Thúy Toàn 1994, Mặt trời của thơ ca nước Nga, đại thi hào thế giới tiến bộ: A.X.Puskin của Trần Trọng Đăng Đàn 1997, Thiên tài Puskin của Hoàng Minh Châu 1997, Một tình yêu và sự nghiệp
Trang 1Puskin ( Con đầm pic)
Tiếp nhận A.S.Pushkin ở Việt Nam
Tác giả: TS Thành Đức Hồng Hà - Cập nhật: 19/04/2014
A.P.Pushkin được giới thiệu ở Việt Nam từ rất sớm, khoảng giữa những năm 20 của thế kỷ XX Tuy nhiên sau hiệp định hòa bình Gionevo, các tác phẩm của Pushkin mới được dịch, nghiên cứu và giới thiệu rộng rãi ở nước ta, đặc biệt vào những dịp kỷ niệm 100, 150, 200 năm ngày sinh của ông, các tác phẩm đã được táibản và nhiều bài viết, công trình giới thiệu, nghiên cứu Pushkin trên nhiều lĩnh vực
A.S.Pushkin (1799 - 1837) là nhà thơ Nga vĩ đại, là bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực Nga, là “hiện tượng đặc biệt, có thể nói, duy nhất của tinh thần
Nga”(N.Gogol)
Sáng tác của Pushkin, với bề ngoài tưởng như giản dị, “trong suốt”, trên thực tế lại không dễ tiếp nhận Lịch sử phê bình và nghiên cứu sáng tác của nhà văn khẳng định điều đó Ngay từ năm 1880, F.Dostoevsky trong “Diễn từ về Pushkin” khẳng định rằng Pushkin ra đi đã để lại “một bí ẩn” mà “thiếu ông” thế hệ sau phải “giải đoán” như giải đoán bí ẩn sự tồn tại của chính mình Sang đến thế kỷ XX, nhà thơ Arsenhi Tarkovsky vẫn tiếp tục tuyên bố: “Không có câu đố nào khó hơn, phức tạphơn câu đố về Pushkin Rất nhiều điều ở Pushkin vẫn là điều bí ẩn”[17,230] Rồi
100 năm sau lời bình luận của Dostoevsky, vào năm 1980, nhà nghiên cứu N.Gey tổng kết: “Thời gian đã cho thấy một cách thuyết phục rằng hiện tượng sáng tác của Pushkin tự nó đã vượt ra khỏi giới hạn của những phương án giải quyết “dứt điểm”… Những khó khăn lớn lao xuất hiện trên cấp độ của những cách tiếp cận phân tích các tác phẩm, thí dụ như “Kỵ sĩ đồng”, “Boris Godunov”, hay thậm chí
Trang 2“Đài kỷ niệm”, đó là chưa nói đến văn xuôi của Pushkin Dường như tất cả những tác phẩm ấy đã được nghiên cứu “dọc ngang đủ cả”, thế nhưng ta vẫn cảm thấy có một cái gì đó chưa thấu phải để lại sau và có một cái gì đó thật quan trọng, có thể chính là điều cơ bản, vẫn chưa được chạm tới… Bản chất trước tác của Pushkin vẫn chưa được khám phá, vẫn còn “khép kín” trước chúng ta… Chúng ta chưa nắmbắt được logich nội tại của tất cả các thành tố của thế giới ấy, chúng ta chưa “nghe thấy” được tiếng nói của nó, chưa thâm nhập được vào cấu trúc của các hình tượngngôn từ”[16,8] Việc nghiên cứu sáng tác của Pushkin sau khi nhà văn qua đời đã hơn 200 năm vẫn là một vấn đề bức thiết đòi hỏi nỗ lực của các nhà nghiên cứu.A.P.Pushkin được giới thiệu ở Việt Nam từ rất sớm, khoảng giữa những năm 20 của thế kỷ XX Tuy nhiên sau hiệp định hòa bình Gionevo, các tác phẩm của
Pushkin mới được dịch, nghiên cứu và giới thiệu rộng rãi ở nước ta, đặc biệt vào những dịp kỷ niệm 100, 150, 200 năm ngày sinh của ông, các tác phẩm đã được táibản và nhiều bài viết, công trình giới thiệu, nghiên cứu Pushkin trên nhiều lĩnh vực
Tiếp nhận qua dịch thuật và xuất bản
Pushkin đã để lại một khối lượng sáng tác đồ sộ với hơn 800 bài thơ, nhiều bản trường ca (hoàn thành và chưa hoàn thành), tiểu thuyết bằng thơ Evgheni
Oneghin Các tác phẩm của Pushkin luôn giản dị về mặt ngôn từ cũng như kết cấu, nhưng lại là một thách thức đối với các dịch giả Những năm 20 của thế kỉ XX, nhiều tác phẩm của Pushkin được độc giả Việt Nam tìm đọc, dịch và giới thiệu với công chúng Đa phần các tác phẩm của ông được dịch từ nguyên bản tiếng Nga, một số khác được dịch từ tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung Ở thời điểm này, tiếpnhận Pushkin cũng như sáng tác phẩm của ông ở hai miền Nam Bắc Việt Nam có
sự khác nhau Theo sự nghiên cứu của Trần Quỳnh Nga “tên tuổi Pushkin được nhắc ở chỗ này, chỗ khác”, ví dụ như tiểu sử tác giả được Trịnh Chiết giới thiệu
Trang 3trong Từ điển danh nhân thế giới năm 1964, hay Nguyễn Hiến Lê giới thiệu chân dung văn học Pushkin, “nhưng sự hiện diện tác phẩm của Pushkin gần như vắng bóng… mới chỉ tìm thấy truyện ngắn Phát súng qua bản dịch của Nguyễn trên tạp chí Bách khoa số 73/1960… Hầu như không có bản dịch thơ nào của Pushkin” [12,184] Lí giải cho điều này, tác giả cho rằng ở Sài gòn lúc bấy giờ chưa có ai thông thạo tiếng Nga Quan trọng hơn, việc dịch thuật thơ không mấy phát triển so với văn xuôi.
Còn ở miền Bắc, năm 1958, trường ca Người tù ở Capcadơ được in trên tạp chí Văn học số 24/1959 do Hoàng Trung Thông dịch Trên Tạp chí Văn học số
187/1962 và số 31/1964 xuất hiện hai bài thơ trữ tình của Pushkin Gửi Traadaep vàChiếc xe đời do Thúy Toàn dịch từ nguyên bản tiếng Nga Đây là hai bản dịch được trích từ tập bản thảo Thơ Pushkin của Thúy Toàn hoàn thành những năm 50 thế kỷ XX
Năm 1966, nhà xuất bản Văn học cho xuất bản tuyển tập Thơ trữ tình của
A.S.Pushkin gồm hai phần, phần thơ trữ tình với 63 bài thơ, phần trường ca với Người tù Capca và Đoàn người Tsưgan do các dịch giả Thúy Toàn, Hoàng Trung Thông, Tế Hanh, Xuân Diệu, Hoàng Yến và Việt Thương dịch với số lượng 2360 bản Ngày nay tuyển tập Thơ trữ tình được tái bản nhiều lần với số lượng lớn Điềunày cho thấy tình yêu của độc giả Việt Nam đối với nhà thơ không bao giờ phai nhạt và sự trường tồn qua năm tháng của các sáng tác Pushkin
Những trích đoạn của tiểu thuyết bằng thơ Evghenhi Oneghin đã được nhiều dịch giả như Hoàng Xuân Nhị, Hoàng Minh Châu, Nguyễn Xuân Sanh, Việt Thương,
Đỗ Hồng Chung, Hoàng Hải dịch từ bản tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga Vào cuối những năm 50, đầu năm 60, ở Việt Nam giới sân khấu và âm nhạc đã dàn dựng thành công vở nhạc kịch Evghenhi Oneghin của Traicovsky (Cao Xuân Hạo dịch lời và nội dung tác phẩm ) trên sân khấu Nhà hát lớn và được công chúng đón
Trang 4nhận một cách nồng nhiệt Nhân dịp kỉ niệm 150 năm ngày mất của Pushkin
(1837-1987), lần đầu tiên tiểu thuyết bằng thơ Evghenhi Oneghin được Thái Bá Tân dịch đầy đủ toàn bộ tác phẩm Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp đã xuất bản với số lượng lớn và được tái bản trong những năm sau Dịch giả Việt Thương là người say mê Pushkin, người dịch các tác phẩm của ông với số lượng lớn Bản trường ca Rutxlan và Liudmila do Việt Thương dịch cũng được giới thiệu và xuất bản năm này Bên cạnh đó, những bài thơ trữ tình của Pushkin được dịch và giới thiệu trong Thơ và kịch Pushkin chọn lọc do trường ĐHSPNN
Hà Nội xuất bản và hợp tuyển văn thơ Calina đỏ do NXB Đà Nẵng Cũng trong năm này truyện thơ Ông lão đáng cá được Hồ Quốc Vĩ dịch mới
Sang những năm 90, xuất hiện nhiều bản dịch mới của nhiều dịch giả khác nhau như Lương Trọng Lãnh với tập thơ Dựng đài kỷ niệm, Lê Đức Thụ, Trần Vĩnh Phúc, Nguyễn Tùng Lương, Phạm Thị Thu Hà, Trần Minh Tâm với tập Thơ trữ tình Nga Việt Năm 1999, kỉ niệm 200 năm ngày sinh của Pushkin, Trung tâm Vănhóa – Ngôn ngữ Đông Tây phối hợp với nhà xuất bản Văn học cho xuất bản tuyển tập về Pushkin gồm 5 tập, trong đó có quyển thơ, trường ca với 154 bài thơ và 7 bản trường ca Cũng trong thời gian này tuyển tập thơ Tôi yêu em của Pushkin được in song ngữ Nga Việt do khoa tiếng Nga trường ĐHSP thành phố Hồ Chí Minh xuất bản
Độc giả Việt Nam đến với sáng tác văn xuôi của Pushkin tương đối muộn và, có thể nói, không thật sự hào hứng như đối với thơ của ông Cuối những năm 20 – đầunhững năm 30 của thế kỉ XX, các tác phẩm văn học Nga mới bắt đầu được dịch và giới thiệu ở Việt Nam với những tác phẩm văn xuôi của L.Tolstoy, A.Chekhov, M.Gorky… Mãi đến năm 1954, sáng tác của Pushkin mới đến được với độc giả Việt Nam Năm 1957, trên tạp chí Sinh viên, số 12, đăng bản dịch tiếng Việt đầu tiên tác phẩm văn xuôi của Pushkin Lão chủ xe đòn đám ma do Chu Khắc dịch
Trang 5Năm 1960, Nhà xuất bản Văn hóa cho xuất bản tác phẩm Dubrovsky, Người con gái viên đại úy do Cao Xuân Hạo dịch Năm 1961, bản dịch Tuyển tập truyện ngắncủa A.Pushkin được xuất bản của Nguyễn Duy Bình, Phương Hồng, Thủy Nguyên,Hoàng Tôn được Cao Xuân Hạo hiệu đính với số bản 10.080 cuốn và được Nhà xuất bản Cầu Vồng tái bản Năm 1985, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyênnghiệp cho ra đời Truyện ngắn A.S.Pushkin do Đỗ Hồng Chung dịch Năm 1999, nhân kỉ niệm 200 năm ngày sinh nhà thơ thiên tài A.S.Pushkin, Nhà xuất bản Văn học kết hợp với Trung tâm văn hóa và ngôn ngữ Đông tây cho ra mắt Alexandr Pushkin - Tuyển tập tác phẩm gồm 5 tập và tập 1 mang tựa đề Văn xuôi Pushkin Pushkin là người yêu thích những tác phẩm kịch, đặc biệt là những vở kịch của Molie ngay từ khi còn nhỏ Từ những năm 1820-1830, ông đã dành nhiều thời gian
và công sức nghiên cứu lịch sử kịch Châu Âu để cách tân nền kịch Nga Cuộc cải cách ấy bắt đầu bằng vở bi kịch lịch sử Borix Godunov, tiếp đến là chùm bi kịch nhỏ: Hiệp sĩ keo kiệt, Mozart và Salieri, Người khách đá, Bữa tiệc trong thời dịch hạch So với thơ, trường ca, tiểu thuyết bằng thơ Evgheni Oneghin, các tác phẩm kịch của Pushkin được độc giả Việt Nam đón nhận khá hờ hững Những vở kịch của Pushkin được dịch và giới thiệu ở Việt Nam từ những năm 60 của thế kỷ XX Năm 1977, vở kịch Boris Godunov được Đỗ Hồng Chung dịch và giới thiệu trong chuyên luận Pushkin – nhà thơ Nga vĩ đại Năm 1979, vở kịch Ruxanca được Vương Trí Nhàn dịch và in trên báo Văn nghệ số 5 Năm 1987, Tuyển kịch Puskin
do NXB Sân khấu xuất bản gồm bi kịch Borix Godunov (Thúy Toàn dịch) và ba
vở bi kịch nhỏ (Thái Bá Tân dịch) Đến năm 1999, sáu vở kịch của Pushkin đã được dịch đầy đủ và trong đó có những tác phẩm kịch được tái bản nhiều lần Như vậy, việc dịch và xuất bản các sáng tác của Pushkin trong hơn 2 thế kỷ qua đã nói lên nhiều điều về sức cuốn hút kì lạ và thị hiếu của độc giả Việt Nam Các tác phẩm quan trọng của Pushkin đều được dịch và giới thiệu ở Việt Nam với tần xuất
Trang 6lớn Một tác giả nước ngoài đến được với độc giả và được độc giả yêu mến như vậy là nhờ một phần rất quan trọng ở đội ngũ dịch giả Họ là những con người không chỉ biết giỏi về ngoại ngữ, mà quan trọng hơn họ là những người hiểu rõ nền văn hóa dân tộc Nga, yêu mến nước Nga và ít nhiều đã truyền tải được những nét đặc sắc về cuộc sống, tâm hồn con người Nga Bên cạnh đó là sự ủng hộ nhiệt thành của các nhà xuất bản để tác phẩm sớm đến tay người đọc, góp phần làm phong phú sự hiểu biết các nước khác trên thế giới.
Tiếp nhận qua nghiên cứu phê bình và ảnh hưởng sáng tác
Nghiên cứu phê bình là cầu nối giữa tác giả với người đọc nhằm đánh giá thẩm định những giá trị của tác phẩm và mở ra xu hướng tiếp nhận cho độc giả
Tên tuổi của Pushkin được biết đến giữa những năm 20, nhưng việc nghiên cứu cuộc đời và các sáng tác của ông phải đến giữa những năm 50 của thế kỷ XX Cho đến nay, theo khảo sát của chúng tôi đã có khoảng 80 bài viết nghiên cứu được đăng trên các tạp chí, báo, kỷ yếu hội thảo, trong đó có hơn 30 bài viết về Pushkin nói chung, 8 bài về tiểu thuyết bằng thơ Evghenhi Oneghin, 18 bài viết về thơ trữ tình của Pushkin, 15 bài về văn xuôi, 6 bài viết từ góc độ so sánh, 3 bài viết về kịch Riêng Hội thảo Pushkin và Gogol trong nhà trường được tổ chức năm 2009 tại trường ĐHSP Hà Nội đã có 33 bài viết, trong đó 24 bài viết về Pushkin Các bàiviết đều đánh giá cao vai trò, sự ảnh hưởng của Pushkin và nghiên cứu tác phẩm của ông từ nhiều góc độ, từ đó làm sáng tỏ sự cách tân nghệ thuật của Pushkin ở mọi thể loại
Người đi tiên phong trong việc nghiên cứu văn học Nga nói chung và Pushkin nói riêng là GS Hoàng Xuân Nhị Năm 1957, giáo trình đầu tiên về văn học Nga được
ra đời với tiêu đề Lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX (gồm 3 tập) với 130 trang giới thiệu về cuộc đời và các thể loại sáng tác của Năm 1970, giáo trình Lịch sử văn
Trang 7học Nga thế kỷ XIX do GS Nguyễn Hải Hà chủ biên đã được xuất bản Phần viết
về Pushkin do Nguyễn Văn Giai biên soạn với 55 trang viết về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Pushkin Tiếp theo là bộ Lịch sử văn học Nga (1982) do các thầy cô giáo của trường ĐHSP và trường ĐH Tổng hợp viết chung Từ đó đến này,
ở Việt Nam đã xuất bản nhiều bộ giáo trình mới về văn học Nga và ngày càng khẳng định tên tuổi Pushkin, khẳng định tài năng nhiều mặt trong những sáng tác của ông như Văn học Âu – Mĩ (2006), Giáo trình văn học Nga (2011)
Đỗ Hồng Chung có thể coi là nhà “Pushkin học” đầu tiên ở Việt Nam Năm 1979 nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp đã xuất bản cuốn chuyên luận Pushkin – nhà thơ Nga vĩ đại của ông với số trang dày dặn (gẩn 600 trang) Cuốn sách gồm hai phần giới thiệu đầy đủ về thân thế sự nghiệp của Pushkin và tuyển tập những tác phẩm tiêu biểu về mọi thể loại của ông
Bên cạnh những bộ giáo trình, chuyên luận, chúng tôi thấy xuất hiện nhiều bài viết,bài nghiên cứu về Pushkin dưới mọi góc độ Xuất hiện nhiều bài viết và những cuốn sách giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Pushkin, khẳng định tài năng và vị trí của nhà thơ trên văn đàn Nga và thế giới Lần đầu tiên trên tạp chí Sông Hương số 30 đã đăng bài Nhân lễ bách chu niên một nhà đại thi hào Nga: Pouchkine Bài báo đã giới thiệu sơ qua những nét khái quát về cuộc đời Pushkin Thời kì sau này xuất hiện nhiều cuốn sánh nghiên cứu về Pushkin như Pushkin của
Hồ Sĩ Vịnh (1983); A.S.Pushkin mặt trời thi ca Nga của Phạm Thị Phương (2002); Pushkin trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI của nhiều tác giả (2002), Tác gia, tác phẩm văn học nước ngoài trong nhà trường - Pushkin của Lê Nguyên Cẩn (2006), Thành Đức Hồng Hà; Kể chuyện về Pushkin của Hoàng Thúy Toàn và Nguyễn Hữu Duy (2007); Văn học Nga trong nhà trường của Hà Thị Hòa (2007);
Alêchxanđrơ Pushkin và Tôi yêu em của Hà Thị Hòa (2008) Các bài viết Tình yêucủa tôi đối với Puskin của Tế Hanh (1987), Thi hào Nga Puskin với Việt Nam của
Trang 8Thúy Toàn (1994), Mặt trời của thơ ca nước Nga, đại thi hào thế giới tiến bộ: A.X.Puskin của Trần Trọng Đăng Đàn (1997), Thiên tài Puskin của Hoàng Minh Châu (1997), Một tình yêu và sự nghiệp lớn lao của Nguyễn Khoa Điềm (1999), Puskin và vấn đề phương Đông của Vũ Thế Khôi (1999), Pushkin - nhà thơ của dân tộc Nga của Trần Thị Phương Phương (1999)… Mỗi cuốn sách, mỗi bài viết giúp cho độc giả hiểu sâu hơn về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Pushkin, giúp bạn đọc khám phá những giá trị thẩm mĩ của thơ văn Pushkin, vị trí và vai trò củaông trong nền văn học Nga, cũng như văn học thế giới.
Thơ trữ tình Pushkin chiếm một vị trí đặc biệt trong nền văn học Nga Bằng ngôn
từ và kết cấu giản dị, trong sáng nhưng hàm súc cô đọng, thơ Puskin khiến bao trái tim độc giả rung động trước tinh thần đấu tranh vì tự do cho nhân dân và tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa nồng cháy Thơ Pushkin được dịch ra nhiều thứ tiếng và Tôi yêu em trở thành một trong những bài thơ tình nổi tiếng thế giới Xuất hiện nhiều bài nghiên cứu về thơ Pushkin như Puskin, nguồn thơ thấm sâu cảm quan lịch sử hiện thực của Nguyễn Kim Đính (1979), Bức tranh, khúc nhạc vàcon người trên “Con đường mùa đông” nước Nga của Trần Hinh (1991), Mối quan
hệ giữa nhà thơ A.S.Pushkin với cách mạng tháng Chạp 1825 của Nguyễn Huy Hoàng (2009), Bài thơ “Tôi yêu em” của Phạm Thị Phương (2002), Cách mạng Pháp trong thơ của Pushkin của Hà Thị Hòa (2009), Sức xuân của những hình tượng nghệ thuật Pushkin của Trần Vĩnh Phúc (2009), Thời gian trong bài thơ Gửi của A.Pushkin của Nguyễn Thị Thu Thủy (2009),Trở lại với bài thơ Tôi yêu em của Pushkin của Phạm Xuân Hoàng (2009), Tôi yêu em hay cái tôi kiêu hãnh – độ lượng của niềm đau khôn tả của Lê Huy Bắc (2009)
Trong toàn bộ sáng tác của Pushkin, tiểu thuyết bằng thơ Evghenhi Oneghin trở thành tác phẩm trung tâm trong sự nghiệp sáng tác của ông, tác phẩm hiện thực đầu tiên của nền văn học Nga Giới nghiên cứu phê bình ở Việt Nam đánh giá cao
Trang 9tài năng của Pushkin “Tiểu thuyết Evghenhi Oneghin bộc lộ tập trung, nổi bật tài năng của Pushkin, thể hiện những quan sát lạnh lùng của trí tuệ và những nhận xét cay đắng của trái tim”[6, 179]
Pushkin là nhà văn Nga đầu tiên đưa văn xuôi nghệ thuật lên ngang hàng với thơ
ca Pushkin khai phá một hướng đi mới và góp phần đặt nền móng cho văn xuôi Nga hiện đại Ông đã cải cách nền văn xuôi Nga đương thời, khơi nguồn cho N.Gogol, M.Lermontov, I.Turghenev, F.Dostoevsky, L.Tolstoy, A.Chekhov… làmnên khuynh hướng văn xuôi hiện thực tâm lý xã hội Nga đặc sắc với những hình tượng sống động, tính tư tưởng sâu sắc, với tinh thần nhân văn cao cả Vai trò khởiđầu của Pushkin trong lịch sử văn xuôi Nga từng được chính F.Dostoevsky khẳng định trong lá thư gửi N.N.Strakhov ngày 5 tháng 4 năm 1870: “Pushkin,
Lomonosov là những bậc thiên tài Xuất hiện với “Người da đen của Piốt Đại đế”
và “Tập truyện ông Belkin” - nghĩa là xuất hiện dứt khoát với thiên năng của một tiếng nói mới trước đó chưa từng được nói ra ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào Xuất hiện với “Chiến tranh và hòa bình” – có nghĩa là đã xuất hiện sau tiếng nói mới củaPushkin…” [14,452]
Nghiên cứu văn xuôi Pushkin từ góc độ nghệ thuật tự sự đã trở thành một hướng đimới mẻ để tìm hiểu những giá trị cách tân văn xuôi của Pushkin và sức sống
trường tồn theo năm tháng của các tác phẩm văn xuôi Pushkin Ở Việt Nam văn xuôi Pushkin, mặc dù được các nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm, nhưng chỉ dừng lại những bài viết đơn lẻ Nhận xét về truyện ngắn Pushkin, GS Hoàng Xuân Nhị viết: “Đó là sự tái tạo nhằm diễn tả cuộc sống của con người bình thường trong tác phẩm một cách trung thực, không tô vẽ… Truyện ngắn của Pushkin có giá trị hiện thực to lớn Nó xây dựng được “hình tượng con người nhỏ bé” đại diện cho những tầng lớp thấp kém trong xã hội Truyện ngắn đánh dấu sự hình thành của phương pháp sáng tác mới theo chủ nghĩa hiện thực” [10,103] Đỗ Hồng
Trang 10Chung cho rằng: “Văn xuôi Pushkin rất gần với chúng ta ngày nay, thứ văn xuôi gọn chắc, tiết kiệm ngôn từ, nội dung phong phú” [2,134], “Pushkin làm được việc sáng tạo văn học và ngôn ngữ Nga vì đã đi từ cái gốc Nga truyền thống, gốc Nga nhân dân, gốc Nga thời đại” [2,185] “Pushkin đã xây dựng một nền văn học thực
sự dân tộc, một nền văn học của nhân dân, của nhân loại Tác phẩm của Pushkin phán ánh sâu sắc, toàn diện những đặc điểm dân tộc Nga, vượt ra khỏi những khuôn khổ cũ có tính chất trừu tượng, giáo huấn khô khan, từ bỏ những qui phạm ước lệ, gò bó, những hình thức cầu kì, trống rỗng, nhằm thể hiện chân thực, chính xác, đầy đủ cuộc sống và con người” [2,185] Lưu Liên trong bài Thiên tài Pushkin
và thiên tiểu thuyết Người con gái viên đại úy (1994) và Hà Thị Hòa với bài viết Tiểu thuyết Con gái viên đại úy – đỉnh cao của văn xuôi Pushkin (2004) tiếp cận văn xuôi Pushkin từ góc độ lịch sử Nhân kỉ niệm 200 năm ngày sinh Pushkin, Viện Văn học và Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia đã tổ chức Hội thảo kỉ niệm ngày sinh Pushkin Trong đó, chúng tôi thấy có hai bài viết về văn xuôi Pushkin của Nguyễn Kim Đính và Lưu Văn Bổng Trong Truyện Con đầm pích của A.Pushkin (So sánh với truyện Giấy tờ của Aspern), Lưu Văn Bổng so sánh hai tác phẩm theo phương pháp loại hình học để tìm hiểu Pushkin có ảnh hưởng đến nhà văn H.James hay không và sự ảnh hưởng ấy như thế nào Nghệ thuật tự sự của Pushkin được phân tích sâu sắc đặc biệt trong bài Pushkin khởi điểm của văn xuôi hiện thực Nga thế kỉ XIX của Nguyễn Kim Đính Trong 23 trang viết, tác giả đề cập tới nhiều bình diện của nghệ thuật tự sự văn xuôi Pushkin.Nhận xét về người kể chuyện và giọng điệu trong Tập truyện ông Belkin, nhà nghiên cứu viết: “Pushkin đã sớm dứt ngay được với kiểu thuật truyện với giọng điệu duy nhất của cái tôi – tác giả Đọc kỹ lại Tập truyện ông Belkin, chúng ta thấytác giả “chăm sóc” kĩ càng như thế nào hình tượng người thuật truyện và giọng điệu của người đó… sắc thái đa dạng của giọng điệu gắn liền với những người kể chuyện khác nhau, gắn liền với nội dung của từng câu chuyện cụ thể Cái tinh tế ở
Trang 11đây là ông Belkin thuật thành truyện những câu chuyện do nhiều người khác kể cho ông nghe và giọng điệu người kể đã để lại những dấu ấn nhất định trong lời thuật của ông Belkin”[3,51-52] Nguyễn Kim Đính đánh giá về kết cấu tự sự:
“Dưới góc độ nghệ thuật, mỗi tác phẩm của Pushkin là một chỉnh thể đạt mức hoànhảo, nhưng trong khuôn khổ hoàn chỉnh đó lại là cốt truyện không hoàn kết, mở cả
về quá khứ và tương lai” [3,55] Đây là một trong những luận điểm cơ bản về nghệthuật tự sự của Pushkin Nguyễn Hải Hà trong bài viết Cái hoang đường trong văn học Nga thế kỉ XIX đề cập tới cái hoang đường và cái thực trong sáng tác văn xuôiPushkin và đi tới nhận xét về vai trò của yếu tố hoang đường trong văn xuôi
Pushkin Nguyễn Trường Lịch với Từ Người con gái viên đại úy của Pushkin đến Taras Bulba của Gogol, bàn về tính lịch sử và tính thời sự của tiểu thuyết lịch sử (2009) cho độc giả hiểu một cách thấu đáo tính lịch sử chứa đựng trong từng tác phẩm Cả Pushkin và Gogol đều xây dựng tác phẩm lịch sử gắn liền với số phận nhân dân Nga chống lại chính quyền nông nô hà khắc Năm 2009, khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức Hội thảo A.Pushkin và N.Gogol trong nhàtrường và thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu phê bình và đặc biệt là các thầy cô giáo giảng dạy văn học Nga trong các trường Đại học và Cao đẳng Các bài viết Một số đóng góp của văn xuôi A S Pushkin đối với văn học Nga đầu thế kỉ XIX (2009) của Hà Văn Lưỡng, Một số vấn đề về nghệ thuật tiểu thuyết Người con gái viên đại úy của Pushkin của Dương Ánh Tuyết, Trần PhươngThảo (2009), Truyện ngắn A.Pushkin – những tìm tòi khám phá của Nguyễn Thị Vượng (2009) đã nghiên cứu văn xuôi Pushkin ở một số bình diện: kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu, điểm nhìn… và có những đóng góp nhất định vào việc nghiên cứuvăn xuôi Pushkin ở Việt Nam
Tìm hiểu kịch Pushkin, các nhà nghiên cứu quan tâm tới sự cách tân nghệ thuật kịch của Pushkin với sự phá bỏ khuôn khổ truyền thống của kịch cổ điển, phá bỏ
Trang 12qui tắc tam duy của nền văn học phương Tây, đưa tới một nền kịch Nga hoàn toàn mới về đề tài, ngôn ngữ, nhân vật như Một số đặc điểm kịch của A.X.Puskin qua tác phẩm “Bori Godunov” và “Hiệp sĩ keo kiệt” của Đỗ Hải Phong (1999), “Ngườikhách bằng đá” và loại hình bi kịch ngắn của Tất Thắng (1999), Moda và Xalieri -lời cảnh báo cho mọi thời đại của Lê Sơn (1999), Về kịch của A.Pushkin của Lê Nguyên Cẩn (2009).
Nghiên cứu từ góc độ so sánh cũng nhận được nhiều bài viết: Dostoevski và trườngphái Pushkin của Phạm Thị Phương (1993), Mối quan hệ giữa A.Pushkin và
N.Gogol của Lê Đức Thụ (2009), A.X.Puskin và Tagor – những “mặt trời” của thi
ca nhân loại của Nguyễn Thị Mai Liên (2009), Từ Người con gái viên đại úy của Pushkin đến Tarax Bunba của Gogol – Bàn về tính lịch sử và tính thời sự của tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Trường Lịch (2009), Pushkin và Gogol – Hai kiểu sáng tác trong văn học Nga của Đào Tuấn Ảnh (2013)
Sau chuyên luận Pushkin – nhà thơ Nga vĩ đại của Đỗ Hồng Chung, sau khi những tác phẩm cơ bản của Pushkin được dịch ở Việt Nam, sau một thời gian Pushkin được đưa vào học trong chương trình phổ thông trung học, văn xuôi của Pushkin
đã bắt đầu được chú ý đến Ta có thể nhấn thấy dấu ấn của Con đầm pích trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp Huyền thoại phố phường và Con đầm pích có nhiều nét tương đồng về nội dung và nghệ thuật Cả hai tác phẩm đều tập trung vào một chủ đề mới trong văn học - sự ra đời con người tư sản với những dục vọng tiền bạc Để đạt được mục đích của mình, họ dám chà đạp lên nhân phẩm, đạo đức của con người, thậm chí gây tội ác Cốt truyện được xây dựng trên khát vọng làm giàu của con người Ghermann và Hạnh đều xuất thân từ tầng lớp nghèo trong xã hội, luôn phải tự nhủ với bản thân tiết kiệm để tồn tại Nhưng sống giữa cuộc sống giàusang của giới quý tộc, cả hai đều rơi vào ảo tưởng và mong muốn làm giàu một cách nhanh chóng để đổi đời Vì bí mật ba con bài, Ghermann sẵn sàng trở thành
Trang 13tình nhân của bà lão bá tước, dám bán linh hồn cho quỉ dữ Vì tấm vé xổ số, Hạnh quyết định trở thành nhân tình của bà Thiều ngay lập tức Âm mưu của họ đều thất bại, cả hai đều trở thành kẻ điên và bị tống vào bệnh viện tâm thần Yếu tố kì ảo là thủ pháp nghệ thuật mà Pushkin sử dụng để miêu tả khát vọng làm giàu của
Ghermann cũng được Nguyễn Huy Thiệp chú ý đưa vào trong tác phẩm của mình tuy có phần mờ nhạt Mặc dù tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp có sự vay mượn của Pushkin nhưng bạn đọc vẫn nhận ra sự khác biệt trong cách miêu tả, cách xây dựng tình huống để nhân vật bộc lộ bản chất thật
Viết về sự ảnh hưởng của Pushkin nói chung và tác phẩm Con đầm pích nói riêng
có bài viết của Bùi Thanh Truyền với Huyền thoại phố phường và Con đầm pích nhìn từ quy luật giao lưu văn học (2010), Phạm Thị Phương với Những con số bí
ẩn trong truyện ngắn Con đầm pích của A Pushkin (2010), Phan Huy Dũng – Tiếpnhận ảnh hưởng để đổi mới và sáng tạo (Nghĩ về một vấn đề đương đại qua nghiêncứu so sánh Huyền thoại phố phường của Nguyễn Huy Thiệp với Con đầm pích của A.S.Pushkin) (2012)
Tiếp nhận qua giảng dạy
A.S.Pushkin là tác giả văn học Nga đầu tiên được đưa vào chương trình giảng dạy trong nhà trường, từ bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đến nhà trường phổ thông Trong các trường Cao đẳng, Đại học, sinh viên sẽ học nhiều hơn
và sâu hơn về Pushkin và các tác phẩm của ông để thấy được sự vĩ đại của nhà thơ,khám phá sự cách tân nghệ thuật trong mọi thể loại sáng tác của Pushkin, xứng đáng với vị trị là người “mở đầu của mọi mở đầu” Hằng năm, sinh viên khoa Văn luôn chọn Pushkin làm đề đề tài nghiên cứu của mình Đối với họ Pushkin vừa rất gần, rất giản dị nhưng luôn là bí ẩn Theo thống kê của chúng tôi, ở khoa Văn trường ĐHSP Hà Nội có 12 khóa luận, 6 luận văn, 1 luận án, 25 báo cáo về mọi thểloại sáng tác của ông Nhiều tác phẩm của Pushkin được đưa vào giảng dạy ở mọi
Trang 14cấp học như Tôi yêu em, Con đường mùa đông, Con đầm pích, Ông lão đánh cá vàcon cá vàng với các bài phân tích, bình luận của các nhà nghiên cứu như Nguyễn Hải Hà - Tôi yêu em (1991), Anh Nga với Một bài thơ tình nổi tiếng của Puskin được giảng dạy ở PTTH, Phạm Thị Phương với Vài trao đổi về việc giảng dạy tácphẩm của Puskin trong nhà trường phổ thông (2002), Thành Đức Hồng Hà với Tôi yêu em (2006), Hà Thị Hòa với “Con đường mùa đông” của A.X.Puskin và “Con đầm pích” của A.X.Puskin (2007), Đỗ Hải Phong với Thơ trữ tình của A.Pushkin trong chương trình PTTH ở Việt Nam (2009) Các bài phân tích mong muốn học sinh hiểu rõ giá trị trường tồn trong sáng tác của Pushkin.
Sau những Hội thảo khoa học kỉ niệm “200 năm ngày sinh Pushkin” tại Viện Văn học và Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là sau Hội thảo “Pushkin và Gogol trong nhà trường” năm 2009, có thể thấy Pushkin thực sự thu hút giới nghiên cứu ở Việt Nam, nhất là trong phạm vi chuyên ngành Văn học Nga ở các trường Đại học và Cao đẳng Việc nghiên cứu Pushkin ở Việt Nam cần có những thể nghiệm gắn với những khuynh hướng tiếp cận được ý thức rõ ràng hơn để làm nổi bật được những khía cạnh đặc sắc của văn xuôi Pushkin như những tiêu điểm nghiên cứu
YẾU TỐ KÌ ẢO TRONG VĂN XUÔI CỦA ALẾCHXANĐRƠ XÉCGEIEVICH PUSKIN
Tóm tắt
Trong lịch sử phát triển của nền văn học Nga, A.X.Puskin giữ một vai trò quan trọng Ông là người “mở đầu của mọi mở đầu”, người đầu tiên đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực Nga Là một nhà văn hiện thực, Puskin miêu tả cuộc sống Nga, đặc biệt miêu tả tâm trạng, diễn biến tâm lí, tình cảm của con người Nga một cách chân thực nhất Các sáng tác của ông không chỉ đa dạng, phong phú về đề tài,
Trang 15mà trong mỗi tác phẩm chứa đựng nhiều thể tài: bút kí, tự sự, sử thi Điều đó tạo nên sức hấp dẫn trong từng tác phẩm Yếu tố kì ảo được sử dụng trong các tác phẩm của Puskin, đặc biệt là văn xuôi có chức năng thẩm mĩ nhất định Trong 15 tác phẩm văn xuôi thì yếu tố kì ảo thể hiện tập trung nhất trong 3 tác phẩm: Bão tuyết, Ông chủ hiệu đám ma và Con đầm pích Mặc dù, yếu tố kì ảo xuất hiện không nhiều nhưng có một tầm quan trọng đáng kể trong sự nghiệp sáng tác của Puskin Cái kì ảo đã được nhà văn sử dụng trong nhiều tác phẩm thơ, từ trường ca Rutxlan và Lútmila đến những câu chuyện cổ tích và Kị sĩ đồng Nhưng trong văn xuôi, yếu tố kì ảo xuất hiện lần đầu tiên trong Bão tuyết (1830), mặc dù trước đó, Puskin đã kể cho những người bạn thân của mình một câu chuyện mang màu sắc siêu nhiên Dựa trên câu chuyện này, V.P.Titốp đã viết tác phẩm Ngôi nhà cô đơn
ở Vaxiliepxki Vậy thế nào là kì ảo? Có rất nhiều định nghĩa về kì ảo Nhà triết học
và thần bí Nga V.Sôlôviev cho rằng: “Trong cái kì ảo thực sự, người ta luôn giữ một khả năng bề ngoài và về hình thức của một sự giải thích đơn giản những hiện tượng, song đồng thời sự giải thích này lại hoàn toàn thiếu khả năng có thật trong nội tại.” (dẫn theo Tômasevxki, tr.288) [4;35] Có thật là thế lực siêu nhiên và thế lực tự nhiên luôn tồn tại và phát triển song song với nhau trong cuộc sống? Chính điều này tạo ra hiệu quả kì ảo Olga Reimann lí giải: “Nhân vật liên tục cảm thấy
rõ rệt mâu thuẫn giữa hai thế giới, thế giới của cái thật và của cái kì ảo, và bản thânanh ta cũng phải ngạc nhiên trước những sự khác thường quanh mình” [4;35] Nhưng cái kì ảo, cũng như những giấc mơ, là một phần không thể thiếu được của thực tại Bởi vì thế giới này vừa hiện diện vừa chìm khuất trong cái nhìn, trong tri giác của chúng ta Tất cả những gì chúng ta không thể cắt nghĩa được, không thể giải thích rõ bằng cái nhìn của lí trí thuần tuý, tất cả những gì còn lẩn khuất đằng sau gương mặt giản đơn của thực tại đều có thể trở thành những huyền thoại, thànhchất liệu cấu thành nên cái kì ảo trong tinh thần, trong văn chương Trong tác phẩmcủa Puskin, yếu tố kì ảo được thể hiện dưới hình thức những giấc mơ Các giấc mơ
Trang 16của Puskin thường bao gồm những chuỗi hình ảnh, sự kiện tạo thành một cốt truyện, diễn biến theo một logic nhất định M.Carley cho rằng: “Dường như ai cũng thấy giấc mơ là cái gì rất phù du, không có cơ sở khoa học vững vàng”
[2;14] Nhưng các nhà tâm lí học xác định rằng mơ là một loại “suy nghĩ” đặc biệt của óc khi ta ngủ yên Giấc mơ là phần còn thức của trí óc trong lúc ngủ, là sự phóng chiếu của những ấn tượng, những cảm xúc, cảm giác, mặc cảm, ám ảnh của con người Sigmund Freud cho rằng giấc mơ thuộc thế giới của tiềm thức, vô thức:
“Ở chừng mực mà một người đang mơ, trong cơn chiêm bao của mình coi những suy nghĩ của mình là sự thực, và anh ta hoàn toàn không ý thức được rằng anh ta đồng thời là tác giả, đạo diễn, diễn viên (thường là dưới dạng nhiều nhân vật khác nhau) cho vở kịch chiêm bao do anh ta nghĩ ra, thì ở cái cách rất thông thường, anh
ta cũng chịu những trải nghiệm giống như những trải nghiệm mà chúng ta đã biết được từ bệnh hoạn tinh thần ảo giác” [3;13]
TIẾP NHẬN ẢNH HƯỞNG ĐỂ ĐỔI MỚI VÀ SÁNG TẠO(NGHĨ VỀ MỘT VẤN ĐỀ CỦA VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI QUA NGHIÊN CỨU SO SÁNH HUYỀN THOẠI PHỐ PHƯỜNG CỦA NGUYỄN HUY THIỆP VỚI CONĐẦM PÍCH CỦA A.S.PUSHKIN)
PHAN HUY DŨNG
Thứ sáu, 03 Tháng 2 2012 09:54
font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
1 Văn xuôi Việt Nam hiện nay đang phát triển trong một bối cảnh giao lưu nhộn nhịp Những tìm tòi, thể nghiệm được đẩy tới theo nhiều hướng dưới sự tác động của những nguồn ảnh hưởng khác nhau đến từ bên ngoài, thông qua mạng lưới thông tin toàn cầu và hoạt động dịch thuật văn học sôi nổi
Trang 17Xã hội đã có sự cởi mở thông tin hơn trước thuận theo quy luật chung của thời đại toàn cầu hóa, bất chấp những ý chí muốn kìm hãm nó Cảm thức hậu hiện đại đã hình thành ở nhiều người viết, phần thì do sự tự trải nghiệm đời sống - một đời sống phồn tạp, chứa vô số tình huống bi hài đến khó tin, không hề “trật tự” như cácchính trị gia muốn có hay thường mô tả, phần thì do chịu ảnh hưởng các tác giả nước ngoài (nhất là các tác giả hậu hiện đại) mà nhà văn có cơ hội đọc, tìm hiểu Với cảm thức đó, người viết được giải phóng khỏi nhiều mặc cảm khi sáng tác, đồng thời họ cảm nhận được rất rõ rằng thời mình đang sống đây chính là “thời củatiểu thuyết” và họ đang “đứng đúng “điểm rơi” của lịch sử” (lời nhà văn Nguyễn Viện), đang có “cơ hội vàng” để sáng tác nên những tác phẩm thật sự tương thích với thời đại, nếu bản thân đủ can đảm và có tài năng Những cảnh báo đối với việc
du nhập những yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác nhân danh các sứ mệnh cao quý của văn học đã trở nên kém sức thuyết phục, chưa hẳn vì văn học đã từ chối các sứ mệnh đó mà vì các “sứ mệnh” rất hay được diễn giải một cách đầy tính thực dụng chính trị Vài ba người làm công tác quản lý, lãnh đạo văn nghệ và những người phê bình ít chịu đổi mới nhận thức về các vấn đề văn học thường nêu lên những lo ngại về một sự tiếp thu xô bồ cả “hàng chất lượng cao” lẫn “đồ phế phẩm” hay
“quá đát” Trên vấn đề này, không nên ngờ vực (hay sợ) sự học hỏi, tiếp thu, thể nghiệm (kể cả những thể nghiệm mà cái nhìn truyền thống có thể cho là phi thẩm
mỹ hay quái dị) Không có cọ xát thì không thể làm bật ra cái mới, và cái mới cũng
có tính lịch sử, tính quá trình của nó Cần bỏ qua thái độ kênh kiệu vô lối (nhiều khi là biến tướng của mặc cảm tự ti) để học hỏi một cách nghiêm túc cả những kinh nghiệm tưởng là đã cũ, tưởng đã mất hết lực đẩy thẩm mỹ Không hề có một khái niệm cũ chung chung đối với mọi người Cũ người nhưng có thể mới ta - điều
đó không có gì phải cười nhạo Vấn đề là cách vận dụng và mục đích của sự vận dụng Thực tế nền văn xuôi Việt Nam đương đại đã cung cấp nhiều ví dụ sinh động
Trang 18cho vấn đề đang bàn Sau đây, xin được đi vào một trường hợp cụ thể: Nguyễn Huy Thiệp với truyện ngắn Huyền thoại phố phường.
2 Đến bây giờ, hẳn không cần phải dài dòng giới thiệu về Nguyễn Huy Thiệp Ông
đã quá nổi tiếng, đã được đông đảo độc giả và nhà phê bình xem là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới Trên con đường tạo dựng cho mình một tên tuổi, ông đã vận dụng nhiều kinh nghiệm nghệ thuật của nền văn họctruyền thống và nền văn học một số nước phương Tây để sáng tác Huyền thoại phố phường được viết vào năm 1983 nhưng được in trên báo Văn nghệ năm 1987
Có thể nói đây là một trong những tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Huy Thiệp trình diện văn đàn Huyền thoại phố phường tuy không thật xuất sắc nhưng nó vẫn luôn
có mặt trong các tuyển tập truyện ngắn của nhà văn Dù sao, nó cũng in dấu ấn phong cách của Nguyễn Huy Thiệp rất đậm
Đọc Huyền thoại phố phường, người yêu và am hiểu văn học không thể không liên
hệ tới truyện Con đầm pích của A.S Pushkin Tại sao vậy? Tại vì nó quá “giống” với tác phẩm của nhà thơ, nhà văn Nga vĩ đại Sự giống nhau thể hiện trên một loạtđiểm sau đây:
Cũng như cốt truyện của Con đầm pích, cốt truyện Huyền thoại phố phường được xây dựng dựa trên một âm mưu Một kẻ nghèo hèn như Hạnh hay có địa vị xã hội tương đối thấp, và dĩ nhiên không có gia sản gì đáng kể như Ghermann đã tìm mọi cách đê tiện để thỏa mãn khát vọng giàu sang, đổi đời Chúng đã thâm nhập vào thế giới thượng lưu, đã làm chuyện đồi bại (như Hạnh) hay gây tội ác (như
Ghermann) hòng chiếm đoạt được “phương tiện thần diệu” cho phép bản thân chúng thoát khỏi thân phận hiện tại Nhưng số mệnh đã dành cho chúng kết quả thật bi đát: âm mưu của Hạnh cũng như của Ghermann bị phá sản và cả hai đều bị điên
Trang 19Các tình tiết chính của cốt truyện giống nhau, đến cả hệ thống nhân vật cũng tươngđối giống nhau Ta hoàn toàn có thể xếp nhân vật ở hai truyện thành những cặp tương ứng: Ghermann và Hạnh, bà Bá tước Anna Phedotovna và bà Thiều, cô Lizaveta Ivanovna và cô Thoa Từng cặp nhân vật một có vị thế xã hội, tính cách,
số phận, hành động tương tự nhau Ghermann và Hạnh là hai kẻ âm mưu Bà Bá tước và bà Thiều đều là những người nắm giữ chìa khoá hạnh phúc đối với hai kẻ toan đổi phận và là đích nhắm của chúng Đặc biệt, hai nhân vật trong cặp Lizaveta
- Thoa đều được dựng lên như để trêu ngươi, đánh lạc hướng sự chờ đợi của độc giả, khiến cho kịch tính của truyện tăng lên (khi mới đọc từng truyện, độc giả dễ nghĩ rằng sẽ có một sự kết hợp thực sự giữa các cặp nam nữ như Ghermann với Lizaveta, Hạnh và Thoa, nhưng thực tế lại diễn ra không giống vậy)
Không chỉ giống nhau về cốt truyện và nhân vật, giữa hai truyện còn có sự giống nhau về hệ thống chủ đề Trước hết, có thể nói tới chủ đề dục vọng và cạm bẫy (dục vọng tự nó chứa cạm bẫy hay cuộc đời dành sẵn cạm bẫy cho những dục vọng) Đây không phải là chủ đề quá xa lạ trong văn học thế giới, nhất là trong các sáng tác thuộc chủ nghĩa hiện thực phê phán Chủ đề thứ hai là chủ đề bán linh hồncho quỷ, mà với nó, nhà văn đã để cho nhân vật thả xổng dục vọng đen tối của mình, chà đạp lên mọi quy tắc đạo đức xã hội, đánh rơi nhân cách, nhân tính, hành động theo sự chi phối của bản năng tham tàn, phá phách Chủ đề này cũng không phải mới trong văn học thế giới, cụ thể là trong Faust, W Goethe đã từng thể hiện
nó một cách đầy sáng tạo, đầy nhân văn Chủ đề thứ ba là chủ đề báo ứng và có thểghép vào đây một chủ đề gần gũi là sự chơi khăm của số mệnh Với chủ đề này, các tác giả đã miêu tả một cách rõ ràng sự trả giá đau đớn của các nhân vật cho những hành động xấu xa của mình và cảnh báo về sự oái oăm của số mệnh - một lực lượng siêu nhiên luôn “chơi” con người những “vố” ác hiểm Đây hẳn nhiên cũng không phải là chủ đề xa lạ với sáng tác văn học xưa nay, Đông cũng như Tây
Trang 20Chủ đề thứ tư là sự sa đọa của giới thượng lưu trong xã hội và gần gũi với nó là chủ đề về ma lực của đồng tiền Ta có thể thấy rất nhiều tác phẩm của văn học thế giới và văn học Việt Nam thể hiện chủ đề này, đặc biệt là sáng tác của các nhà văn hiện thực chủ nghĩa Như đã nói, các chủ đề trên không phải chủ đề đặc hữu của A.S Pushkin trong tác phẩm Con đầm pích, và có thể có người nghĩ rằng Nguyễn Huy Thiệp đã khai thác chúng dựa vào sự gợi ý của những tác phẩm khác hoặc hoàn toàn dựa vào trải nghiệm thực tế của riêng mình Nhưng vấn đề ở đây là mức
độ tập trung của các chủ đề trong diện tích hẹp của một tác phẩm, trước hết là tác phẩm của A.S Pushkin, sau đó là tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp Sự giống nhaunày hiển nhiên chứa đựng những điều cần phải được phân tích kỹ
Bên cạnh những điểm giống nhau lớn ở trên, không thể không nhận thấy sự giống nhau về câu văn, về cách diễn đạt giữa hai tác phẩm ở đoạn miêu tả tính cách nhân vật Ghermann và nhân vật Hạnh
Từ tất cả những điểm giống nhau kể trên, có thể khẳng định Nguyễn Huy Thiệp đã vay mượn ở truyện Con đầm pích của A.S Pushkin khá nhiều thứ khi viết Huyền thoại phố phường: cốt truyện, chủ đề, thậm chí cả hình thức câu văn (với điều kể sau, ta hoàn toàn có thể chê trách, vì Nguyễn Huy Thiệp lúc này không phải đang dùng thủ pháp “nhại”) Nhìn trên tổng thể, việc chịu ảnh hưởng và vay mượn nói trên dễ lý giải và hoàn toàn chấp nhận được, khi chúng ta biết rằng giữa văn học Việt Nam và văn học Nga, văn học Xô viết từng có mối quan hệ gắn bó Vấn đề quan trọng là chịu ảnh hưởng như thế nào và cách vay mượn có gì đáng nói
Đặt trong bối cảnh văn học Việt Nam (lúc Nguyễn Huy Thiệp bước vào văn đàn) đang bị kiềm tỏa bởi thế lực của phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa,
dễ nhận ra rằng sự vay mượn cốt truyện Con đầm pích ở truyện Huyền thoại phố phường có ý nghĩa tích cực Tại sao trong bước đầu viết văn, Nguyễn Huy Thiệp không hướng mắt nhìn về một hình mẫu khác, như sáng tác của các nhà văn Xô
Trang 21viết chẳng hạn? Điều này không thể được cắt nghĩa một cách chủ quan, đơn giản, nhưng chắc nó có liên quan tới sự nhạt hứng thú đối với một kiểu sáng tác công thức, không cho người ta thấy hết sự thực của cuộc đời, nhất là khi phương châm
“nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật” đang gây nguồn cảm hứng lớn cho giới cầm bút Xa hơn, có thể nó cho thấy một sự ly khai đối với phương pháp sáng tác từng được giới lý luận chính thống khẳng định là “tốt nhất” trong số các “phương pháp nghệ thuật” đã hình thành trong lịch sử văn học Quay tìm về những mẫu mựcxưa (cụ thể ở đây là mẫu mực của chủ nghĩa hiện thực cổ điển thế kỷ XIX – thứ chủ nghĩa tuy được các nhà lý luận phê bình marxist đánh giá cao nhưng vẫn bị nhìn bằng con mắt nhiều định kiến) gắn bó một cách tất yếu với việc chối bỏ các
“mẫu mực” hiện hành Tuy đây chưa hẳn là sự lựa chọn tối ưu nhưng nó có ý nghĩađập vỡ một thói quen, một quán tính sáng tác, mở đường cho những tìm tòi mới, đadạng hơn về sau, của chính Nguyễn Huy Thiệp và của nhiều nhà văn Việt Nam khác, mong nhận ra chân diện mục của cái hiện thực đang diễn ra Xét rộng hơn,
sự lựa chọn của Nguyễn Huy Thiệp không mang ý nghĩa cá biệt Chính vào thời này, nhà văn nổi tiếng Nguyễn Khải đã có lời phàn nàn trong một cuộc hội thảo rằng “cái hiện thực xã hội chủ nghĩa cứ làm hại mình”
Vay mượn cốt truyện Con đầm pích, điều kéo theo dễ hiểu là Nguyễn Huy Thiệp
đã khai thác lại chủ đề về dục vọng của con người Trong văn học cách mạng Việt Nam, đây là chủ đề hoàn toàn vắng bóng Đọc sáng tác của những nhà văn tự nguyện dùng ngòi bút làm vũ khí đấu tranh cách mạng, ta chỉ gặp những nhân vật anh hùng dám xả thân vì lý tưởng, vì cộng đồng, như mẹ Tơm, mẹ Suốt, chị Lý trong thơ Tố Hữu, anh Trỗi trong Sống như Anh của Trần Đình Vân, chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, chị Sứ trong Hòn Đất của Anh Đức, Tiệp trong Bão biển của Chu Văn, Biền trong Tầm nhìn xa của Nguyễn Khải Đó không phải là những con người có dục vọng hiểu theo nghĩa là người dám sống tận
Trang 22cùng con người cá nhân của mình, dám phô bày những khao khát rất người theo hình thức đôi khi cực đoan, dám hành động theo một tiêu chuẩn đạo đức khác với tiêu chuẩn đạo đức phổ biến Dĩ nhiên, những con người như thế sẽ cười khẩy vàonhững nguyên tắc ứng xử như “đặt lợi ích chung lên quyền lợi riêng” Ở đây chưa nói đến những nguy hại có thể có một khi con người chỉ biết hành động theo dục vọng cá nhân của mình Nhưng biết làm sao được, nhà văn không thể không thể hiện mẫu nhân cách này, loại con người này khi nó tồn tại thực trong xã hội, nhất
là khi xã hội đã chấp nhận một phần sự tồn tại của nền kinh tế thị trường Dĩ nhiên,Nguyễn Huy Thiệp không cổ súy cho lối sống của nhân vật Hạnh, nhưng bằng vào việc dựng lên chân dung một con người như Hạnh, ông muốn nối lại sự chú ý tới con người cá nhân vốn đã bị gạt phắt ra khỏi bảng giá trị của một nền văn học được sáng tác theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa, mặc dù trước đó, trong văn học Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945, nó đã được chú ý miêu tả, cả trong thơ lẫn trong tiểu thuyết, truyện ngắn Chẳng phải với nhân vật Hạnh trong Huyền thoại phố phường, Nguyễn Huy Thiệp đã hoà vào những tìm tòi chung của các nhà văn Việt Nam khi gia tăng sự chú ý tới vấn đề con người cá nhân trong sáng tác văn học? Những Thời xa vắng của Lê Lựu, Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh chính đã cho thấy
xu hướng nói trên trong những tìm tòi của các nhà văn Việt Nam từ thời kỳ Đổi mới
Khi vay mượn cốt truyện Con đầm pích để viết nên truyện Huyền thoại phố
phường, Nguyễn Huy Thiệp không gạt bỏ yếu tố kỳ ảo vốn đã được nhà văn Nga đưa vào tác phẩm của mình một cách tự nhiên Cách pha trộn yếu tố kỳ ảo với yếu
tố hiện thực trong truyện của A.S Pushkin cho thấy sự đa dạng của các thủ pháp được những văn nhà hiện thực chủ nghĩa sử dụng Cảm quan hiện thực cùng sự tôn
Trang 23trọng logic khách quan hay quan hệ nhân quả giữa các sự kiện không cản trở
những nhà văn như A.S Pushkin chối bỏ những thủ pháp miêu tả, thể hiện đời sống bằng yếu tố kỳ ảo Chính nhờ chúng, tính hiện thực của tác phẩm không những không bị hao hụt đi mà ngược lại, lại phát lộ ở những khía cạnh mới Hiện thực luôn chứa đựng những điều bí ẩn Tôn trọng hoặc nói về cái bí ẩn của nó lẽ nào lại là một thái độ và hành xử sai lầm? Chính một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực Pháp là H.de Balzac đã không ngần ngại sử dụng yếu tố kỳ ảo trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Miếng da lừa đấy thôi Trở lại với Nguyễn Huy Thiệp, phải thấy rằng yếu tố kỳ ảo trong truyện Huyền thoại phố phường chưa có gì đậm đặc và cũng chưa đến nỗi gây những nghi ngờ về tính logic của sự kiện Nhưng nếu chú ý đến sự “sáng tỏ” nhiều khi khá khó chịu của lối cắt nghĩa các sự kiện đời sống trong vô số tác phẩm của văn học Việt Nam đương thời, ta lại thấy những yếu tố
kỳ ảo kia trong truyện Nguyễn Huy Thiệp đưa lại những khẩu vị thẩm mỹ mới lạ Chí ít, nó tạo nên sự “ma quái” cho tác phẩm của ông, khiến độc giả đã cầm đọc tác phẩm là khó dứt ra được Nhưng quan trọng hơn, nó chỉ báo về một cách tiếp cận hiện thực mới không bị gò vào những khuôn thước giáo điều vốn nhân danh khoa học, nhân danh chủ nghĩa duy vật mà tảng lờ bao sự tồn tại xem ra đầy phi lý trong cuộc sống Chính nó đã triệt môi trường sống của những tác phẩm từng hấp dẫn bao nhiêu thế hệ độc giả trước đây, những tác phẩm truyền kỳ thời trung đại hay những truyện đường rừng của Lan Khai, TchyA Đái Đức Tuấn, những truyện được gọi là “yêu ngôn” của Nguyễn Tuân Đồng nghĩa với điều đó, nó đã ngăn trở những khám phá hiện thực của nhà văn từ các chiều kích khác, nói khái quát nhất là chiều kích văn hoá Rõ ràng, thời Đổi mới, bắt đầu từ những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, cái kỳ ảo đã được nhìn nhận khác đi Như vậy, yếu tố kỳ ảo trong Huyền thoại phố phường của Nguyễn Huy Thiệp mặc dù chưa mới gì hơn so với vô số tác phẩm của văn học thế giới, thậm chí của văn học Việt Nam thời trung
Trang 24đại và của giai đoạn 1930 – 1945, nhưng nó có giá trị báo hiệu một chân trời mới đầy khoáng đạt cho những tìm tòi nghệ thuật.
Học A.S Pushkin nhưng Nguyễn Huy Thiệp vẫn chứng tỏ được bản lĩnh sáng tạo của mình Những cái giống đã kể không thể che mờ được những cái khác, rất khác giữa hai truyện Truyện Con đầm pích của A.S Pushkin có quy mô của một truyện vừa A.S Pushkin, cũng như nhiều nhà văn hiện thực thế kỷ XIX rất có hứng thú với việc theo dõi quá trình tâm lý của nhân vật Chính bởi vậy, với nhân vật nào, nhà văn cũng muốn đi sâu khám phá thế giới nội tâm của họ Cách tự sự, vì thế, có phần nhẩn nha, không bỏ qua chi tiết nào, dù có vẻ nhỏ nhặt Đọc truyện của A.S Pushkin, người đọc thú vị với những đoạn phân tích tâm lý bà Bá tước, tâm lý tiểu thư Lizaveta A.S Pushkin thật tinh quái khi soi thấu gan ruột của nhân vật và miêu tả nó bằng một giọng văn dí dỏm, có thoáng chút châm biếm diễu cợt Ngay với nhân vật Ghermann, A.S Pushkin cũng không quên làm nhân vật gần ta hơn với chút cắn rứt lương tâm của hắn Với truyện của mình, Nguyễn Huy Thiệp dùnglối miêu tả chấm phá, không hề nói dài dòng về tâm lý nhân vật mà để người đọc
tự đoán ra khi theo dõi hành động của họ Có thể có người chê nhà văn đã để cho nhân vật hành động quá nhanh, thiếu logic Thực ra, với bản tính con người Hạnh, mọi khả năng hành động đã được thấy trước, đã được chuẩn bị và nung chín Tất
cả chỉ đợi một cơ hội, và cơ hội đó dĩ nhiên sẽ được hắn nhìn ra giữa bộn bề sự kiện Kẻ đang âm mưu thường có khả năng kỳ diệu biến mọi sự cố ngẫu nhiên thành kẻ đồng lõa với mình Ở đây, sự việc diễn ra có tính tất yếu Nó dường như
đã được chuẩn bị từ hai phía: phía Hạnh và phía bà Thiều Luôn đặt nhân vật vào tình huống lộ bản chất thật, đối với Nguyễn Huy Thiệp, đó không còn là một thứ kinh nghiệm viết chung chung, mà là một nguyên tắc trần thuật mang ý nghĩa sống còn Chính bởi vậy, ông không ngần ngại giản ước mọi sự chuẩn bị lỉnh kỉnh vì tin rằng độc giả có thể thấy hết, biết hết những điều kiện bên trong của hành động
Trang 25đang hoặc sắp diễn ra Có thể nói trong truyện Nguyễn Huy Thiệp, cảm giác về tốc
độ là nhân tố thẩm mỹ đóng vai trò then chốt tạo nên tính hiện đại của tác phẩm Đọc Con đầm pích của A.S Pushkin, ta bắt gặp một bối cảnh Nga điển hình trong thế kỷ XIX với hoạt động tưởng phong phú mà nhàm chán của giới thượng lưu quýtộc thừa thời gian, tiền bạc mà thiếu tư tưởng, tâm hồn Bối cảnh này về sau còn được thể hiện rất hay trong các sáng tác của I.S Turghenev, L.N Tolstoi Còn vớiHuyền thoại phố phường, ta có thể ngay lập tức đoán chắc rằng đó là bối cảnh ViệtNam vào đầu những năn 1980 mà tính khép kín của cơ cấu xã hội đã bắt đầu rạn nứt, báo hiệu một sự xáo trộn, thậm chí là đảo lộn của các giá trị đời sống Nguyễn Huy Thiệp tỏ ra từng trải và nghiệt ngã khi vạch những nét ký họa mạnh mẽ, chínhxác, mạch lạc để làm toát lên chân dung của một cuộc sống “không có vua”, không
có cả anh hùng Bối cảnh Việt Nam và con người cũng rất Việt Nam Điều này mang tính dĩ nhiên, vì đối với Nguyễn Huy Thiệp, vay mượn cái gì thì cũng chỉ để làm sáng tỏ những nhận thức của ông về bản chất của cái hiện thực mà ông đang ngập mình trong đó Chắc không ai nghĩ rằng các nhân vật như bà Thiều, Thoa, Hạnh, ông Phúc, các bà bạn buôn vàng của bà Thiều là “Tây”, dù tác phẩm mượncốt truyện của Con đầm pích như trên đã nói
Điều đáng nói là trong khi miêu tả ngôn ngữ nhân vật, A.S Pushkin đặt trọng tâm chú ý vào khả năng thể hiện tính cách của nó, còn ở Nguyễn Huy Thiệp, việc thể hiện tính cách qua ngôn ngữ nhân vật không phải bao giờ cũng là cái được ưu tiên Ngoài ngôn ngữ người trần thuật, ngôn ngữ nhân vật luôn được Nguyễn Huy Thiệpđiều dụng để bóc trần chân tướng sự vật, hiện tượng Chúng sắc lẻm và cay đắng Chúng phóng ra rất nhanh với độ chính xác cao để kịp thời ghim chặt cái bản chất của cuộc đời vào nhận thức của độc giả, mỗi khi chiếc áo hình thức của nó “tuột khuy” trong một thoáng sơ sểnh Bởi vậy, tiếp xúc với ngôn ngữ nhân vật trong truyện Nguyễn Huy Thiệp, người đọc dễ có cảm giác hả hê đồng lõa chứ không
Trang 26phải là cảm giác thú vị vì vừa phát hiện ra một điều gì đó của nhân vật, tức là cảm giác của kẻ đứng gián cách với họ Hiện tượng giễu nhại ngôn ngữ có cả trong truyện của A.S Pushkin lẫn trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp, nhưng ở Nguyễn Huy Thiệp, chúng đi xa hơn sự giễu cợt tinh quái để đạt tới độ bóc mẽ không khoan nhượng - bóc mẽ nhân vật, bóc mẽ những ý thức thù địch với tín niệm của nhà văn Càng về sau, cảm hứng bóc mẽ càng trở nên đậm, gắt trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và ta thấy ông ngày một rời xa kiểu chăm chút làm sao cho ngôn ngữ nhân vật biểu lộ được tính cách xã hội của đối tượng mà ông miêu tả Điều đó cũng có nghĩa là ông đang tìm cách vượt qua những bài học tưởng chứa đựng chân lý muôn đời về lối viết, về cách xây dựng nhân vật thông qua việc cá thể hóa, cá tính hóa ngôn ngữ của nó Nguyễn Huy Thiệp dường như không hề ngại việc biến nhân vật thành cái loa phát ngôn cho tư tưởng của tác giả, sẵn sàng đặt vào miệng họ những lời mà ta cảm nhận rất rõ là xa lạ với thân phận, vị thế xã hội và học vấn của họ Vấn đề là ông quan tâm hơn, tin tưởng hơn vào sự thú vị của tư tưởng mà ông muốn trình bày, còn tất cả những thứ khác xem ra đều chỉ có
ý nghĩa quan trọng hàng hai Như vậy, với Nguyễn Huy Thiệp, không có kinh nghiệm viết nào mà nhân loại đã kinh qua là cũ cả Cái tưởng là sản phẩm của một thời ấu trĩ hoàn toàn có thể được tái sinh để đem lại cái mới cho văn học bây giờ.Khi viết truyện Huyền thoại phố phường, Nguyễn Huy Thiệp không chỉ tiếp nhận những gợi ý quan trọng từ A.S Pushkin Vốn liếng của ông về văn hóa phương Đông, hiểu biết của ông về văn học cổ điển Trung Hoa cũng để lại dấu vết trong tác phẩm Bài đồng dao được đưa vào đoạn kết của tác phẩm gợi nghĩ đến những bài đồng dao chứa đựng sự tiên tri về số phận con người hoặc tiền đồ của một vương triều trong các tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc Nói tóm lại, với truyện Huyền thoại phố phường, ta nhận ra có một sự tích hợp văn hóa, văn học rất thú vị
và đầy ý nghĩa
Trang 273 Khó nói rằng truyện Huyền thoại phố phường của Nguyễn Huy Thiệp là một thành công điển hình, khi các nhà văn Việt Nam tiếp thu, học tập một cách có ý thức kinh nghiệm nghệ thuật từ những nền văn học khác Thậm chí có thể nhận ra tình thế “cực chẳng đã” trong sự vay mượn của Nguyễn Huy Thiệp Hẳn ông muốnmượn (hay học tập) những cái tân kỳ hơn ở các nhà văn hiện đại hơn, mới hơn của thế kỷ này (như Phạm Thị Hoài - người nổi tiếng trên văn đàn cùng lúc với ông - hay những nhà văn khẳng định được vị trí của mình sau đó một chút như Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Viện, Thuận chẳng hạn) Nhưng rất có thể, trong điều kiện tu dưỡng văn hóa của bản thân và trong môi trường giao lưu ít ỏi, hạn chế một thời, ông khó làm khác được Ở một số trường hợp, những danh ngôn của các nhà tư tưởng, nhà văn lớn trên thế giới được trích dẫn hay được “tái bản” qua lời các nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp (thể hiện khá
rõ trong truyện Sang sông) chỉ nói lên sự manh mún, chắp vá trong cách tiếp thu ảnh hưởng văn học của tác giả Rõ ràng, tình trạng “giật gấu vá vai” hay sự chộp bắt tình cờ (dựa vào nguồn tư liệu gián tiếp, bị biến tướng bởi muôn kiểu cách pha chế) cần phải được thay thế bằng một chiến lược học hỏi dài hạn và kiên trì hơn, nếu văn học muốn tạo được những bước phát triển mới, vững chắc và nếu nhà văn muốn đạt tới tầm vóc của một nhà tư tưởng Sự cạn nguồn văn ở Nguyễn Huy Thiệp khi bước vào thiên niên kỷ mới phải chăng cần được cắt nghĩa bằng lý do này? Quay lại với thực tế, ta thấy mỗi nhà văn Việt Nam có một cách xử lý riêng đối với những khó khăn của mình và của giới mình khi sáng tác Đây là lý do truyện ngắn Huyền thoại phố phường của Nguyễn Huy Thiệp được chọn làm
“mẫu” để phân tích vấn đề đặt ra từ nhan đề bài viết, dù truyện ngắn này chưa phải
là tuyệt tác như đã nói Chính sự chưa “chín” của truyện Huyền thoại phố phường lại gợi nghĩ nhiều vấn đề mà các nhà văn của chúng ta phải vượt qua trong bối cảnh giao lưu có thêm rất nhiều nhân tố mới hôm nay (so với gần 30 năm về trước,khi Nguyễn Huy Thiệp đặt bút viết truyện này) Làm được ít hay nhiều, điều đó
Trang 28ttùy thuộc vào vốn văn hóa, vốn sống và tài năng Nhưng điều bất biến là cần phải thường xuyên và can đảm tiếp nhận ảnh hưởng để đổi mới và sáng tạo Có thể xemđây là một cuộc phiêu lưu thú vị Cái gì đón đợi nhà văn ở phía trước? Thành công hay thất bại? Thật khó nói Chỉ biết rằng trong cuộc phiêu lưu này, nhà văn thật sự được sống với cảm giác của người sáng tạo Đừng sốt ruột nghĩ đến những thành tựu lớn nếu nhà văn chưa thoát khỏi con đường mòn trong tư tưởng, trong cái nhìn,lối viết và nếu độc giả cũng như các nhà phê bình cứ mãi bị sự dị ứng với cái mới hạn chế tầm đón nhận Những ngăn trở hoạt động tìm tòi của nhà văn bằng các nhận xét thiếu chuyên nghiệp, bằng các lệnh cấm, lệnh thu hồi này nọ rất có thể là vấn nạn cần được giải quyết để khai thông sinh lộ cho một nền văn học đã bỏ lỡ quá nhiều cơ hội bứt phá nhằm hòa nhập vào dòng chảy chung của văn học nhân loại, nhằm đóng góp một mảng màu đậm chất Việt Nam cho bức tranh nghệ thuật
mà mọi nhà văn trên thế giới đang cùng nhau xây dựng
Nỗi buồn trong sáng của Puskin trong "Con đường mùa đông"
NỖI BUỒN TRONG SÁNG CỦA THI NHÂN
Nhà thơ miêu tả “con đường mùa đông” rất đặc trưng Nga trong một đêm trăng
mờ Con đường trắng xóa băng tuyết trải dài giữa thảo nguyên mênh mông và hoang vắng Cũng có trăng nhưng không không phải là ánh trăng sáng “vằng vặc giữa trời”, hay ánh trăng hồn nhiên, vui tươi, nhí nhảnh “vào cửa sổ đòi thơ” mà là ánh trăng vô hồn, ánh trăng buồn bã đang uể oải chiếu sáng xuống cánh đồng buồn:
Trăng buồn bã dội ánh sáng
Lên cánh đồng u buồn
Trang 29Giữa không gian hoang vắng và nhàn nhạt ấy chỉ có một cỗ xe tam mã đang lao vun vút trên con đường vắng Cái vắng đến rợn người Mọi dấu hiệu của sự sống như ánh lửa, mái lều… đều biến mất; thay vào đó là “rừng sâu” và “tuyết trắng”
Do đó âm thanh đều đều của tiếng lục lạc, lời ca trầm bổng của bác xà ích vang xa trong đêm vắng càng tạo cho cảnh thêm buồn, thêm cô quạnh
“Con đường mùa đông” trải dài trong cả hai chiều thời gian và không gian Điều thú vị ở đây là trục thời gian có sự chuyển dời theo ánh trăng, theo sương mờ và theo hoạt động của bác xà ích thì trục không gian dường như bất biến Thời gian dù
có chuyển đổi từ lúc “mặt trăng nhô ra” đến lúc “sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng” thì không gian vẫn “rừng sâu”, “tuyết trắng”, vẫn “không một ánh lửa, mái lều”… Vì vậy, “con đường mùa đông” còn có ý nghĩa tượng trưng Phải chăng
đó là con đường bế tắc của nước Nga sau thất bại của những người tháng chạp? Phải chăng đó là con đường “tẻ ngắt” của thi nhân?
Các nhà thơ lớn thường mượn cảnh để ngụ tình, mượn không gian bao la, quạnh quẽ để giãi bày nỗi cô đơn, buồn bã, phẫn uất Trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn
Du đã lấy cảnh “bốn bề bát ngát xa trông” ở cửa bể chiều hôm để diễn tả tâm trạng buồn, lẻ loi, đơn chiếc của nàng Kiều khi bị giam ở lầu Ngưng Bích Còn ở đây, Puskin lại mượn cảnh “con đường mùa đông” lạnh lẽo, mịt mờ, xa thẳm để gửi gắm tâm trạng buồn, cô đơn, phẫn chí của mình Lúc này, “Nhà thơ bị đày ải ở phương Bắc và luôn bị Nga hoàng ra sức mua chuộc, dọa nạt, bọn văn sĩ phản động ra sức tấn công, vu khống” (Nguyễn Hải Hà-Lịch sử văn học Nga thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục-Hà Nội 1978, tr, 39) nên âm hưởng chung của bài thơ là buồn Cảnh buồn Người buồn Nỗi buồn ấy khi ẩn mình trong cảnh vật hoang sơ, giá lạnh của mùa đông Nga, khi hiện ra bằng ngôn từ miêu tả về vầng trăng “buồn bã”,
về cánh đồng “u buồn”, về con đường “buồn tẻ’, về tiếng nhạc ngựa “đều đều mỏi mệt”, về không gian lạnh ngắt “không một ánh lửa, mái lều”… Đặc biệt nỗi buồn
Trang 30đó còn được bộc lộ trực tiếp thông qua lời thủ thỉ tâm tình với nàng Nhina yêu dấu của nhân vật trữ tình: “Chán quá, buồn quá… ngày mai, Nhina”.
Có thể nói nỗi buồn thấm đẫm trong cả bài thơ từ hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu đến cảm xúc, nhưng đó không phải là nỗi buồn tuyệt vọng, buông xuôi mà là “nỗi buồntrong sáng” của một tâm hồn yêu cuộc sống, yêu tự do, yêu nước Nga tha thiết Tình yêu ấy đã giúp nhà thơ cảm nhận được âm thanh ngọt ngào của làn điệu dân
ca Nga từ lời ca của bác xà ích Tính yêu ấy tiếp thêm sức mạnh giúp nhà thơ vẫn nghĩ về tình yêu, về cuộc đời và mơ ước về tương lai tự do, tốt đẹp, hạnh phúc… Nguyễn Công Thanh
(Báo Giáo dục & Thời đại số 113, 2001)
Hình tượng con đường trong bài thơ Con đường mùa đông của Puskin (Phạm NgọcHiền)
phamngochien.com - Thứ 4 ngày 08/09/2010 - 22 giờ:05 phút
CON ĐƯỜNG MÙA ĐÔNG
Puskin
Dịch nghĩa
Xuyên qua sương mù gợn sóng
Trang 31Mặt trăng nhô ra,
Trăng buồn bã dội ánh sáng
Lên cánh đồng u buồn
Trên đường mùa đông, buồn tẻ
Xe tam mã vun vút lao đi,
Lục lạc đơn điệu
Mệt mỏi rung lên
Có gì vang lên thân thiết
Trong các khúc hát ngân nga của xà ích :Khi thì niềm vui rộn rã
Khi thì nỗi buồn tâm tình
Không một ánh lửa, mái lều
Rừng sâu và tuyết Ngược chiều tôiChỉ có cột sọc chỉ đường
Chạy tới
Chán ngán, buồn quá ngày mai, Nhina
Trang 32Ngày mai, quay về với em yêu
Tôi sẽ lặng người bên lò sưởi,
Ngắm em không chán mắt
Kim đồng hồ tích tắc
Quay hết vòng đều đều của nó,
Và xua đám người tẻ ngắt
Nửa đêm, không rẽ chia ta
Buồn quá, Nhina : đường tôi đi tẻ ngắt,Bác xà ích lặng lẽ thiu thiu,
Tiếng lục lạc đơn điệu,
Mặt trăng mờ sương
Dịch thơ
Xuyên những làn sương gợn sóngMảnh trăng mờ ảo chiếu qua,
Trang 33Buồn rải ánh vàng lai lángLên cánh đồng buồn dăng xa.
Trên đường mùa đông vắng vẻ
Cỗ xe tam mã băng đi
Nhạc ngựa đều đều buồn tẻĐều đều khắc khoải lòng quê
Bài ca của người xà ích
Có gì phảng phất thân yêu:Như niềm vui mừng khôn xiết,Như nỗi buồn nặng đìu hiu
Không một mái lều, ánh lửa,Tuyết trắng và rừng bao la Chỉ những cột dài cây sốBên đường sừng sững chào ta
Ôi buồn đau, ôi cô lẻ
Trở về với em ngày mai
Trang 34Nina, bên lò lửa đỏ,
Ngắm em, ngắm mãi không thôi
Kim đồng hồ kêu tích tắc
Xoay đủ những vòng nhịp nhàng,
Và xua lũ người tẻ ngắt
Để ta bên nhau trong đêm
Sầu lắm, Nhina, đường xa vắng,
Ngủ quên bác xà ích lặng im
Nhạc ngựa đều đều buông xa thẳm,
Sương mờ che lấp ánh trăng nghiêng
Trang 35nhiều ý nghĩa thú vị Nó không chỉ là con đường đi mà còn là đường đời, và có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm Như hình tượng con đường trong bài thơ Con đường mùa đông của Puskin.
Trước hết, con đường được hiểu theo nghĩa đen, đó là một con đường đất bình thường Con đường được đặt giữa một bối cảnh không - thời gian buồn Thời gian ban đêm vắng lặng, mùa đông lạnh lẽo tái tê lòng người Nó chạy qua cánh đồng mênh mông, không một ánh lửa, mái lều Nghĩa là cuộc hành trình ấy không
có điểm dừng nghỉ ngơi, không có hơi ấm con người, không có chỗ an toàn cho lữ hành Nó có tác dụng làm tăng thêm sự cô đơn trong lòng người Trong không gianphẳng lặng ấy cũng xuất hiện một không gian động nhỏ nhoi với những âm thanh
và hình ảnh đơn điệu, tẻ nhạt Đó là cỗ xe tam mã với tiếng "lục lạc đơn điệu / mệt mỏi rung lên" như ru ngủ hành khách Những cột sọc chỉ đường xuất hiện liên tục nhưng không làm cho con đường mới mẻ thêm chút nào Những cột cây số có tác dụng đo độ dài con đường và cũng đo luôn cả chiều sâu ban đêm Con đường là một không gian hình tuyến đâm thẳng vào đêm đen và chạy thẳng vào rừng sâu mịt
mù Nó giống như con người lao thẳng vào một cuộc hành trình vô định trong một thời kỳ tối tăm mà không rõ tương lai sẽ ra sao
Con đường tuy buồn bã, tẻ nhạt nhưng vẫn phảng phất một vẻ đẹp sống động Ánh trăng xuyên qua sương mù dát vàng trên mặt đất tạo nên vẻ đẹp thơ mộng, bàng bạc Trăng gợi cảm hứng cho người xà ích cất lên khúc ca tha thiết:
"Khi thì niềm vui rộn rã / Khi thì nỗi buồn tâm tình" Khúc ca chất chứa những thăng trầm của đời người Có lẽ bài hát đã gợi cho thi nhân nhớ đến những đoạn đường chìm nổi trong đời mình Chàng cũng nhớ đến người yêu và mơ ước những
Trang 36phút giây êm đềm với hạnh phúc giản dị đời thường Chàng sẽ "xua đám người tẻ ngắt" và ngồi bên bếp lửa ấm áp tình người ngắm nàng "không chán mắt" Lúc ấy, chàng sẽ không còn ngồi trên chiếc xe ngựa rong ruổi trên con đường gian nan nữa Nhưng đó là ước mơ nằm ở cuối con đường, là viễn cảnh của ngày mai, của tương lai
Còn bây giờ, tác giả vẫn đang sống với thực tại, đang đi trên con đường hoang vắng, thăm thẳm trong đêm đông lạnh lẽo Xe tam mã vẫn lao đi, bánh xe vẫn lăn đều đặn như vòng đời con người Bác xà ích đã chọn con đường tẻ nhạt đó
để sống suốt đời với tiếng lục lạc đơn điệu hằng ngày Bác chấp nhận một cuộc đờivất vả, đơn điệu nhưng thanh thản Tiếng bánh xe quay đều và tiếng lục lạc đơn điệu đã ru ngủ bác xà ích Trong lúc thế giới đang say ngủ thì nhà tư tưởng Puskin vẫn thức giấc, lặng lẽ ưu tư và buồn bã thú nhận "đường tôi đi tẻ ngắt" Hiện tại, nhà thơ đang đi trên con người của bác xà ích nên buồn tẻ là phải Ông ao ước đi trên con đường khác, nó không tẻ nhạt mà sống động, mới mẻ hơn Trên con
đường ấy không có "đám người tẻ ngắt" an phận thủ thường mà chỉ có những người có chí khí lớn lao, dấn thân trên con đường gập ghềnh để tìm tới một tương lai tươi sáng hơn
Đi trên Con đường mùa đông, ta nhìn thấy đủ mọi cung bậc của cuộc đời: buồn - vui, tĩnh - động, sáng - tối, đơn điệu - mới lạ Có người thanh thản ngủ say như mọi đêm, có người thao thức đợi bình minh đang chờ đón ở cuối con đường
Có người hằng ngày bằng lòng đi trên con đường cũ, có người khao khát đi trên con đường mới đẹp hơn Nói chung trên một con đường đi có muôn nẻo đường đời
Trang 37Thơ Puskin dựng trên mâu thuẫn nghệ thuật giữa trật tự lôgic và mạch cảm xúc, giữa lí trí điềm tĩnh và xúc cảm dâng trào.
(Bản dịch thơ của Thúy Toàn)
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn sóng u hoài
Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,,
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em
Tình yêu - dòng chảy vĩnh cửu của lịch sử văn học nhân loại - là một chủ đề lớn trong thơ trữ tình của thiên tài Puskin Cùng với bài Gửi K., Tôi yêu em đã gópvào thơ tình nhân loại một bài thơ tình hoàn hảo tiềm ẩn những giá trị nhân văn lớnlao
Mở đầu bài thơ là điệp khúc tôi yêu em – cũng là giọng điệu chủ đạo của bàithơ : Tôi yêu em : đến nay chừng có thể / Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai Lời
Trang 38thơ thật giản dị, dùng vài từ mang tính phủ định, không ví von, bóng gió Nhịp thơ chậm rãi, điệu giọng trầm tĩnh Ấy thế mà câu thơ bộc lộ thấu đạt những xúc cảm, trải nghiệm chân thành, sâu sắc trong trái tim yêu chân thực, chung thủy mà âm thầm kín đáo, da diết day dứt khôn nguôi, có pha chút dè dặt ngậm ngùi và dự cảm dang dở… của nhân vật tôi.
Mạch cảm xúc trong hai dòng thơ tiếp theo chuyển đột ngột nhưng vẫn một giọng điệu trầm tư, điềm tĩnh bởi lí trí chế ngự : Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, / Hay hồn em phải gợn bóng u hoài Điệp từ không (trong nguyên tác) nhấn mạnh ý định có vẻ dứt khoát “rút lui”, chối bỏ say mê, dập tắt ngọn lửa tình vẫn âm ỉ, “chưa hoàn toàn lụi tắt” để không làm em phải băn khoăn, phiền muộn thêm nữa Nhưng trong thẳm sâu tâm hồn dồn nén bao cảm xúc, nỗi niềm trăn trở, buồn đau của thân phận, không hề có chút gì thanh thản, khiến ta không tin rằng đây là mối tình “không hi vọng”…
Phần cuối bài thơ, xúc cảm lại trỗi lên sự dồn nén, chế ngự của lí trí điềm tĩnh : Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng / Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen / Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,… Nhịp thơ không chậm rãi như phần đầu
mà nhanh hơn, mạnh hơn Một loạt thủ pháp được sử dụng : điệp khúc tôi yêu em, lặp từ phủ định không và từ mang ý nghĩa thời gian, dùng câu bị động (trong
nguyên tác) Nhưng trên hết là sự chân thành đã làm tỏa sáng câu thơ Nhân vật tôi không hề che giấu, ngần ngại mà rất trung thực, thành thật bộc bạch những cung bậc, sắc thái tình yêu trong thẳm sâu tâm hồn mình, một tình yêu thầm kín, da diết,mãnh liệt, với những trăn trở day dứt, những khổ đau tuyệt vọng, những nỗi buồn
và sự ghen tuông đen tối giày vò, khiến trong đáy sâu tâm linh không một chút thanh thản, yên định Tình yêu của nhân vật tôi cũng rất đỗi bình thường, rất người như bao người khác, cũng bị nỗi ghen tuông giày vò, bóp nghẹt tâm can nhưng đã
Trang 39vượt lên thói ích kỉ làm hạ thấp giá trị con người để trở nên nhân ái, vị tha, cao thượng hơn : Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm, / Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.
Giữa hai dòng thơ là một nghịch lí, mâu thuẫn mà khối óc sáng suốt khó có thể lí giải bằng lí lẽ của nó nhưng có thể cắt nghĩa bằng lí lẽ của con tim, một con tim chân thật, độ lượng, biết nhận nỗi khổ đau, bất hạnh về mình mà không đem lòng thù hận khi tình yêu không được đền đáp, như nhà thơ đã viết trong một bài thơ khác : Nhưng nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn / Em thầm thì hãy gọi tên lên /
Và hãy tin : còn đây một kỉ niệm / Em vẫn còn sống giữa một trái tim
Câu thơ cuối bài là một lời chúc có vẻ nghịch lí mà thiêng liêng, đầy vị tha biết dường nào : Cầu em được người tình như tôi đã yêu em Câu thơ rất độc đáo, đột ngột về ý nghĩa, hàm chứa nhiều ý vị… Có người tìm thấy sự đồng điệu, gặp
gỡ thú vị giữa câu thơ của thiên tài Puskin với câu quan họ khiêm nhường, tế nhị
mà tha thiết, mãnh liệt trong bài Giã bạn : Người về em dặn câu rằng / Đâu hơn người kết, đâu bằng đợi em
Tôi yêu em là một tình yêu vô vọng, thấm một sắc điệu buồn, nhưng hơn hếtvẫn là một tình cảm chân thành, mãnh liệt mà vị tha, cao thượng, bộc lộ vẻ đẹp củatâm hồn và nhân cách con người nhân hậu, biết “kính trọng vô hạn đối với phẩm giá con người với tư cách là Con Người” (Biêlinxki), vì thế bài thơ chứa đựng những giá trị tinh thần nhân văn cao cả của loài người Chất thơ của bài thơ chủ yếu toát ra từ những xúc cảm chân thành, từ những lời lẽ giản dị, từ giọng trữ tình dồn nén mà mãnh liệt, tạo được sức mạnh biểu đạt tình cảm Sức hấp dẫn của bài thơ trước hết là bởi “Đối tượng tự nó hấp dẫn đến mức chả cần gì tới sự tô điểm
Trang 40nào cả” (Puskin) Có lẽ cũng vì vậy mà bài thơ không ngừng gây xúc động trong lòng bao thế hệ bạn đọc…
Pushkin yêu thích sự cân đối và hài hòa
02/06/2014Văn học Nga
Pushkin yêu thích sự cân đối và hài hòa, nhưng không phải là sự cân đối và hài hòa tĩnh tại Đó là sự hài hòa đạt được nhờ khả năng hóa giải, hỏa nhập và chuyển hóa các thành tố khác biệt vào nhau trong xu thế vận động chung như trongcuộc đời sống động
Bên cạnh những bài thơ tràn ngập tinh thần lạc quan, kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh vì tự do với niềm tin vào tương lai tươi sáng (Tự do, 1817; Gửi
Chadaev, 1818; Làng, 1819…), hay tiếng reo vui đắm say cuộc sống (Tửu thần ca, 1825; Buổi sáng mùa đông, 1829…), Pushkin có không ít những bài thơ nói về nỗi buồn Tuy nhiên, thơ Pushkin có thê buôn mà không bi lụy: “vừa buôn vừa thanh thản Nôi buôn của tôi sáng trong” (Trên đồi Gruzia, 1829) Có được “nỗi buồn sáng trong” ấy là nhờ nhà thơ ý thức được quy luật vận động của cuộc sống, điểm tựa cội nguồn, hơi ấm tình người, khát vọng sáng tạo không tắt ở trong lòng mình Bài thơ Con đường mùa đông được Pushkin sáng tác vào mùa đông đầu năm 1826 Nỗi buồn riêng của nhà thơ đang bị đi đày ở Mikhailovskoie hòa với nỗi buồn chung của dân tộc sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Tháng Chạp năm
1825 làm tăng thêm ấn tượng giá lạnh “mùa đông” trong bài thơ Tuy nhiên, hình ảnh “con đường” như biểu tượng của vận động có hướng lại chỉ ra khả năng vượt lên trên nỗi buồn Đặc điểm nổi bật của bài thơ là mỗi một hình ảnh hay âm thanh xuất hiện trong bài dường như đồng thời vừa nhấn mạnh nỗi buồn, vừa nhấn mạnh hướng vận động, hay điểm tựa giúp nhân vật trữ tình đấu tranh với nỗi buồn Trên
“con đường mùa đông buồn tè” nỗi sầu dội từ trên cao xuống và tỏa rộng ra không