MỤC LỤC
- Toàn bộ hệ thống cũng như mỗi chế độ BHXH trong hệ thống trên khi xây dựng đều phải dựa vào những cơ sở kinh tế-xã hội như: Cơ cấu ngành kinh tế quốc dân, tiền lương và thu nhập của người lao động, hệ thống tài chính quốc gia…Đồng thời tuỳ từng chế độ khi xây dựng còn phải tính đến các yếu tố sinh học, yếu tố môi trường như: tuổi thọ bình quân của người lao động, nhu cầu dinh dưỡng, xác suất tai nạn lao động và tử vong, độ tuổi sinh đẻ của lao động nữ, môi trường lao động…. Đây là nguyên tắc có thể được coi là quan trọng nhất trong công tác chi trả chế độ BHXH, bởi vì nếu chi trả sai đối tượng thì mục đích của việc chi trả sẽ không được đảm bảo, không thực hiện được chính sách của Nhà nước về BHXH đồng thời việc chi trả sai dẫn đến nguồn quỹ BHXH không được đảm bảo. Đối với các khu vực có cơ quan BHXH cấp địa phương: cơ quan BHXH cấp khu vực có nhiệm vụ bao quát chung, quản lý, điều hành, kiểm tra, kiểm soát việc chi trả ở các cơ quan BHXH cấp địa phương; trực tiếp tham gia chi trả trong những trường hợp không thuộc thẩm quyền của cơ quan BHXH cấp địa phương; tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ các cơ quan BHXH cấp địa phương trong công tác chi trả.
Việc chi trả trợ cấp BHXH có thể sử dụng nhiều phương tiện khác nhau: tiền mặt, séc, chuyển khoản, hiện vật hay dịch vụ..Trong đó các phương tiện như tiền mặt, hiện vật và dịch vụ là những phương tiện được sử dụng chủ yếu đối với các chế độ BHXH ngắn hạn, còn đối với các chế độ BHXH dài hạn thì thường sử dụng các phương tiện như tiền mặt và chuyển khoản.
Thực trạng chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh (2003-2007)
Đến ngày 27/12/1961 Hội đồng chính phủ đã ban hành Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức Nhà nước, kèm theo Nghị định 218/CP thì quỹ BHXH mới chính thức được thành lập, là quỹ độc lập thuộc NSNN, nhưng nguồn thu phần lớn vẫn từ NSNN, các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước chỉ nộp bằng một tỷ lệ % nhất định so với tổng quỹ lương của công nhân viên chức, còn công nhân viên chức không phải đóng BHXH. Số tiền để chi trả các chế độ BHXH ở BHXH Hà Tĩnh được lấy từ 2 nguồn là Quỹ BHXH và từ NSNN, trong đó chi trả các chế độ do NSNN đảm bảo luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi trả các chế độ BHXH, cụ thể ta thấy trong 5 năm qua tỷ trọng chi do NSNN đảm bảo rất lớn, luôn chiếm trên 70% trong tổng số tiền chi trả của BHXH tỉnh. + Chi trả các chế độ BHXH cho người lao động có hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng BHXH nộp tại BHXH huyện theo quy định (người lao động bảo lưu thời gian đóng BHXH, tự đóng tiếp BHXH, nghỉ việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi theo khoản 2 điều 14 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/06 của Chính phủ,..).
Để thực hiện chi trả các chế độ BHXH cho đối tượng thụ hưởng một cách hiệu quả cao nhất đồng thời cũng mang lại sự thuận tiện cho cả cơ quan BHXH và người được hưởng trợ cấp, thời gian vừa qua (2003-2007), BHXH tỉnh Hà Tĩnh duy trì 2 phương thức thanh toán: Chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp thông qua đại diện chi trả. Chi trả gián tiếp thông qua đại diện chi trả: Chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH cho đối tượng hưởng các chế độ BHXH dài hạn thông qua đại lý chi trả ở xã phường, thi trấn và đối với đối tượng hưởng các chế độ ngắn hạn thì thông qua đơn vị sử dụng lao động,( có thể chuyển khoản qua tài khoản của. đơn vị hoặc đơn vị nhận tiền mặt trực tiếp tại cơ quan BHXH để chi trả cho người lao động) trên cơ sở ký hợp đồng chi trả với các đại lý có sự chứng kiến cuả uỷ ban nhân dân xã với các điều kiện trách nhiệm và quỳên lợi kèm theo. Công tác chi trả các chế độ phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, kịp thời, đầy đủ quyền lợi của người tham gia và thụ hưởng BHXH đồng thời phải đảm bảo sự công khai, minh bạch, để làm được điều đó thì quá trình chi trả phải được phõn cấp một cỏch rừ ràng theo một quy trỡnh chặt chẽ, khoa học thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Căn cứ vào số đối tượng hưởng BHXH thường xuyên đang quản lý và số đối tượng xét duyệt mới, số đối tượng tăng, giảm trong tháng để lập danh sách chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH, các biểu mẫu theo quy định và chuyển cho phòng Kế hoạch tài chính chậm nhất vào ngày 06 và ngày 18 hàng tháng ( số biểu mẫu này khi ký duyệt nguồn phòng Kế hoạch tài chính trình giám đốc ký một lần ), riêng danh sách chi trả lương hưu và trợ cấp chuyển chậm nhất ngày 08 và ngày 19 hàng tháng. Chế độ TNLĐ- BNN thì chỉ do quỹ BHXH đảm bảo chi trả, số tiền chi trả hàng năm cho chế độ này không lớn lắm, bình quân mỗi năm 2.268 triệu đồng, có lẻ một phần do trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh không có nhiều khu công nghiệp và các ngành công nghiệp nặng mà chủ yếu là công nghiệp nhẹ và chế biến hơn nữa việc. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là chi cho chế độ Hưu trí (hưu quân đội, hưu cán bộ, hưu xã phường) luôn chiếm trên 90% so với tổng chi thường xuyên, với số tiền chi trả bình quân mỗi năm là 480.697,8 triệu đồng, trong đó tỷ trọng chi trả của quỹ BHXH so với tổng chi nhỏ hơn so với NSNN, tuy nhiên có xu hướng tăng lên do số đối tượng hưởng lương hưu từ nguồn NSNN có xu hướng giảm dần qua các năm, ngược lại số đối tượng hưởng lương hưu từ nguồn Quỹ BHXH lại có xu hướng tăng nhanh, bởi vì NSNN chỉ chi trả cho những đối tượng về hưu trước ngày 01/01/1995 nên cùng với thời gian số đối tượng chỉ có giảm đi do các nguyên nhân như chết hoặc chuyển đi chứ không tăng lên, trong khi đó số người về hưu sau ngày 01/01/1995 lại ngày càng tăng lên.
Việc chi trả được đảm bảo bởi cả nguồn Quỹ BHXH và NSNN, nhưng khác với chi trả các chế độ thường xuyên, chi trả một lần từ nguồn Quỹ BHXH lại chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng chi một lần so với chi từ NSNN: năm 2003 chi từ Quỹ là 3.660 triệu đồng nhưng từ NSNN chỉ có 1.791 triệu đồng, những năm sau đó tình hình cũng tương tự và đến năm 2007 thì chi từ quỹ đã là 20.194 triệu đồng thì chi từ NSNN mới chỉ là 4.382 triệu đồng. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy năm 2006 là năm tình hình chi trả một lần ở BHXH Hà Tĩnh có sự biến động lớn nhất: Số đối tượng hưởng tăng cao nhất nhưng mức hưởng bình quân mỗi người lại ở mức thấp nhất trong cả thời kỳ, nguyên nhân khiến cho số tiền chi trả một lần bình quân của mỗi người năm 2006 rất thấp có lẻ là do số đối tượng hưởng trợ cấp một lần trong năm 2006 đều có mức hưởng thấp vì số năm đóng BHXH không nhiều dẫn đến mức hưởng lương hưu một lần thấp hay tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do TNLĐ-BNN thấp nên mức trợ cấp thấp…. - Về quản lý đối tượng: Việc quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH nhất là những đối tượng nhận trợ cấp hàng tháng tại các phường xã hiện nay vẫn còn lỏng lẻo, để xảy ra các tình trạng gian lận làm thất thoát quỹ BHXH : người hưởng chế độ đã chết nhưng không khai báo để hưởng chế độ tiếp, làm giả giấy tờ hồ sơ để được hưởng chế độ đặc biệt là các chế độ ốm đau, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp..,những hiện tượng đó gây tâm lý hoang mang mất lòng tin ở những người tham gia và thụ hưởng chế độ BHXH.
Cấp uỷ chính quyền địa phương chưa có các giải pháp xử lý những tồn đọng, vi phạm trong việc thực hiện chế độ chính sách cho người lao động và các đối tượng hưởng và tham gia BHXH cũng như vi phạm của chính những người được hưởng nên chưa thật sự mang lại hiệu quả, chưa góp phần tích cực trong việc thực hiện công tác chi trả trên địa bàn tỉnh.
Một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt công tác chi trả các chế độ BHXH ở BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian