CHIỀN TRANH VÀ HÒA BÌNH

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về Văn học Nga (Trang 67)

I. TƯ TƯỞNG CỦA M.GORKI:

CHIỀN TRANH VÀ HÒA BÌNH

Chiến tranh và hòa bình (tiếng Nga: Война и мир, Voyna i mir) là một bộ tiểu thuyết sử thi của Lev Nikolayevich Tolstoy, được nhà xuất bản Russki Vestnik in lần đầu từ năm 1865 đến 1869. Đây là tác phẩm phản ánh một giai đoạn bi tráng của toàn xã hội Nga, từ giới quý tộc đến nông dân, trong thời đại Napoléon, và được coi là một trong hai kiệt tác chính của Tolstoy (tác phẩm thứ hai là Anna Karenina). Chiến tranh và hòa bình cũng đồng thời được đánh giá là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất của văn học thế giới.

Nội dung[sửa | sửa mã nguồn]

Tác phẩm mở đầu với khung cảnh một buổi tiếp tân, nơi có đủ mặt các nhân vật sang trọng của giới quý tộc Nga tại kinh kỳ Sankt-Peterburg. Bên cạnh những câu chuyện thường nhật của giới quý tộc, người ta bắt đầu nhắc đến Hoàng đế

Napoléon I và cuộc chiến tranh chống Pháp sắp tới mà Nga sắp tham gia. Trong số những tân khách hôm ấy có công tước Andrei Bolkonsky - một người trẻ tuổi, đẹp trai, giàu có, có cô vợ Liza xinh đẹp mới cưới và đang chờ đón đứa con đầu lòng. Và một vị khách khác là Pierre người con rơi của lão bá tước Bezoukhov, vừa từ nước ngoài trở về. Tuy khác nhau về tính cách, một người khắc khổ về lý trí, một người hồn nhiên sôi nổi song Andrei và Pierre rất quý mến nhau và đều là những chàng trai trung thực, luôn khát khao đi tìm lẽ sống. Andrei tuy giàu có và thành đạt nhưng chán ghét tất cả nên chàng chuẩn bị nhập ngũ với hy vọng tìm được chỗ đứng của một người đàn ông chân chính nơi chiến trường. Còn Pierre từ nước ngoài trở về nước Nga, tham gia vào các cuộc chơi bời và bị trục xuất khỏi Sankt- Peterburg vì tội du đãng. Pierre trở về cố đô Moskva, nơi cha chàng đang sắp chết. Lão bá tước Bezoukhov rất giàu có, không có con, chỉ có Pierre là đứa con rơi mà ông chưa công nhận. Mấy người bà con xa của ông xúm quanh giường bệnh với âm mưu chiếm đoạt gia tài. Pierre đứng ngoài các cuộc tranh chấp đó vì chàng vốn

không có tình cảm với cha, nhưng khi chứng kiến cảnh hấp hối của người cha lúc lâm chung thì tình cảm cha con đã làm chàng rơi nước mắt. Lão bá tước mất đi để lại toàn bộ gia sản cho Pierre và công nhận chàng làm con chính thức. Công tước Kuragin không được lợi lộc gì trong cuộc tranh chấp ấy bèn tìm cách dụ dỗ Pierre. Vốn là người nhẹ dạ, cả tin nên Pierre rơi vào bẫy và phải cưới con gái của lão là Hélène, một cô gái có nhan sắc nhưng lẳng lơ và vô đạo đức.

Về phần Andrei chàng quyết định gởi vợ cho cha và em chăm sóc sau đó gia nhập Quân đội Nga. Khi lên đường Andrei mang một niềm hy vọng là có thể tìm thấy ý nghĩa cuộc sống cũng như công danh trên chiến trường. Chàng tham chiến trận đánh Austerlitz - nơi Napoléon I đã đánh tan nát quân Liên minh Nga - Áo, bản thân chàng thương nặng, bị bỏ lại chiến trường. Khi tỉnh dậy chàng nhìn thấy bầu trời xanh rộng lớn và sự nhỏ nhoi của con người, kể cả những mơ ước, công danh và kể cả Napoléon I - vốn là một thần tượng của chàng. Andrei được đưa vào trạm quân y và được cứu sống. Sau đó, chàng trở về nhà chứng kiến cái chết đau đớn của người vợ trẻ khi sinh đứa con đầu lòng. Cái chết của Lisa, cùng với vết thương và sự tiêu tan của giấc mơ Toulon - cầu Arcole đã làm cho Andrei tuyệt vọng. Chàng quyết định lui về sống ẩn dật. Có lần Pierre đến thăm Andrei và đã phê phán cách sống đó. Lúc này, Pierre đang tham gia vào hội Tam điểm với mong muốn làm việc có ích cho đời.

Một lần, Andrei có việc đến gia đình bá tước Rostov. Tại đây, chàng gặp Natalia (Natasha) con gái gia đình của bá tước Rostov. Chính tâm hồn trong trắng hồn nhiên và lòng yêu đời của nàng đã làm hồi sinh Andrei. Chàng quyết định tham gia vào công cuộc cải cách ở triều đình và cầu hôn Natasha. Chàng đã được gia đình

bá tước Rostov chấp nhận, nhưng cha chàng phản đối cuộc hôn nhân này. Bá tước Bolkonsky (cha của Andrei) buộc chàng phải đi trị thương ở nước ngoài trong khoảng thời gian là một năm. Cuối cùng, chàng chấp nhận và xem đó như là thời gian để thử thách Natasha. Chàng nhờ bạn mình là Pierre đến chăm sóc cho Natasha lúc chàng đi vắng. Natasha rất yêu Andrei, song do nhẹ dạ và cả tin nên nàng đã rơi vào bẫy của Anatole con trai của công tước Vassili, nên Natasha và Anatole đã định bỏ trốn nhưng âm mưu bị bại lộ, nàng vô cùng đau khổ và hối hận. Sau khi trở về Andrei biết rõ mọi chuyện nên đã nhờ Pierre đem trả tất cả những kỷ vật cho Natasha. Nàng lâm bệnh, người chăm sóc và thông cảm cho nàng lúc này là Pierre.

Vào lúc này, nguy cơ chiến tranh giữa Pháp và Nga ngày càng đến gần. Cuối năm 1811, quân Pháp tiến dần đến biên giới Nga, quân Nga rút lui. Đầu năm 1812, quân Pháp tiến vào lãnh thổ Nga. Cuộc Chiến tranh Vệ quốc Nga bùng nổ. Vị tướng già Mikhail Koutouzov được cử làm Tổng tư lệnh quân đội Nga. Trong khi đó, quý tộc và thương gia được lệnh phải nộp tiền và dân binh. Pierre cũng nộp tiền và hơn một ngàn dân binh cho quân đội. Andrei lại gia nhập quân đội, ban đầu vì muốn trả thù tình địch, nhưng sau đó chàng bị cuốn vào cuộc chiến, bị cuốn vào tinh thần yêu nước của nhân dân. Trong trận Borodino, dưới sự chỉ huy của vị Nguyên soái Koutouzov quân đội Nga đã chiến đấu dũng cảm tuyệt vời, với kết quả là chiến thắng lớn lao về mặt tinh thần. Andrei cũng tham gia trận đánh này và bị thương nặng. Trong lán quân y, chàng gặp lại tình địch của mình cũng đang đau đớn vì vết thương. Mọi nỗi thù hận đều tan biến, chàng chỉ còn thấy một nỗi thương cảm đối với mọi người. Chàng được đưa về địa phương. Trên đường di tản, chàng gặp lại Natasha và tha thứ cho nàng. Và cũng chính Natasha đã chăm sóc cho chàng cho đến khi chàng mất.

Sau trận huyết chiến ở Borodino, quân Nga rút khỏi Moskva. Quân Pháp chiếm được Moskva nhưng có tâm trạng vô cùng lo sợ. Pierre trở về Moskva giả dạng thành thường dân để ám sát Napoléon. Nhưng âm mưu chưa thực hiện được thì chàng bị bắt. Trong nhà giam, Pierre gặp lại Platon Karataev, một triết gia nông dân. Bằng những câu chuyện của mình, Platon đã giúp Pierre hiểu thế nào là cuộc sống có nghĩa.

Quân Nga bắt đầu phản công và tái chiếm Moskva. Quân Pháp rút lui trong hỗn loạn. Nước Nga thắng lợi bằng chính tinh thần của cả dân tộc Nga chứ không phải do một cá nhân nào, đó là điều Koutouzov hiểu còn Napoléon thì không. Sau chiến thắng, Koutouzov muốn cho nước Nga được nghỉ ngơi chứ chẳng muốn can thiệp thêm gì vào tình hình châu Âu.

Trên đường rút lui của quân Pháp, Pierre đã trốn thoát và trở lại Moskva. Chàng hay tin Andrei đã mất và vợ mình cũng vừa mới qua đời vì bệnh. Chàng gặp lại Natasha, một tình cảm mới mẻ giữa hai người bùng nổ. Pierre quyết định cầu hôn Natasha. Năm 1813, hai người tổ chức đám cưới. Bảy năm sau, họ có bốn người con. Natasha lúc này không còn là một cô gái vô tư hồn nhiên mà đã trở thành một người vợ đúng mực. Pierre sống hạnh phúc nhưng không chấp nhận cuộc sống nhàn tản. Chàng tham gia vào những hội kín - đó là các tổ chức cách mạng của những người tháng Chạp.

Chiến tranh và hòa bình là bộ sử thi vĩ đại nhất của Tolstoy, trước hết là vì tác phẩm đã làm sống lại thời kì toàn thể nhân dân và dân tộc gặp nhau trên chiến trường. Nhân dân là nhân vật trung tâm của toàn bộ cuốn tiểu thuyết anh hùng ca này. Qua đó, Tolstoy muốn làm nổi bật tính chất nhân dân anh hùng quyết định vận mệnh lịch sử của dân tộc[1].

Về nghệ thuật, tác phẩm kết cấu dựa trên sự thống nhất hai mặt của chủ nghĩa anh hùng nhân dân và truyện kể lịch sử. Cốt truyện được xây dựng trên hai biến cố lịch sử chủ yếu đầu thế kỉ 19: cuộc chiến tranh năm 1805 và 1812, đồng thời phản ánh cuộc sống hòa bình của nhân dân và giai cấp quý tộc Nga vào các giai đoạn 1805- 1812, 1812-1820. Các tình tiết và cốt truyện nói trên lại kết cấu tập trung xung quanh hai biến cố lịch sử chủ yếu: chủ đề nhân dân gắn bó khăng khít với chủ đề lịch sử, và đề tài chiến tranh quán xuyến toàn bộ tác phẩm đan chéo với đề tài về hòa bình[2]. Bởi vậy, truyện kể lịch sử cùng với chủ nghĩa anh hùng nhân dân là hai mặt cơ sở thống nhất tạo thành kết cấu hoàn chỉnh của sử thi, tạo nên mọi tình tiết trong tác phẩm và được hình tượng hóa theo quá trình xây dựng tác phẩm.

Một trong những đặc điểm nổi bật khác của Chiến tranh và hòa bình là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Số phận nhân vật với những tâm trạng tinh tế đều gắn bó mật thiết với bước thăng trầm của lịch sử. Đây chính là điểm cách tân của Tolstoy về thể loại anh hùng ca, từ đó sáng tạo nên loại anh hùng ca hiện đại trong lịch sử văn học Nga và văn học thế giới[3].

"Chiến Tranh và Hòa Bình" là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, cuốn truyện đề cập tới một giai đoạn của Lịch Sử của nước Nga vào thời gian trước và sau cuộc xâm lăng của Napoléon Bonaparte. Thứ hai, tác giả Leo Tolstoy đã phân tích và chứng minh những gì ông tin tưởng rằng tại sao lịch sử đã diễn ra như thế và phải viết lịch sử ra sao. Tác giả tin rằng không phải những "anh hùng" đã tạo ra "thời thế", kiểm soát được cách vận hành của định mệnh con người, mà do "sự khích động" (ferment) của dân chúng. Leo Tolstoy đã dùng cuốn truyện "Chiến Tranh và Hòa Bình" để mô tả sự khích động kể trên trong các hoạt động chiến tranh và về phần cuối của tác phẩm, đại văn hào Tolstoy đã hầu như nói về bản chất của lịch sử.

Đại tác phẩm "Chiến Tranh và Hòa Bình" là một thiên anh hùng ca, giống như cuốn truyện Odyssey của Homer, với tính cách bách khoa, đề cập tới các điều kiện thiết yếu của đời sống con người. Với tinh thần "anh hùng ca" của quốc gia, tác giả đã cố gắng kêu gọi sự đoàn kết dân tộc Nga, nhận ra những gì được coi là cá tính, bản chất của dân tộc này và phân cách họ với các dân tộc khác. Leo Tolstoy muốn cho độc giả nhận thấy sự ra đời của nước Nga, một quốc gia với chủng tộc khác nhau, tập quán và ngôn ngữ khác nhau, nay có thể đoàn kết lại để chống kẻ xâm lăng. Nước Nga còn lãnh một định mệnh đặc biệt, đó là bảo vệ thế giới.

"Chiến Tranh và Hòa Bình" là một tiểu thuyết cung cấp cho độc giả các kinh nghiệm cá nhân, đã đề cập tới 3 gia đình là Rostov, Bolkonsky và Bezuhov. Hình ảnh của gia đình Rostov là bản sao của gia đình Tolstoy trong khi các nhân viên trong gia đình bà mẹ của đại văn hào được nhân cách hóa bằng gia đình

Bolkonsky. Hoàng tử Andrew và Pierre là bóng dáng của chính tác giả và các nhân vật khác trong truyện đã được Leo Tolstoy mô tả với độ chính xác rất cao.

Đại tác phẩm "Chiến Tranh và Hòa Bình" được dịch sang tiếng Anh vào năm 1886, gồm 4 cuốn, tổng cộng hơn 1,600 trang, được chia ra làm 15 phần (parts), mỗi phần còn có nhiều chương (chapters). Đây là cuốn tiểu thuyết dài nhất của nước Nga vào thế kỷ 19 và của cả thế giới nữa. Leo Tolstoy đã nghiền ngẫm hầu như tất cả sách thư viện, đã tạo ra 500 nhân vật trong truyện với 100 nhân vật chính. Ngoài ra trong truyện còn nói tới các quân đoàn, đám đông quần chúng, các thú vật đáng nhớ, đặc biệt có các con chó săn và một con chó sói khác thường. Tác giả bắt đầu câu chuyện bằng cách mô tả bối cảnh lịch sử, những nhân vật sống trong bối cảnh đó và họ đã hành xử ra sao.

Vào cuối tháng 10 năm 1799, Sieyès và Napoléon đã thực hiện một cuộc đảo chính, thiết lập nên một chính quyền mới tại nước Pháp với ba Tổng Tài là Napoléon, Sieyès và Pierre Robert Ducos. Do tham vọng không giới hạn,

Napoléon chẳng bao lâu nắm toàn quyền kiểm soát nước Pháp bằng danh nghĩa "Tổng Tài Thứ Nhất". Sau trận đánh Marengo tại nước Ý, Napoléon đã đánh bại quân đội Aùo, bắt buộc nước Aùo phải ký Hòa Ước Luneville vào tháng 2 năm 1801, công nhận nước Pháp có quyền chiếm đóng các miền đất sông Rhine, dãy núi Alps và vùng đất Pyrénées. Từ năm 1803 tới năm 1805, chỉ còn hai nước mà Napoléon phải chinh phục, đó là nước Anh ở phía tây và nước Nga ở phía đông. Napoléon đã ra lệnh chuẩn bị công cuộc xâm lăng nước Anh trên một quy mô rộng lớn. Gần 2,000 con tầu chiến được tập trung tại các hải cảng của nước Pháp, nằm giữa quân cảng Brest và thành phố Antwert. Nhưng hạm đội Pháp do Đô Đốc De

Villeneuve đã bị Hải Quân Anh đánh bại bên ngoài hải cảng Trafalgar vào ngày 21-10-1805.

Vì muốn lật đổ Napoléon, nước Anh đã trợ giúp các người Pháp bảo hoàng để họ tiếp tục thực hiện các âm mưu và gây rối loạn, và rồi một trong các âm mưu kể trên bị khám phá vào năm 1804. Để làm cho các kẻ chống đối phải khiếp sợ, Napoléon đã ra lệnh bắt cóc Hầu Tước trẻ d'Enghien, đưa ra xét xử và bắn chết. Kết quả của hành động này là Sa Hoàng Alexander I của nước Nga đã triệu hồi đại sứ tại Paris về nước, đồng thời Napoléon cũng cho rút đại sứ Pháp ra khỏi thành phố

Petersburg.

Sau lễ đăng quang rực rỡ tổ chức vào ngày 2 tháng 12 năm 1804, Napoléon trở nên "Hoàng Đế của Nước Pháp", rồi tới năm sau, 1805, tự phong mình làm "Vua của Nước Ý". Muốn chống lại sự bành trướng của nước Pháp, Sa Hoàng Alexander I tìm cách liên minh với nước Anh và một khối liên hiệp được thành lập gồm các nước Nga, Anh, Thụy Điển, Aùo, Phổ và xứ Naples.

Ngày 02 tháng 12 năm 1805, Napoléon Bonaparte đã kín đáo chuyển Đại Quân đánh bất ngờ vào các đạo quân liên hiệp Nga-Aùo tại làng Austerlitz, gây thiệt hại cho địch quân là 27,000 người so với 9,000 quân tổn thất của nước Pháp. Sau trận đánh lừng danh này, trên lục địa châu Au đã lan truyền lời nói của Napoléon : "Ta đã đánh bại đạo quân Nga-Aùo do 2 Hoàng Đế chỉ huy".

Tới ngày 14 tháng 10 năm 1806, Napoléon Bonaparte đã đánh bại các đạo quân Phổ tại Jena và Auerstadt rồi qua năm sau, đạo quân Pháp tiến vào xứ Ba Lan. Sau các lần liên minh quân sự với nước Anh, Sa Hoàng Alexander I của nước Nga đã cảm thấy mệt mỏi và chán nản, nên đã hẹn gặp Napoléon Bonaparte trên một cái bè nhỏ thả nổi trên giòng sông Niemen tại Tilsit, một nơi biên giới giữa 2 xứ Nga và Đông Phổ. Hai Hoàng Đế Pháp và Nga đã ký một thỏa ước chia đôi châu Aâu.

Mùa Xuân năm 1812, Napoléon Bonaparte đưa quân vào xứ Ba Lan, đe dọa biên giới của Sa Hoàng rồi sau khi các thỏa hiệp với nước Nga không thành, Đại Quân của Napoléon gồm khoảng 453,000 người đã vượt qua giòng sông Niemen, tiến sang đất Nga. Vào tháng 8 năm 1812, Napoléon chiếm thành phố Smolensk nhưng người dân Nga thuộc các thành phố đã "kháng chiến" một cách khác hẳn, họ đã "tiêu thổ" tài sản và nhà cửa. Quân đội Pháp tiến tới đâu trên lãnh thổ Nga cũng gặp cảnh không người, không lương thực. . . Ngày 7 tháng 9 năm 1812, quân đội

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về Văn học Nga (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w