Nguồn chi trả các chế độ BHXH

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007)” (Trang 41 - 43)

II. Thực trạng công tác chi trả các chế độ BHX Hở BHXH tỉnh Hà Tĩnh

2.1Nguồn chi trả các chế độ BHXH

Nguồn kinh phí sử dụng để chi trả các chế độ BHXH được lấy từ 2 nguồn: Ngân sách Nhà nước và Quỹ BHXH. Đối với các chế độ ngắn hạn thì được chi trả bới quỹ BHXH, còn đối với các chế độ BHXH dài hạn thì do cả NSNN và quỹ BHXH chi trả - do nguồn nào chi là phụ thuộc vào đối tượng hưởng là ai.

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 nước ta đã thực hiện BHXH cho công nhân viên chức Nhà nước, tuy nhiên lúc đó nước ta đang trong thời kỳ bao cấp nên mọi hoạt động BHXH cho người lao động cũng được Nhà nước bao cấp tức là do NSNN chi hoàn toàn.

Đến ngày 27/12/1961 Hội đồng chính phủ đã ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước, kèm theo Nghị định 218/CP thì quỹ BHXH mới chính thức được thành lập, là quỹ độc lập thuộc NSNN, nhưng nguồn thu phần lớn vẫn từ NSNN, các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước chỉ nộp bằng một tỷ lệ % nhất định so với tổng quỹ lương của công nhân viên chức, còn công nhân viên chức không phải đóng BHXH. Thực chất không tồn tại qũy BHXH độc lập.

Chỉ đến khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thi trường, Chính phủ ban hành Nghị định 43/CP ngày 22/6/1993 và Điều lệ BHXH Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 thì quỹ BHXH Việt nam với thực sự trở thành một qũy tài chính riêng, được hoạch toán độc lập, không phụ thuộc vào NSNN và được Nhà nước bảo hộ. Sau khi Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính Phủ có hiệu lực thi hành, nguồn chi trả các chế độ BHXH dài hạn được phân ra như sau:

- NSNN chi trả các chế độ BHXH cho những người lao động nghỉ trước năm 1995; quân nhân có 20 năm phục vụ quân ngũ; quân nhân năm 1975 trở về trước.

- Quỹ BHXH chi trả các chế độ BHXH cho những người lao động nghĩ của chế độ BHXH sau năm 1995.

Quỹ BHXH bao gồm 3 quỹ thành phần là: Quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, quỹ hưu trí và tử tuất. 3 quỹ này được hạch toán, cân đối thu – chi độc lập với nhau.

Việc cấp nguồn chi BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh cũng được BHXH Việt Nam tạo điều kiện hết sức thuận lợi:

+ Giai đoạn 1995-1998 nguồn chi trả được BHXH Việt Nam phân phối từ quỹ BHXH và ngân sách nhà nước. Trong đó nguồn qũy BHXH Hà Tĩnh nhận về tương đối chủ động, kịp thời gian, còn nguồn ngân sách nhà nước phụ thuộc vào Bộ Tài chính và kho bạc nhà nước nên thời gian thường chậm hơn, gây khó khăn cho cấp tỉnh và cấp huyện trong công tác chi trả.

+ Từ năm 1999 đến nay, BHXH Việt Nam chuyển cấp ngân sách nhà nước bằng ứng trước từ nguồn quỹ đã tạo điều kiện cho cơ sở trong khâu chủ động nguồn chi trả. Đến ngày 15 hàng tháng, BHXH các huyện, thị xã đã chi trả xong cho đối tượng trong tháng.

Hiện nay cơ cấu nguồn kinh phí chi trả BHXH ở BHXH Hà Tĩnh đã có sự thay đổi đáng kể. Ta có thể thấy rõ trong bảng số liệu sau:

Bảng 1: Cơ cấu chi trả từ Quỹ BHXH và từ NSNN trong tổng chi các chế độ BHXH ở BHXH Hà Tĩnh (2003-2007) chỉ tiêu năm tổng chi ( triệu đồng) Quỹ BHXH NSNN ST (tr. đồng) % ST (tr. đồng) % 2003 349.729,5 49.788,9 14,24 299.940,6 85,76 2004 383.414,7 71.398,6 18,62 312.016,1 81,38 2005 437.526,7 95.969,1 21.93 341.557,6 78,07 2006 663.086,4 165.514,2 24,96 497.572,2 75,04 2007 821.164,3 234.153,2 28,52 587.011,1 71,48 ( nguồn: BHXH tỉnh Hà Tĩnh)

Số tiền để chi trả các chế độ BHXH ở BHXH Hà Tĩnh được lấy từ 2 nguồn là Quỹ BHXH và từ NSNN, trong đó chi trả các chế độ do NSNN đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi trả các chế độ BHXH, cụ thể ta thấy trong 5 năm qua tỷ trọng chi do NSNN đảm bảo rất lớn, luôn chiếm trên 70% trong tổng số tiền chi trả của BHXH tỉnh. Còn tỷ trọng chi trả của Quỹ BHXH so với tổng chi tuy nhỏ hơn NSNN nhưng không ngừng tăng lên: năm 2003 Quỹ chiếm 14,24% thì sau 5 năm tức là năm 2007 Quỹ chiếm 28,52%. Trong khi đó tỷ trọng chi của NSNN thì giảm đi: từ 85,76 % năm 2003 xuống còn 71,48% năm 2007.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007)” (Trang 41 - 43)