Đối với BHXH Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007)” (Trang 72 - 73)

II. Thực trạng công tác chi trả các chế độ BHX Hở BHXH tỉnh Hà Tĩnh

1.Đối với BHXH Việt Nam

BHXH Việt Nam là cấp cao nhất trong bộ máy quản lý chi trả các chế độ BHXH từ Trung ương đến địa phương, có nhiệm vụ tổ chức bộ máy thực hiện, hướng dẫn việc thực hiện, tiến hành thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện công tác chi trả các chế độ BHXH tại các cơ quan BHXH tỉnh, huyện. Ngoài ra BHXH Việt Nam cũng là cơ quan ban hành các văn bản điều chỉnh, hướng dẫn quá trình chi trả các chế độ BHXH ở các cơ quan BHXH cấp dưới. Bởi vậy để taọ điều kiện cho cơ quan BHXH Hà Tĩnh nói riêng và những địa phương khác nói chung có thể làm tốt công tác chi trả các chế độ BHXH thì BHXH Việt Nam cần:

- Hoàn thiện các chính sách, văn bản pháp luật về BHXH: Chính sách BHXH của Nhà nước càng hoàn thiện sẽ giúp cho công tác triển khai và thực hiện được thống nhất, đồng bộ và có hiệu quả. Hiện nay luật BHXH đã đi vào hoạt động nhưng xung quanh các văn bản hướng dẫn thực hiện vẫn cần phải tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Tiếp tục cũng cố hoàn thiện bộ máy quản lý chi trả các chế độ BHXH từ trung ương đến địa phương, phân cấp chi trả rõ ràng, thiết lập quy trình chi trả chặt chẽ, khoa học, thống nhất trên toàn quốc.

- NSNN đến nay vẫn phải đảm bảo chi trả cho một số lượng lớn đối tượng hưởng các chế độ BHXH do đó BHXH Việt Nam cần có các biện pháp khắc phục để giảm gánh nặng cho NSNN. Bên cạnh đó, nguồn thu của quỹ BHXH có xu hướng không đáp ứng đủ để chi trả cho các chế độ BHXH trong thời gian tới, trong khi đối tượng hưởng ngày càng tăng lên. Muốn công tác

chi trả được thực hiện tốt hơn và để đảm bảo khả năng chi trả thì phải có các biện pháp bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH. Muốn vậy BHXH Việt Nam cần sử dụng có hiệu qủa và tiết kiệm quỹ, cần tăng nguồn thu, chi đúng mục đích, đúng đối tượng và tăng cường công tác kiểm tra sử dụng quỹ để tránh các hiện tượng tiêu cực, móc ngoặc làm thất thoát nguồn quỹ BHXH.

- Tiếp tục cải cách hành chính, giảm bớt các thủ tục mẫu biểu báo cáo về các ban, tăng cường chỉ đạo và có biện pháp đối với BHXH các tỉnh, thành phố trong việc trả lời giám định hộ và thông báo chi phí thanh toán đa tuyến còn chậm thiếu chính xác, không đúng quy định làm ảnh hưởng đến công tác chi trả.

- Khi phân bổ dự toán thu chi hàng năm cho BHXH các tỉnh, thành phố cần căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương để giao phù hợp. Điều chỉnh tăng kinh phí tuyên truyền và có kế hoạch chỉ đạo về tuyên truyền cho các tỉnh trong năm đầu thực hiện chế độ BHXH tự nguyện theo Luật BHXH.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng chi trả các chế độ BHXH tại cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007)” (Trang 72 - 73)