1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tham luận môn

7 99 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 78,5 KB

Nội dung

Tham luận: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN 6 TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Dương Hồ Vũ-THCS Tân Thạnh I. ĐẶT VẤN ĐỀ: - Trong những năm gần đây tình hình học lực học sinh các lớp đầu cấp qua khảo sát chất lượng đầu năm còn quá thấp. Không những thế qua quá trình học tập và rèn luyện trong năm học lớp 6 chất lượng vẫn không cao. - Thông qua hội nghị này với mục đích nhằm nâng cao chất lượng dạy và học cho GV và HS nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. - Đây cũng là những khó khăn vướng mắc cho quá trình tiếp thu và chiếm lĩnh tri thức của các em trong những năm học tiếp theo. - Môn Ngữ Văn có vị trí rất đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS: Góp phần hình thành những con người có trình độ, học vấn PTCS, chuẩn bị những kiến thức cần thiết để tiếp thu những kiến thức cao hơn. - Môn Ngữ văn dần hình thành cho con người những ý thức tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình, bạn bè; có lòng yêu đất nước, yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, công bằng, căm ghét cái xấu, cái ác. - Hình thành con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ giá trị chân – thiện – mỹ trong nghệ thuật. Trước hết là trong văn học, năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để giao tiếp. Để đạt được những yêu cầu trên thì cần tìm ra những phương pháp giảng dạy và học tập tích cực nhằm đạt kết quả cao nhất trong cuối năm học. II. NỘI DUNG THỰC HIỆN: 1. Thực trạng: a) Thuận lợi: - Trường THCS Tân Thạnh đặt tại ấp Gò Muồng, xã Tân Thạnh - Toàn trường có 262HS - Tổng số lớp: 08 lớp - Tổng số học sinh khối 6 là 78 em - Được sự quan tâm của các cấp chính quyền, ngành giáo dục, hiện nay trường được đầu tư xây dựng hoàn thành một số công trình: sân chơi cho HS, xây dựng nhà vệ sinh, nhà công vụ cho giáo viên cho GV nhằm tạo điều kiện tốt cho nhất cho công việc dạy và học. b) Khó khăn: - Đa số các em là HS vùng xâu, vùng xa. D\HOVU\MOT SO BIEN PHAP NANG CAO CHAT LUONG MON NGU VAN 6 Page 1 of 7 - Phương tiện đến trường bằng đò dọc, xe đạp, một số em đi bộ đến trường, có nhiều em hoàn cảnh gia đình còn gặp nhiều khó khăn, cha mẹ phải đi làm thuê, làm mướn để kiếm tiền. - Các em còn ỉ lại nhiều vào bạn bè, thầy cô giáo. - Ý thức học tập ở nhà còn quá kém, các em chưa chủ động thời gian tự học ở nhà mặc dù đó là phương pháp hữu hiệu nhất khi đến lớp để có điều kiện tiếp thu bài mới được tốt hơn. - Cơ sở vật chất của trường còn hạn chế: bàn ghế quá cũ, chưa có hệ thống nước sạch, chưa có hàng rào khép kín… Những khó khăn nêu trên phần lớn cũng làm ảnh hưởng hưởng đến chất lượng học tập của HS và giảng dạy của GV. 2. Biện pháp thực hiện: a) Đối với giáo viên: Muốn nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn 6 thì vai trò của giáo viên là rất quan trọng, mặc dù theo phương pháp dạy học hiện nay là lấy học sinh làm trung tâm, thực hiện mọi hoạt động do yêu cầu của GV đưa ra, thậm chí các em còn phải chủ động trong mọi công việc để hoàn thành một tiết học. Tuy nhiên GV cần phải có những phương pháp tốt nhất để hướng các em tìm hiểu bài học một cách nhanh chóng. Sau đây tôi có vài ý kiến xin được trao đổi cùng với các đồng chí, đồng nghiệp như sau: - Bản thân giáo viên Ngữ Văn phải xác định được vai trò cũng như đặc thù của môn mà mình giảng dạy, cần có chuyển biến sâu sắc về quan điểm, hành vi, thái độ trong công tác, phải thực sự yêu nghề, gắn bó, tâm huyết với nghề mà mình lựa chọn và có quyết tâm theo đuổi. Phải biết yêu quý, tôn trọng nghề nghiệp của mình đã lựa chọn, biết chấp nhận khó khăn trở ngại trước mắt về các điều kiện vật chất và tinh thần. Đồng thời cũng cần hiểu tương lai của bản thân, tương lai của học sinh, nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào ý thức phấn đấu vượt qua khó khăn của chính mình, nhằm vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Tăng cường vấn đề tự bồi dưỡng, học tập nâng cao trình độ của giáo viên Ngữ văn, có sự chỉ đạo, theo dõi hướng dẫn của Tổ Bộ môn và Ban giám hiệu nhà trường, cần chú ý đặc biệt đến bồi dưỡng năng lực sư phạm, tư cách đạo đức, tính khiêm tốn, ham học hỏi, vươn lên trong chuyên môn, trong rèn luyện. Mỗi giáo viên Ngữ văn cần xác định ngoài nhiệm vụ giảng dạy thì công tác tự bồi dưỡng phải đặt lên hàng đầu với các nội dung như: tăng cường dự giờ thăm lớp, dự giờ thao giảng của những giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, có bề dày năng lực sư phạm. Trước khi lên lớp cần chuẩn bị kỹ nội dung môn học, bài giảng, đồ dùng dạy học, đồ dùng dạy học trực quan có kế hoạch cụ thể nhằm trao đổi, quán triệt trong Tổ bộ môn và nhất trí quyết tâm thực hiện. Giáo viên Ngữ văn cần tăng cường cập nhật thông tin từ Internet, qua các trang Văn học nghệ thuật trên truyền hình, năng lực sư phạm và các tình huống ứng xử sư phạm, thường xuyên trau dồi đạo đức, tác phong của người giáo viên, luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. D\HOVU\MOT SO BIEN PHAP NANG CAO CHAT LUONG MON NGU VAN 6 Page 2 of 7 - Tham dự các Hội thảo về đổi mới công tác giảng dạy Ngữ văn nhằm tích luỹ kinh nghiệm và nâng cao chất lượng giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh đầu cấp thuộc vùng sâu vùng xa như đơn vị chúng ta. - Ngoài các nội dung trình bày trên thì vấn đề dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng là rất quan trong trong một tiết dạy. Sau đây tôi xin trình bày một vài ý kiến rút ra qua việc áp dụng dạy học theo chuẩn kiến thức và kĩ năng của văn bản Em bé thông minh (Ngữ văn 6). Đối với giờ dạy này, theo chuẩn kiến thức và kĩ năng, về mặt kiến thức giáo viên cần phải giúp cho học sinh + Nắm được đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện tác phẩm “Em bé thông minh”. + Giúp cho HS thấy được cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt. Cảm nhận được tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động. Xét về mặt kiến thức, giáo viên đã thực hiện được khá dầy đủ các nội dung của tiết học thứ hai bằng cách đặt ra hệ thống câu hỏi khá chi tiết và sát thực với trình độ của học sinh. Ví dụ: mỗi khi bắt đầu một thử thách mới, giáo viên lại đặt ra những câu hỏi như: vua (sứ thần) đưa ra thử thách cho em bé với mục đích gì? Thử thách là một câu đố có nội dung như thế nào? Câu đố có khó không? Vì sao lại khó? Em bé đã giải quyết câu đố ấy ra sao?. Chính hệ thống câu hỏi này sẽ giúp HS xâu chuỗi được các mẩu chuyện một cách dễ dàng hơn. Và để HS cảm nhận được tiếng cười hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc của truyện, ở mỗi thử thách, giáo viên lại đặt ra câu hỏi: Em thấy lời giải của em bé có gì lí thú? để các em HS tự tìm thấy tiếng cười hồn nhiên, vui vẻ trong lời giải của em bé thông minh. Tuy nhiên để liên hệ giáo dục cho HS sâu sắc hơn, GV cần phân tích ý nghĩa của câu chuyện : nói về khát vọng của nhân dân ta, mong muốn nước khác phải có cái nhìn đúng về chủ quyền của nước ta, không nên cậy là nước lớn mà bắt nạt nước nhỏ. Và nếu họ còn cố tình xâm lược thì họ sẽ chuốc lấy những thất bại khôn lường vì ở nước Nam, người tài không hiếm. Và một mong muốn hơn nữa mà nhân dân muốn nói thông qua truyện là người có tài có đức thì phải được đánh giá đúng mức, được trọng dụng để làm lợi cho nhân dân, cho đất nước….mục tiêu chính của việc dạy học theo chuẩn KTKN hiện nay là: Để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác dạy học nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn hiện nay. b) Đối với học sinh: nhằm để có kết quả học tập tốt cần có những biện pháp sau đây: * Biện pháp chung: - Đọc văn bản: Đây là cách học hỏi tốt nhất để các bạn có một bài văn hay và sâu sắc. Đọc nhiều truyện ngắn, thơ,…không những giúp chúng ta hiểu từ ngữ tiếng Việt mà còn giúp rèn luyện khả năng sáng tạo và trí tượng tưởng trong môn Văn. Giáo viên cần giới thiệu các loại sách có ở thư viện và nhà sách để các em lựa chọn và học tập tốt hơn. - Khảo sát thực tế: D\HOVU\MOT SO BIEN PHAP NANG CAO CHAT LUONG MON NGU VAN 6 Page 3 of 7 Nguồn cảm hứng văn học lúc nào cũng từ thực tế đời sống. Cố gắng quan sát những cử chỉ, hành động và sự việc xảy ra xung quanh chúng ta, từ đó sẽ nhận rõ những ý tưởng cần thiết trong bài văn của mình. Nhất là về thể loại văn miêu tả thì các bạn càng cần phải trau dồi vốn kiến thức sâu rộng bên ngoài rất nhiều. - Biến tiết học Văn trở nên thú vị: Tạo dựng các nhóm thi đua với nhau, cùng nhau xây dựng bài học. HS có thể thể hiện diễn xuất, giọng kể của mình qua các văn bản được học trên lớp thông qua các tiết học thi kể chuyện. Môn Văn trở nên dễ “nuốt” hơn bao giờ hết vì chính các HS đã tạo bầu không khí vui vẻ cho tiết văn. - Soạn bài trước ở nhà: Việc soạn bài ở nhà cũng rất quan trọng vì khi đó HS đã đọc bài và tham khảo trước. Khi vào lớp, mọi câu hỏi được đặt ra, HS đều có thể dễ dàng trả lời và dễ dàng trở thành “ngôi sao” của tiết học Văn hôm đó. - Nghỉ ngơi: Học Văn luôn kèm theo đó là sự nghỉ ngơi, chỉ khi được nghỉ ngơi thư giãn thật sự thì các em mới có thể học tốt hơn, nhớ bài lâu hơn và sự sáng tạo phong phú hơn. Nghỉ ngơi sau khi học không chỉ giúp các em nạp thêm năng lượng để tiếp tục chiến đấu môn Văn mà còn cho các môn học khác nữa. - Nghe thầy cô giảng: Tập trung chú ý nghe thầy cô giảng bài cũng là một cách hữu ích giúp các em học giỏi môn Văn hơn! Chăm chú nghe giảng sẽ học được nhiều điều hay từ thầy cô mà cũng có khi thấy học trò chăm chú lại càng giúp thầy cô thêm cảm hứng để truyền đạt các kiến thức mà mình có. Môn Văn học rất dễ đối với các em bẩm sinh đã yêu Văn, nhưng nếu hiểu và cần cù học hỏi thì bỗng dưng các tiết Văn cũng trở nên dễ dàng, thú vị. Môn Văn giúp cho HS có chút lãng mạn, chút ngây thơ và chút hồn nhiên trong cuộc sống và còn kích thích óc sáng tạo, trí tưởng tượng. * Những biện pháp cụ thể cho từng phân môn: Phân môn Văn: - Trước khi học (Chuẩn bị ở nhà) + Đọc kỹ văn bản và phần chú thích: đọc có suy nghĩ để chia bố cục bằng bút chì vào SGK; khi đọc có thể gạch dưới từ ngữ, câu trong văn bản (nếu thấy cần); nếu có điều kiện, các em nên tìm đọc trọn tác phẩm có đoạn trích học ở trên lớp. + Tóm tắt truyện (nắm cốt truyện, nhớ tên nhân vật, địa danh…) + Trả lời những câu hỏi phần “Đọc – hiểu văn bản” vào tập bài soạn theo khả năng của mình. + Đối với thơ: nên thuộc bài thơ trước khi đến lớp thì mới có thể phân tích và cảm thụ được. - Khi học trên lớp + Tập trung nghe giảng cùng các bạn tìm hiểu cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm dưới sự dẫn dắt của thầy cô. Cụ thể là : trước những câu hỏi, những vấn đề được đặt ra, phải chịu khó suy nghĩ, tìm câu trả lời; tích cực tham gia hoạt động nhóm phát biểu ý kiến. Điều đó không chỉ giúp các em trau dồi vốn ngôn ngữ mà còn rèn luyện kỹ năng nói và sự tự tin; mạnh dạn nêu những thắc mắc của bản thân. D\HOVU\MOT SO BIEN PHAP NANG CAO CHAT LUONG MON NGU VAN 6 Page 4 of 7 + Ghi chép bài đầy đủ, chính xác: ngoài phần thầy cô ghi bảng các em nên tập cho mình thói quen ghi chép thêm vào sổ tay những điều hay thấy cần chẳng hạn ý so sánh, đối chiếu, mở rộng nâng cao, lời bình của thầy cô; gạch dưới (kèm ghi chú ngắn) từ ngữ đặc sắc, phép tu từ… trong thơ, câu văn hay dẫn chứng trong truyện. + Nắm được giá trị nghệ thuật nội dung của tác phẩm ngay trong giờ học. - Sau khi học + Học bài, học thuộc lòng thơ, dẫn chứng trong truyện. + Viết các đoạn văn cảm nhận, làm các bài tập trong phần “Luyện tập” trong sách hoặc bài tập của thầy cô. + Đọc tài liệu tham khảo để mở rộng, khắc sâu kiến thức. + Các em giỏi môn văn nên tìm và học thuộc nhận định, đánh giá của những nhà nghiên cứu, phê bình văn học hoặc các tác phẩm, tác giả vừa học trên lớp. Phân môn Tiếng Việt - Trước khi học (chuẩn bị bài ở nhà ) + Đọc kỹ, tìm hiểu các ví dụ trong từng đề mục, có thể trả lời câu hỏi bằng bút chì vào sách giáo khoa theo cách hiểu của em (soạn bài ngắn gọn), không cần mở sách “Học tốt”. + Đọc kỹ ghi nhớ, ghi chú ngoài lề phần khó hiểu, thắc mắc của em để vào lớp thảo luận và lắng nghe thầy cô giảng giải. - Khi học trên lớp: + Tập trung cao khi vào bài mới, chịu khó suy nghĩ, tìm hiểu các ví dụ thầy cô các bạn đưa ra để hình thành khái niệm (Trả lời cho câu hỏi Thế nào? Là gì?). + Tích cực tham gia hoạt động nhóm, tổ và phát biểu ý kiến để trau dồi vốn ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng diễn đạt ý bằng lời nói và sự tự tin (đừng sợ nói sai, nói dở…) + Mạnh dạn nêu những thắc mắc của bản thân. + Ghi chép đầy đủ, chính xác: Cần dùng bút màu gạch chân các đề mục, nội dung quan trọng trong tập và sách giáo khoa; tập thói quen ghi chú vào sách (hoặc sổ tay) các phần giải đáp bài tập, các ví dụ văn thơ… sau khi thầy cô đã sửa bài; nắm vững kiến thức thầy cô đã truyền đạt (có thể thuộc ngay những ghi nhớ ngắn) để ứng dụng vào việc dùng từ, đặt câu, viết văn bản và tìm hiểu giá trị nghệ thuật, nội dung của bài thơ. - Sau khi học + Học bài cũ: xem lại các ví dụ, bài tập sách giáo khoa và phần ghi chép để thuộc bài (hiểu – nhớ các ý trọng tâm). + Làm bài tập để khắc sâu kiến thức (trong sách giáo khoa và thầy cô cho thêm) Cần viết được các đoạn văn miêu tả, biểu cảm… có các yêu cầu về ngữ pháp. + Biết liên hệ với các bài văn, thơ đã học, đọc thêm để tìm thêm ví dụ có liên quan nội dung đã học. Từ đó có thể dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, dùng các biện pháp tu từ và diễn đạt ý trong sáng, giàu sức biểu cảm hơn. + Đọc thêm tài liệu tham khảo để khắc sâu, mở rộng kiến thức. Phân môn Tập làm văn CÁC BƯỚC LÀM BÀI TẬP LÀM VĂN 1- Tìm hiểu đề (để tránh lạc đề) - Đọc kỹ đề, gạch chân từ ngữ quan trọng. D\HOVU\MOT SO BIEN PHAP NANG CAO CHAT LUONG MON NGU VAN 6 Page 5 of 7 - Xác định thể loại (VD: kể chuyện, miêu tả…) - Xác định nội dung 2- Tìm ý (đặt câu hỏi và trả lời) - Tìm ý chính, ý phụ, ý lớn, ý nhỏ. - Ý nào đứng trước, ý nào đứng sau. 3- Lập dàn bài Tác dụng: - Sắp xếp các ý theo trình tự trước sau hợp lý. - Không thừa, thiếu ý. - Xác định được phần trọng tâm (viết dài), phần không trọng tâm (viết ngắn). Các loại dàn bài: - Dàn ý đại cương (chỉ có các ý chính) - Dàn bài chi tiết (có cả ý lớn và ý nhỏ) 4- Viết thành văn: - Đọc lại, chỉnh sửa câu, từ, lỗi chính tả… Lưu ý: bài tập làm văn gồm nhiều đoạn Tất cả các biện pháp trên học sinh cần có sự hướng dẫn cụ thể, chi tiết của giáo viên thông qua các tiết dạy, dần dần hình thành thói quen các em tự học, tự tiếp thu một cách tốt nhất. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2010-2011 KHỐI TỔNG SỐ GIỎ I % KHÁ % TB % YẾU % KÉM % 6 69 0 0 3 4.3 5 13 18.84 17 24.6 4 36 52.1 7 Kết quả học kỳ I năm học 2010 – 2011 KHỐI TỔNG SỐ GIỎ I % KHÁ % TB % YẾU % KÉM % 6 78 0 0 13 16,6 7 29 37,18 32 41,0 3 04 5,13 Kết quả khảo sát đầu năm so sánh với kết quả học kỳ I: - Khá tăng 12,32 % - Trung bình đạt 18,70 % - Yếu tăng lên 16,39 % vì lý do học lực kém giảm 47,04 % Qua số liệu trên ta thấy học lực có sự chuyển biến nhưng kết quả chưa cao, cần tiếp tục rèn luyện trong học kỳ II. Theo sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo nhà trường về việc phân loại học sinh, sau kết quả khảo sát chất lượng đầu năm nhà trường tiến hành phân công giáo viên bộ môn Toán và Ngữ văn tiến hành kiểm tra những học sinh có thiểu nằng viết chậm, đọc chậm, tính toán chậm. Sau đây là danh sách kiểm tra đọc chậm và viết chậm đối với môn ngữ Văn như sau: IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: D\HOVU\MOT SO BIEN PHAP NANG CAO CHAT LUONG MON NGU VAN 6 Page 6 of 7 - Nhờ có sự chỉ đạo sâu sắc của Ban lãnh đạo nhà trường, ngay đầu năm học giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả. - Qua công tác giảng dạy, bản thân rút ra những bài học kinh nghiệm cần nắm rõ từng năng lực học tập từng học sinh để có biện pháp cụ thể nhằm để nâng cao chất lượng bộ môn mình đảm nhiệm. - GVBM cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tình hình học lực và hoàn cảnh của từng học sinh để có biện pháp tốt nhất trong giảng dạy. - Các biện pháp của học sinh nêu trên, giáo viên cần có kế hoạch hướng dẫn cụ thể để các em có hướng sắp xếp thời gian biểu cho hợp lý và học tập được tốt hơn. Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn 6 của cá nhân tôi, rất mong sự góp ý kiến của tất cả các đồng chí, đồng nghiệp có mặt trong buổi hội thảo hôm nay để tham luận của tôi được hoàn thiện, mang tính chất thực tế nhằm mục đích nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn 6 nói riêng và nâng cao chất lượng của các lớp đầu cấp nói chung trong trường THCS. Xin chân thành cảm ơn! Tân Thanh, ngày 10 tháng 4 năm 2011 Người viết HIỆU TRƯỞNG DƯƠNG HỒ VŨ D\HOVU\MOT SO BIEN PHAP NANG CAO CHAT LUONG MON NGU VAN 6 Page 7 of 7 . Tham luận: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN NGỮ VĂN 6 TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Dương Hồ Vũ-THCS Tân Thạnh I để tiếp tục chiến đấu môn Văn mà còn cho các môn học khác nữa. - Nghe thầy cô giảng: Tập trung chú ý nghe thầy cô giảng bài cũng là một cách hữu ích giúp các em học giỏi môn Văn hơn! Chăm chú. pháp nhằm nâng cao chất lượng môn Ngữ Văn 6 của cá nhân tôi, rất mong sự góp ý kiến của tất cả các đồng chí, đồng nghiệp có mặt trong buổi hội thảo hôm nay để tham luận của tôi được hoàn thiện,

Ngày đăng: 16/06/2015, 14:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w