THAM LUẬN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ 6 Hứa Hồng Nên – THCS Tân Thạnh I.ĐẶT VẤN ĐỀ -Việc dạy học lịch sử ở THCS hiện nay có một vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó không những góp phần truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản, trọng tâm về quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc cũng như lịch sử xã hội loài người. Việc dạy học lịch sử sẽ giúp cho các em có cách nhìn nhận, đánh giá theo một quan điểm đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời, việc dạy học lịch sử còn có lợi thế mà không môn học văn hoá nào có được là trực tiếp góp phần giáo dục con người mới – xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là những phẩm chất về lòng tự hào, tự tôn dân tộc, lòng yêu nước, yêu tự do, yêu hoà bình…. cho học sinh. -Trước những yêu cầu của xã hội, thời đại và sự phát triển của khoa học kĩ thuật, mục tiêu dạy học môn lịch sử không chỉ đơn thuần chỉ là cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh, mà qua đó phải góp phần cùng với các môn học khác đào tạo ra những con người có năng lực hành động: tính sáng tạo, năng động, tính tự lực và trách nhiệm…để đạt được mục tiêu trên, nội dung dạy học lịch sử ở trường THCS cũng đã có sự thay đổi. -Trải qua nhiều năm vận dụng phương pháp đổi mới trong dạy học lịch sử ở trường THCS, tôi nhận thấy rằng để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, để các em thích thú trong một tiết học lịch sử, ngoài nghệ thuật giảng dạy của mình thì giáo viên phải giúp cho các em hứng thú trong tiết học, tái hiện lịch sử và làm sống lại lịch sử nhằm giáo dục trí tuệ, tư tưởng, tình cảm, đạo đức cho các em. -Đối với học sinh lớp 6 là lớp đầu cấp, các em lạ trường lạ lớp, bạn bè, lạ với cách dạy của thầy cô, bởi vì các em được học nhiều thầy cô hơn ở trường tiểu học.Vì thế khi lên lớp 6 các em rất khó khăn trong việc tự rèn luyện, tự học để nâng cao tư duy của mình, các em còn lười trong học tập chưa thích thú học môn lịch sử, các em học chỉ là để đối phó với giáo viên mà thôi. Vì thể bản thân tôi là một giáo viên dạy môn lịch sử tôi tự rút ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn . II.NỘI DUNG. 1.THỰC TRẠNG: -Hiện nay trong các nhà trường có rất nhiều học sinh thích học môn lịch sử nhưng bên cạnh đó cũng không thích học, các em coi học môn sử quá khô khan, cứ nói đến lịch sử là cả một khoảng thời gian làm sao nhớ được và học không có cách nào khác là chỉ học thuộc lòng những gì mà thầy cô cho ghi đã tạo nên một sự áp đặt trong học tập. Do đó đã có tình trạng sự kiện này gắn liền với thời gian kia hay nhân vật nọ gắn liền với thời điểm khác, một giờ học buồn bã tinh thần học tập của học sinh uể oải. Vì thế với trọng trách là giáo viên dạy môn lịch sử, bản thân tôi được phân công dạy ở các khối lớp của bậc THCS đã thấy tình hình thực tế như vậy nên tôi thiết nghĩ mình phải có nhiệm vụ là làm thế nào để học sinh có hứng thú học môn lịch sử nhiều hơn. Hứa Hồng Nên –THCS Tân Thanh 2010-2011 - 1 - -Trường tôi là trường thuộc vùng sâu, vùng xa, học sinh đa phần có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên việc đầu tư cho việc học còn rất hạn chế, ý thức học tập của các em chưa cao. Riêng đối với môn sử việc tiếp thu kiến thức để hiểu và nhớ lâu lại là vấn đề càng khó đối với các em. Còn bản thân tôi là một giáo viên đứng lớp trực tiếp giảng dạy bộ môn này thì tôi cũng đã thăm dò về phía học sinh về vấn đề học môn sử. Đa phần các em cho rằng lịch sử là môn bổ ích nhưng thiếu sinh động, nhiều móc thời gian khó nhớ. -Xã hội ngày nay ngày càng tiến bộ, hiện đại phim ảnh, trò chơi ngày càng phổ biến rộng rãi, đã thu hút các em làm cho vấn đề học tập của các em ngày càng giảm sút trong đó có môn lịch sử. Vì kiến thức lịch sử là kiến thức đã diễn ra trong quá khứ mà chúng ta phải dựng lại, tái hiện lại cho học sinh trong một thời gian xác định, trong khi đó lượng kiến thức lại nhiều. Yêu cầu đổi mới phương pháp nâng cao tính chủ động, tự giác, tích cực của học sinh trong quá trình học tập đã làm cho quá trình giảng dạy của giáo viên gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ những vấn đề trên tôi xin trao đổi một vài biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử ở trường THCS. 2. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên tôi xin đưa ra một số biện pháp để góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn lịch sử ở trường THCS. *Đặt vấn đề vào bài: có nhiều cách đặt vấn đề vào bài. -Nêu khái quát toàn bộ những nội dung sẽ học trong tiết học đó. Cách này giáo viên sẽ tạo cho học sinh xâu chuỗi các chi tiết lại với nhau để cuối cùng cho ra một sự kiện hoàn chỉnh. -Đặt vấn đề vào bài bằng cách đặt câu hỏi. Cách này học sinh sẽ cố gắng để tìm ra câu trả lời trong suốt quá trình tìm hiểu bài mới. - Đặt vấn đề vào bài bằng cách nhắc lại kiến thức cũ của tiết học trước để dẫn dắt vào nội dung bài học hôm nay. Học sinh sẽ nhớ ngay đến bài đã học để tạo thành một sợi dây liên hệ với bài hôm nay. *Sử dụng sách giáo khoa: Theo tôi có thể phân ra ba cách sử dụng SGK: - Sử dụng SGK để chuẩn bị bài giảng: GV cần nghiên cứu nội dung kiến thức toàn bài trong SGK để xác định kiến thức cơ bản của bài. Hiểu rõ nội dung, tinh thần mà tác giả mong muốn ở HS về từng mặt kiến thức, tư tưởng, kĩ năng. Từ đó giáo viên xác định được phần nào là trọng tâm, phần nào nên lướt qua để vừa đảm bảo về kiên thức giúp HS không bị phân tán và quá tải khi học vừa đảm bảo về thời gian. - Sử dụng SGK trong quá trình dạy học trên lớp: HS thường theo dõi bài giảng của giáo viên rồi đối chiếu, so sánh với SGK, thậm trí có HS không ghi theo bài giảng mà lại chép trong SGK. Vì vậy, bài giảng của giáo viên cần linh hoạt không nên lặp lại ngôn ngữ trong SGK một cách máy móc, y hệt mà nên kết hợp giữa SGK và lời văn của mình. Trong SGK, phần lớn các bài đều có những đoạn chữ in nhỏ. Kiến thức thể hiện trong những đoạn này nhiều khi rất quan trọng. Thường nó là nguồn tư liệu để làm nổi bật nội dung cơ bản của phần mục, của bài, cho nên giáo viên cần phải sử dụng triệt để. Nếu nó đề cập đến những kiến thức khó, phức tạp thì giáo viên lấy làm nguồn tư liệu dùng để miêu tả hoặc kể chuyện. Nếu dễ thì cho học sinh đọc, sau đó giáo viên kiểm tra khả năng cảm thụ và nhận thức của các em. Hứa Hồng Nên –THCS Tân Thanh 2010-2011 - 2 - - Học sinh sử dụng SGK khi học ở nhà: Vở ghi ở trên lớp và SGK là phương tiện, là nguồn kiến thức chủ yếu để HS tự học ở nhà. Khi hướng dẫn HS học ở nhà theo SGK nên hướng dẫn có trọng điểm. * Lồng ghép thơ văn vào trong bài học lịch sử: việc vận dụng kiến thức văn học vào bài giảng là điều cần thiết góp phần làm cho bài giảng trở nên sinh động và hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của các em. Tôi thấy rằng sử dụng lồng ghép kiến thức văn học tronh giảng dạy lịch sử không những giúp các em nắm vững nội dung bài nhanh chóng nhớ lâu hơn mà còn góp phần cũng cố thêm kiến thức văn học tạo điều kiện cho học sinh hình thành phương pháp liên môn trong quá trình học tập của mình. * Kể truyện lịch sử có liên quan đến bài dạy: Mỗi bài dạy thường hay có những con người lịch sử, nên cũng có những câu truyện gắn vào những sự kiện lịch sử ấy. Để tránh sự nhàm chán, giáo viên nên dành chút thời gian(nếu có thể) để kể cho các em nghe những câu truyện về cuộc đời, sự nghiệp của những con người gắn với sự kiện lịch sử trong bài học, hay những biến động của những sự kiện lịch sử. Nhằm minh họa cho bài học một cách simh động hơn. * Sử dụng đồ dùng trực quan: Đồ dùng trực quan nếu được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp được chặt chẽ hai hệ thống tín hiệu với nhau: tai nghe, mắt thấy, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, gây được những mối liên hệ thần kinh tạm thời khá phong phú, phát triển ở học sinh năng lực chú ý, quan sát, húng thú. Theo tôi có ba cách sử dụng đồ dùng trực quan: - Sử dụng hình vẽ, tranh, ảnh trong SGK: Cho học sinh quan sát hình vẽ, tranh, ảnh trong những tình huống có vấn đề, trong những nhu cầu cần thiết phải trả lời một vấn đề cụ thể. Như vậy tư duy học sinh sẽ dần phát triển trong những tình huống có vấn đề. Từ việc quan sát thường xuyên các tranh ảnh lịch sử, giáo viên luyện cho các em thói quen và khả năng quan sát các vật thể một cách khoa học, có phân tích, giải thích để đi đến những khái quát, rút ra những kết luận lịch sử. - Sử dụng chân dung nhân vật lịch sử trong SGK: Chân dung các nhân vật lịch sử có ý nghĩa rất lớn trong việc giảng dạy và học tập lịch sử. Đối với các anh hùng dân tộc, lãnh tụ cách mạng, giáo viên cần phải làm nổi bật tính cách thông qua việc miêu tả hình thức bề ngoài, hay nêu khái quát ngắn gọn tiểu sử của nhân vật, làm cho học sinh hứng thú, kích thích tính tò mò, phát triển năng lực nhận thức. Qua việc sử dụng chân dung nhân vật lịch sử, học sinh học tập được tài trí, đạo đức của họ, từ đó các em rèn luyện mình theo tấm gương của nhân vật. - Sử dụng bản đồ: Trên bản đồ lịch sử, các sự kiện luôn được thể hiện trong một không gian, thời gian, địa điểm cùng một số yếu tố địa lý nhất định, nên kết hợp với lời nói để tạo biểu tượng lịch sử. Việc sử dụng bản đồ lịch sử góp phần phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ, đặc biệt là kĩ năng đọc bản đồ, củng cố thêm về kiến thức địa lý. Khi sử dụng nhất thiết phải giới thiệu cụ thể các kí hiệu trên bản đồ, đồng thời tập cho các em quan sát, đọc bản đồ và tìm hiểu nội dung lịch sử được thể hiện trên bản đồ. -Bản đồ câm (bản đồ trống), không thể hiện đầy đủ nội dung lịch sử được phản ánh trong SGK mà chỉ là những nét cơ bản về phạm vi lãnh thổ, một vài địa danh chính, làm nền, có tác dụng định hướng cho nội dung lịch sử để giáo viên Hứa Hồng Nên –THCS Tân Thanh 2010-2011 - 3 - đưa vào trong quá trình giảng bài, với hình thức vẽ phấn, mảnh giấy ghi sẵn kí, số hiệu, hình ảnh. Giáo viên treo bản đồ câm và tường thuật nội dung lịch sử, tường thuật đến đâu thì sử dụng kí, số hiệu, hình ảnh có sẵn điền vào bản đồ. Cuối cùng cho học sinh đọc các kí, số hiệu, hình ảnh đó, và khi các em đọc được thì các em đã hiểu được nội dung lịch sử cần thể hiện. Việc sử dụng bản đồ câm trong dạy học lịch sử làm cho học sinh húng thú, tích cực học tập vì được tìm hiểu bài một cách sinh động, các sự kiện được quan sát rõ ràng, dễ nhớ. * Sử dụng hệ thống câu hỏi để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử: - Nêu câu hỏi đầu giờ học: Trước khi cung cấp kiến thức của bài học mới, giáo viên nên nêu ngay câu hỏi định hướng nhận thức cho các học sinh. Câu hỏi loại này thường có tính chất bài tập, muốn trả lời phải huy động kiến thức của toàn bài. Nêu câu hỏi đầu giờ học có hai tác dụng lớn: thứ nhất nó xác định rõ ràng nhiệm vụ nhận thức của học sinh trong giờ học; thứ hai là hướng học sinh vào những kiến thức trọng tâm của bài, huy động cao nhất hoạt động của các giác quan học sinh trong quá trình học tập: nghe, nhìn, kết hợp với tư duy có định hướng. Ví dụ: Trong bài “Những biến đổi trong xã hội” (SGK lịch sử 6), có thể đặt câu hỏi đầu giờ: Các em chú ý theo dõi bài giảng, tích cực học tập để cuối bài trả lời câu hỏi: Những biến đổi lớn trong gia đình, trong làng bản và trong xã hội thời kì đầu của nước Văn Lang như thế nào ? - Hệ thống câu hỏi ở trên lớp: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của các kiến thức +Loại câu hỏi về sự phát sinh các sự kiện, hiện tượng lịch sử: hỏi về nguyên nhân, hoàn cảnh, bối cảnh của các sự kiện lịch sử. + Loại câu hỏi về quá trình diễn biến và phát triển của sự kiện, hiện tượng lịch sử: hỏi về diễn biến các cuộc khởi nghĩa, các cuộc cách mạng, các cuộc chiến tranh… Ví dụ: Hãy thuật lại cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ? Những chuyển biến trong xã hội nước ta thế kỉ I – X ? + Loại câu hỏi nêu lên đặc trưng, bản chất của các của sự kiện, hiện tượng lịch sử: Bao gồm sự đánh giá và thái độ của học sinh đối với các sự kiện, hiện tượng lịch sử được đưa ra. + Loại câu hỏi tìm hiểu kết quả, nguyên nhân dẫn đến kết quả đó và ý nghĩa lịch sử của nó: Lịch sử chính là quá trình phát triển liên tục, đan xen nhau giữa các sự kiện hoặc một hiện tượng hay một quá trình lịch sử nào đó. Cần cho học sinh thấy được kết quả của sự vận động ấy, nguyên nhân thắng lợi hay thất bại và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển của lịch sử. + Loại câu hỏi đối chiếu, so sánh giữa sự kiện, hiện tượng lịch sử này với sự kiện, hiện tượng lịch sử khác cùng loại: Đây là loại câu hỏi khó đối với học sinh THCS, nhưng nó sẽ giúp các em củng cố, ôn tập lại kiến thức và tiếp nhận kiến thức mới. Các loại câu hỏi trên tạo thành một hệ thống câu hỏi hoàn chỉnh, giúp cho học sinh trong quá trình học tập lịch sử phát hiện ra nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của một sự kiện hay quá trình lịch sử. Những câu hỏi đó không chỉ cho các em biết sự kiện mà đi sâu hiểu bản chất của sự kiện; nó không chỉ đòi Hứa Hồng Nên –THCS Tân Thanh 2010-2011 - 4 - hỏi học sinh nhớ sự kiện lịch sử cơ bản mà phải suy nghĩ, nhận thức sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử. * Kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra miệng: bao giờ vào đầu tiết học giáo viên thường dành 4-5 phút để kiểm tra bài cũ. Nhưng chúng ta đã biết kiến thức lịch sử là kiến thức nối tiếp theo mạch thời gian: Sự kiện, hiện tượng lịch sử nào diễn ra trước thì học trước, diễn ra sau thì học sau theo lối móc xích và các sự kiện, hiện tượng lịch sử thế giới có những liên quan, ảnh hưởng đến lịch sử Việt Nam và ngược lại. Hơn nữa, nếu tiết học nào cũng mở đầu với 4-5 phút kiểm tra bài cũ, thì sẽ dẫn đến tình trạng học sinh học vẹt, học thuộc một lần và giơ tay trả lời để lấy điểm miệng xong là thôi. Do vậy, cần phải kiểm tra miệng thường xuyên, kiểm tra với nhiều hình thức: Có thể kiểm tra kiến thức cũ trong quá trình cung cấp kiến thức mới, kiểm tra khả năng nhận thức và hiểu bài ngay trên lớp của học sinh trong phần trả lời câu hỏi nêu đầu giờ học…Việc kiểm tra như vậy sẽ giúp học sinh tích cực học tập, rèn cho các em khả năng ghi nhớ lâu bền. ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA HKI III.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Với hình thức dạy học như trên tôi đã thu được một số kết quả sau. -Chất lượng giờ dạy được nâng lên. -Chất lượng bộ môn được nâng lên qua kiểm tra định kì (kiểm tra HKI) -Học sinh có ý thức hơn trong việc học bộ môn. ĐIỂM TRUNG BÌNH MÔN HKI Lịch sử 6 Tổng Giỏi % Khá % Tb % Tb trở lên % Yếu % Kém % 78 10 12.8 2 19 24.36 15 19.23 44 56.41 26 33.33 8 10.26 - So với chất lượng giữa HKI số HS giỏi, khá tăng, số HS kém giảm. IV.BÀI HỌC KINH NGHIỆM: -Để nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử trước hết người giáo viên phải bằng khả năng sư phạm của mình, làm cho học sinh yêu thích môn học hơn. -Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, tận tụy với công việc giảng dạy, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Tân Thạnh, ngày 8 tháng 4 năm 2011 Hiệu Trưởng Người viết Hứa Hồng Nên Hứa Hồng Nên –THCS Tân Thanh 2010-2011 - 5 - Lịch sử 6 Tổng Giỏi % Khá % Tb % Tb trở lên % Yếu % Kém % 78 8 10.26 15 19.23 25 32.05 48 61.5 4 18 23.0 8 12 15.3 8 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO GIÁ RAI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN THẠNH THAM LUẬN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ 6 Người thực hiện: Hứa Hồng nên Hứa Hồng Nên –THCS Tân Thanh 2010-2011 - 6 - Năm học: 2010-2011 Hứa Hồng Nên –THCS Tân Thanh 2010-2011 - 7 - . THAM LUẬN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ 6 Hứa Hồng Nên – THCS Tân Thạnh I.ĐẶT VẤN ĐỀ -Việc dạy học lịch sử ở THCS hiện nay có một. 12.8 2 19 24. 36 15 19.23 44 56. 41 26 33.33 8 10. 26 - So với chất lượng giữa HKI số HS giỏi, khá tăng, số HS kém giảm. IV.BÀI HỌC KINH NGHIỆM: -Để nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử trước. - Lịch sử 6 Tổng Giỏi % Khá % Tb % Tb trở lên % Yếu % Kém % 78 8 10. 26 15 19.23 25 32.05 48 61 .5 4 18 23.0 8 12 15.3 8 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO GIÁ RAI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN THẠNH THAM LUẬN MỘT