I. Tổng quan về BHXH tỉnh Hà Tĩnh
3. Một số kết quả đạt được của BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong những năm
đây
3.1 Thu Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế bắt buộc:
Qua 12 năm thực hiện nhiệm vụ, số đối tượng tham gia ngày càng tăng rõ rệt, số tiền thu được nộp về quỹ BHXH ngày càng nhiều. Người lao động được cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, phiếu khám chữa bệnh kịp thời, đầy đủ.
Để hoàn thành và vượt mức kế hoạch thu, ngay từ quý đầu năm BHXH Hà tĩnh đã giao kế hoạch cụ thể cho từng đơn vị trực thuộc, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và phối hợp các ban ngành chức năng đưa ra biện pháp tối ưu nhằm thực hiện tốt công tác thu BHXH, BHYT trên địa bàn toàn tỉnh. Bên cạnh đó BHXH Hà Tĩnh đã thực hiện thành công Chương Trình quản lý Quỹ BHXH nâng cấp tạo điều kiện thuận lợi trong công việc nghiệp vụ. Đến ngày 31/12/2007, thu được 234,6 tỷ đồng đạt 103,8% kế hoạch năm, tăng 20% so với năm 2006.
3.2 Công tác BHYT tự nguyện:
Được sự chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp và đặc biệt sau khi có Thông tư liên tịch số 77/TTLT-BYT-BTC, ngày 07/8/2003 của Liên bộ tài chính- y tế và công văn hướng dẫn số 3631/BHXH-TN, ngày 31/10/2003 của BHXH VN, BHYT học sinh đã được triển khai sâu rộng trên toàn tỉnh. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã có văn bản chỉ đạo công tác BHYT học đường, BHXH Hà Tĩnh đã ký các văn bản liên ngành với sở Giáo dục- đào tạo, tỉnh đoàn, Hội cựu chiến binh, Hội phụ nữ, Hội nông dân hướng dẫn thực hiện BHYT tự nguyện học sinh, hộ gia đình, hội đoàn thể.
Công tác tuyên truyền được chú trọng, đài phát thanh truyền hình, trung tâm truyền thông sức khoẻ của Sở Y tế đã xây dựng phóng sự về BHYT học
sinh. Cơ quan BHXH đã phát hành các tờ rơi, thông báo đến tận các trường học, đơn vị sử dụng lao động.
Năm học 2003-2004 có 353 trường với 51.448 em tham gia, tổng thu 1,37 tỷ đồng đạt 123,59 % so với kế hoạch năm (kế hoạch 1,111tỷ đồng ) và đạt 157 % so với kế hoạch năm trước. Năm học 2004-2005, toàn tỉnh có 66.061 em tham gia với tổng số tiền thu được 1,742 tỷ đồng. Đối với BHYT tự nguyện hộ gia đình, hội đoàn thể, thân nhân người lao động:năm 2005 là năm đầu tiên triển khai và toàn tỉnh đã có 4.012 người tham gia, với tổng só tiền thu được 0,24 tỷ đồng. Năm 2007 BHXH đã đạt và vượt mức kế hoạch thu BHYT tự nguyện, thu được 7,2 tỷ đồng. Trong đó, BHYT học sinh, sinh viên: 100,701 em tham gia đạt 118,32 % kế hoạch năm, có 467/577 trường tham gia, đạt 80,9 % tổng số trường toàn tỉnh; Hộ gia đình và cán bộ, dân số kế hoạch gia đình các xã, phường , thị trấn: 2.699 người đạt 248,70 % kế hoạch được giao.
3.3 Công tác kế hoạch tài chính và chi trả các chế độ BHXH:
- Công tác chi trả các chế độ BHXH:
Sau khi tiếp nhận chi trả lương hưu và trợ cấp từ Sở Lao động- Thương binh và xã hội, Liên đoàn lao động tỉnh chuyển sang, BHXH Hà Tĩnh đề ra mục tiêu chi trả: “đúng kỳ, đủ số, tận tay và an toàn”. Để thực hiện tốt được điều đó trong công tác chi trả phải cải tiến từ việc quản lý đối tượng đến tổ chức chi trả.
Trước đây việc lập danh sách hàng tháng do ban chi trả xã lập, huyện duyệt và tỉnh cấp tiền. Nhưng trong những năm qua BHXH tỉnh đã lập danh sách trên cơ sở hồ sơ đang quản lý và có sự phối hợp đồng bộ giữa BHXH huyện, thị xã, phòng chế độ chính sách, Kế hoạch tài chính, Công nghệ thông tin nên giữa danh sách nguồn chi trả luôn khớp đúng.
Việc tổ chức chi trả được áp dụng bằng hai hình thức: trực tiếp và gián tiếp thông qua đại lý. Trong đó chi trả trực tiếp 60 % số tiền chi trả hàng tháng với 34 % số xã trong toàn tỉnh.
Từ 56.012 người hưởng chế độ thường xuyên từ ngành Lao động- thương binh và xã hội nay BHXH Hà Tĩnh đang quản lý hơn 61.984 đối tượng. Tổng số tiền đã chi trả: 821,3 triệu đồng, tăng 23 % so với năm 2006.
Với lượng tiền chi trả lớn nhưng toàn ngành đã khắc phục khó khăn đảm bảo thực hiện chi trả kịp thời, chính xác và an toàn tiền mặt.
- Công tác Kế hoạch tài chính:
Trong công tác quyết toán tài chính hàng quý, hàng năm, BHXH tỉnh luôn thực hiện tốt quy chế tài chính và chế độ kế toán thống kê.
Việc thực hiện quy định chuyển tiền thu thuận lợi, kịp thời và hợp lý. Sử dụng kinh phí quản lý bộ máy đúng mục đích. Tăng cường tiết kiệm để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức viên chức, tạo điều kiện cho công chức viên chức ổn định trong công tác.
3.4 Công tác chế độ chính sách:
Tại thời điểm nhận bàn giao BHXH Hà Tĩnh tiếp nhận 56.911 hồ sơ các loại đối tượng hưởng chế độ BHXH từ hai ngành Lao động- Thương binh và xã hội Hà Tĩnh, Liên đoàn lao động tỉnh để quản lý và thực hiện chi trả, số đối tượng đó đều hưởng lương từ nguồn ngân sách nhà nước.
Hiện nay, BHXH Hà Tĩnh đang quản lý 62015 đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp hàng tháng, trong đó có 47.520 đối tượng thuộc ngân sách nhà nước và 14.495 đối tượng thuộc nguồn quỹ BHXH.
Năm 2007 đã xét duyệt 3.753 hồ sơ các loại. BHXH Hà Tĩnh đã ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết chế độ chính sách nên việc xét duyệt chính xác, đảm bảo quyền lợi cho đối tượng
3.5 Công tác khám chữa bệnh:
Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ khám chữa bệnh cho đối tượng tham gia BHYT, BHXH tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện ký kết lại hợp đồng khám chữa bệnh với các cơ sở y tế. Hàng quý thực hiện thanh quyết toán và ký kết hợp đồng tiếp theo đúng quy định. Mở rộng công tác khám chữa bệnh ban đầu tại các xã, thi trấn trong tỉnh. Năm 2007 BHXH tỉnh đã ký kết hợp đồng khám chữa bệnh với 18 cơ sở khám chữa bệnh. Triển khai khám chữa bệnh BHYT tại 194 trạm y tế xã/262 xã, đạt tỷ lệ 74 % số trạm y tế xã tổ chức khám chữa bệnh ban đầu cho người tham gia BHYT.
Với mục đích phục vụ đối tượng ngày càng tốt hơn trong công tác khám chữa bệnh, lãnh đạo BHXH Hà Tĩnh đã thường xuyên làm việc với lãnh đạo ngành y tế tăng cường mối quan hệ phối hợp, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ. Quán triệt cán bộ, công chức viên chức nâng cao tinh thần trách nhiệm, cải cách thủ tục hành chính trong công tác giám định khám chữa bệnh.
Quỹ khám chữa bệnh BHYT được quản lý tốt, có hiệu quả, đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT khi đến khám chữa bệnh. Sổ sách theo dõi ghi chép khá đầy đủ tổng hợp, thống kê chi phí khám chữa bệnh hàng tháng chính xác kịp thời. Số kinh phí đã chi năm 2007: 127.22 tỷ đồng ( kể cả đa tuyến) cho 838.138 lượt người đến khám chữa bệnh BHYT, cao hơn năm 2006 35tỷ đồng.
3.6 Công tác cấp và quản lý sổ BHXH và thẻ BHYT
Công tác quản lý hồ sơ có nhiều thay đổi, những năm đầu mới thành lập, hồ sơ được giao phòng chế độ chính sách quản lý. Đến năm 2001, BHXH Hà Tĩnh được thành lập phòng quản lý hồ sơ nên công tác quản lý, bảo quản khai thác hồ sơ đối tượng hưởng chế độ hưu trí, trợ cấp BHXH cũng như hồ sơ các phòng nghiệp vụ được duy trì ổn định.
Việc bổ sung hồ sơ thiếu được lãnh đạo BHXH tỉnh quan tâm, tổ chức liên tục từ năm 2002, nhằm đáp ứng được việc sử dụng và khai thác hồ sơ, giải quyết công việc kịp thời, đảm bảo quyền lợi lâu dài của người tham gia và hưởng chế độ BHXH. Toàn bộ hồ sơ được quản lý theo hộp và theo dõi bằng chương trình phần mềm thuận tiện cho việc tra cứu, khai thác.
Năm 2007 BHXH Hà tĩnh đã cấp mới 6.802 quyển sổ BHXH, 664.238 thẻ BHYT.