Kiểm tra đánh giá học sinh lớp 9 sau khi học chương Quang học vật lí 9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN VẬT LÝ ***** HỒ ĐẶNG VÂN PHƯƠNG LỚP DH5L KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN CHƯƠNG QUANG HỌC VẬT LÝ LỚP 9 Giảng viên hướng dẫn: ThS. TRẦN VĂN THẠNH Long Xuyên, tháng 05 năm 2008 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Ban Chủ Nhiệm Khoa Sư Phạm đã quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập và thực hiện khoá luận tốt nghiệp. Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy cô trong Tổ bộ môn Vật Lý đã dạy dỗ, chỉ bảo cũng như đã giúp đỡ tôi làm khoá luận, đặc biệt thầy Trần Văn Thạnh đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian thực hiện khoá luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn đến cô Tiêu Thị Bạch Huệ và các em lớp 9A 1 trường Trung học cơ sở Lý Thường Kiệt đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực nghiệm sư phạm. Ngoài ra, tôi cũng gởi lời cảm ơn đến tất cả các bạn lớp DH5L đã ủng hộ, khích lệ tôi trong suốt thời gian qua. Xin chân thành cảm ơn. Sinh viên. Hồ Đặng Vân Phương. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1 1. Lý do chọn đề tài .1 2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài .1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .1 4. Đối tượng nghiên cứu 2 5. Giả thuyết khoa học .2 6. Phương pháp nghiên cứu .2 7. Phạm vi nghiên cứu .2 8. Đóng góp của đề tài .2 9. Bố cục của khoá luận t ốt nghiệp 2 PHẦN NỘI DUNG .4 Chương I CƠ SỞ LÍ LUẬN 4 I. Lí luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập .4 II. Khái quát về phương pháp và kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan 8 III. Đánh giá chất lượng của câu hỏi trắc nghiệm .20 Chương II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .28 1. Mục tiêu củ a chương Quang học .28 2. Bảng trọng số .35 3. Xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan bốn lựa chọn chương Quang học và phân tích .36 4. Bảng đáp án .44 Chương III THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .45 1. Lí luận về thực nghiệm sư phạm .45 2. Mục đích thực nghiệm sư phạm 46 3. Đố i tượng thực nghiệm sư phạm .46 4. Phương pháp thực nghiệm .46 5. Tiến trình thực nghiệm sư phạm 46 6. Tiêu chí đánh giá bài trắc nghiệm và câu hỏi trắc nghiệm 46 7. Kết quả thực nghiệm sư phạm .46 8. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 48 9. Nhận xét .60 PHẦN KẾT LUẬN 61 1. Kết quả đạt được của việc nghiên cứu đề tài .61 2. Những đóng góp của việc nghiên cứu đề tài .62 3. Kiến nghị 62 [ \ Trang 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phát triển giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, được thể hiện trong chiến lược phát triển đất nước, trong chính sách của các quốc gia. Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, ngành giáo dục nước ta đã không ngừng đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, cũng như phương pháp đánh giá giáo dục. Trong các phương pháp đánh giá giáo dục thì phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọ n là đem lại kết quả cao và là vấn đề đang được xã hội quan tâm. Theo Nghị quyết số 40/2000/QH-10 (9-12-2000) của Quốc hội khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chương trình sách giáo khoa mới đã được đưa ra thí điểm vào năm 2003 và thực hiện đại trà vào năm 2006. Đặc biệt nhất là vào năm 2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã áp dụng hình thức kiểm tra và thi bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan đối với một số môn trong đó có môn vật lý ở một số trường phổ thông và cả trong kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông và kì thi Tuyển sinh Đại học – Cao đẳng. Do đó, đối với sinh viên sư phạm việc nghiên cứu tiếp cận chương trình và hình thức thi mới này là rất cần thiết. Trong những năm gần đây, vấn đề đánh giá giáo dục nói chung và trắc nghiệm thành quả học tập nói riêng đang được sự quan tâm đặc biệt của Bộ Giáo dục vì trắc nghiệm khách quan có ưu điểm là giúp nhà giáo tìm ưu, khuyết điểm của một chương trình, nội dung giảng dạy để quyết định thay đổi những nội dung giảng dạy hoặc tìm hiểu điểm mạnh, yếu của mỗi học sinh để thay đổi đường lối hướng dẫn họ c tập cho phù hợp, cho nên việc tìm hiểu và sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan là một vấn đề không thể thiếu đối với giáo viên. Qua thời gian học tập ở trường Đại học An Giang, tôi được tiếp xúc với phương pháp trắc nghiệm khách quan thông qua các kì thi, kiểm tra trên lớp. Nhưng số bài thi sử dụng phương pháp này là không nhiều, theo tôi nếu trắc nghiệm khách quan được sử dụng nhiều và được giảng dạy nh ư một môn học sẽ góp phần trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phương pháp trắc nghiệm khách quan đồng thời giúp cho sinh viên thực hiện tốt nhiệm vụ sau khi ra trường. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương Quang Học vật lý lớp 9”. 2. Mục đích nghiên cứu Hiểu kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Xây dựng được một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan với bốn lựa chọn của chương Quang Học vật lý lớp 9. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm tra, đánh giá trong dạy học. Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lự a chọn. Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan với bốn lựa chọn của chương Quang Học trong chương trình vật lý lớp 9. Trang 2 Thực nghiệm, đánh giá hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã được xây dựng từ đó đánh giá bài thi trắc nghiệm và hệ thống câu hỏi đã biên soạn, rút ra một số câu hỏi có giá trị. 4. Đối tượng nghiên cứu Kiểm tra đánh giá học sinh lớp 9 sau khi học chương Quang Học vật lí 9. Kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn. Chương Quang Họ c vật lý lớp 9- chương trình THCS hiện nay. 5. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng thành công hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương Quang Học vật lý lớp 9 thì góp phần tăng thêm nhận thức cho bản thân về sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập nói chung và vật lý nói riêng. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp đọc sách và tài liệu. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. Phương pháp phân tích và tổng hợp. Phương pháp toán thống kê. 7. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu những vấn đề sau: Nội dung kiến thức cơ bản của chương Quang Học vật lý lớp 9. Kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để xây dựng một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan với bốn lựa chọn của ch ương Quang Học vật lý lớp 9. 8. Đóng góp của đề tài * Bản thân: - Thông qua việc nghiên cứu đề tài, bản thân tôi học hỏi kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn; - Hiểu rõ hơn phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục. * Xã hội: - Làm cho hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan vật lí 9 thêm phong phú, là tài liệu tham khảo tốt cho việc giảng dạy và học tập vật lí 9. 9. B ố cục của khoá luận tốt nghiệp Đề tài gồm có ba phần: PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG Chương I. Cơ sở lý luận I. Cơ sở lý luận của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Trang 3 II. Kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan. III. Đánh giá bài thi trắc nghiệm và hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Chương II. Nội dung nghiên cứu 1. Xác định mục tiêu kiến thức cụ thể trong chương Quang Học vật lý lớp 9. 2. Bảng trọng số. 3. Xây dựng và phân tích một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan với bốn lựa chọn của chương Quang Học vậ t lý lớp 9. 4. Bảng đáp án. Chương III. Thực nghiệm sư phạm 1. Cơ sở lý luận của thực nghiệm sư phạm. 2. Mục đích thực nghiệm sư phạm. 3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm. 4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 5. Tiến trình thực nghiệm sư phạm. 6. Tiêu chí đánh giá bài trắ c nghiệm và câu hỏi trắc nghiệm. 7. Kết quả thực nghiệm sư phạm. 8. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm. 9. Nhận xét. PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt được của việc nghiên cứu đề tài 2. Những đóng góp của việc nghiên cứu 3. Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Trang 4 PHẦN NỘI DUNG Chương I CƠ SỞ LÍ LUẬN I. Lí luận về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 1. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 1.1. Kiểm tra Kiểm tra là việc xem xét tra cứu lại nhằm xác định xem sự lĩnh hội tri thức của học sinh có phù hợp với mục tiêu dạy học đã quy định không. Việc kiểm tra các hoạt động của học sinh giữ vai trò quan trọng đối v ới kết quả dạy học và giáo dục học sinh, nó nhằm cung cấp những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá. ¾ Các hình thức kiểm tra: - Kiểm tra thường xuyên: được thực hiện qua quan sát một cách có hệ thống hoạt động của cả lớp, qua các khâu ôn tập củng cố bài cũ, tiếp thu bài mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Kiểm tra thường xuyên giúp cho giáo viên kịp thời điều chỉnh cách dạy, học sinh kịp thời điều chỉnh cách học, tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển dần sang một bước mới. - Kiểm tra định kì: được thực hiện sau khi học xong một chương, một phần của chương trình học hoặc sau một học kì. Nó giúp cho giáo viên và học sinh nhìn lại kết quả dạy và học sau những kì h ạn nhất định, đánh giá trình độ học sinh nắm một lượng kiến thức kỹ năng, kỹ xảo tương đối lớn, củng cố, mở rộng những điều đã học đặt cơ sở tiếp tục học sang những phần mới. - Kiểm tra tổng kết: được thực hiện vào cuối mỗi giáo trình, cuối năm học, nhằm đ ánh giá kết quả chung, củng cố, mở rộng chương trình toàn năm của môn học, chuẩn bị điều kiện để học chương trình của năm học sau. Trong quá trình dạy học, giáo viên phải vận dụng kết hợp các hình thức kiểm tra trên để phát hiện nguyên nhân những sai sót và từ đó có những biện pháp giúp đỡ học sinh kịp thời. 1.2. Đánh giá Đánh giá kết quả học tập là quá trình thu th ập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh, về tác động và nguyên nhân của tình hình đó nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để học tập ngày một tiến bộ hơn. ¾ Những biểu hiện của đánh giá: - Đánh giá biểu hiện dưới hình thức: thái độ , cảm xúc của giáo viên đối với công việc của học sinh, có thể diễn đạt trong lời nói, điệu bộ, nét mặt tỏ ý đồng tình, tán thành hay chê trách. - Đánh giá dưới hình thức nhận xét là đo kết quả làm bài về số lượng và chất lượng bằng nói hoặc viết. Trong những nhận xét này, giáo viên nhận xét về tính chất của những ưu điểm và thiếu sót của học sinh. Trang 5 - Đánh giá dưới hình thức ghi điểm: điểm số là phương tiện, tiêu chí để đánh giá nỗ lực học tập, thái độ học tập của học sinh, nó phản ánh trình độ học tập, kết quả học tập của học sinh. ¾ Những yêu cầu đối với đánh giá: Hiện nay ở trường phổ thông, kiến thức, kĩ năng của học sinh được đánh giá theo thang 10 đ iểm. Khi đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng cách ghi điểm, cần tuân theo những yêu cầu sau: đảm bảo tính khách quan, tính phân hoá, tính rõ ràng. ¾ Các khâu của quá trình đánh giá trong dạy học: - Đánh giá chuẩn đoán: được tiến hành trước khi dạy một chương trình hay một vấn đề quan trọng nào đó nhằm giúp cho giáo viên nắm được tình hình những kiến thức liên quan đã có trong học sinh, những điểm học sinh đã nắm vững, những lỗ hổng cần bổ khuyết… để quyết định cách dạy thích hợp. - Đánh giá từng phần: được tiến hành nhiều lần trong giảng dạy nhằm cung cấp những thông tin ngược để giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học, ghi nhận kết quả từng phần để tiếp tục thực hiện chương trình một cách v ững chắc. - Đánh giá tổng kết: tiến hành khi kết thúc môn học, năm học, khoá học bằng những kì thi nhằm đánh giá kết quả học tập, đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra. - Ra quyết định: đây là khâu cuối cùng của quá trình đánh giá, giáo viên dựa vào những định hướng để quyết định những biện pháp cụ thể nhằm giúp đỡ học sinh hoặc giúp đỡ chung cho cả lớp về những thiếu sót phổ biến hoặc có những sai sót đặc biệt. Như vậy, đánh giá là một quá trình phức tạp và công phu. Đánh giá phải đảm bảo tính vừa sức và bám sát yêu cầu của chương trình. 2. Chức năng của kiểm tra, đánh giá trong dạy học Hoạt động đánh giá có ba chức năng chủ yếu là: kiểm tra, dạy học và giáo dục. - Chức năng kiể m tra: là chức năng cơ bản và đặc trưng, thể hiện ở chỗ phát hiện tình trạng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ của học sinh để từ đó xác định mức độ đạt được và khả năng tiếp tục học tập vươn lên của đối tượng. Mặt khác, nó còn thể hiện ở việc cung cấp phương tiện kiểm tra hiệ u quả của các phương pháp, cách thức dạy học của giáo viên. - Chức năng dạy học của kiểm tra, đánh giá thể hiện ở tác dụng có ích cho bản thân học sinh được kiểm tra và cả lớp trong học tập, cũng như cho giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. Trong quá trình kiểm tra, học sinh được nghe lời giải thích bổ sung của giáo viên về nội dung kiểm tra mà học sinh nắm chư a vững. - Chức năng giáo dục: nhờ có kiểm tra, đánh giá, học sinh học tập, lĩnh hội được tri thức và kĩ năng một cách hệ thống hơn, sinh hoạt có nề nếp, kỉ luật cũng như rèn luyện ý chí tốt hơn. Kết quả kiểm tra, đánh giá, giúp học sinh hiểu rõ bản thân mình, năng lực và hiểu biết của mình, hình thành thái độ đúng mức, củng Trang 6 cố niềm tin trong học tập tiếp theo. Sự phân tích một cách thoả đáng của giáo viên về kết quả đánh giá sẽ giáo dục lòng khiêm tốn, tự trọng, khích lệ tinh thần vươn lên, ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với bạn bè và tạo nên uy tín của cả lớp. Ba chức năng này luôn luôn quan hệ chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, có thể có những cách kết hợp khác nhau tuỳ đối tượng, hình thứ c, phương pháp đánh giá. Do đó, có thể trong từng trường hợp cụ thể, một chức năng nào đó sẽ trội hơn. 3. Mục đích của việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học Việc kiểm tra, đánh giá học sinh nhằm các mục đích sau: - Làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu dạy học, tình trạng kiến thức, kỹ n ăng, kỹ xảo, thái độ của học sinh so với yêu cầu của chương trình; phát hiện những sai sót và nguyên nhân dẫn tới những sai sót đó, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập. - Công khai hoá các nhận định về năng lực, kết quả học tập của mỗi học sinh và cả tập thể lớp, tạo cơ hội cho các em có kỹ năng tự đánh giá, giúp các em nhận ra s ự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên và thúc đẩy việc học tập ngày một tốt hơn. - Giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Như vậy, việc đánh giá k ết quả học tập của học sinh nhằm: nhận định thực trạng, định hướng điều chỉnh hoạt động học tập của học sinh, hoạt động giảng dạy của giáo viên. Trong nhà trường, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực hiện thông qua việc kiểm tra và thi theo những yêu cầu chặt chẽ, kiểm tra và đánh giá là hai việc luôn đ i kèm với nhau, tuy nhiên không phải mọi việc kiểm tra đều nhằm mục đích đánh giá. 4. Ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học ¾ Đối với học sinh: Việc kiểm tra, đánh giá được tiến hành thường xuyên, có hệ thống sẽ giúp học sinh: có hiểu biết kịp thời những thông tin “liên hệ ngược” bên trong điều chỉnh hoạt động học tập của chính mình. Đi ều trình bày trên được thể hiện ở ba mặt sau: - Về mặt giáo dưỡng: việc kiểm tra, đánh giá giúp học sinh thấy được: + Tiếp thu bài học ở mức độ nào? + Cần phải bổ khuyết những gì? + Có cơ hội nắm chắc những yêu cầu của từng phần trong chương trình học tập. - Về mặt phát triển: Trang 7 Thông qua việc kiểm tra, đánh giá, học sinh có điều kiện để tiến hành các hoạt động trí tuệ như: ghi nhớ; tái hiện; chính xác hoá; khái quát hoá; hệ thống hoá; hoàn thiện những kỹ năng, kỹ xảo vận dụng tri thức đã học; phát triển năng lực chú ý, năng lực tư duy sáng tạo, linh hoạt vận dụng kiến thức đã học giải quyết những tình huống thực tế. - Về mặt giáo dục: + Hình thành nhu cầu, thói quen tự kiểm tra, đánh giá, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập và ý chí vươn tới những kết quả học tập ngày càng cao, đề phòng và khắc phục tư tưởng sai trái như “trung bình chủ nghĩa”, tư tưởng đối phó với thi cử, nâng cao ý thức kỷ luật tự giác, không có thái độ và hành động sai trái với thi cử. + Củng cố được tính kiên định, lòng tự tin vào sức lực, khả năng của mình, đề phòng và khắc phục được tính ỷ lại, tính tự kiêu tự mãn, chủ quan; phát huy được tính độc lập sáng tạo, tránh được chủ nghĩa hình thức, máy móc trong kiểm tra. + Nâng cao ý thức tập thể, tạo được dư luận lành mạnh, đấu tranh với những tư tưởng sai trái trong kiểm tra, đánh giá, tăng cường được mối quan hệ thầy trò… ¾ Đối với giáo viên: Việc kiểm tra, đánh giá h ọc sinh sẽ giúp cho giáo viên những “thông tin ngược ngoài”, từ đó có sự điều chỉnh hoạt động dạy cho phù hợp. Cụ thể như: - Kiểm tra, đánh giá, kết hợp theo dõi thường xuyên học sinh tạo điều kiện cho giáo viên. + Nắm được cụ thể và tương đối chính xác trình độ năng lực của từng học sinh trong lớp do mình giảng dạy hoặc giáo dục, từ đó có những biệ n pháp giúp đỡ thích hợp, trước là đối với học sinh khá giỏi và học sinh yếu kém, qua đó mà nâng cao chất lượng học tập chung của cả lớp. - Kiểm tra, đánh giá được tiến hành tốt sẽ giúp giáo viên nắm được: + Trình độ chung của cả lớp hoặc khối lớp. + Những học sinh có tiến bộ rõ rệt hoặc sa sút đột ngột. + Qua đó, động viên hoặc giúp đỡ kịp thời các em này. - Kiể m tra, đánh giá tạo cơ hội cho giáo viên xem xét có hiệu quả những việc làm sau: + Cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mà giáo viên đang tiến hành. + Hoàn thiện việc dạy học của mình bằng con đường nghiên cứu khoa học giáo dục. ¾ Đối với cán bộ quản lí giáo dục: Kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ cung cấp cho cán bộ quản lý giáo dục các cấp những thông tin cần thiế t về thực trạng dạy - học trong một đơn vị giáo dục để [...]... ngắn gọn - Câu hỏi bằng hình vẽ 2.1.4 Phương pháp trắc nghiệm được lựa chọn trong đề tài Tại sao lựa chọn phương pháp này? Trong đề tài này chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu phương pháp trắc nghiệm khách quan, mà cụ thể là chúng tôi sẽ nghiên cứu về phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn với bốn phương án trả lời Trước hết ta nói đến trắc nghiệm khách quan Bài trắc nghiệm khách quan vì hệ... tin cậy hiện nay Chính những lí do trên mà tôi chọn nghiên cứu phương pháp trắc nghiệm khách quan trong đề tài này, đặc biệt là phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn với bốn phương án trả lời 2.2 Qui trình soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn 2.2.1 Qui trình một bài trắc nghiệm a/ Mục đích bài trắc nghiệm Một bài trắc nghiệm có thể phục vụ cho nhiều mục đích như: - Thăm... nghiệm khách quan: Bài trắc nghiệm khách quan là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo câu trả lời có sẵn Loại câu hỏi này cung cấp cho học sinh một phần hay tất cả thông tin cần thiết và đòi hỏi học sinh phải chọn một câu trả lời hoặc chỉ cần điền thêm một vài từ Loại trắc nghiệm này còn được gọi là câu hỏi đóng và được xem là trắc nghiệm khách quan vì chúng đảm bảo tính khách quan khi... phần chủ quan theo nghĩa nó đại diện cho một sự phán xét của một người nào đó về bài thi Chỉ có chấm điểm là khách quan • Trắc nghiệm tự luận: Loại trắc nghiệm này còn gọi là trắc nghiệm chủ quan Trắc nghiệm tự luận ngược với trắc nghiệm khách quan, cho phép có một sự tự do tương đối nào đó để trả lời vấn đề đặt ra Trắc nghiệm tự luận dùng những câu hỏi mở đòi hỏi học sinh tự xây dựng câu trả lời Câu trả... phương pháp trắc nghiệm khách quan với phương pháp tự luận: Tự luận Trắc nghiệm khách quan - Một câu hỏi tự luận đòi hỏi thí sinh phải - Câu hỏi trắc nghiệm buộc thí sinh phải tự suy nghĩ ra câu trả lời rồi diễn đạt bằng chọn duy nhất một câu đúng nhất ngôn ngữ riêng của bản thân - Một bài tự luận có rất ít câu hỏi nhưng - Một bài trắc nghiệm có rất nhiều câu thí sinh phải diễn đạt bằng lời lẽ dài hỏi nhưng... trong dạy học - Sự cần thiết khi nghiên cứu về phương pháp trắc nghiệm khách quan và qui trình để soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan đối với sinh viên thuộc chuyên ngành sư phạm nhằm thực hiện cho công tác giảng dạy của mình sau này - Cách thức để đánh giá một bài trắc nghiệm khách quan và tiêu chuẩn để chọn ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan có giá trị Trang 27 Chương II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1... đơn giản Nội dung bài trắc nghiệm khách quan cũng có phần chủ quan theo nghĩa nó đại diện cho một sự phán xét của một người nào đó về bài thi, chỉ có chấm điểm là khách quan Câu hỏi nhiều lựa chọn, đó là loại câu hỏi thông dụng Câu trả lời cho từng câu hỏi của bài được chọn từ nhiều phương án lựa chọn, thường là bốn hoặc năm, hay nhiều phương án trả lời sẵn để cho thí sinh ra câu trả lời đúng nhất,... chấm điểm Bài trắc nghiệm được chấm bằng cách đếm số lần mà người làm trắc nghiệm đã chọn được câu trả lời đúng trong số những câu trả lời được cung cấp, có thể coi kết quả chấm sẽ như nhau không phụ thuộc vào việc ai chấm bài trắc nghiệm Thông thường một bài trắc nghiệm khách quan có nhiều câu hỏi và mỗi câu hỏi thường có thể trả lời bằng một ký hiệu đơn giản Nội dung bài trắc nghiệm khách quan cũng có... là khách quan Thông thường có nhiều câu trả lời được cung cấp cho mỗi câu hỏi của bài, nhưng chỉ có một câu là câu trả lời đúng Bài được chấm bằng cách đếm số lần mà người đã chọn câu trả lời đúng trong số các câu hỏi đem kiểm tra Có thể coi kết quả chấm là như nhau không phụ thuộc vào người nào chấm bài đó Thông thường một bài trắc nghiệm khách quan gồm có nhiều câu hỏi hơn bài tự luận, và mỗi câu hỏi. .. Viết các câu hỏi trắc nghiệm khách quan Khi soạn câu hỏi trắc nghiệm có nhiều phương án trả lời, cần tuân theo các qui tắc sau: - Phần chính hay câu dẫn phải diễn đạt rõ ràng một vấn đề Các câu trả lời để chọn là những câu khả dĩ thích hợp với vấn đề đã nêu Nên tránh dùng những câu có vẻ như câu hỏi loại “đúng sai”, không liên hệ với nhau được sắp chung một chỗ - Phần chính hay phần dẫn của câu hỏi nên . xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương Quang Học vật lý lớp 9 . 2. Mục đích nghiên cứu Hiểu kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm. tượng nghiên cứu Kiểm tra đánh giá học sinh lớp 9 sau khi học chương Quang Học vật lí 9. Kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.