rõ Xét về lâu dài, mọi người lao động trong xãhội đều có quyền tham gia BHXH, và ngược lại, BHXH phải có trách nhiệmbảo hiểm cho mọi người lao động và gia đình họ, kể cả khi họ còn đang trong

độ tuổi lao động Khi nền kinh tế - xã hội ngày càng phát triển tính chất xã hộihoá của BHXH cũng đòi hỏi ngày càng cao hơn

Tính kinh tế thể hiện rõ nhất ở chỗ, quỹ BHXH muốn được hình thành,bảo toàn và tăng trưởng phải có sự đóng góp của các bên tham gia và phảiđược quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích Quỹ BHXH chủ yếu dùng đểtrợ cấp cho người lao động theo các điều kiện của BHXH Thực chất, phầnđóng góp của mỗi người lao động là không đáng kể, nhưng quyền lợi nhận

Trang 13

được là rất lớn khi gặp rủi ro Đối với người sử dụng lao động, việc tham giađóng góp vào quỹ BHXH là để bảo hiểm cho người lao động mà mình sửdụng Xét dưới góc độ kinh tế, họ cũng có lợi vì không phải bỏ ra một khoảntiền lớn để trang trải cho những người lao động bị mất hoặc giảm khả nănglao động Với Nhà nước, BHXH góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sáchđồng thời quỹ BHXH còn là nguồn đầu tư đáng kể cho nền kinh tế quốc dân.

- BHXH có tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thời gian

và không gian Tính chất này thể hiện rất rõ ở những nội dung cơ bản của

BHXH Từ thời điểm hình thành và triển khai, đến mức đóng góp của các bêntham gia để hình thành quỹ BHXH Từ những rủi ro phát sinh ngẫu nhiêntheo thời gian và không gian đến mức trợ cấp BHXH theo từng chế độ chongười lao động

4 Hệ thống các chế độ BHXH

4.1 Theo Công ước 102

Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động thế giới (ILO) đã nêu trongCông ước Giơnevơ số 102 (1952), hệ thống các chế độ BHXH bao gồm:

(1) Chăm sóc y tế: Chế độ này được thiết kế nhằm mục đích trợ cấpcho người lao động chi phí khám chữa bệnh trong trường hợp người lao động

bị ốm đau bệnh tật Ngày nay, chế độ chăm sóc y tế đã trở thành một chế độlớn được gọi là Bảo hiểm y tế, và không chỉ được thực hiện đối với người laođộng mà là chính sách xã hội chung cho tất cả mọi người dân Ở các nướcphát triển, chế độ BHYT trở thành chính sách BHYT toàn dân

(2) Trợ cấp ốm đau: Mục đích của chế độ này là nhằm bù đắp mộtphần thu nhập cho người lao động khi bị ốm đau bệnh tật, không đi làm được

và không được người sử dụng lao động trả lương

Trang 14

(3) Trợ cấp thất nghiệp: nhằm bù đắp một phần thu nhập bị mất củangười lao động khi bị thất nghiệp, không có việc làm.

(4) Trợ cấp tuổi già: Đây là một chế độ BHXH lớn, được xây dựng vớimục đích trợ cấp thu nhập cho người lao động khi về già, không còn làm việcnữa

(5) Trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp: là chế độ BHXHnhằm trợ cấp phần thu nhập bị giảm hoặc mất của người lao động do bị giảmhoặc mất sức lao động từ tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

(6) Trợ cấp gia đình: Đây là một chế độ BHXH lớn và thường chỉ đượcthực hiện ở các nước phát triển, với mục đích cung cấp cho người lao độngthêm một nguồn tài chính để trang trải chi phí nuôi con ăn học, khám chữabệnh

(7) Trợ cấp sinh đẻ: Chế độ này được thiết kế nhằm bảo vệ quyền lợicho người phụ nữ khi sinh con, trên cơ sở thay thế phần thu nhập không đượcngười sử dụng lao động trả trong thời gian nghỉ sinh con

(8) Trợ cấp khi tàn phế: Chế độ này nhằm mục đích trợ cấp thu nhậpcho người lao động để họ ổn định cuộc sống khi không may gặp rủi ro dẫnđến tàn phế Ở các nước phát triển, chế độ này không chỉ áp dụng riêng đốivới người lao động mà đối với tất cả các thành viên trong xã hội

(9) Trợ cấp mất người nuôi dưỡng: là chế độ BHXH được thiết kếnhằm trợ cấp một phần thu nhập cho thân nhân người lao động đang sống phụthuộc vào họ, nếu chẳng may người lao động bị chết Thân nhân người laođộng có thể là vợ, chồng, bố ruột, mẹ ruột, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ

vợ, con ruột, con nuôi…

Chín chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH Tuỳ điềukiện kinh tế - xã hội mà mỗi nước tham gia công ước Giơnevơ thực hiện

Trang 15

khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện được 3 chế

độ Trong đó, ít nhất phải có một trong năm chế độ: (3); (4); (5); (8); (9)

- Các chế độ BHXH tự nguyện bao gồm: trợ cấp hưu trí, tử tuất Có

hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2008

- Chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ họcnghề, hỗ trợ tìm việc làm Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009

5.2 Nguồn hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội

Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau đây:

Trang 16

mà là lợi ích giữa hai bên Về phía người sử dụng lao động, sự đóng góp mộtphần BHXH cho người lao động sẽ tránh được thiệt hại kinh tế do phải chi ramột khoản tiền lớn khi có rủi ro xảy ra đối với người lao động mà mình thuêmướn Đồng thời nó còn góp phần giảm bớt tình trạng tranh chấp, kiến tạođược mối quan hệ tốt đẹp giữa chủ - thợ Về phía người lao động, sự đónggóp một phần để BHXH cho mình vừa biểu hiện sự tự gánh chịu trực tiếp rủi

ro của chính mình, vừa có ý nghĩa ràng buộc nghĩa vụ và quyền lợi một cáchchặt chẽ

Cũng như nhiều lĩnh vực khác trong quan hệ lao động, BHXH khôngthể thiếu được sự tham gia đóng góp của Nhà nước Trước hết các luật lệ củaNhà nước về BHXH là những chuẩn mực pháp lý mà cả người lao động vàngười sử dụng lao động đều phải tuân theo, những tranh chấp chủ - thợ tronglĩnh vực BHXH có cơ sở vững chắc để giải quyết Ngoài ra, Nhà nước khôngchỉ tham gia đóng góp và hỗ trợ thêm cho quỹ BHXH, mà còn trở thành chỗdựa để đảm bảo cho hoạt động BHXH chắc chắn và ổn định

Ở nước ta, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/CP ngày 22/06/1993,Điều lệ BHXH Việt nam ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày26/01/1995 và mới nhất ngày 29/06/2006 Quốc hội khoá XI, kì họp thứ 9 đã

Trang 17

thông qua Luật Bảo hiểm xã hội Trong các văn bản này đều quy định quỹBHXH được hình thành từ các nguồn sau đây:

- Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiềncông đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:

+ 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữlại 2% để trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ và thựchiện quyết toán hằng quý với tổ chức bảo hiểm xã hội

+ 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lầnđóng thêm 1% cho đến khi đạt mức đóng là 14%

- Hằng tháng, người lao động đóng bằng 5% mức tiền lương, tiền côngvào quỹ hưu trí và tử tuất, từ năm 2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm1% cho đến khi đạt mức đóng là 8%

- Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độBHXH đối với người lao động

- Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ

- Các nguồn thu hợp pháp khác

5.3 Sử dụng quỹ Bảo hiểm xã hội

Theo Điều 90 Luật Bảo hiểm xã hội, quỹ BHXH được sử dụng để chitrả cho các mục đích sau:

- Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động

- Đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việchưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng

- Chi khen thưởng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trongviệc thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội hoặc phát hiện vi phạm pháp luật về bảo

Trang 18

hiểm xã hội; khen thưởng cho người sử dụng lao động thực hiện tốt công tácbảo hộ lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

- Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH

Trong các nội dung chi nêu trên thì chi trả trợ cấp BHXH theo các chế

độ là lớn nhất và quan trọng nhất Khoản chi này được thực hiện theo luậtđịnh và phụ thuộc vào phạm vi trợ cấp của từng hệ thống BHXH Về nguyêntắc, có thu mới có chi, thu trước chi sau Vì vậy, quỹ chỉ chi cho các chế độtrong phạm vi có nguồn thu Thu của chế độ nào thì chi ở chế độ đó

Tuy nhiên, quá trình sử dụng quỹ BHXH mà phần sử dụng nhiều nhất

là chi trả cho các chế độ còn phụ thuộc vào việc thành lập quỹ BHXH theophương thức nào?

+ Nếu chỉ thành lập một quỹ BHXH tập trung thống nhất thì việc chitrả cũng phải đảm bảo tính thống nhất theo các nội dung chi Điều đó có nghĩa

là, tất cả các nguồn thu BHXH đều tập trung để hình thành một quỹ, sau đóquỹ được sử dụng để chi trả theo các chế độ, chi quản lý và đầu tư

+ Nếu quỹ BHXH được hình thành theo 2 loại: Quỹ BHXH ngắn hạn

và quỹ BHXH dài hạn thì việc chi trả và quản lý chi sẽ cụ thể hơn QuỹBHXH ngắn hạn được chi cho các chế độ ngắn hạn như: Ốm đau, thai sản, tainạn lao động và bệnh nghề nghiệp Nguồn quỹ này sẽ được cân đối từng năm,thậm chí có thể được hình thành ngay trong từng doanh nghiệp để chi trả trựctiếp Quỹ BHXH dài hạn được sử dụng để chi trả cho các chế độ dài hạn như:Hưu trí, tử tuất Nguồn quỹ này phải được cân đối trong nhiều năm và dùngtài khoản cá nhân trong quá trình chi trả là có hiệu quả nhất

+ Nếu quỹ BHXH được thành lập theo từng chế độ: Quỹ ốm đau, quỹthai sản, quỹ hưu trí… (hay còn gọi là quỹ BHXH thành phần), thì việc chitrả sẽ càng trở nên đơn giản và đảm bảo đúng mục đích

Trang 19

6 Các loại hình BHXH

6.1 BHXH bắt buộc

BHXH bắt buộc là loại hình BHXH mà người lao động và người sửdụng lao động phải tham gia Bao gồm các chế độ sau: Ốm đau, thai sản, tainạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất

BHXH bắt buộc áp dụng cho các loại đối tượng sau:

- Nguời lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước;

- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thànhphần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 1 lao động trở lên;

- Người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,khu chế xuất hoặc khu công nghiệp, trong các tổ chức, cơ quan nhà nước hoặccác tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

- Người lao động trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức Đảng, Đoànthể từ trung ương đến cấp huyện;

- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụthuộc lực lượng vũ trang;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan Quân đội nhân dân và Công an;

Trang 20

BHXH tự nguyện được áp dụng đối với Người lao động làm việc trongcác hợp tác xã không thuê mướn hoặc người lao động làm việc theo thời vụvới thời gian dưới 3 tháng.

II Lý luận chung về chi trả các chế độ BHXH

1 Khái niệm, đặc điểm các chế độ BHXH

Chính sách BHXH là một trong những chính sách xã hội cơ bản nhấtcủa mỗi quốc gia Nó là những quy định chung, rất khái quát về cả đối tượng,phạm vi, các mối quan hệ và những giải pháp lớn nhằm đạt được mục tiêuchung đã đề ra đối với BHXH Việc ban hành các chính sách BHXH phải dựavào điều kiện kinh tế-xã hội của đất nước trong từng thời kỳ và xu hướng vậnđộng khách quan của toàn bộ nền kinh tế-xã hội Chính sách này có thể biểuhiện dưới dạng các văn bản pháp luật, hiến pháp…song lại rất khó thực hiệnnếu không được cụ thể hoá và không thông qua các chế độ BHXH

Chế độ BHXH là sự cụ thể hoá chính sách BHXH, là hệ thống các quyđịnh cụ thể và chi tiết, là sự bố trí, sắp xếp các phương tiện để thực hiệnBHXH đối với người lao động Nói cách khác, đó là một hệ thống các quyđịnh được pháp luật hoá về đối tượng hưởng, nghĩa vụ và mức đóng góp chotừng trường hợp BHXH cụ thể Chế độ BHXH thường được biểu hiện dướidạng các văn bản pháp luật và dưới luật, các thông tư, điều lệ…Tuy nhiên, dù

có cụ thể đến đâu thì các chế độ BHXH cũng khó có thể bao hàm được đầy đủmọi chi tiết trong quá trình thực hiện chính sách BHXH Vì vậy khi thực hiệnmỗi chế độ thường phải nắm vững những vấn đề mang tính cốt lõi của chínhsách BHXH, để đảm bảo tính đúng đắn và nhất quán trong toàn bộ hệ thốngcác chế độ BHXH

Theo kiến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã nêu trong Côngước số 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơr, hệ thống các chế độ BHXH bao

Trang 21

gồm 9 chế độ: Chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổigià, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia đình, trợ cấpsinh đẻ, trợ cấp tàn phế, trợ cấp cho người còn sống.

Hệ thống các chế độ BHXH trên có những đặc điểm chủ yếu sau:

- Các chế độ BHXH đều được xây dựng theo luật pháp của mỗi nước;

- Các chế độ BHXH mang tính chất chia sẻ rủi ro, chia sẻ tài chính;

- Mỗi chế độ được chi trả đều căn cứ chủ yếu vào mức đóng góp củacác bên tham gia BHXH và quỹ dự trữ Nếu qũy dự trữ được đầu tư có hiệuquả và an toàn thì mức chi trả sẽ cao và ổn định;

- Phần lớn các chế độ là chi trả định kỳ và đồng tiền được sử dụng làmphương tiện chi trả và thanh quyết toán Chi trả BHXH như là quyền lợi củamỗi chế độ BHXH;

- Các chế độ thường được điều chỉnh định kỳ để phản ánh hết sự thayđổi của điều kiện kinh tế-xã hội

- Toàn bộ hệ thống cũng như mỗi chế độ BHXH trong hệ thống trên khixây dựng đều phải dựa vào những cơ sở kinh tế-xã hội như: Cơ cấu ngànhkinh tế quốc dân, tiền lương và thu nhập của người lao động, hệ thống tàichính quốc gia…Đồng thời tuỳ từng chế độ khi xây dựng còn phải tính đếncác yếu tố sinh học, yếu tố môi trường như: tuổi thọ bình quân của người laođộng, nhu cầu dinh dưỡng, xác suất tai nạn lao động và tử vong, độ tuổi sinh

đẻ của lao động nữ, môi trường lao động…

- Để được hưởng các chế độ BHXH thì người lao động và người sửdụng lao động phải có trách nhiệm đóng phí

- Thời gian hưởng trợ cấp và mức hưởng trợ cấp các chế độ BHXH nóichung phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể và thời gian đóng phí bảo hiểmcủa từng người lao động, trên cơ sở tương ứng giữa mức đóng và hưởng

Trang 22

Ngoài những đặc điểm chung trên thì mỗi loại chế độ BHXH còn mangnhững đặc điểm riêng:

- Đối với các chế độ ngắn hạn (ốm đau, thai sản, nghĩ dưỡng sức phụchồi sức khoẻ): việc đóng và hưởng trợ cấp BHXH thường diễn ra trong mộtkhông gian và thời gian nhất định nhưng lại mang tính trực tiếp và ngắn hạn.Chính vì vậy, mỗi chế độ có thể hình thành một quỹ và mỗi loại quỹ sẽ đượchạch toán độc lập, bảo tồn và tăng trưởng Đặc trưng của quỹ BHXH ngắnhạn thường là thu của quỹ phải chi trả ngay cho các chế độ, thu đến đâu chiđến đó, không có số dư hoặc có một phần kết dư nhưng rất nhỏ để gối đầu chothời kỳ kế tiếp Hạch toán và cân đối thu chi của quỹ ngắn hạn thường đượctiến hành trong 1 năm, theo niên độ kế toán từ ngày 1/1 đến 31/12 Số thutrong năm chủ yếu dùng để chi trả ngay trong năm đó

- Các chế độ BHXH dài hạn (hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động và bệnhnghề nghiệp): Qúa trình đóng và quá trình hưởng BHXH tương đối độc lậpvới nhau và diễn ra trong khoảng thời gian nhất định Vì vậy, sự cân bằnggiữa đóng và hưởng BHXH phải được dàn trải trong cả thời kỳ dài Để đượchưởng các chế độ BHXH dài hạn, bản thân người lao động và người sử dụnglao động phải tham gia đóng góp BHXH trong một thời gian dài theo quyđịnh (thường là 15 năm) Khi đủ các điều kiện theo quy định, người lao động

và gia đình họ thường được hưởng trợ cấp BHXH trong một thời kỳ dài Sốthu trong năm thường không chi hết trong năm đó, quỹ BHXH dài hạn luôn

có số dư và số tiền tạm thời nhàn rỗi đó thường được dùng để đầu tư tăngtrưởng quỹ

Trang 23

2 Vấn đề chi trả các chế độ BHXH

2.1 Vai trò của công tác chi trả các chế độ BHXH

Chi trả BHXH là việc cơ quan BHXH trích ra một khoản tiền theo quyđịnh từ quỹ BHXH để chi trả cho người lao động và gia đình họ khi họ bịgiảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hay mất việclàm và có đủ các điều kiện quy định

Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới, chi trả các chế độ BHXHluôn được coi là trọng tâm của công tác chi trả BHXH Bởi lẽ việc chi trả cácchế độ BHXH này liên quan trực tiếp đến cuộc sống của nhóm đối tượngnhạy cảm nhất trong xã hội Đa số họ đều là những người đã cống hiến rấtnhiều cho đất nước trong khi đang công tác Và sau cả cuộc đời làm việc, họsống chủ yếu dựa vào khoản tiền trợ cấp BHXH Vì vậy, công tác chi trả cácchế độ BHXH có một vai trò rất quan trọng; ngoài việc nó chính là hoạt động

cụ thể, thiết thực nhất nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nó cònthể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với sự cống hiến của họ cho xã hội.Ngoài ra công tác chi trả các chế độ BHXH còn có các vai trò khác, cụ thểnhư:

- Chi trả BHXH là khâu cuối cùng trong việc thực hiện các chế độBHXH Vì vậy, tổ chức chi trả BHXH chính là thực hiện các chế độ BHXH,đảm bảo cho chính sách BHXH của quốc gia được thực thi; đáp ứng được nhucầu, nguyện vọng của người lao động và mục đích của chính sách BHXH, củaNhà nước Bởi suy cho cùng, mục đích cuối cùng của bất kỳ một Nhà nướcnào khi thực hiện chính sách BHXH cũng là chi trả, trợ cấp cho người laođộng khi họ gặp phải những sự kiện bảo hiểm, góp phần đảm bảo cuộc sốngcho người lao động và gia đình họ

Trang 24

- Công tác chi trả các chế độ BHXH không những có ý nghĩa về mặtvật chất mà nó còn có ý nghĩa về mặt tinh thần Vì việc chi trả các chế độBHXH là chi trả cho những rủi ro, những sự kiện bảo hiểm xảy ra với ngườilao động và gây ra khó khăn nhất định đối với người lao động từ đó giúp họvượt qua được khó khăn và an tâm trong cuộc sống.

- Chi trả các chế độ BHXH có thể được chi trả một lần hoặc được tiếnhành thường xuyên vì vậy nó góp phần đảm bảo cuộc sống cho người laođộng và gia đình họ khi gặp khó khăn Đồng thời quá trình thụ hưởng thườngliên quan chặt chẽ với quá trình đóng góp trước đó Vì vậy việc thực hiện chitrả các chế độ BHXH có tác dụng rất lớn đối với cả người lao động, người sửdụng lao động và Nhà nước Người lao động được hưởng trợ cấp BHXH sẽ antâm hơn trong cuộc sống từ đó tích cực lao động sáng tạo nhằm nâng caonăng suất, chất lượng sản phẩm, tạo thêm nhiều sản phẩm cho người sử dụnglao động, làm tăng của cải cho xã hội, góp phần phát triển kinh tế đất nước.Còn người lao động khi được hưởng trợ cấp BHXH sẽ có được cuộc sống ấm

no, ổn định, càng thêm tin tưởng vào chính sách BHXH của Nhà nước

- Chi trả các chế độ BHXH chính là nội dung và cũng là mục đích hoạtđộng của quỹ BHXH Nó còn đảm bảo cho quỹ BHXH được cân đối, có thuthì phải có chi

Với những vai trò quan trọng như vậy, công tác chi trả các chế độBHXH cần phải được tiến hành một cách cẩn trọng, chặt chẽ, đúng quy địnhcủa pháp luật Nhưng đồng thời cũng cần phải đảm bảo cho quỹ BHXHkhông bị thâm hụt, muốn vậy việc chi trả trợ cấp cũng cần phải dựa trênnhững cơ sở khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của từng địaphương, từng quốc gia

Trang 25

2.2 Cơ sở xác định mức chi trả các chế độ BHXH

Thứ nhất: những nhu cầu tối thiểu cần thiết Bởi vì mục tiêu của BHXH

là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trườnghợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm Vì vậy để xác định mức trợ cấpBHXH hợp lý thì đầu tiên cần dựa vào các nhu cầu tối thiểu cần thiết để làmcăn cứ Mức trợ cấp phải đảm bảo được các nhu cầu: nhu cầu về ăn, ở, đi lại,nhu cầu khám chữa bệnh Đối với mỗi chế độ khác nhau thì phải chú trọngnhững nhu cầu khác nhau Ví dụ như chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn laođộng và bệnh nghề nghiệp thì cần quan tâm đến những nhu cầu: chăm sóc y

tế, dinh dưỡng và những nhu cầu cơ bản khác Đối với chế độ hưu trí cầnquan tâm đến những nhu cầu: ăn ở, đi lại, khám chữa bệnh, giải trí Đối vớichế độ tử tuất thì phải để ý đến những nhu cầu: mai táng phí cho người quađời, hỗ trợ cho thân nhân người lao động

Thứ hai: tính chất công việc và đặc điểm nơi làm việc Đây là hai yếu

tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ cũng như mức độ suy giảm khả nănglao động của người lao động Vì vậy, khi xác định mức chi trả căn cứ vào tínhchất công việc (bình thường, nặng nhọc, độc hại ); đặc điểm và môi trườngnơi làm việc ( thành thị hay vùng sâu vùng xa, không khí bình thường hay ônhiễm độc hại ) để có thể đưa ra mức trợ cấp hợp lý

Thứ ba: Mức đóng và thời gian đóng BHXH Đây là một trong những

cơ sở quan trọng nhất để xác định mức trợ cấp BHXH Nó thể hiện tráchnhiệm của người lao động trong việc tham gia BHXH và từ đó có thể xácđịnh mức trợ cấp hợp lý theo nguyên tắc “có đóng – có hưởng, đóng ít -hưởng ít, đóng nhiều - hưởng nhiều” của BHXH Đồng thời cũng nhằm đảmbảo cân đối thu – chi cho quỹ BHXH, cơ chế tài chính BHXH được bảo đảm

Thứ tư: Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước Bởi vì khi kinh tế xãhội càng phát triển thì đời sống vật chất và tinh thần của người dân càng cao,

Trang 26

vì vậy mức trợ cấp BHXH phải được điều chỉnh sao cho phù hợp với mức thunhập chung của nền kinh tế quốc dân và các trợ cấp xã hội khác.

2.3 Nguyên tắc chi trả các chế độ BHXH

Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi tham gia BHXH và đểcông tác chi trả đạt hiệu quả cao thì trong quá trình thực hiện cần phải tuântheo một số nguyên tắc sau:

- Đảm bảo chi trả đúng đối tượng, đúng chế độ chính sách của Nhànước Đây là nguyên tắc có thể được coi là quan trọng nhất trong công tác chitrả chế độ BHXH, bởi vì nếu chi trả sai đối tượng thì mục đích của việc chitrả sẽ không được đảm bảo, không thực hiện được chính sách của Nhà nước

về BHXH đồng thời việc chi trả sai dẫn đến nguồn quỹ BHXH không đượcđảm bảo Thực hiện đúng nguyên tắc này sẽ tạo nên sự công bằng tin tưởng từphía người tham gia vào Nhà nước vào chính sách BHXH Từ đó góp phầnlàm cho đất nước ổn định, người dân phấn khởi hăng hái sản xuất, tích cựctham gia BHXH Để đảm bảo chi trả đúng phải xem xét các công tác từ khâuxét duyệt đến chi trả, quản lý biến động đối tượng hưởng BHXH

- Đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời Có nghĩa là chi đúng số tiền đốitượng được hưởng, chi đúng lịch trình kế hoạch đề ra, không gây phiền hàcho đối tượng Nguyên tắc này đảm bảo khoản tiền chi trả đến tay đối tượnghưởng kịp thời và đầy đủ nhằm giúp người lao động có thể nhanh chóng ổnđịnh cuộc sống, trách xảy ra các hiện tượng tiêu cực Để thực hiện nguyên tắcnày, trong công tác chi trả các chế độ BHXH cần có sự phối hợp chặt chẽgiữa cơ quan BHXH các cấp và các ngành có liên quan Đồng thời công tácchi trả cũng cần được kiểm tra, kiểm soát thường xuyên

- Đảm bảo an toàn tiền mặt, công tác chi trả các chế độ BHXH thườngliên quan tới tiền mặt nên thường xảy ra hiện tượng mất mát, thất thoát Vì

Trang 27

vậy công tác chi trả cần đảm bảo an toàn tiền mặt Mức độ an toàn tiền mặt nóphụ thuộc vào quy định phương thức chi trả của nhà nước.

- Tuân thủ các nguyên tắc kế toán và nguyên tắc thống kê theo quy địnhcủa Nhà nước

Trên đây là những nguyên tắc cơ bản trong việc thực hiện chi trả cácchế độ BHXH, nó đảm bảo cho công tác chi trả được thực hiện đúng theo chủtrương, chỉ đạo của nhà nước đồng thời đảm bảo công bằng xã hội Tuy nhiên

để công tác chi trả được thực hiện có hiệu quả thì công tác quản lý chi trả cácchế độ BHXH cần phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, chặtchẽ từ Trung ương đến địa phương

2.4 Phân cấp quản lý chi trả và quy trình chi trả các chế độ BHXH

2.4.1 Phân cấp quản lý chi trả các chế độ BHXH

Công tác chi trả BHXH được quản lý theo phân cấp Theo đó cơ quanBHXH cấp trên có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chi trảBHXH của cơ quan BHXH cấp dưới, của đại diện chi trả và của chủ sử dụnglao động theo quy định Ngược lại cơ quan BHXH cấp dưới có trách nhiệmchi trả trợ cấp, báo cáo lên cơ quan BHXH cấp trên theo quy định Công tácquản lý chi trả các chế độ BHXH được phân thành 3 cấp quản lý:

- Cấp trung ương: Đây là tổ chức quản lý BHXH cấp cao nhất và có bộmáy hoàn chỉnh nhất Nhiệm vụ ở cấp này là phải bao quát toàn bộ hoạt độngchi trả trong toàn hệ thống, đồng thời giải quyết các tranh chấp và vi phạmlớn xảy ra trong công tác chi trả Để quản lý hoạt động chi trả, cấp trung ươngthường hình thành ban quản lý chi trả

- Cấp khu vực: Tại bất kỳ một nước nào khi triển khai thực hiện chínhsách BHXH cho người lao động cũng phải có cơ quan BHXH cấp khu vựchay còn gọi là cấp tỉnh Ở cấp này thường có phòng quản lý chi trả để quản lý

Trang 28

hoạt động chi trả trong toàn khu vực Đối với công tác chi trả, nhiệm vụ của

cơ quan BHXH cấp khu vực là:

Đối với các khu vực có cơ quan BHXH cấp địa phương: cơ quanBHXH cấp khu vực có nhiệm vụ bao quát chung, quản lý, điều hành, kiểmtra, kiểm soát việc chi trả ở các cơ quan BHXH cấp địa phương; trực tiếptham gia chi trả trong những trường hợp không thuộc thẩm quyền của cơ quanBHXH cấp địa phương; tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ các cơ quan BHXH cấp địaphương trong công tác chi trả

Đối với các khu vực không có cơ quan BHXH cấp địa phương (Môhình 2 cấp): ngoài chức năng và nhiệm vụ của mình, cơ quan BHXH cấp khuvực còn phải hoạt động như một cơ quan BHXH cấp địa phương Nó phảithực hiện quản lý nghiệp vụ đối với tất cả các đối tượng trong khu vực, tổchức công tác chi trả trợ cấp cho đối tượng hưởng

- Cấp địa phương: Đây là cấp cuối cùng trong bộ máy quản lý chi trảBHXH từ trung ương tới địa phương Nhiệm vụ của cấp này là thực hiện chitrả các chế độ BHXH cho đối tượng hưởng; có trách nhiệm đảm bảo thực hiệnđúng các nguyên tắc chi trả, quản lý chặt chẽ tình hình tăng giảm đối tượnghưởng BHXH và số tiền chi trả theo đúng quy định của Nhà nước và hệ thốngBHXH BHXH cấp địa phương thường tổ chức bộ phận chi trả để thực hiệncông tác chi trả cho các đối tượng trên địa bàn

2.4.2 Quy trình chi trả các chế độ BHXH

Với việc phân cấp chi trả như trên thì quy trình chi trả các chế độBHXH thường được tiến hành như sau:

- Ở cấp Trung ương: Căn cứ vào các quy định của Nhà nước, hàng năm

cơ quan BHXH cấp Trunh ương hướng dẫn, tổ chức xét duyệt và thông báo

dự toán kinh phí chi các chế độ BHXH dài hạn cho BHXH cấp khu vực Tiến

Trang 29

hành lập dự toán chi các chế độ BHXH cho toàn bộ hệ thống trên cơ sở tổnghợp dự toán chi của các cơ quan BHXH cấp khu vực.Sau khi dự toán kinh phíchi được cơ quan Nhà nước cấp trên phê duyệt, BHXH cấp Trung ương tổchức cấp kinh phí cho các cơ quan BHXH cáp khu vực, tiến hành hướng dẫn,kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chi trả của BHXH cấp khu vực và báo cáotình hình cho cơ quan Nhà nước cấp trên.

- Ở cấp khu vực: Hàng năm, cơ quan BHXH cấp khu vực tiến hành lập

dự toán kinh phí chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng trên địa bàn mìnhquản lý Đồng thời hướng dẫn BHXH địa phương lập dự toán, xét duyệt vàthông báo dự toán chi các chế độ BHXH cho BHXH địa phương Tổ chứcnhận quản lý và cấp kinh phí cho BHXH địa phương để tiến hành chi trả chođối tượng Đồng thời trực tiếp chi trả cho đối tượng thuộc điạ bàn mình quảnlý

- Ở cấp điạ phương: Theo hướng dẫn của BHXH cấp khu vực, hàngnăm BHXH địa phương lập dự toán kinh phí chi các chế độ BHXH cho cảnăm gửi lên BHXH cấp khu vực Tiếp nhận kinh phí cùng danh sách các đốitượng được hưởng trợ cấp BHXH và tiến hành chi trả cho các đối tượng theodanh sách trên

2.5 Phương thức và phương tiện chi trả các chế độ BHXH

Trang 30

ưu điểm cơ quan BHXH có thể nắm bắt nhanh các thông tin về đối tượnghưởng, về những yêu cầu hoặc là những vướng mắc của người được hưởng đểkịp thời giải quyết Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là mức độ an toàn vềtiền mặt không cao và đòi hỏi lượng cán bộ BHXH lớn làm tăng chi phí vềnhân sự

- Chi trả trực tiếp qua tài khoản ngân hàng: thường được áp dụng đốivới chi trả trợ cấp định kỳ Nó có ưu điểm là an toàn, nhanh chóng và tiếtkiệm chi phí nên đem lại hiệu quả chi trả cao Nhưng nó đòi hỏi cơ sở hạ tầngcũng như hệ thống ngân hàng tài chính phát triển và khả năng quản lý của cơquan quản lý BHXH phải theo mô hình hiện đại

- Chi trả gián tiếp qua các đại lý hoặc đại diện chi trả: Đây là phươngthức chi trả truyền thống, theo đó cơ quan BHXH uỷ quyền cho đại lý, đạidiện chi trả trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết với các điều kiện ràng buộctrách nhiệm của mỗi bên Nó có ưu điểm là tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả caotrong việc chi trả nhưng nhựơc điểm là cơ quan BHXH sẽ khó nắm bắt tìnhhình thực tế của quá trình chi trả, không nắm bắt được biến động của đốitượng một cách kịp thời dẫn đến một số tình trạng trục lợi và làm thất thoátnguồn quỹ BHXH

Mỗi một hệ thống BHXH có thể áp dụng các phương thức chi trả khácnhau phụ thuộc vào các điều kiện thuận lợi có được khi áp dụng phương thứcthanh toán đó, miễn là phương thức đó sẽ mang lại hiệu quả cao nhất Nhìnchung khi lựa chọn phương thức thanh toán phải cân nhắc một số nhân tố:Điều kiện cơ sở hạ tầng của khu vực, sự thuận tiện đối với cơ quan BHXH vàngười nhận trợ cấp, chi phí sử dụng phương thức đó và độ an toàn khi sửdụng phương thức đó

Trang 31

2.5.2 Phương tiện chi trả các chế độ BHXH

Việc chi trả trợ cấp BHXH có thể sử dụng nhiều phương tiện khácnhau: tiền mặt, séc, chuyển khoản, hiện vật hay dịch vụ Trong đó cácphương tiện như tiền mặt, hiện vật và dịch vụ là những phương tiện được sửdụng chủ yếu đối với các chế độ BHXH ngắn hạn, còn đối với các chế độBHXH dài hạn thì thường sử dụng các phương tiện như tiền mặt và chuyểnkhoản Việc sử dụng phương tiện nào còn phụ thuộc vào việc sử dụng phươngthức chi trả nào

Trang 32

Chương II: Thực trạng chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh

Thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg ngày 24/01/2002 của Thủtướng Chính Phủ về việc sát nhập BHYT Việt Nam vào BHXH Việt Nam,ngày 06/12/2002 Chính Phủ ban hành Nghị định số 100/2002/NĐ-CP về Quyđịnh chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Namvới việc thực hiện Điều lệ BHXH đồng thời với thực hiện Điều lệ BHYT.Như vậy BHXH Hà Tĩnh đã tiếp nhận thêm nhiệm vụ mới từ BHYT Hà Tĩnhchuyển sang

Những ngày đầu thành lập, cơ quan gặp rất nhiều khó khăn: trụ sở làmviệc từ cấp tỉnh đến cấp huyện đều tạm bợ, phải thuê, mượn nhiều nơi Nhiệm

vụ chuyên môn lại hoàn toàn mới mẻ trong cơ chế quản lý mới Song đội ngũcán bộ quản lý thuộc Bảo Hiểm Xã Hội tỉnh và Bảo Hiểm Xã Hội các huyện,thị xã đã có kế hoạch sắp xếp để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn, đồngthời đề xuất Bảo Hiểm Xã Hội Việt Nam, chính quyền địa phương các dự ánxây dựng trụ sở Đến nay, các huyện, thị xã và BHXH tỉnh đều đã có trụ sởlàm việc khang trang, các trang thiết bị tại phòng làm việc cơ bản đáp ứng yêucầu hiện nay

Trang 33

Với mục đích bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi họ gặp nhữngbiến cố, khó khăn như ốm đau, bệnh tật, tai nạn, bệnh nghề nghiệp BHXH

Hà Tĩnh đã góp phần tích cực thực hiện công bằng xã hội, ổn định tình hìnhchính trị, kinh tế-xã hội, cùng nhân dân Hà Tĩnh chung sức, đồng lòng xâydựng quê hương ngày càng giàu mạnh

2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy tổ chức của BHXH tỉnh Hà Tĩnh

2.1 Chức năng:

BHXH tỉnh Hà Tĩnh là đơn vị trực thuộc, nằm trong hệ thống tổ chứccủa BHXH VN, có chức năng giúp Tổng giám đốc quản lý quỹ BHXH và tổchức thực hiện các chế độ chính sách BHXH trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, chịu

sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn lãnh thổ UBND tỉnh Hà Tĩnh và

sự quản lý Nhà nước về BHXH và của các ngành chức năng trong tỉnh

BHXH tỉnh có tư cách pháp nhân, có trụ sở chính đặt tại số nhà 5đường Trần Phú, có con dấu và tài khoản riêng

- Tổ chức thực hiện thu các khoản đóng BHXH, BHYT bắt buộc và tựnguyện

- Tổ chức quản lý và phát triển đối tượng tham gia BHXH;

Trang 34

- Tổ chức quản lý lưu trữ hồ sơ các đối tượng BHXH, BHYT;

- Tổ chức hợp đồng với cơ sở khám, chữa bệnh hợp pháp để phục vụngười có sổ, thẻ BHXH theo quy định;

- Tổ chức thực hiện công tác giám định chi khám chữa bệnh tại các cơ

sở khám chữa bệnh, đảm bảo khám chữa bệnh cho người có sổ, thẻ BHXH,BHYT chống lạm dụng quỹ khám chữa bệnh và hướng dẫn nghiệp vụ giámđịnh đối với BHXH cấp huyện;

- Tổ chức thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng đúng theoquy định;

- Thực hiện quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí; chế độ kế toán; thống

kê theo đúng quy định của Nhà Nước, của BHXH VN và hướng dẫn BHXHcấp huyện thực hiện;

- Kiểm tra việc thực hiện các chế độ thu, chi BHXH đối với cơ quan,đơn vị, tổ chức sử dụng lao động, cá nhân, cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàntỉnh Hà Tĩnh; kiến nghị với cơ quan pháp luật, cơ quan quản lý Nhà nước và

cơ quan cấp trên của đơn vị sử dụng lao động hoặc cơ sở khám chữa bệnh để

xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về các chế độ BHXH;

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức cá nhân theo thẩm quyền;

- Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ BHXH trên địa bàntỉnh;

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chính sách, chế độBHXH;

- Tổ chức ứng dụng khoa học; ứng dụng công nghệ thông tin trongquản lý, điều hành hoạt động BHXH tỉnh Hà Tĩnh;

- Quản lý tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, tài chính vàtài sản thuộc BHXH tỉnh theo phân cấp của BHXH VN;

Trang 35

- Thực hiện chế độ báo cáo với BHXH VN và UBND tỉnh theo quyđịnh.

2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH tỉnh Hà Tĩnh

Ngày đầu mới thành lập BHXH hà tĩnh có 4 phòng nghiệp vụ và 10phòng BHXH huyện thị trực thuộc với số cán bộ, công chức bàn giao từngành LĐTBXH, Liên đoàn lao động là 70 người, đơn vị nhận thêm 13người Tổng số có 83 người, trong đó có 29 người làm việc tại văn phòng, 54người làm việc tại BHXH 10 huyện, thị xã Trình độ chuyên môn: đại học 20người chiếm 24% , trung cấp 58 người chiếm 69%, đảng viên 39 người chiếm46%

Đến nay, toàn ngành có 222 người, với 10 phòng nghiệp vụ và 12BHXH huyện, thị xã trực thuộc Trong đó số có trình độ đại học, cao đẳng:

134 người chiếm 60%, trình độ trung cấp : 78 người chiếm tỷ lệ 35%, số cònlại là bộ đội chuyển ngành và nhân viên phục vụ 5% Số cán bộ, công chức,viên chức là đảng viên 126 người chiếm 56%; số cán bộ, công chức, viênchức nữ 109 người chiếm tỷ lệ 49%

Sơ đồ cơ cấu tổ chức BHXH tỉnh Hà Tĩnh:

Trang 36

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BHXH HÀ TĨNH

Phòng chế độ chính sách

Phòng giám định

Phòng HC-TH

Phòng quản

lý sổ thẻ

Phòng CNTT

Phòng kiểm tra

Phòng

BH tự

nguyện

Bhxh huyện Thạch Hà

Bhxh huyệnCan lộc

bhxhhuyệnĐức thọ

bhxhhuyện Hồng

Lĩnh

bhxhhuyệnLộc Hà

Bhxh huyện

Vũ Quang

Bhxh huyện Nghi Xuân

Bhxh huyện

Hương

Sơn

Bhxh huyện

Hương

Khê

Phòng

tổ chức cán bộ

Hà tĩnh

Bhxh

huyện

Kỳ

Anh

Trang 37

3 Một số kết quả đạt được của BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong những năm gần đây

3.1 Thu Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế bắt buộc:

Qua 12 năm thực hiện nhiệm vụ, số đối tượng tham gia ngày càng tăng

rõ rệt, số tiền thu được nộp về quỹ BHXH ngày càng nhiều Người lao độngđược cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, phiếu khám chữa bệnh kịp thời, đầy đủ

Để hoàn thành và vượt mức kế hoạch thu, ngay từ quý đầu năm BHXH

Hà tĩnh đã giao kế hoạch cụ thể cho từng đơn vị trực thuộc, tăng cường côngtác kiểm tra, giám sát và phối hợp các ban ngành chức năng đưa ra biện pháptối ưu nhằm thực hiện tốt công tác thu BHXH, BHYT trên địa bàn toàn tỉnh.Bên cạnh đó BHXH Hà Tĩnh đã thực hiện thành công Chương Trình quản lýQuỹ BHXH nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi trong công việc nghiệp vụ Đếnngày 31/12/2007, thu được 234,6 tỷ đồng đạt 103,8% kế hoạch năm, tăng20% so với năm 2006

3.2 Công tác BHYT tự nguyện:

Được sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp và đặc biệt sau khi cóThông tư liên tịch số 77/TTLT-BYT-BTC, ngày 07/8/2003 của Liên bộ tàichính- y tế và công văn hướng dẫn số 3631/BHXH-TN, ngày 31/10/2003 củaBHXH VN, BHYT học sinh đã được triển khai sâu rộng trên toàn tỉnh Uỷban nhân dân các huyện, thị xã có văn bản chỉ đạo công tác BHYT họcđường, BHXH Hà Tĩnh đã ký các văn bản liên ngành với sở Giáo dục- đàotạo, tỉnh đoàn, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội nông dân hướng dẫn thựchiện BHYT tự nguyện học sinh, hộ gia đình, hội đoàn thể

Công tác tuyên truyền được chú trọng, đài phát thanh truyền hình, trungtâm truyền thông sức khoẻ của Sở Y tế đã xây dựng phóng sự về BHYT học

Trang 38

sinh Cơ quan BHXH đã phát hành các tờ rơi, thông báo đến tận các trườnghọc, đơn vị sử dụng lao động.

Năm học 2003-2004 có 353 trường với 51.448 em tham gia, tổng thu1,37 tỷ đồng đạt 123,59 % so với kế hoạch năm (kế hoạch 1,111tỷ đồng ) vàđạt 157 % so với kế hoạch năm trước Năm học 2004-2005, toàn tỉnh có66.061 em tham gia với tổng số tiền thu được 1,742 tỷ đồng Đối với BHYT

tự nguyện hộ gia đình, hội đoàn thể, thân nhân người lao động:năm 2005 lànăm đầu tiên triển khai và toàn tỉnh đã có 4.012 người tham gia, với tổng sótiền thu được 0,24 tỷ đồng Năm 2007 BHXH đã đạt và vượt mức kế hoạchthu BHYT tự nguyện, thu được 7,2 tỷ đồng Trong đó, BHYT học sinh, sinhviên: 100,701 em tham gia đạt 118,32 % kế hoạch năm, có 467/577 trườngtham gia, đạt 80,9 % tổng số trường toàn tỉnh; Hộ gia đình và cán bộ, dân số

kế hoạch gia đình các xã, phường , thị trấn: 2.699 người đạt 248,70 % kếhoạch được giao

3.3 Công tác kế hoạch tài chính và chi trả các chế độ BHXH:

- Công tác chi trả các chế độ BHXH:

Sau khi tiếp nhận chi trả lương hưu và trợ cấp từ Sở Lao động- Thươngbinh và xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh chuyển sang, BHXH Hà Tĩnh đề ramục tiêu chi trả: “đúng kỳ, đủ số, tận tay và an toàn” Để thực hiện tốt đượcđiều đó trong công tác chi trả phải cải tiến từ việc quản lý đối tượng đến tổchức chi trả

Trước đây việc lập danh sách hàng tháng do ban chi trả xã lập, huyệnduyệt và tỉnh cấp tiền Nhưng trong những năm qua BHXH tỉnh đã lập danhsách trên cơ sở hồ sơ đang quản lý và có sự phối hợp đồng bộ giữa BHXHhuyện, thị xã, phòng chế độ chính sách, Kế hoạch tài chính, Công nghệ thôngtin nên giữa danh sách nguồn chi trả luôn khớp đúng

Trang 39

Việc tổ chức chi trả được áp dụng bằng hai hình thức: trực tiếp và giántiếp thông qua đại lý Trong đó chi trả trực tiếp 60 % số tiền chi trả hàngtháng với 34 % số xã trong toàn tỉnh.

Từ 56.012 người hưởng chế độ thường xuyên từ ngành Lao thương binh và xã hội nay BHXH Hà Tĩnh đang quản lý hơn 61.984 đốitượng Tổng số tiền đã chi trả: 821,3 triệu đồng, tăng 23 % so với năm 2006

động-Với lượng tiền chi trả lớn nhưng toàn ngành đã khắc phục khó khănđảm bảo thực hiện chi trả kịp thời, chính xác và an toàn tiền mặt

- Công tác Kế hoạch tài chính:

Trong công tác quyết toán tài chính hàng quý, hàng năm, BHXH tỉnhluôn thực hiện tốt quy chế tài chính và chế độ kế toán thống kê

Việc thực hiện quy định chuyển tiền thu thuận lợi, kịp thời và hợp lý

Sử dụng kinh phí quản lý bộ máy đúng mục đích Tăng cường tiết kiệm

để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức viên chức, tạo điều kiện cho côngchức viên chức ổn định trong công tác

Năm 2007 đã xét duyệt 3.753 hồ sơ các loại BHXH Hà Tĩnh đã ứngdụng công nghệ thông tin trong giải quyết chế độ chính sách nên việc xétduyệt chính xác, đảm bảo quyền lợi cho đối tượng

Trang 40

3.5 Công tác khám chữa bệnh:

Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ khám chữa bệnh cho đối tượng tham giaBHYT, BHXH tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện ký kết lại hợp đồng khám chữabệnh với các cơ sở y tế Hàng quý thực hiện thanh quyết toán và ký kết hợpđồng tiếp theo đúng quy định Mở rộng công tác khám chữa bệnh ban đầu tạicác xã, thi trấn trong tỉnh Năm 2007 BHXH tỉnh đã ký kết hợp đồng khámchữa bệnh với 18 cơ sở khám chữa bệnh Triển khai khám chữa bệnh BHYTtại 194 trạm y tế xã/262 xã, đạt tỷ lệ 74 % số trạm y tế xã tổ chức khám chữabệnh ban đầu cho người tham gia BHYT

Với mục đích phục vụ đối tượng ngày càng tốt hơn trong công táckhám chữa bệnh, lãnh đạo BHXH Hà Tĩnh đã thường xuyên làm việc với lãnhđạo ngành y tế tăng cường mối quan hệ phối hợp, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm

vụ Quán triệt cán bộ, công chức viên chức nâng cao tinh thần trách nhiệm,cải cách thủ tục hành chính trong công tác giám định khám chữa bệnh

Quỹ khám chữa bệnh BHYT được quản lý tốt, có hiệu quả, đảm bảoquyền lợi của người tham gia BHYT khi đến khám chữa bệnh Sổ sách theodõi ghi chép khá đầy đủ tổng hợp, thống kê chi phí khám chữa bệnh hàngtháng chính xác kịp thời Số kinh phí đã chi năm 2007: 127.22 tỷ đồng ( kể cả

đa tuyến) cho 838.138 lượt người đến khám chữa bệnh BHYT, cao hơn năm

2006 35tỷ đồng

3.6 Công tác cấp và quản lý sổ BHXH và thẻ BHYT

Công tác quản lý hồ sơ có nhiều thay đổi, những năm đầu mới thànhlập, hồ sơ được giao phòng chế độ chính sách quản lý Đến năm 2001, BHXH

Hà Tĩnh được thành lập phòng quản lý hồ sơ nên công tác quản lý, bảo quảnkhai thác hồ sơ đối tượng hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp BHXH cũng như hồ

sơ các phòng nghiệp vụ được duy trì ổn định

Ngày đăng: 10/04/2013, 11:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BHXH HÀ TĨNH - Phân tích thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007)”
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BHXH HÀ TĨNH (Trang 36)
Quan sát bảng số liệu trên ta có thể thấy: trong 5 năm qua (2003-2007), số tiền chi trả trung bình mỗi năm là 530,9 tỷ đồng, tổng số tiền chi trả các  chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh tăng mạnh qua các năm - Phân tích thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007)”
uan sát bảng số liệu trên ta có thể thấy: trong 5 năm qua (2003-2007), số tiền chi trả trung bình mỗi năm là 530,9 tỷ đồng, tổng số tiền chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh tăng mạnh qua các năm (Trang 53)
Bảng 3: Cơ cấu chi trả cho các chế độ ngắn và các chế độ dài trong tổng   chi trả các chế độ BHXH ở BHXH Hà Tĩnh (2003-2007) - Phân tích thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007)”
Bảng 3 Cơ cấu chi trả cho các chế độ ngắn và các chế độ dài trong tổng chi trả các chế độ BHXH ở BHXH Hà Tĩnh (2003-2007) (Trang 53)
Bảng 4: Tình hình chi trả 3 chế độ ngắn ở BHXH Hà Tĩnh - Phân tích thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007)”
Bảng 4 Tình hình chi trả 3 chế độ ngắn ở BHXH Hà Tĩnh (Trang 54)
Bảng 4: Tình hình chi trả 3 chế độ ngắn ở BHXH Hà Tĩnh - Phân tích thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007)”
Bảng 4 Tình hình chi trả 3 chế độ ngắn ở BHXH Hà Tĩnh (Trang 54)
Qua bảng số liệu ta thấy, trong 5 năm qua ở BHXH Hà Tĩnh có 16.544 người hưởng chế độ BHXH ngắn hạn, với tổng số tiền chi trả trên 51 tỷ đồng - Phân tích thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007)”
ua bảng số liệu ta thấy, trong 5 năm qua ở BHXH Hà Tĩnh có 16.544 người hưởng chế độ BHXH ngắn hạn, với tổng số tiền chi trả trên 51 tỷ đồng (Trang 55)
Bảng 5: Tổng số tiền chi trả cho các chế độ dài hạn ở BHXH Hà Tĩnh trong thời gian qua (2003-2007) - Phân tích thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007)”
Bảng 5 Tổng số tiền chi trả cho các chế độ dài hạn ở BHXH Hà Tĩnh trong thời gian qua (2003-2007) (Trang 57)
Bảng 5: Tổng số tiền chi trả cho các chế độ dài hạn ở BHXH Hà Tĩnh   trong thời gian qua (2003-2007) - Phân tích thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007)”
Bảng 5 Tổng số tiền chi trả cho các chế độ dài hạn ở BHXH Hà Tĩnh trong thời gian qua (2003-2007) (Trang 57)
Bảng 7: Tình hình thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH thường xuyên ở BHXH Hà Tĩnh (2003-2007) - Phân tích thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007)”
Bảng 7 Tình hình thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH thường xuyên ở BHXH Hà Tĩnh (2003-2007) (Trang 59)
Bảng 8: Biến động của số người và số tiền chi trả thường xuyên ở BHXH Hà Tĩnh (2003-2007) - Phân tích thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007)”
Bảng 8 Biến động của số người và số tiền chi trả thường xuyên ở BHXH Hà Tĩnh (2003-2007) (Trang 60)
Bảng 8: Biến động của số người và số tiền chi trả thường xuyên ở BHXH  Hà Tĩnh (2003-2007) - Phân tích thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007)”
Bảng 8 Biến động của số người và số tiền chi trả thường xuyên ở BHXH Hà Tĩnh (2003-2007) (Trang 60)
Bảng 9: số tiền chi trả các chế độ BHXH thường xuyên ở BHXH Hà Tĩnh (2003-2007) - Phân tích thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007)”
Bảng 9 số tiền chi trả các chế độ BHXH thường xuyên ở BHXH Hà Tĩnh (2003-2007) (Trang 62)
Bảng 9: số tiền chi trả các chế độ BHXH thường xuyên ở BHXH Hà Tĩnh   (2003-2007) - Phân tích thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007)”
Bảng 9 số tiền chi trả các chế độ BHXH thường xuyên ở BHXH Hà Tĩnh (2003-2007) (Trang 62)
Bảng 10: Tình hình chi trả các chế độ BHXH một lần ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007) - Phân tích thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007)”
Bảng 10 Tình hình chi trả các chế độ BHXH một lần ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007) (Trang 64)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w