Trường THCS Thượng Lâm Người viết : Lã Thị Thanh Nga THAM LUẬN “GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM VƯƠN LÊN TRONG HỌC TẬP” 1.Tên nội dung tham luận “Giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên trong học tập” 2. Mô tả ý tưởng a) Hiện trạng và nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng Hiện nay hệ thống giáo dục quốc dân đang và được coi trọng hơn bao giờ hết. Nhà nước đã và đang đầu tư một cách toàn diện cho ngành giáo dục về cơ sở vật chất cũng như con người nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi bậc học. Nhưng kết quả đạt được vẫn còn thấp. Đối tượng học sinh học tập yếu, kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục, tuy nhiên về số lượng học sinh yếu, kém nhiều hay ít và mức độ tiến bộ của học sinh yếu, kém nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của riêng mỗi nhà trường. Tuy cùng hưởng thụ một nội dung chương trình giáo dục giống nhau, nhưng mỗi học sinh đều có sự phát triển về thể chất và trí tuệ khác nhau, có điều kiện hoàn cảnh sống và sự quan tâm chăm sóc ở gia đình khác nhau, có động cơ và thái độ học tập khác nhau, môi trường giáo dục khác nhau (mà trong đó có sự dạy dỗ của thầy cô giáo) thì năng lực học tập, khả năng tiếp thu kiến thức của mỗi học sinh cũng phải khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu : - Nhiều gia đình phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình - Đa số các em học sinh là con em nông thôn xa trường, đi lại khó khăn, không có phương tịên nên thời gian học tập ở nhà còn ít, chủ yếu các em dành thời gian để giúp đỡ gia đình - Ứng sử của các em với thầy cô, bố mẹ, người lớn, bạn bè còn e ngại - Nhiều học sinh còn mải chơi bỏ học, đánh điện tử, pia - Phần lớn các em trọ học xa nhà không có người quản lý, kèm cặp, giúp đỡ các em trong việc rèn luyện ý thức và trong học tập - Có nhiều HS là dân tộc thiểu số, nhận thức còn chậm. b) Ý tưởng: “Giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên trong học tập” là một việc rất quan trọng nhằm giúp học sinh tích cực, sáng tạo, yêu thích môn học. Để làm được việc đấy thì thầy và trò, BGH, các tổ chức trong nhà trường, GVCN, GĐ hs cùng phối hợp chặt chẽ giúp các em tiến bộ. 3. Nội dung công việc - Thứ nhất : Căn cứ kết quả xếp loại học sinh cuối năm học trước, so sánh với kết quả khảo sát chất lượng HS đầu năm học này xác định và phân loại HS yếu kém. - Thứ hai : Xây dựng kế hoạch “Giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên trong học tập” ngay từ đầu năm học - Thứ ba : Phối hợp với GVBM, GVCN, BGH, các tổ chức trong nhà trường, GĐ hs để nắm bắt tình hình học tập và rèn luyện ý thức, kỷ luật của các em ở nhà, ở trường nhằm giúp các em có ý thức học tập và rèn luyện bản thân tốt hơn 4. Triển khai thực hiện Để thực hiện được việc “Giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên trong học tập” có hiệu quả phải có sự phối hợp của thầy và trò, BGH, các tổ chức trong nhà trường, GVCN, GĐ hs cụ thể : - Ưu tiên phân công các GV có năng lực tay nghề vững vàng, có đạo đức, tâm huyết và có kinh nghiệm để phụ đạo giúp đỡ HS yếu kém. Dạy phụ đạo, HS yếu kém bằng tâm lý sư phạm, kiên trì và dài lâu, dùng các biện pháp kích thích động viên các em là chính, khơi dậy trong HS lòng tự tin, hứng thú học tập và vượt khó để tiến bộ. - Giúp đỡ HS yếu kém được gắn với cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “ Hai không” do Bộ GD – ĐT phát động, cương quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực trong các lần tổ chức kiểm tra thi cử trong toàn ngành. - Giáo viên phải nắm hết các điểm yếu, các nơi hổng hóc trong kiến thức của từng học sinh yếu kém để tập trung bù đắp, bổ sung kiến thức. Không tạo không khí căng thẳng, không được có lời lẽ và thái độ nặng nề với các em trong giờ dạy và trong các lần kiểm tra - Nhà trường tăng cường công tác quản lý và theo dõi quá trình học tập của HS bằng cách kiểm tra tỷ lệ chuyên cần của HS, kiểm tra chất lượng giảng dạy của GV phụ đạo. Chỉ đạo GVCN, phối hợp đồng bộ, kịp thời với các GV bộ môn, với các tổ chức đoàn thể, và sự hỗ trợ giáo dục của cha mẹ HS, tổ chức thông báo kết quả và tình hình học tập cụ thể của từng HS theo định kì cho GĐ - Bào đảm nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng HS, tạo điều kiện cho HS yếu kém được tham gia phát biểu, chữa bài trước lớp. Tổ chức phương pháp thảo luận nhóm để HS yếu kém được tham gia cung nhóm, giúp các em xoá bỏ mặc cảm yếu, kém và tự tin trong học tập - Kiểm tra đánh giá HS theo chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học quy định. Thực hiện kiểm tra đánh giá chất lượng GD ngày càng thực chất, tổ chức coi thi, chấm bài nghiêm túc. - Kết quả các bài kiểm tra phải được so sánh với bài kiểm tra trước liền kề để so sánh, nhận xét đánh giá sự tiến bộ của từng HS, so sánh điểm bài kiểm tra giữa HKI với bài khảo sát đầu năm, điểm kiểm tra cuối HKI với giữa HKI . v.v.nhằm giúp cho CBQL(cán bộ quản lý) và GV điểu chỉnh biện pháp dạy học, dạy phụ đạô cho HS yếu kém và nâng cao công tác quản lý chất lượng GD. - Tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng HS giỏi, HS năng khiếu, vừa tạo điều kiện cho công tác giáo dục mũi nhọn vừa tạo thêm động lực thúc đẩy nâng cao phong trào thi đua giúp đỡ HS yếu kém. - Tổ chức đoàn đội của nhà trường là nòng cốt của các phong trào thì đua “Học tốt”, tổ chức phát động phong trào thi đua “Học nhiều điểm tốt”, “Giúp bạn vượt khó học tập”, “Đôi bạn cùng tiến”… - Tổ chức Công đoàn nhà trường học triển khai thực hiện phong trào “ Thầy cô giáo nhận đỡ đầu, giúp đỡ HS khó khăn, yếu kém, hỗ trợ bằng tinh thần và vật chất để các em yên tâm học tập và tiến bộ. - Đẩy mạnh công tác GVCN lớp, thực hiện tốt sinh hoạt 15’ đầu giờ : tổ chức kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà, tổ chức ôn bài, sửa bài tập đầu buổi học, phân công cán bộ lớp, cán sự bộ môn của lớp hướng dẫn giải bài tập, tổ chức học tổ hoặc nhóm HS dưới sự hướng dẫn của GVCN hoặc GV bộ môn. - GVCN đề xuất với nhà trường, với chính quyền, đoàn thể xã hội trong việc giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho HS có hoàn cảnh khó khăn, HS gia đình nghèo được đến trường. Thường xuyên thông tin liên lạc, tổ chức họp mặt CMHS ít nhất 2 lần trong mỗi học kỳ và động viên gia đình vượt khó để con em đi học. Bảo đảm duy trì sĩ số tốt HS, hạn chế thấp nhất tỷ lệ HS bỏ học, ngăn chăn kịp thời HS bỏ học, chán học, học lực sa sút, thành lập tổ công tác đến gia đình để vận động HS trở lại trường. 5. Dự kiến kết quả đạt được Sau khi tiến hành làm những công việc trên tôi dự kiến hết năm học này đa số (85%) các em có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập. 6. Khả năng tiếp tục phát huy mở rộng Bản thân tôi đã thực hiện từ đầu năm học tôi nhận thấy có kết quả rõ rệt và sẽ thực hiện trong năm học tiếp theo. 7. Kiến nghị đề xuất BGH nhà trường, tổ chức Công đoàn, Đoàn đội, GVBM, GVCN kết hợp trong việc đổi mới PPDH “Giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên trong học tập”. . Trường THCS Thượng Lâm Người viết : Lã Thị Thanh Nga THAM LUẬN “GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM VƯƠN LÊN TRONG HỌC TẬP” 1.Tên nội dung tham luận “Giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên trong học tập” 2 đối tượng HS, tạo điều kiện cho HS yếu kém được tham gia phát biểu, chữa bài trước lớp. Tổ chức phương pháp thảo luận nhóm để HS yếu kém được tham gia cung nhóm, giúp các em xoá bỏ mặc cảm. đầu buổi học, phân công cán bộ lớp, cán sự bộ môn của lớp hướng dẫn giải bài tập, tổ chức học tổ hoặc nhóm HS dưới sự hướng dẫn của GVCN hoặc GV bộ môn. - GVCN đề xuất với nhà trường, với chính