BÁO CÁO BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG XÃ HỘI CON NGƯỜI

19 424 0
BÁO CÁO BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG XÃ HỘI CON NGƯỜI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG XÃ HỘI CON NGƯỜI Tìm hiểu về bình đẳng giới và pháp triển văn minh bình đẳng giới trong xã hôi loài người. ĐH Sư Phạm Hà Nội 2015 SV: Nguyễn Xuân Thảo – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI - 2015 Lời mở đầu hực chất của cụm từ "bình đẳng giới" chính là bình đẳng nam nữ và là một trong những vấn đề cơ bản của quyền con người. Xã hội ngày càng phát triển và văn minh thì bình đẳng giới càng được chú trọng và thể hiện ở mọi lĩnh vực của đời sống - xã hội, trong đó có lĩnh vực quản lý. Bình đẳng giới trong hoạt động quản lý không đơn giản là nam - nữ có số lượng ngang nhau tham gia vào hoạt động quản lý; cũng không có nghĩa coi nam, nữ là giống nhau, không tính đến yếu tố tâm sinh lý, yếu tố xã hội của từng giới trong hoạt động quản lý. Bình đẳng giới trong hoạt động quản lý thể hiện ở chỗ nam và nữ cùng có vị thế xã hội như nhau khi tham gia và thực hiện quản lý; sự tương đồng và khác biệt của nam và nữ (dưới góc độ giới và giới tính) được thừa nhận và được coi trọng như nhau để phát huy đầy đủ các tiềm năng của từng giới; cả nam và nữ đều có cơ hội, nghĩa vụ và quyền lợi như nhau trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý, được hưởng các lợi ích bình đẳng như nhau theo các nguyên tắc nhất định. T Ở nước ta hiện nay, vẫn còn tình trạng tỷ lệ và cơ cấu giữa nam và nữ chưa được bảo đảm trong các cơ quan nhà nước, bình đẳng hơn về giới trong lĩnh vực chính trị và quản lý nhà nước vừa thể hiện mức độ tiến bộ của phụ nữ trong xã hội so với nam giới đồng thời là một trong những cách hiệu quả nhất nhằm đảm bảo sự tiến bộ liên tục. Xã Nghĩa Đạo – huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh nhiều năm qua chưa từng có một vị nữ chủ tịch nào, cũng như phó chủ tịch. Khi bước vào trụ sở UBND xã để xin tài liệu, em cũng không bắt gặp một cán bộ phụ nữ nào. Điều này làm em cảm thấy rất ngỡ ngàng, dù đã nhiều lần đến trụ sở UBND xã, nhưng đây là lần đầu tiên em nhận ra điều này. Vì vậy, để ghóp phần giải quyết vấn đề bất bình đẳng trong hoạt động quản lý tại xã nói riêng, và phụ nữ nói chung. Em quyết định chọn đề tài nghiên cứu là: “Tăng cường bình đẳng giới trong hoạt động quản lý tại xã Nghĩa Đạo – huyện Thuận Thành – tỉnh Bắc Ninh”. Em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Thuận đã đóng ghóp ý kiến, chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành bài tiểu luận. Trong quá trình nghiên cứu và làm bài vẫn còn nhiều thiếu sót, kính mong cô và các bạn đóng ghóp ý kiến để bài tiểu luận của em được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn ! SV: Nguyễn Xuân Thảo – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI - 2015 Mục lục Mở đầu 2 Chương 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG CƯỜNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG QUẢN LÝ 5 1.1. Lý luận cơ bản về giới 5 1.1.1. Các khái niệm về giới 5 1.1.2. Vai trò giới, nhu cầu giới và bình đẳng giới 5 1.2. Lý luận về bình đẳng giới trong quản lý 6 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ NGHĨA ĐẠO 8 2.1. Đặc điểm tự nhiên 8 2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 9 2.3. Thuận lợi và khó khăn 10 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ Ở XÃ NGHĨA ĐẠO 12 3.1. Hoạt động quản lý trong hộ gia đình 12 3.2. Hoạt động quả lý tại cộng đồng và chính quyền 13 Chương 4: MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP 14 4.1. Nguyên nhân 14 4.2. Giải pháp 15 Kết luận 17 Tài liệu tham khảo 18 SV: Nguyễn Xuân Thảo – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI - 2015 SV: Nguyễn Xuân Thảo – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI - 2015 Bảng: Bảng 1: Số học sinh Nam, Nữ trong các cấp học 9 Bảng 2: Danh sách cán bộ công chức, chuyên trách xã Nghĩa Đạo năm 2011 12 SV: Nguyễn Xuân Thảo – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI - 2015 Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG CƯỜNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG QUẢN LÝ 1.1. Lý luận cơ bản về giới. 1.1.1. Khái niệm giới và giới tính. Giới là một phạm trù được sử dụng để nói về các vai trò, thái độ của giới tính do kỳ vọng các cộng đồng, xã hội gán cho; là sự khác nhau giữa phụ nữ và nam giới xét về mặt xã hội, mang tính xã hội, không đồng nhất, có thể thay đổi được. VD: - xét trong mối quan hệ hiện nay thì nam giới thường giữ các chức vụ lãnh đạo, phụ nữ thường làm các công việc thừa hành Giới tính: là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới về mặt sinh học, mang tính bẩm sinh, đồng nhất và không thể thay đổi được. VD: - Phụ nữ có kinh, sinh con và nuôi con bằng sữa. - Nam giới có tinh trùng. Giới và giới tính có sự khác biệt. Đó là, giới tính thì không thể thay đổi được nhưng giới hoàn toàn có thể thay đổi được, mặc dù sự thay đổi đó có thể xảy ra từ từ chậm chạp. Nếu thay đổi đúng đắn tích cực giới sẽ tạo bình đẳng cho cả hai giới tham gia hiệu quả vào các hoạt động của đời sống xã hội. Nhằm hướng tới xây dựng một đất nước: “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội, công bằng, dân chủ, văn minh”. 1.1.2. Vai trò giới, nhu cầu giới và bình đẳng giới. Vai trò giới: Là các hoạt động (hay ứng xử) khác nhau mà nam và nữ thể hiện trong thực tế. Có nhiều vai trò giới, tuy nhiên có thể nhóm các vai trò của mỗi cá nhân thành 4 nhóm chính: vai trò sản xuất; vai trò tái sản xuất; vai trò cộng đồng; vai trò chính trị. Nhu cầu giới: Là nhu cầ của giới nam hoặc giới nữ, nó có thể là những thứ nhìn thấy được, thiết thực, cụ thể, giúp con người tồn tại như cơm ăn, áo mặc, nhà ở hoặc có thể là những thứ khó nhận thấy, trìu tượng nhằm giúp cho mỗi giới phát triển trí tuệ, phát huy năng lực bản thân, nâng cao địa vị và vị thế trong xã hội như thông tin, được học hành, tham gia công tác, hội họp có 2 nhóm nhu cầu là nhu cầu thực tế và nhu cầu chiến lược. SV: Nguyễn Xuân Thảo – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI - 2015 - Nhu cầu thực tế: Là những nhu cầu xuất phát từ các công việc và hoạt động hiện tại của nữ giới hoặc nam giới. Nếu những nhu cầu này được đáp ứng sẽ giúp họ làm tốt vai trò sẵn có của mình. - Nhu cầu chiến lược: là những nhu cầu xuất phát từ sự chênh lệch về vị thế xã hội của nữ giới và nam giới. Những nhu cầu chiến lược này khi được đáp ứng sẽ làm thay đổi địa vị và vị thế của cả 2 giới theo hướng bình đẳng hơn. Công bằng là sự đối xử công bằng với cả nam giới và nam giới. Bình đẳng giới là môi trường trong đó cả nữ giới và nam giới được hưởng vị trí như nhau, họ có các cơ hội bình đẳng để phát triển đầy đủ tiềm năng của mình nhằm cống hiến cho sự phát triển quốc gia và được hưởng lợi từ các kết quả đó. 1.2. Lý luận về bình đẳng giới trong quản lý. Từ trước đến nay, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm thực hiện vấn đề bình đẳng nam nữ. Điều này đã được thể hiện trong các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Gần đây nhất là Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 27/4/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước; năm 2006 Nhà nước đã ban hành Luật Bình đẳng giới nhằm đạt mục tiêu xoá bỏ sự phân biệt đối xử về giới. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của đất nước, trong hoạt động quản lý, vấn đề bình đẳng giới thường xuyên được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo, đã đạt nhiều kết quả to lớn. Điều đó được thể hiện ở các nội dung như: về cơ bản các quy định về quyền và nghĩa vụ của nam và nữ là như nhau trong hoạt động quản lý; các quy định về đánh giá, khen thưởng, kỷ luật không phân biệt nam và nữ; tuổi dự tuyển công chức đối với cả nam và nữ hiện nay là như nhau: nói chung là từ đủ 18 tuổi đến 40 tuổi; quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, tuổi bổ nhiệm lần đầu cho các vị trí lãnh đạo từ cấp trưởng, phó phòng cấp huyện và tương đương trở lên cho cả nam và nữ đều như nhau. Khi thực hiện miễn thi ngoại ngữ trong các kỳ thi hoặc xét nâng ngạch công chức, viên chức thì cán bộ, công chức nữ được giảm 5 tuổi so với nam giới. Điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển cán bộ, công chức do Nhà nước ban hành không cho phép phân biệt giới tính trong tuyển dụng. Cơ quan nào quy định chỉ nhận hồ sơ nam hoặc chỉ nhận hồ sơ nữ, quy định ưu tiên đối với nam giới (hoặc ưu tiên nữ giới) là trái với quy định của Nhà nước. Chính sách tiền lương và các chế độ phụ cấp chi trả không phân biệt nam và nữ. Trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng, Quy chế cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài bằng nguồn Ngân sách nhà nước đã quy định tuổi cử đi đào tạo, bồi dưỡng của nam và nữ là bằng nhau. SV: Nguyễn Xuân Thảo – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI - 2015 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ NGHĨA ĐẠO 2.1. Đặc điểm tự nhiên. 2.1.1. Vị trí địa lý. Nghĩa Đạo là một vùng đất cổ lằm trong vùng vân hoá “Luy Lâu Siêu Loại”, là xã nông nghiệp nằm ở phía nam huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, xã có đường quốc lộ 38 chạy qua. Vị trí của xã rất thụân lợi cho việc giao lưu kinh tế , xã cách thành phố Bắc Ninh 25 km về phía bắc, cách thành phố Hải Dương 30 km về phía nam, đặc biệt chỉ cách thủ đô Hà Nội 30 km theo quốc lộ 282. Nghĩa Đạo là xã nằm giáp danh ba tỉnh: Bắc Ninh, Hải Dương và Hưng Yên. - Phía đông giáp huyện Lương Tài- Bắc Ninh. - Phía tây giáp huyện Văn Lâm - Hưng Yên. - Phía nam giáp huyện Cẩm Giàng - Hải Dương. - Phía bắc giáp xã Ninh Xá - Thuận thành - Bắc Ninh. Xã cách thị trấn Hồ huyện Thuận Thành 7 km, vị trí của xã rất thuận lợi trong giao lưu về kinh tế, văn hoá với bên ngoài. Xã có điều kiện phát triển nông nghiệp toàn diện, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ. 2.1.2. Tình hình đất đai. Trong sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng, đất đai là cơ sở tiến hành sản xuất, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động, số lượng đất đai nhiều hay ít, chất lượng đất đai tốt hay xấu đều ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Do đó phải đánh giá đúng tiềm năng và sử dụng đất đai của xã. Tình hình đất đai. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 725 ha, trong đó đất nông nghiệp năm 2003 là 513 ha Diện tích đất chuyên dùng của xã là 126 ha Đất thổ cư là 72 ha chiếm tỷ lệ 9,9% SV: Nguyễn Xuân Thảo – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI - 2015 Đất chưa sử dụng là 14 ha chiếm 1,9 % ( phòng địa chính xã Nghĩa Đạo năm 2010) 2.2. Tình hình kinh tế - xã hội. 2.2.1. Dân số và lao động. Vấn đề về dân số và lao động xã Nghĩa Đạo đến năm 2011 dân số toàn xã là trên 8000 người, trong đó dân số nông nghiệp là 7380 người chiếm 92.25%. 2.2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống. Cơ sở hạ tầng là rất quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, là tiền đề cho việc mở rộng và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân. Do đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng phải đặc biệt coi trọng nhất là trong giai đoạn hiện nay chúng ta tiến hành công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá và nông nghiệp, nông thôn đất nước nói chung, thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn xã Nghĩa Đạo nói riêng. Cơ sở vật chất phục vụ đời sống xã hội của xã khá hoàn chỉnh, xã có một trạm y tế đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2002- 2010, với 11 giường bệnh, trạm y tế xã là một trong tám trạm y tế trong toàn huyện được phép nhận khám và điều trị bệnh cho nhân dân có bảo hiểm y tế. Hệ thống cơ sở vật chất cho giáo dục thường xuyên được quan tâm xây dựng và tăng cường, hiện nay trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ II và đón nhận huân chương lao động hạng ba và Trung học cơ sở đã cơ bản đủ số phòng học kiên cố để dạy và học tốt, trường Mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ I Hiện nay xã có 100% số hộ dùng điện lưới quốc gia, toàn xã có năm sân vận động, thoả mãn nhu cầu vui chơi và rèn luyện sức khoẻ của nhân dân. 9/9 thôn trong xã có nhà văn hoá thôn, là nơi hội họp và sinh hoạt, tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ của nhân dân. Xã có 9/9 thôn được công nhận đạt làng văn hoá Trong công cuộc đổi mới, nhất là đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn, thì giao thông nông thôn là vô cùng quan trọng. Đến nay toàn xã Nghĩa Đạo đã bê tông hoá được 16 km, còn lại tất cả các đường trong thôn xóm đã được lát gạch. 2.2.3. Trình độ dân trí. SV: Nguyễn Xuân Thảo – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI - 2015 Trình độ dân trí của nhân dân trong xã nhìn chung là còn thấp, trong những năm gần đây phong trào giáo dục, khuyến học của xã phảt triển tương đối tốt. Cụ thể là: Cấp học Năm 2009 năm 2010 Năm 2011 Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Mầm non 182 154 182 159 Tiểu học 327 332 333 329 344 323 Trung học 230 233 234 245 234 225 Cao đẳng 14 26 12 10 7 11 Đại học 7 11 16 17 11 21 Bảng 1. Số học sinh Nam, Nữ trong các cấp học (đơn vị: người) Nguồn: UBND xã Nghĩa Đạo. 2.2.4. Văn hóa – xã hội. Các hoạt động văn hoá thể thao, lễ hội truyền thống của xã đã được chú trọng và đã được đẩy mạnh như; văn hoá văn nghệ, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, thái cực trường sinh đạo hệ thống đài truyền thanh của xã hoạt động tốt, thông tin tuyên truyền đến 100% số hộ trong xã để mọi người dân trong xã nắm bắt được các thông tin thời sự, kinh tế, văn hoá, chính sách của Đảng và Nhà nước được đầy đủ, kịp thời. Ngoài ra cơ bản gần 100% các hộ trong xã có ti vi, vidio, đài để trực tiếp theo dõi tình hình kinh tế, thời sự và các chính sách của Đảng và Nhà nước. 2.3. Thuận lợi và khó khăn. 2.3.1. Thuận lợi. Với vị trí là một xã nằm giáp gianh ba tỉnh, điều kiện giao thông thuận lợi, hệ thống thuỷ lợi của xã tương đối tốt, chủ động trong tưới tiêu. Thực tế trong những năm gần đây hệ thống giao thông xã được nâng cấp rõ rệt, tạo được thế mạnh trong sự hội nhập và phát triển kinh tế với các xã lân cận trong huyện, tỉnh và trong vùng. Cùng với chính sách đãi ngộ và chính sách đổi mới quản lý kinh tế của Đảng và nhà nước đã tạo ra môi trường thuận lợi cho mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh của xã. Cùng với chủ trương chính sách cụ thể của Đảng uỷ, sự điều hành của uỷ ban nhân dân xã trên cơ sở chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Nông dân đã được sự hỗ trợ cả về khoa học SV: Nguyễn Xuân Thảo – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI - 2015 [...]... và triển khai vấn đề bình đẳng giới là một xu hướng của thời đại ngày nay, thể hiện tính văn hóa cao của một xã hội Qua nghiên cứu đề tài: “Tăng cường bình đẳng giới trong hoạt động quản lý tại xã Nghĩa Đạo – Thuận Thành – Bắc Ninh”, chúng ta có thể nhận thấy rằng ở nơi đây vẫn còn có nhiều bất cập về vấn đề bình đẳng giới Mặc dù luật bình đẳng giới đã quy định: “Nam, nữ bình đẳng trong tham gia quả... sống  Một số giải pháp để thực hiện bình đẳng giới trong chính quyền Luật Bình đẳng giới đã được Nhà nước ban hành và có hiệu lực từ năm 2006, vấn đề bình đẳng giới trong cải cách hoạt động quản lý cần được quan tâm đúng mức và tuân thủ pháp luật về bình đẳng giới Điều này cần được thực hiện dưới hai góc độ - Thứ nhất, lồng ghép các quy định về bình đẳng giới vào các nội dung quản lý nhà nước - Thứ... ngang bằng nam giới sẽ đem lại sự bình đẳng cho phụ nữ trong xã, cũng như toàn xã hội, thực hiện xây dựng một đất nước không cáo áp bức, bất công, một xã hội “dân giàu nước mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh.” SV: Nguyễn Xuân Thảo – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI - 2015 Tài liệu tham khảo 1 Tiến sĩ Nguyễn Thị Thuận “Giáo trình Giới và Phát triển” 2 Tiến sĩ Trần Anh Tuấn “vấn đề bình đẳng giới trong quá trình... vụ, công chức” 3 Lê Thị Linh “Tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới năm 2011” 4 Thạc sĩ Nguyễn Thanh Thụy, “nghiên cứu vấn đề bình đẳng giới trong tổ chức cuộc sống gia đình” 5 UBND xã Nghĩa Đạo Giới thiệu tổng quan về xã Nghĩa Đạo năm 2011” và bản thống kê “số lượng học sinh nam, nữ vài năm gần đây” 6 Trịnh Thị Kiều Trang “Tăng cường bình đẳng giới trong các tác xóa đói giảm nghèo ở huyện Mường Lát... nghỉ sinh con trong năm công tác Nên thời gian tăng chức, tâng bậc của phụ nữ chậm hơn so với nam giới, dẫn tới cơ hội vào cac vị trí lãnh đạo, quản lý của phụ nữ thấp hơn so với nam giới 4.2 Giải pháp  Một số giải pháp để thực hiện bình đẳng giới trong cuộc sống gia đình - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức và nâng cao ý thức thực hiện về bình đẳng giới cho cả hai giới nhằm... đẳng giới cho cả hai giới nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc Với vai trò là người bà, người mẹ, người vợ, người chị, người em gái trong gia đình, phụ nữ cần tạo điều kiện cho các thành viên nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các họat động về bình đẳng giới; phân công hợp lý; hướng dẫn và động viên các thành viên nam trong gia đình chia sẻ công việc gia đình; đối xử công... tham gia quả lý nhà nước, tham gia hoạt động xã hội , nhưng phụ nữ vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi tham gia hoạt động quản lý nói chung Hiện nay, ở xã Nghĩa Đạo do tỷ lệ nam, nữ trong bộ máy chính quyền là quá chênh lệch, và đa số người dân cũng còn chưa có nhận thức về bình đẳng giới, nên việc thực hiện các dự án nâng cao nhận thức của người dân về bình đẳng giới ở đây là rất cần thiết, cũng như việc... về bình đẳng giới; lên án, ngăn chặn những hành vi phân biệt đối xử về giới; giám sát việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, của các cơ quan, tổ chức và công dân - Tăng cường đầu tư phát triển kinh tế hộ gia đình - tiền đề quan trọng nâng cao vai trò kinh tế của phụ nữ và nam giới trong gia đình - Động viên phụ nữ phấn đấu vươn lên trong cuộc sống  Một số giải pháp để thực hiện bình. .. hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các quyền khác được áp dụng chung cho mọi cán bộ, công chức không kể là nam hay nữ - Không phân biệt đối xử nam và nữ trong tuyển dụng, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, đánh giá và quản lý cán bộ, công chức - Phụ nữ được bảo đảm các chính sách dành cho người mẹ và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới quy định trong pháp luật lao động, pháp luật hình sự, pháp luật bình đẳng giới. .. số biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong quản lý nhà nước Muốn thực hiện được những giải pháp trên, trước hết chúng ta cần phải thay đổi nhận thức và có tư duy khoa học về vấn đề giới và thực hiện những điều sau: SV: Nguyễn Xuân Thảo – ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI - 2015 - Cần xác định và bổ sung nguyên tắc bảo đảm bình đẳng giới trong các nguyên tắc quản lý nhà nước Các quyền của cán bộ trong thực thi công vụ

Ngày đăng: 15/06/2015, 00:32

Mục lục

  • LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG CƯỜNG BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG QUẢN LÝ

  • ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ NGHĨA ĐẠO

  • THỰC TRẠNG QUẢN LÝ Ở XÃ NGHĨA ĐẠO

  • NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan