NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH 6 Nguyễn Hoàng Vũ – THCS Tân Thạnh I. Đặt vấn đề. Tiếng Anh (T/A) là ngoại ngữ cần thiết cho học sinh (hs) trong suốt quá trình học tập đến khi làm việc. T/A được đưa vào giảng dạy ở bậc phổ thông, từ THCS đến THPT và cũng là môn thi tốt nghiệp bắt buộc hàng năm. Một số nơi đã đưa vào chương trình bậc tiểu học (từ lớp 3) cho thấy ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng ngày càng giữ vai trò quan trọng. Rõ ràng trong thời kì hội nhập kinh tế toàn cầu, tiếng Anh là công cụ không thể thiếu để nâng cao cấp học chuyên môn và mở rộng giao lưu với cộng đồng quốc tế. Đối diện với thực tại của trường hiện nay, việc dạy-học tiếng Anh của thầy và trò gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt là đối với các em học sinh sống ở vùng nông thôn, xa rời nền văn minh của thị thành. Không có cơ hội để mở rộng kiến thức, học tập và cập nhật những điều mới lạ mà cuộc sống dâng tặng. Là người thầy, tôi có những trăn trở, âu lo…chính vì điều ấy làm cháy bùng trong tôi sự nhẫn nại, một tâm tình trong công tác giảng dạy, chuyên tâm học tập, tìm hiểu và sáng kiến những phương pháp phù hợp với các em, luôn khơi dậy trong tâm hồn các em những nét đẹp, nét đẹp còn tiềm ẩn và làm cho nét đẹp ấy được tỏa sáng. Hình thành cho các em thói quen, niềm đam mê học tập. . . Từ những mong ước trên, tôi viết bài tham luận này chia sẽ với quí thầy cô và để tôi có định hướng trong việc giảng dạy nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các em học sinh xã nhà. II. Nội dung. 1. Thực Trạng. - Tiếng Anh là môn học mới lạ đối với học sinh khối lớp 6. Các em chưa biết cách học, chưa biết sự giống và khác biệt giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Kiến thức SGK tiếng Anh 6 khá cao so với các em nếu các em không được học từ bậc tiểu học. Nhưng đáng tiếc, tiếng Anh ở bậc tiểu học từ trước đến nay chỉ là tự nguyện. Trường nào có điều kiện thì học. Do vậy, chưa có giáo viên chính quy, được huấn luyện chuyên môn trong các trường tiểu học một cách đúng hướng. Vì vậy, chưa có tiền đề vững chắc khi lên THCS. - Nhiều em kiến thức ở bậc tiểu học chưa chuẩn khi vào lớp 6. Chương trình và SGK mới có nhiều điểm hay, nhưng độ khó cũng cao hơn. Có tính tích hợp, liên thông với các môn văn hóa khác. Do vậy đòi hỏi hs cần phải có một trình độ văn hóa nhất định theo cấp học mới đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy nhiều hs theo chương trình không nổi, đặc biệt là những em vùng sâu, xa. . . Bên cạnh đó, các em còn phải học nhiều môn học khác. . . thời gian dành cho môn ngoại ngữ bị chia sẻ. Nếu môn học nào cũng kiểm tra chặt chẽ, các em sẽ gặp nhiều căng thẳng trong việc học tập. Những học sinh yếu-kém ngoại ngữ muốn nâng cao kiến thức cũng không biết học ở đâu, không có thầy, không có trung tâm ngoại ngữ. . . ; hơn nữa nhiều em cách trường, trung tâm 10, 20 km. Phương tiện đi lại không có. . . do vậy dẫn đến đa số các em yếu về ngoại ngữ. - Nhiều học sinh ở vùng khó khăn, vùng sâu. . . gặp rất nhiều trở ngại với môn học. Thiếu mục tiêu, động lực học tập, chưa đủ nhẫn nại, kiên trì, ý chí để vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình. Dễ bị tác động, chi phối bởi những Nguyễn Hoàng Vũ- THCS Tân Thạnh 2010-2011 - 1 - cám dỗ bên ngoài môi trường học đường. Phương tiện cho môn học không có, chưa cập nhận Internet. . . - Phụ huynh – học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học, do đó chưa có sự đầu tư thời gian, công sức, chưa nổ lực vượt khó học tập. Nhiều học sinh vào giờ học không chú ý tập trung, không chịu làm bài tập ở nhà, không chịu khó rèn luyện học hỏi nên không tiến bộ. Trong khi đó một số ít học sinh có ý thức rằng: nếu học tốt một ngoại ngữ sẽ giúp ích cho tương lai, mở mang kiến thức về thế giới. . . nên các em học tốt. Đa số các em còn lại học yếu, học theo kiểu đối phó, khi nào đến đợt kiểm tra mới học, sau đó lại cho qua. Một số em khác học vì áp lực từ cha mẹ ép buộc hay khi giáo viên la rầy. - Thiếu môi trường ngoại ngữ. Chưa sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên trong nhà trường cũng như ngoài cuộc sống. Chỉ được học trong sách vở và dừng lại ở đó, có nghĩa là các em không dành đủ thời gian để thực hành các kĩ năng nghe, nói, đọc và viết một cách thực tế, tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày. Học tiếng Anh nhưng chưa một lần gặp gở và giao tiếp với một người bản xứ, chưa thấy trong cuộc sống bên ngoài có người sử dụng tiếng Anh để giao tiếp (trừ những thành phố lớn). Thường người học chỉ tập trung vào ngữ pháp và từ vựng, nhưng bỏ qua kĩ năng giao tiếp. - Về số lượng học sinh và phương tiện dạy học. Môn học đòi hỏi người học phải chịu khó, chuyên cần, đầu tư nhiều thời gian, có phương pháp. Nó là môn học khó: Học thuộc nghĩa của từ, cách phát âm, cấu trúc. . . hiểu được nội dung bài và làm bài. Nên phần lớn các em cảm thấy “ngán học” môn học này. Cần đủ điểm để được lên lớp. bên cạnh đó, điều kiện học tập của các em còn thiếu, học sinh không có những phương tiện thiết yếu như từ điển, băng hình, máy vi tính, cassettes lúc nghe được lúc không, hay trong những lúc mất điện. Lớp học lại đông, chưa có phòng chuyên dụng cho bộ môn, nên giáo viên không thể quán xuyến hết học sinh và ít có điều kiện thực hành. - Chất lượng dạy và học tiếng Anh ở bậc phổ thông hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra cho môn học. Trình độ và kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của phần lớn giáo viên dạy tiếng Anh cũng như hs hạn chế cả 4 kĩ năng: Nghe- Nói- Đọc- Viết. Chưa tự rèn luyện, bồi dưỡng và nâng cao. Việc dạy- học chạy theo chương trình, đủ chương trình như quy định có mang tính áp đặt? Hs có hiểu bài hay không, hiểu bao nhiêu chưa được đề cập rõ mà nghiêng về đủ- kịp chương trình. Song, người giáo viên ngoài việc dạy còn làm nhiều loại hồ sơ sổ sách, báo cáo khác. . . từ đó ít nhiều có ảnh hưởng đến kết quả dạy và học. Công việc dạy bù trước và sau những lần đi công tác, hs phải học dồn tiết, có hiểu bài hay nắm bắt được bao nhiêu? Kết quả yếu kém xuất hiện trong những tiết học sau. - Chưa có đủ cơ sở vật chất, thời gian, điều kiện để tổ chức những buổi giao lưu, câu lạc bộ nói tiếng Anh trong nhà trường cũng như liên trường. Các cuộc thi HSG vòng trường, huyện và tỉnh cũng xoay quanh kĩ năng đọc, viết, kĩ năng nghe còn hạn chế, đặc biệt hoàn toàn bỏ qua kĩ năng giao tiếp, nhưng mục tiêu quan trọng của việc học ngoại ngữ là để giao tiếp trong cuộc sống, trong thời kì hội nhập. 2/ Biện Pháp Thực Hiện. Nguyễn Hoàng Vũ- THCS Tân Thạnh 2010-2011 - 2 - - Nên cho trẻ từ 6-7 tuổi tiếp xúc, vui chơi với tiếng Anh (qua bài hát, lời chào hỏi, vật dụng, tô màu, dụng cụ học sinh. . . ) nhằm làm cho trẻ tiếp cận với tiếng Anh mà không có cảm giác là mình đang học; tiếng Anh thấm vào trẻ một cách tự nhiên. Dần dần đến 12 tuổi các em sẽ học một cách có hệ thống và dễ dàng hơn. - Cần đưa tiếng Anh vào các trường tiểu học thành môn học bắt buộc. Hàng năm tổ chức các kì thi HSG cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh. - Cần trang bị cho các em vốn kiến thức chuẩn đến mức tối thiểu, đặc biệt là môn tiếng việt để bước vào lớp 6. Môn học này có liên quan nhiều đến tiếng Anh, giúp các em tiếp cận môn mới dễ dàng hơn. - Phụ huynh hs biết nhận thức được tầm quan trọng việc học của con em. Quyết định, tạo điều kiện, quan tâm, có trách nhiệm hơn nữa. Có sự kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong công việc giáo dục con em mình. Nhận ra và giúp con em thấy được sự quan trọng của tri thức, nhất là môn tiếng Anh trong thời kì đổi mới. -Khích lệ hs nói tiếng Anh bên ngoài lớp học. Hơn nữa, Nhà trường cần tạo điều kiện, thời gian, chi phí, cơ sở vật chất để tổ chức các buổi giao lưu, câu lạc bộ nói tiếng Anh cho các em. - Cơ quan quản lí giáo dục cần tạo điều kiện để giáo viên nâng cao tay nghề, chuyên môn. Tạo điều kiện để giáo viên dạy tiếng Anh có dịp gặp gỡ và giao tiếp với người bản xứ. . . - Cần tổ chức các buổi thi nói tiếng Anh cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh - Nâng cao ý thức, phương pháp, và khơi nguồn cảm hứng hoc tập của hs (làm bài tập thêm ở nhà, viết và học thuộc nghĩa từ vựng, liên hệ thực tế, gửi mail cho bạn, nghe nhạc, ghi thực đơn bữa ăn . . . ). Dành nhiều thời gian hơn nữa để nói và đọc tiếng Anh mỗi ngày, thực hành nhiều trong lớp, đừng thụ động, đừng ngại mắc lỗi, dần dần trở thành thói quen, có phản xạ tốt trong giao tiếp. -Xây dựng đôi bạn, nhóm học tập nói tiếng Anh, dành nhiều thời gian luyện tập sau giờ học và có sự thi đua giữa các đội. - Những đức tính có giá trị xây dựng nhân cách, hình thành nhân bản: “ Nhân- Lễ- Nghĩa- Trí- Tín, Cần- Kiệm- Liêm- Chính…” đưa vào học đường giúp các em rèn luyện thành những người trẻ có cái nhìn chính chắn, có định hướng, có trách nhiệm và quyết định về tương lai của mình. Những đức tính trên đây là các phẩm chất căn bản cần có, là nền tảng giúp các em tiến bước xa hơn trong con đường học vấn và hòa nhập vào cộng đồng xã hội với mẫu người tài- đức. - Người thầy cần xác định đúng trọng tâm bài dạy và chương trình của mỗi cấp học, bài học. Cung cấp cho hs kiến thức cô động, đủ, mới và có liên quan khi gặp những bài dạy có nội dung quá tải, để việc học trở nên nhẹ nhàng hơn. Vì có những tiết dạy cả thầy và trò phải “phi nước đại” để kịp chương trình trong thời gian được quy định. -Cần có ngân hàng đề làm công cụ kiểm tra, đánh giá đúng năng lực, kiến thức chuẩn của từng hs. -Các em vào lớp cần tập trung nghe giảng, tận dụng hết thời gian học trên lớp, về nhà thực hành và làm thêm bài tập thì kết quả sẽ khả quan hơn. Nguyễn Hoàng Vũ- THCS Tân Thạnh 2010-2011 - 3 - -Nhà trường, các cấp quản lí giáo dục, các ban nghành cần có sự vận động, tuyên truyền đến phụ huynh- học sinh để có sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng, có coi trọng và cố gắng học ngoại ngữ. Việc học ngoại ngữ là quá trình tích lũy dần, không thể học trong một thời gian ngắn mà khá lên được, nếu đã yếu ngay từ đầu thì sẽ yếu mãi. Đừng sai lệch hiểu rằng ngoại ngữ không phải là thiết yếu để thi vào đại học. Nhiều sinh viên không thể ra trường được vì môn học này, ngay cả cơ hội xin việc trong thời ki hội nhập hiện nay. - Cần có sự liên thông, kết hợp giữa các bậc học từ tiểu học, THCS và THPT để tạo một làn sóng giáo dục có liên kết, có thừa hưởng và có đổi mới phát triển. Ở bậc tiểu học người thầy nên xây dựng và phát huy những đức tính tốt đẹp của các em, quan tâm đến sức khỏe, phát hiện năng khiếu, rèn luyện nề nếp, thể hiện tình cảm và sống làm việc có trách nhiệm. Trang bị cho các em vốn kiến thức tối thiểu về môn học, sự hiểu biết về môi trường xung quanh một cách nhẹ nhàng, theo sở thích của trẻ. Ở bậc THCS, người thầy cần giúp các em phát triển những kĩ năng, những đức tính tốt đẹp mà các em có được từ tiểu học, giúp các em làm việc và học tập có phương pháp và có suy luận. Ở gian đoạn này hs cần hoàn thiện tính cách, phương pháp học và tự học, có khả năng tư duy độc lập để các em chuẩn bị tiếp nhận một khối lượng kiến thức cao hơn, nặng hơn ở bậc THPT. Vì ở cấp học THPT, cả thầy và trò không còn thời gian để chú trọng vào việc hình thành tính cách, phương pháp học, năng khiếu hay kiến thức cơ bản. . . như các cấp học trước mà phải tập trung vào việc giải quyết và hoàn thành các môn học cho những kì thi đang chờ đón với tốc độ và trình độ cao hơn. III. Bài Học Kinh Nghiệm. Trên đây là một số khó khăn, hạn chế và những biện pháp khắc phục hầu góp phần vào việc nâng cao chất lượng môn tiếng Anh và đặc biệt là khối hs lớp 6 của trường Trong những năm công tác nơi đây tôi tìm hiểu những khó khăn, hạn chế và những thuận lợi. Từ đó bản thân mình có những đóng góp, xây dựng để nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Anh cho con em xã nhà. Tôi hi vọng mỗi ngày các em nhận ra tầm quan trọng của môn tiếng Anh trong đời sống hàng ngày, trong học đường, trong công việc và trong thời kì đổi mới ngày nay, cùng với sự quan tâm của các thầy cô giáo và quí cha mẹ học sinh. Xin tri ân và chân thành cảm ơn. Tân Thạnh ngày 10/ 04/ 2011 HIỆU TRƯỞNG Người viết Nguyễn Hoàng Vũ Nguyễn Hoàng Vũ- THCS Tân Thạnh 2010-2011 - 4 - . học mới lạ đối với học sinh khối lớp 6. Các em chưa biết cách học, chưa biết sự giống và khác biệt giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Kiến thức SGK tiếng Anh 6 khá cao so với các em nếu các em không. kiến thức chuẩn đến mức tối thiểu, đặc biệt là môn tiếng việt để bước vào lớp 6. Môn học này có liên quan nhiều đến tiếng Anh, giúp các em tiếp cận môn mới dễ dàng hơn. - Phụ huynh hs biết nhận. bài tham luận này chia sẽ với quí thầy cô và để tôi có định hướng trong việc giảng dạy nâng cao trình độ ngoại ngữ cho các em học sinh xã nhà. II. Nội dung. 1. Thực Trạng. - Tiếng Anh là môn